Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Các plugin giúp tạo backlink nội bộ trong WordPress

193

Trong lúc các bạn đọc bài hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress chắc hẳn đã thấy mình nhắc tới khái niệm backlink nội bộ trong các bài viết. Để cho tường tận và dễ hiểu hơn cho một số người mới tìm hiểu về WordPress.

Backlink nội bộ là gì?

Liên kết sâu nghĩa là một liên kết dẫn đến nội dung liên quan có trong bài viết để tăng cường sự tương quan giữa nội dung đối với người đọc. Để dễ hiểu hơn các bạn cứ nhìn lên trên sẽ thấy liên kết dẫn tới bài viết “hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress“, đó chính là backlink nội bộ.

Lợi ích của backlink nội bộ

Tăng pageview và giảm tỷ lệ bounce rate

Nếu khách “out” ngay từ lần truy cập đầu tiên mà không khám phá các nội dung khác, tỷ lệ bounce rate sẽ tăng cao khiến Google đánh giá thấp thứ hạng trên website của bạn. Lúc này, chúng ta sẽ thêm các backlink nội bộ trong bài viết giúp giới thiệu một số bài viết có nội dung liên quan và người dùng có thể click vào để đọc, từ đây tỷ lệ pageview của bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa bounce rate cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Chống lại nạn copy bài viết

Đa phần hiện nay các thủ thuật copy bài viết tự động sẽ lấy luôn cả mã HTML trong bài viết của bạn, và nếu bài viết của bạn có chứa các backlink nội bộ dẫn tới trang của mình thì việc copy bài viết của bạn sẽ giúp bạn tăng backlink một cách đáng kể. Ngoài ra nếu bạn sử dụng văn phong khéo léo để “chèo lái” các backlink nội bộ, họ có thể sẽ không muốn copy bài của bạn vì nếu copy mà không để lại backlink nội bộ thì thành ra bài viết trở nên trống rỗng.

Giúp bot tìm kiếm đánh chỉ mục nhanh hơn

Nếu như blog bạn có nhiều bài viết thì backlink nội bộ sẽ giúp các bot tìm kiếm giảm thời gian đánh chỉ mục các bài viết có trên blog một cách đáng kể nhờ việc dò tìm tới các backlink nội bộ có trong bài viết.

Tới đây thì bạn đã hiểu backlink nội bộ tác động tới chất lượng bài viết của bạn như thế nào rồi. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài phương thức cơ bản để tạo backlink nội bộ và một số lưu ý cần tránh khi tạo backlink nội bộ.

Xây dựng backlink nội bộ như thế nào?

Nói về việc xây dựng backlink nội bộ thì chúng ta chỉ hiểu đơn giản là chèn một liên kết có liên quan vào trong bài viết. Chúng ta có thể làm nó bằng việc tự động (dùng các plugin có trong WordPress) hay làm thủ công để tăng chất lượng của backlink nội bộ. Một lát nữa chúng ta sẽ thảo luận về những plugin này sau, bây giờ chúng ta sẽ cần nên biết một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ.

Một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ

Không dùng các anchor text vô nghĩa

Chúng ta thường có thói quen chèn một liên kết với một vài ký tự vô nghĩa kiểu như “nhấp vào đây“, “click here“, “xem thêm“. Như thế vừa khó hiểu cho các bot tìm kiếm vừa gây khó khăn để xác định nội dung liên quan với người đọc. Chúng ta nên sử dụng các dòng chữ có nghĩa chi tiết giống như “Hướng dẫn sử dụng WordPress“.

Không chèn thẻ nofollow vào backlink nội bộ

Thẻ rel="nofollow" giúp bạn ngăn chặn bot tìm kiếm theo dõi một liên kết nào đó. Đối với các liên kết trỏ ra ngoài thì thẻ này sẽ giúp bạn tránh các rủi ro giảm thứ hạng, tuy nhiên nếu bạn tạo backlink nội bộ trỏ tới các bài viết có trong website thì việc gì lại không cho bot tìm kiếm “đụng chạm” tới nó.

Không chèn quá nhiều liên kết cho một nội dung

Nghĩa là không lặp đi lặp lại các backlink nội bộ nhiều lần. Một số người có thói quen gắn backlink nội bộ cho một từ khóa nào đó và bài viết lặp đi lặp lại từ khóa đó bao nhiêu lần là các liên kết hiển thị bấy nhiêu lần. Như thế trông bài viết sẽ trở nên lộm cộm một cách khó hiểu.

Một số plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ

Trước khi xem các plugin này bạn phải phân biệt giữa backlink nội bộ và danh sách bài viết liên quan. Xét cho cùng thì 2 cái đó đều là hình thức tạo backlink nội bộ, nhưng về giá trị sử dụng thì khác nhau hoàn toàn. Liên kết sâu nghĩa là một liên kết sẽ được chèn vào ngay giữa bài viết ở một số từ khóa cụ thể, còn danh sách bài viết liên quan là hiển thị một danh sách riêng biệt ở cuối hay đầu bài viết.

SEO Auto Links

Plugin này sẽ giúp bạn tự chèn link vào các từ khóa của post, page, category và tag. Ngoài ra, chức năng Custom Keyword của nó có thể cho bạn chèn bất cứ link nào vào từ khóa nào mà bạn muốn.

SEO Auto Links & Related Posts

Tới thời điểm hiện tại thì đây là plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ tự động hoàn toàn miễn phí trong WordPress. Không những tự động chèn liên kết vào một số từ khóa chỉ định, các tags hay categories, mà nó còn hỗ trợ bạn tạo danh sách bài viết liên quan rất đẹp mắt, hỗ trợ ảnh thumbnail và slide bên phải màn hình. Theo lời khuyên của mình thì hãy bỏ qua SEO Smart Link Pro ở trên mà hãy sử dụng cái này, không áy náy chuyện bản quyền.

nrelate Related Content

Đây là plugin hỗ trợ bạn tạo các bài viết liên quan tự động hỗ trợ ảnh thumbnail. Dễ cài đặt và sử dụng là lợi thế của plugin này.

Yet Another Related Posts 

Tự động tạo danh sách bài viết liên quan thông minh, hỗ trợ nhiều cách tùy chỉnh.

Tuy đã có những plugin hỗ trợ chèn backlink nội bộ tự động nhưng bạn nên áp dụng thêm một số chèn link thủ công để gia tăng chất lượng các bài viết liên quan, việc làm này có thể giúp bạn chắc chắn rằng không có bài viết nào trong blog bị lãng quên. Còn rất nhiều các plugin tương tự nhưng mình chỉ giới thiệu 4 plugin mà theo mình là tốt nhất cho tới thời điểm hiện nay, bấy nhiêu đó thôi là đủ cho tất cả những gì bạn cần để tạo dựng backlink nội bộ. Nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và cài đặt các plugin trên thì hãy cho mình biết tại phần bình luận.

Học làm SEOHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

Các lý do khiến bạn SEO hoài mà vẫn không lên TOP GOOGLE

469

Sao mình làm SEO hoài mà từ khóa, website vẫn không lên Top Google nhỉ??? Đã bao giờ bạn tự hỏi câu hỏi này chưa? Nếu bạn có từng mong muốn từ khóa hay website của mình lên top tìm kiếm của google thì tôi dám chắc là ít nhiều bạn cũng đã trải qua cảm giác đó.

Chúng ta hãy cùng phân tích một số lý do dưới đây xem thế nào nhé. Và dĩ nhiên là sẽ không bàn đúng hay sai ở bài viết này, thay vào đó là chia sẻ và học hỏi, nếu thấy hợp lý thì mình tham khảo, ngược lại thì xem như là một cuộc dạo chơi nhé. Ok let’s go!!!

1. Phân tích từ khóa và viết nội dung

Việc khó nhất trong SEO là phân tích từ khóa, nhóm từ khóa cho chuẩn nội dung, có được một bộ từ khóa đầy đủ, viết bài làm sao để cover được toàn bộ từ khóa.

Để làm được điều này thì anh em phải hiểu được ngành nghề của mình đang làm và Google hiện tại đang hiểu ngành của mình như thế nào.

Để hiểu ngành nghề trong bộ từ khóa thì cần xác định được từ khóa chính, từ khóa hạt nhân xung quanh. Nên tạo bài viết riêng với một cụm từ khóa hay sẽ gộp những cụm từ khóa lại để viết thành một bài Big content. Để xác định nên viết các bài nhỏ thể hiện từng cụm từ khóa hay viết thành bài chính thì phải Google Search xem Google đang hiểu về cụm từ khóa đó như thế nào, đến bước này thì easy rồi

2. Internal Link – Liên kết nội bộ

Khi Content Outline chuẩn chỉnh ok rồi thì đi link nội bộ, link nội bộ thể hiện mối quan hệ giữa các bài viết với nhau, có nhiều mô hình đi link nội bộ như: link wheel, kim tự tháp, silo,… tựu chung lại đều nhấn mạnh dồn link từ các bài viết con về bài viết chính để làm nổi bật tín hiệu cho bài viết chính đó.

3. Off Page – Backlink

Tiếp theo đến việc đi link, đi backlink chính là việc làm marketing cho website với Google, làm Marketing đỉnh cao là làm thương hiệu. Một công ty có thương hiệu thì bán sản phẩm nào cũng dễ, thuật toán Google hoạt động đúng như vậy.

 

Google sẽ luôn ưu tiên, xếp hạng những website có thương hiệu brand mạnh đối với bộ máy tìm kiếm của nó. Khi truy vấn kết quả tìm kiếm, nó sẽ tìm những website có trust cao, uy tín, được verify brand tốt. Vì vậy thay vì việc cố gắng SEO từng từ khóa, hãy làm thương hiệu cho website, hãy SEO cho từng bài viết.

Vậy việc đi link hiệu quả nhất là hướng đến tạo Brand cho website, vậy đi link như thế nào để tạo brand cho website:

  • Đầu tiên cần triển khai xác thực Entity bao gồm làm social profile, web 2.0, khai báo schema person, business đầy đủ để Google hiểu sâu về brand business của website, web tin tức thì thêm thuộc tính article,website sản phẩm thì có product, web nấu ăn thì them recipie,….
  • Index phần Entity này thì với content đã làm chuẩn chỉnh ở trên, bộ từ khóa đã vào từ trang 2-3-4-5 rất nhiều, lúc này Google đã hiểu website, nhưng chưa mạnh, đã có uy tín nhưng chưa cao.
  • Guest Post càng nhiều càng tốt, thường là cần vài chục guest post phủ thương hiệu, lưu ý tiêu đề guest post phải có từ khóa và tên thương hiệu website thì mới làm nổi bật brand với Google được, đừng chăm chăm lấy link dofollow thì chưa tận dụng được hết sức mạnh của guest post nhé anh em.

4. Đặt Textlink các trang báo

Dạng này là đặt ở sidebar cùng lĩnh vực, hiệu quả cực ngon khi web đã làm tốt onpage, Enttiy. Vì khi lúc này web đã có trust nhất định nên nó rất cần một lực đẩy đủ mạnh để push từ khóa lên. Textlink là sự lựa chọn tối ưu để khiến hàng loạt từ khóa ở trang 2,3,4,5 có thể đạt tới vạch đích nhanh chóng, là lực đẩy tên lửa cho thứ hạng từ khóa đang SEO.

Ưu điểm của textlink, là có thể đi cho nhiều từ khóa, đủ lực mà guest post hạn chế không đi được, mỗi post 2 link do, đi nhiều cũng chỉ đi được các từ khóa chính, nhưng textlink lại có khả năng bao trùm mọi ngóc ngách từ khóa, mọi URL của website, và cung cấp đủ sức mạnh để rank top cho thứ hạng từng từ khóa.

Textlink báo đi càng nhiều càng tốt, nhưng nên đi theo giai đoạn dàn trải,việc đi 1000-2000 link chưa đủ thì đi tiếp lên 4000-5000 link, xét về hiệu quả, chi phí thì textlink vẫn ok hơn guest post trong việc ranking thứ hạng keyword.

  • Gov, edu vừa dạng guest post vừa dạng profile, tăng trust tốt cho website, dùng làm thương hiệu, brand tốt.
  • Guest Post, PR báo ngon lành cành đào cho việc làm brand, tăng thứ hạng từ khóa nhưng giá cao, công dụng vẫn là làm brand là chủ yếu anh em nhé.
  • Link Tool: Mình hay dùng 2 tool Moneyrobot và SEO Autopilot, bắn hệ thống link social , bookmark, wiki. Dạng link này tác dụng tăng trust cho site, cũng tăng thứ hạng từ khóa, lưu ý muốn ngon thì web cần làm tốt Entity và Onpage, thích hợp cho anh em nào có hệ thống nhiều site, vì tiết kiệm chi phí, con moneyrobot thì rẻ, SEO Autopilot dùng nhiều thì cũng tốn tiền capcha, proxy anh em ạ, nhưng biết dùng thì ngon – bổ – rẻ.

Tổng kết lại hiện nay chỉ có vài dạng link là hiệu quả: Entity, Guest Post, Textlink, Gov, Edu, PR báo, Link tool

Làm Brand: Entity, Guest Post, Gov, Edu, PR báo, Link Tool

Kéo thứ hạng từ khóa: Textlink, Guest Post, PR báo

Anh em nên kết hợp tất cả dạng link này để đạt hiệu quả cao nhất.

5. Traffic, User – Lượng truy cập và người dùng

Chỉ số Time Onpage, Page per session, Time Onsite, Bounce Rate là chỉ số quan trọng hàng đầu để xếp hạng từ khóa. Vì vậy Traffic, User rất hiệu quả để anh em lên Top nhanh chóng. Traffic thì có thể chạy Google Ads giá rẻ, siêu rẻ. User hiện tại thì kéo bằng cách tải download phần mềm, nhập pass, ID.

6. Lời kết:

Việc làm SEO xét cho cùng là việc tối ưu thứ hạng từ khóa và website trên google, nhưng đó chưa phải là mục tiêu sau cùng. Mục tiêu mình nói đó là phải chuyển đổi từ thứ hạng trên google thành các thứ khác có giá trị, chẳng hạn như bán hàng, hấp dẫn người đọc bằng nội dung để có thêm tuy tín… mà cốt lõi có lẽ vẫn là chất lượng nội dung của website.

Do vậy, dù có thế nào đi chăng nữa, SEO TOP 1, TOP 10 hay TOP 100 GOOGLE thì các anh em cũng trau chuốt nội dung website của mình thật tốt nhé, hãy thuyết phục người dùng bằng chất lượng nội dung, nhất định sẽ thành công.

Chúc anh em làm SEO thật tốt, sớm cưa đổ chị Google nhé !!!

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Hướng dẫn cài đặt từ khóa Website đúng để tối ưu Seo On-Page

517

Quy trình SEO On-Page phụ thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.

Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để Google có thể xác định được từ khoá của nội dung. Trên thực tế nhiều chuyên gia SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ duyệt vào danh sách spam.

SEO is always a two part process, there’s off-page SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your desired keywords properly inside your content). If you want a more general advice, you’ll have to go to one of many SEO blogs out there.

Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.

Giữ cho văn bản thật tự nhiên

Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi chúng ta quá quan trọng các từ khoá trong nội dung nên đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ khoá có thể. Nó giống như là thế này.

Tránh nhét từ khóa để SEO On-page

Nhìn sơ qua đoạn văn bản trên thì người đọc cũng biết là nó đang nói về “thủ thuật”, nhưng làm thế nào để cảm thấy có hứng thú khi đọc một văn bản mà các từ khóa lặp đi lặp lại với tần suất kinh khủng như vậy? Người mình còn chịu không được thì bot làm sao chịu được. Mặc dù biết rằng khi chúng ta nói về một vấn đề nào đó thì từ khóa chủ đạo sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng trên thực tế các văn bản có chất lượng họ sẽ tránh tình trạng lặp đi lặp lại một từ nào đó, dù nó là bất cứ từ khóa nào đi chăng nữa nhằm để văn bản trở nên tự nhiên hơn.

Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).

Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.

Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.

Tips: Sử dụng plugin SEOPressor để tăng cường SEO On-page.

Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page

Thẻ Title – Tiêu đề

Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong cặp thẻ <h1> là tốt nhất.

Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.

Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google

Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.

Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung

Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.

Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung (post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.

  1. WordPress SEO by Yoast
  2. SEO Ultimate
  3. All in One SEO Pack

Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng 140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề phụ – Subheading

Sử dụng tiêu đề phụ để tối ưu SEO On-page

Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề phụ như:

Sử dụng tiêu đề phụ để SEO On-Page

Như ở ví dụ trên, mình lấy thẻ h2 cho phần chính (SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.

Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.

Thẻ alt cho hình ảnh

Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.

Tips: Sử dụng plugin SEO Friendly Images để tự động lấy tiêu đề bài viết làm thẻ alt, title cho hình ảnh trong WordPress.

Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt (Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết bài.

Hướng Dẫn SEO

6 yếu tố quyết định thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm

149

Công ty SEO Searchmetrics mới đây đã công bố báo cáo thường niên về các yếu tố mà Google căn cứ vào để xếp thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm (*). Các thước đo về ranking website cho thấy những yếu tố này đang ngày càng trở nên chuyên biệt và cá thể hóa hơn với nội dung vẫn đóng vai trò chủ đạo. Các yếu tố kỹ thuật cũng quan trọng hơn trước đây, còn backlink lại không còn được đề cao nữa.

Chi tiết về các yếu tố này xin mời các bạn tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Các yếu tố nội dung

Như đã công bố trong bản báo cáo, Searchmetrics cho biết yếu tố nội dung phù hợp (chất lượng, nội dung trang có đúng nhu cầu của người tìm hay không) với người dùng là rất quan trọng. Trên thang đo 0-100, các dữ liệu thu về cho thấy mức điểm phù hợp này càng cao thì thứ hạng website càng cao.

Số lượng từ trong mỗi bài viết cũng là một yếu tố quan trọng. Các bài viết hiển thị trên top tìm kiếm cũng đều có độ dài khoảng trên dưới 1000 từ.

Mức độ chi tiết của bài viết cũng được đánh giá cao hơn độ dài của nội dung. Các trang đứng top cũng được đánh giá là có mức độ chi tiết cao hơn so với các trang đứng sau với tỷ lệ từ khóa người dùng tìm tương đương.

Nói vậy có nghĩa là mức độ chi tiết của các bài viết trên site giờ đây sẽ được Google đánh giá cao hơn so với tỷ lệ từ khóa liên quan xuất hiện trong bài. Trên thực tế, chỉ khoảng 53% trong số các trang đứng đầu kết quả tìm kiếm được gắn tag các từ khóa cuối bài viết.

2. Các tín hiệu từ người dùng

Các tín hiệu như tỷ lệ nhấp chuột vào website (click through rate – CTR), thời gian trên trang, tỷ lệ thoát trang,… đều là những yếu tố Google đưa vào cỗ máy tìm kiếm tinh xảo của mình. Những yếu tố này chính là cách đơn giản nhất để Google biết người dùng có thực sự hứng thú với site nào đó không hay họ chỉ vào lướt qua rồi ra luôn? Một vài thông số có thể tự nó nói lên mọi điều:

– Các site đứng hạng 1-3 trong kết quả tìm kiếm trung bình có tỷ lệ CTR khoảng 36%.

– Các site được hiển thị trên trang đầu tìm kiếm có tỷ lệ thoát trung bình khoảng 46%.

– Các site đứng top 10 trang tìm kiếm có thời lượng người đọc dành trên trang trung bình khoảng 3 phút 10 giây.

3. Các yếu tố kỹ thuật

Số lượng các trang trong top 20 kết quả tìm kiếm có các bài viết trình bày theo đầu mục H1, H2 tăng so với năm ngoái. Đặc biệt, việc sử dụng các đầu mục H2 đã tăng đáng kể trong số các landing page giới thiệu sản phẩm. Chính vì các đường dẫn URL đều tận dụng tít H2, chúng tôi khuyên bạn cũng nên dùng chúng để tạo lợi thế cho trang.

Một số điều đáng chú ý về khía cạnh kỹ thuật này là:

– Hơn 45% số page trong top 20 kết quả tìm kiếm đều được mã hóa bằng HTTPS.

– 86% các trang trong top 10 sử dụng tên miền .com.

– Các site trong top 10 trung bình mất khoảng 7-8 giây để load trang.

– Các site trong top 10 thường có địa chỉ URL dài hơn, trung bình khoảng 53 ký tự trở lên.

– Các trang trong top 100 đều có giao diện thân thiện với mobile.

4. Các yếu tố về trải nghiệm người dùng

Dù thường bị đánh giá thấp nhưng các đường link liên kết nội bộ website lại là một trong những yếu tố quan trọng trong trải nghiệm người dùng. Searchmetrics cho biết các đường dẫn trong nội bộ trang đang ngày càng ít được sử dụng hơn so với năm ngoái. Bên cạnh các link trò từ website, video,… bên ngoài, các đường link nội bộ không chỉ giúp người dùng mà cả các cỗ máy tìm kiếm dễ dàng xem được các nội dung liên quan trong một trang.

5. Các tín hiệu từ mạng xã hội

Theo Searchmetrics, các site thứ hạng càng cao trên Google lại càng có nhiều tín hiệu (bài đăng, hoạt động,…) trên mạng xã hội.

Facebook hiện vẫn đang là mạng xã hội lớn có ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng trang trên Google. Các tín hiệu từ Google , mạng xã hội “người nhà” của cỗ máy tìm kiếm rõ ràng được Google ưu ái hơn về mức độ quan trọng, thế nhưng khi Google ngày càng “xuống giá” vì chẳng ai dùng thì Facebook lại lên ngôi. Sau Facebook, các mạng xã hội như Twitter và Pinterest đóng vai trò quan trọng tiếp theo trong xét duyệt ranking trang.

6. Các tín hiệu từ backlink

Backlink (link từ website khác trỏ về site của bạn) đang ngày càng mất chỗ đứng trong địa hạt SEO. Backlink giờ đây chỉ còn là một yếu tố phụ trợ đứng sau các yếu tố như nội dung phù hợp và thời lượng người dùng dành ra trên trang. Trên thực tế, với các chủ đề chuyên môn đặc thù như trên các trang chuyên đánh giá sản phẩm công nghệ hay thủ thuật lập trình, đôi khi bạn chẳng cần đến backlink cũng đã có thể đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm rồi.

(*) Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo từ Searchmetrics, không phải thông tin chính thức từ Google.

Tham khảo Search Engine Journal

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Hướng dẫn cách tăng thứ hạng Website bằng cách xây dựng backlink

272

Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các liên kết này sẽ cải thiện thứ hạng website của bạn vì Google cho rằng các backlink sẽ giúp website được trỏ về tăng thêm độ uy tín, dẫn các bot từ website đặt liên kết và chia sẻ thứ hạng Pagerank.

Điều này có nghĩa là nếu website bạn có nhiều backlink chất lượng thì càng có nhiều khả năng có được thứ hạng cao trên Google.

Backlink chất lượng là gì?

Yếu tố #1: Backlink từ các trang có uy tín và nổi tiếng

Hướng dẫn cách tăng thứ hạng Website bằng cách xây dựng backlink

Domain Authority và Page Authority

Yếu tố đầu tiên mà chúng ta phải biết để xác định một backlink thật sự có chất lượng là được liên kết từ các trang có uy tín và nổi tiếng. Ví dụ nếu như bạn có một vài backlink từ Vnexpress, TuoiTre hay Dantri thì nghĩa là các backlink đó đều rất có chất lượng.

Vì sao? Bởi vì Google luôn nhận thức được rằng những nội dung xuất phát từ các trang này hoặc các outbound link trỏ từ các website như thế này đều vô cùng chất lượng, các trang này đã có một thời gian rất dài trong thời gian hoạt động và luôn đạt được thứ hạng cao trên các từ khóa phổ biến.

Ngoài ra trên mỗi trang đều có 2 chỉ số gọi là Page AuthorityDomain Authority, 2 chỉ số này càng cao thì độ tin tưởng của các trang đó càng tốt, và các backlink của bạn xuất hiện trên các trang này cũng đều rất tốt.

Tips:  Công cụ kiểm tra Page Authority

Yếu tố #2: Backlink từ các trang có PR cao

PageRank (PR) luôn là thước đó chuẩn để đánh giá thứ hạng của mỗi website trên các máy tìm kiếm được Google chỉ định. Chỉ số PR của website càng cao thì website đó sẽ có thứ hạng cao và được ưu tiên hơn các website khác có chỉ số PR thấp hơn hoặc không có. Tuy với thời điểm 2012 thì PR không còn quá quan trọng như xưa nhưng nhìn chung nó vẫn là một thước đo chuẩn để đánh giá chất lượng của một website và một website mà có PR cao vẫn có một chút lợi thế.

Tuy nhiều ý kiến trái chiều cho rằng các backlink được đặt trên các có PR cao sẽ không phải là quá chất lượng như mọi người vẫn đồn thổi, nhưng qua các cuộc kiểm chứng thì Thạch cho rằng các backlink được đặt trên những trang có PR cao luôn có chất lượng tốt, dĩ nhiên là các liên kết đó phải có sự liên quan nhất định trên nội dung của website mà mình đặt backlink.

Đó là lý do tại sao mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều dịch vụ xây dựng backlink trên các trang có PR 5-7 với đủ mọi giá cả. Ngược lại, nếu như bạn đang cố tình tạo ra thật nhiều trang mới với chỉ số PR của nó là N/A thì bạn có thể chọn 1 trong 2 kết quả: Vô dụng hoặc Không được Google chú ý.

Yếu tố #3: Backlink từ các trang có cùng nội dung

Yếu tố này luôn được nhắc đến trong các bài hướng dẫn SEO cơ bản. Nếu bạn không có khả năng tạo ra các backlink từ trang có PR cao hay Page Authority cao thì lựa chọn hiệu quả nhất của bạn bây giờ là tạo các backlink trên các website có cùng nội dung, các trang đó không cần thứ hạng quá cao nhưng nếu nó có thứ hạng cao thì lại càng tốt.

Ví dụ nếu như bạn có một blog nói về Thủ thuật WordPress hay Thủ thuật SEO thì nếu bạn làm guest blogger cho Thach Pham Blog, bạn sẽ có quyền chèn các backlink của mình vào bài viết và các backlink đó sẽ rất có chất lượng vì giữa blog của bạn và blog mình có cùng nội dung. Điều đó sẽ giúp Google đánh giá cao các backlink của bạn để cải thiện thứ hạng.

Nhưng đừng lo lắng vì bạn đã lỡ tạo các backlink trên các trang có thứ hạng thấp mà không liên quan nội dung, vì nếu như các trang đó không có trong sổ đen của Google thì sự việc này cũng không quá nghiêm trọng, bạn có thể xây dựng backlink một cách bình thường. Nhưng nếu bạn đang có hướng đầu tư một chiến dịch SEO hiệu quả cho dự án lớn của mình thì hãy luôn nhắm tới các trang có cùng nội dung.

Yếu tố #4: Chủng loại website

Hướng dẫn cách tăng thứ hạng Website bằng cách xây dựng backlink

Trong một số hướng dẫn xây dựng backlink ở các website, trong đó có blog của mình đều đề cập tới một phương pháp xây dựng backlink phổ biến đó là submit bài viết lên các trang lưu trữ article nổi tiếng như EZineArticle hay các trang Social Bookmarking. Nhìn chung thì cách này sẽ dễ thực hiện hơn và không quá phụ thuộc vào chất lượng nội dung của website, nhưng có một sự thật là Google không đánh giá cao các backlink từ các trang dạng như thế này. Google thừa thông minh để hiểu rằng các bài viết trên đó chỉ vì mục đích spam backlink mà thôi. Trong đó bao gồm các diễn đàn, comment hay các trang Wiki có PR thấp.

Như vậy, các chủng loại website tốt nhất để lấy backlink chất lượng là blog, website báo chí, giáo dục hay các website tương tự có độ tin cậy cao. Dĩ nhiên muốn có được các backlink trên những website như thế này là điều không dễ dàng, nhưng bù lại bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng với những gì mình bỏ ra.

Yếu tố #5: Vị trí đặt backlink

Mình nghĩ các bạn đã từng thấy qua một vài dịch vụ bán backlink giá rẻ trên các website có PR cao, và các backlink được mua có thể được đặt vào một vài vị trí thông dụng trong website như footer, header, sidebar. Vậy các backlink được đặt ở những nơi đó có chất lượng hay không?

Các backlink kém hiệu quả nhất phải kể đến là được đặt ở footer, vì bot tìm kiếm đánh chỉ mục một trang nội dung theo thứ tự từ trên xuống dưới và khi có ai đó tìm kiếm nội dung trên Google, những nội dung được đặt trên cùng website sẽ luôn được ưu tiên hơn.

Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng nếu các backlink của bạn được đặt ở sidebar hay header thì sẽ có hiệu quả hơn là đặt ở footer. Nhưng, hầu như backlink được đặt ở header rất cá biệt và thậm chí là không có luôn. Như vậy giải pháp tốt nhất đối với chúng ta là sử dụng backlink theo ngữ cảnh (Contextual Backlink).

Contextual Backlink nghĩa là các backlink được chèn chủ động vào một bài viết nào đó với nội dung liên quan và thay đổi anchor text phù hợp với nội dung. Nó giống như thế này: Nhấp vào đây, Thủ thuật SEO <- Đó là contextual backlink.

Mặt khác, nếu như backlink của bạn được đặt ở dòng đầu tiên của bài viết, thì coi như bạn đã có một vị trí rất “đắc địa” để cư ngụ. 

Yếu tố #6: Số lượng backlink

Google rất không thích nội dung nào mà có quá nhiều backlink trỏ ra ngoài, nó giống như bạn đang chơi trò đuổi bắt với bot tìm kiếm khi đang “dẫn dụ” nó vào một rừng backlink. Vì vậy hãy hạn chế chèn nhiều backlink vào một bài viết, chỉ chèn các liên kết liên quan, tránh chèn các liên kết không rõ mục đích (tags, category).

Tips: Hạn chế trỏ backlink về trang chủ mà chỉ nên trỏ backlink về từng trang bài viết có nội dung liên quan.

Tóm lại

Tóm gọn lại thì một backlink chất lượng sẽ giống như thế này:

  • Backlink trên một blog có PR 4 trở lên cùng chủ đề.
  • Backlink được chèn vào giữa nội dung của bài viết.
  • Mỗi bài viết chỉ nên có một vài backlink.

Nhưng trong một vài trường hợp cá biệt, việc xây dựng backlink quá mức sẽ khiến Google liệt website của bạn vào danh sách spam và bạn có thể bị thứ hạng thấp hoặc “mất tích” luôn trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy khi xây dựng backlink chúng ta cần nên cân nhắc và tránh xây dựng backlink quá nhanh, trong bài tiếp theo mình sẽ đề cập đến việc xây dựng một backlink an toàn.

Comment trên blog khác để lấy backlink

Thông thường các website sử dụng WordPress sẽ giúp bạn có được backlink khi bạn bình luận trên đó vì liên kết trỏ về website sẽ được đặt ẩn bên dưới tên của bạn.

Hãy xem bình luận là cách bạn cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường mối quan hệ thay vì chỉ với mục đích xây dựng backlink vì hiện trạng bình luận theo kiểu “trống trơn” rất thường gặp, bình luận cho có để lấy backlink.

Viết bài trên blog khác (guest blog)

Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn.

Nên trỏ backlink về trang nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nên:

  • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian vì khi khách vào trang này, họ sẽ xem được nhiều trang khác.
  • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.

Nguồn: Thạch Phạm Blog