Học Wordpress

Tuỳ biến chuyển hướng 301 chuyên nghiệp trong WordPress với SEO Redirection

83

Trong thời gian hỗ trợ các độc giả tại trang Hỏi đáp WordPress thì mình thấy nhu cầu cần chuyển hướng truy cập từ đường dẫn cũ sang đường dẫn mới rất nhiều. Ví dụ như có bạn đổi cấu trúc đường dẫn tĩnh (permalink) trong WordPress nên sẽ cần làm tự động chuyển hướng các lượt truy cập vào đường dẫn cũ sang đường dẫn mới.

Khi tạo ra các yêu cầu chuyển hướng đường dẫn thì bạn hầu như phải dùng đến tập tin cấu hình webserver (chẳng hạn như .htaccess trong Apache) nhưng việc viết các cấu hình trong tập tin này không phải ai cũng biết.

Nhưng rất may mắn là nếu bạn đang dùng WordPress thì có thể tạo ra các yêu cầu chuyển hướng đường dẫn dễ dàng nhưng có khả năng tuỳ biến cao với plugin SEO Redirection. Và đây cũng là một trong các plugin phải dùng của thachpham.com.

Có thể bạn thích: Sửa cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng

Các chức năng của SEO Redirection

Bảng điều khiển của SEO Redirection

Bảng điều khiển của SEO Redirection

SEO Redirection có nhiều chức năng như:

  • Hỗ trợ 3 kiểu chuyển hướng là 301, 302307. Nếu bạn muốn chuyển hướng vĩnh viễn thì dùng 3o1 nhé.
  • Hỗ trợ tuỳ chỉnh chuyển hướng dựa theo trang hoặc regular expression.
  • Có nút tạo chuyển hướng nhanh khi sửa Post/Page.
  • Theo dõi lịch sử chuyển hướng trên website.
  • Hỗ trợ wildcard redirect (*).
  • Theo dõi các trang 404 và tạo chuyển hướng từ các trang 404.
  • Tạo chuyển hướng cho trang lỗi 404.
  • Không sửa tập tin cấu hình webserver, nên nó hoạt động trên tất cả các webserver khác nhau từ Apache, NGINX đến LiteSpeed.
  • Có bản pro nhiều tính năng hơn mà bạn có thể mua tại đây. Mình vẫn sử dụng bản miễn phí và thấy rất tốt.

Đối với các tính năng trên, đặc biệt là có hỗ trợ regex nên hầu như bạn có thể tạo ra các yêu cầu chuyển hướng rồi.

Cách tạo một chuyển hướng đơn giản

Chẳng hạn bạn cần chuyển hướng từ địa chỉ http://domain.com/old-page.html sang http://domain.com/new-page.html thì bạn có thể tạo chuyển hướng với SEO Redirection như hình dưới đây.

seo-redirection-simple-redirect

Nếu bạn muốn chuyển sang một domain khác thì ở phần Redirect to bạn có thể nhập cả domain mới vào, ví dụ như http://new-domain.com/new-page.html.

Chuyển hướng nội dung trong tầng thư mục

Chẳng hạn bây giờ mình có các địa chỉ dạng https://thachpham.com/old-folder/page.html và cần chuyển hướng sang cấu trúc https://thachpham.com/new-folder/page.html thì mình sẽ tạo ra như sau:

Chuyển hướng dữ liêu theo thư mục

Chuyển hướng dữ liêu theo thư mục

Chuyển hướng với RegEx

seo-redirection-regex

Nếu bạn đã có kiến thức về RegEx thì có thể sử dụng nó để gom các đường dẫn cần chuyển hướng dựa vào quy tắt RegEx.

Lời kết

Cách sử dụng plugin này cũng chỉ có như vậy thôi nhưng mình tin là nó sẽ giúp bạn thao tác việc chuyển hướng trong website dễ dàng hơn mà không cần phải đụng vào các tập tin cấu hình webserver nữa vì sẽ dễ gặp lỗi.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Các plugin giúp tạo backlink nội bộ trong WordPress

152

Trong lúc các bạn đọc bài hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress chắc hẳn đã thấy mình nhắc tới khái niệm backlink nội bộ trong các bài viết. Để cho tường tận và dễ hiểu hơn cho một số người mới tìm hiểu về WordPress.

Backlink nội bộ là gì?

Liên kết sâu nghĩa là một liên kết dẫn đến nội dung liên quan có trong bài viết để tăng cường sự tương quan giữa nội dung đối với người đọc. Để dễ hiểu hơn các bạn cứ nhìn lên trên sẽ thấy liên kết dẫn tới bài viết “hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress“, đó chính là backlink nội bộ.

Lợi ích của backlink nội bộ

Tăng pageview và giảm tỷ lệ bounce rate

Nếu khách “out” ngay từ lần truy cập đầu tiên mà không khám phá các nội dung khác, tỷ lệ bounce rate sẽ tăng cao khiến Google đánh giá thấp thứ hạng trên website của bạn. Lúc này, chúng ta sẽ thêm các backlink nội bộ trong bài viết giúp giới thiệu một số bài viết có nội dung liên quan và người dùng có thể click vào để đọc, từ đây tỷ lệ pageview của bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa bounce rate cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Chống lại nạn copy bài viết

Đa phần hiện nay các thủ thuật copy bài viết tự động sẽ lấy luôn cả mã HTML trong bài viết của bạn, và nếu bài viết của bạn có chứa các backlink nội bộ dẫn tới trang của mình thì việc copy bài viết của bạn sẽ giúp bạn tăng backlink một cách đáng kể. Ngoài ra nếu bạn sử dụng văn phong khéo léo để “chèo lái” các backlink nội bộ, họ có thể sẽ không muốn copy bài của bạn vì nếu copy mà không để lại backlink nội bộ thì thành ra bài viết trở nên trống rỗng.

Giúp bot tìm kiếm đánh chỉ mục nhanh hơn

Nếu như blog bạn có nhiều bài viết thì backlink nội bộ sẽ giúp các bot tìm kiếm giảm thời gian đánh chỉ mục các bài viết có trên blog một cách đáng kể nhờ việc dò tìm tới các backlink nội bộ có trong bài viết.

Tới đây thì bạn đã hiểu backlink nội bộ tác động tới chất lượng bài viết của bạn như thế nào rồi. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài phương thức cơ bản để tạo backlink nội bộ và một số lưu ý cần tránh khi tạo backlink nội bộ.

Xây dựng backlink nội bộ như thế nào?

Nói về việc xây dựng backlink nội bộ thì chúng ta chỉ hiểu đơn giản là chèn một liên kết có liên quan vào trong bài viết. Chúng ta có thể làm nó bằng việc tự động (dùng các plugin có trong WordPress) hay làm thủ công để tăng chất lượng của backlink nội bộ. Một lát nữa chúng ta sẽ thảo luận về những plugin này sau, bây giờ chúng ta sẽ cần nên biết một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ.

Một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ

Không dùng các anchor text vô nghĩa

Chúng ta thường có thói quen chèn một liên kết với một vài ký tự vô nghĩa kiểu như “nhấp vào đây“, “click here“, “xem thêm“. Như thế vừa khó hiểu cho các bot tìm kiếm vừa gây khó khăn để xác định nội dung liên quan với người đọc. Chúng ta nên sử dụng các dòng chữ có nghĩa chi tiết giống như “Hướng dẫn sử dụng WordPress“.

Không chèn thẻ nofollow vào backlink nội bộ

Thẻ rel="nofollow" giúp bạn ngăn chặn bot tìm kiếm theo dõi một liên kết nào đó. Đối với các liên kết trỏ ra ngoài thì thẻ này sẽ giúp bạn tránh các rủi ro giảm thứ hạng, tuy nhiên nếu bạn tạo backlink nội bộ trỏ tới các bài viết có trong website thì việc gì lại không cho bot tìm kiếm “đụng chạm” tới nó.

Không chèn quá nhiều liên kết cho một nội dung

Nghĩa là không lặp đi lặp lại các backlink nội bộ nhiều lần. Một số người có thói quen gắn backlink nội bộ cho một từ khóa nào đó và bài viết lặp đi lặp lại từ khóa đó bao nhiêu lần là các liên kết hiển thị bấy nhiêu lần. Như thế trông bài viết sẽ trở nên lộm cộm một cách khó hiểu.

Một số plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ

Trước khi xem các plugin này bạn phải phân biệt giữa backlink nội bộ và danh sách bài viết liên quan. Xét cho cùng thì 2 cái đó đều là hình thức tạo backlink nội bộ, nhưng về giá trị sử dụng thì khác nhau hoàn toàn. Liên kết sâu nghĩa là một liên kết sẽ được chèn vào ngay giữa bài viết ở một số từ khóa cụ thể, còn danh sách bài viết liên quan là hiển thị một danh sách riêng biệt ở cuối hay đầu bài viết.

SEO Auto Links

Plugin này sẽ giúp bạn tự chèn link vào các từ khóa của post, page, category và tag. Ngoài ra, chức năng Custom Keyword của nó có thể cho bạn chèn bất cứ link nào vào từ khóa nào mà bạn muốn.

SEO Auto Links & Related Posts

Tới thời điểm hiện tại thì đây là plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ tự động hoàn toàn miễn phí trong WordPress. Không những tự động chèn liên kết vào một số từ khóa chỉ định, các tags hay categories, mà nó còn hỗ trợ bạn tạo danh sách bài viết liên quan rất đẹp mắt, hỗ trợ ảnh thumbnail và slide bên phải màn hình. Theo lời khuyên của mình thì hãy bỏ qua SEO Smart Link Pro ở trên mà hãy sử dụng cái này, không áy náy chuyện bản quyền.

nrelate Related Content

Đây là plugin hỗ trợ bạn tạo các bài viết liên quan tự động hỗ trợ ảnh thumbnail. Dễ cài đặt và sử dụng là lợi thế của plugin này.

Yet Another Related Posts 

Tự động tạo danh sách bài viết liên quan thông minh, hỗ trợ nhiều cách tùy chỉnh.

Tuy đã có những plugin hỗ trợ chèn backlink nội bộ tự động nhưng bạn nên áp dụng thêm một số chèn link thủ công để gia tăng chất lượng các bài viết liên quan, việc làm này có thể giúp bạn chắc chắn rằng không có bài viết nào trong blog bị lãng quên. Còn rất nhiều các plugin tương tự nhưng mình chỉ giới thiệu 4 plugin mà theo mình là tốt nhất cho tới thời điểm hiện nay, bấy nhiêu đó thôi là đủ cho tất cả những gì bạn cần để tạo dựng backlink nội bộ. Nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và cài đặt các plugin trên thì hãy cho mình biết tại phần bình luận.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO?

128

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO? Trong khoảng vài tháng trở lại đây, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy vô số kết quả tìm kiếm đặc biệt như thế này trên Google. Đoạn trích nổi bật (tiếng anh là Rich Snippets) là những ô kết quả đặc biệt, trong đó định dạng của kết quả tìm kiếm thông thường được đảo ngược để đoạn trích mô tả xuất hiện ở trên cùng.

Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?
Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?

Bên cạnh sự việc này thì trên một số trang hỏi đáp hay diễn đàn Webmaster lần lượt xuất hiện rất nhiều các câu hỏi kiểu “Làm sao để hiển thị avatar trên máy tìm kiếm?“, “Hỏi cách tạo bài viết có sao trên Google“, “Các kết quả tìm kiếm đặc biệt“…v..v…Và tất cả những thông tin đặc biệt trên các kết quả tìm kiếm đó được gọi chung là Rich Snippets.

Vậy Rich Snippets là gì?

Nói theo cách dễ hiểu, Rich Snippets là đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị các thông tin thêm có trong những bài viết đặc biệt (bài đánh giá, sản phẩm, ứng dụng, công thức nấu ăn, địa chỉ công ty..v.v..) trên các máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) nhằm cung cấp thêm những thông tin giá trị đến người tìm kiếm giúp họ xác định kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến:

  1. Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.
  2. Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
  3. Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
  4. Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
  5. People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
  6. Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
  7. Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
  8. Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
  9. Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
  10. Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.

Ngoài ra còn 1 vài loại nữa nhưng mình cũng chưa tìm hiểu kỹ, cộng thêm ít người sử dụng nên mình cũng không phổ biến ra đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể xem Rich Snippets Type trên Google.

Lợi ích khi sử dụng Rich Snippets

Mỗi loại Rich Snippets đều có những lợi ích đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả các lợi ích đó chúng ta có thể hiểu là làm nổi bật kết quả của website mình trên máy tìm kiếm. Đồng thời bổ sung những thông tin có giá trị đến với người dùng và tăng khả năng họ click vào nếu các thông tin đó phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, tất nhiên tỷ lệ Click-Through Rate (CRT – tỷ lệ click vào so với số lần hiển thị) cũng được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: 7 cách tăng CTR trên Google Search.

Đó là những lợi ích chung, còn các lợi ích riêng cho từng loại Rich Snippets mình có kể ra đây tới mai cũng không hết, nếu bạn có câu hỏi tương tự như thế này thì hãy sử dụng Rich Snippets ngay và bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bạn không biết sử dụng Rich Snippets như thế nào ư? Đừng lo lắng, mình sẽ tiếp tục bài viết với việc hướng dẫn sử dụng Rich Snippets.

Hướng dẫn áp dụng Rich Snippets cho website

Rich Snippets có thể kích hoạt được bằng 3 định dạng đó là microdata, microformatRDFa. Để bài viết không trở nên lan man và khó hiểu thì mình tạm thời không nhắc tới định nghĩa của chúng ở đây vì nó hơi đi ra ngoài nội dung SEO một tí, mình sẽ đề cập tới nó vào một dịp viết bài về HTML và HTML5.

Để website của bạn có thể hỗ trợ hiển thị Rich Snippets ở máy tìm kiếm thì bạn cần khai báo nội dung bằng các thẻ HTML mặc định của từng loại Rich Snippets, bạn có thể truy cập vào Trang trợ giúp của Google để xem các thẻ đó và hướng dẫn sử dụng từng loại Rich Snippets.

Còn nếu bạn lười viết lại các thẻ định dạng Rich Snippets thì có thể sử dụng công cụ Microdata Generator để tự động tạo Rich Snippets thông qua các dữ liệu nhập qua form.

Sử dụng Rich Snippets trong WordPress

Nếu bạn đang sử dụng WordPress để làm website thì có thể dễ dàng thêm Rich Snippets vào bài viết với một số plugin hỗ trợ, dưới đây là những plugin tạo Rich Snippets tốt nhất mà mình biết:

  • RDFa Breadcrumb – tạo thanh điều hướng hỗ trợ Rich Snippet
  • Schema Creator by Norcross & Raventools
  • Opengraph and Microdata Generator by Abhik
  • Easy Recipe by The Orgasmic Chef
  • Google Author Link by Help for WP
  • RDFa Breadcrumb by Yawalkarm
  • Yet Another Star Rating – hiển thị sao trên Google Search

Kiểm tra tính hợp lệ của Rich Snippets

Sau khi bạn đã đưa các microdata vào bài viết để tạo Rich Snippets thì đa phần đều lo lắng rằng không biết mình đã làm đúng hay chưa, nó có hiển thị trên máy tìm kiếm không. Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể kiểm tra tính hợp lệ của nó ngay tức thì bằng công cụ Rich Snippets Testing Tool của Google.

Hướng dẫn hiển thị avatar trên máy tìm kiếm

[quote_center]Tính năng này đã bị Google hủy bỏ.[/quote_center]

Từ đầu bài viết tới giờ bạn có thể sẽ không thấy cách cho phép hiển thị avatar trên các kết quả tìm kiếm của website bạn ở máy tìm kiếm Google. Vâng, nếu bạn muốn làm việc này thì theo dõi hướng dẫn dưới đây.

Điều kiện đầu tiên là bạn phải có một tài khoản Google Plus và có avatar ở đó để nó có thể hiển thị.

Sau đó, các bạn làm theo trình tự sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang chỉnh sửa thông tin cá nhân ở Google Plus và thêm link website cần hiển thị avatar ở máy tìm kiếm trong phần Contributor to.

Bước 2: Thêm thẻ sau vào giữa cặp thẻ <head></head> trong website:

<link rel="author" href="LINK GOOGLE PLUS PROFILE"/>

Thay chữ LINK GOOGLE PLUS PROFILE thành link dẫn tới trang cá nhân Google Plus của bạn. Ví dụ, đối với mình thì nó sẽ như thế này

<link rel="author" href="https://plus.google.com/u/0/111412027640655042572"/>

Bước 3: Vào Rich Snippets Testing Tool để kiểm tra nó có hiện avatar trên website hay không, nếu thành công thì bạn sẽ thấy nó hiển thị như thế này:

Rich Snippets là gì và có ích cho SEO như thế nào? 28

Lời kết

Tới đây mình tin rằng bạn đã hiểu ra một phần nào về Rich Snippets và đã biết tại sao có một số kết quả tìm kiếm đặc biệt được hiển thị trên máy tìm kiếm. Trong bài viết này có thể bạn sẽ cảm thấy thiếu khi mình không nói qua các định dạng Rich Snippets (microdata, microformat và RDFa) nhưng thành thật mà nói, nếu bạn chỉ cần biết cách sử dụng Rich Snippets thì không cần tìm hiểu kỹ về nó lắm, mình sẽ nhắc chi tiết tới nó vào các bài viết khác liên quan chặt chẽ hơn.

Nếu bạn vẫn có thắc mắc nào liên quan đến Rich Snippets, đừng ngần ngại nói cho mình biết tại phần bình luận nhé.

Một số bài viết nước ngoài liên quan đến Rich Snippets nên đọc:

  • [Infographic] Rich Snippets and Authorship: Implementation and Benefits
  • Why Is Google Allowing Rich Snippet Spam?
  • Are Rich Snippets the New Generation of Spam?
  • The Ultimate Guide to Rich Snippets for SEO
Hướng Dẫn SEOSeo cơ bản

Hướng dẫn cách SEO website WordPress toàn tập mới nhất 2023

153

Khi bạn tìm đến đây thì có lẽ bạn đã nghe sơ qua về SEO đúng không? Vậy SEO là gì thì mình chắc không cần phải nói qua nữa.

Khi dùng WordPress, có thể bạn sẽ nghe nói WordPress hỗ trợ SEO rất tốt. Điều này cũng đúng nhưng nó chỉ đúng một phần bởi vì WordPress chỉ thật sự SEO tốt khi bạn cấu hình nó một cách chính xác, sử dụng các plugin hỗ trợ SEO đúng cách và tự tối ưu lại giao diện đạt chuẩn SEO.

Nếu bạn mới sử dụng WordPress mà chưa có kinh nghiệm SEO cho nó thì ở trong bài viết này, bạn sẽ có được một guide chi tiết nhất về việc SEO trong WordPress. Tại đây, bạn sẽ biết được cách thiết lập WordPress chuẩn SEO như thế nào, cách kết hợp các plugin ra sao, các công việc cần làm để hỗ trợ SEO tốt.

Bạn đã bắt đầu chưa? Hãy xem qua bảng nội dung phía dưới để chọn phần bạn muốn đọc nhé.

Thiết lập cơ bản cho WordPress để chuẩn SEO

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Mặc định WordPress sẽ có đường dẫn kiểu http://example.com/?p=123. Đường dẫn thế này sẽ không bao giờ chuẩn SEO vì nó không chứa các từ khóa của bài viết hoặc trang cần SEO lên đó, và quan trọng là kém chuyên nghiệp.

Hãy nhìn vào đường dẫn hiện tại của Thachpham.com:

https://thachpham.com/seo/seo-blog-wordpress.html

Đẹp chứ, mà lại có các từ khóa cần SEO nữa. Để làm được việc này, hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy đoạn bên dưới vào:

/%category%/%postname%.html
Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Cấu trúc trên nghĩa là đường dẫn bài viết của bạn sẽ có cấu trúc là http://domain.com/tên-category/tên-bài-viết.html.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một cấu trúc khác đó là:

/%postname%

Hãy nên nhớ rằng, bạn nên chọn cố định một cấu trúc đường dẫn để sử dụng vĩnh viễn bởi vì sau này nếu bạn đổi đi, các bài viết cũ sẽ bị lỗi 404 nếu bài đó vẫn còn lưu cache trên Google, như thế rất nguy hiểm.

Sử dụng tên miền có WWW hoặc không có WWW

Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

Để thiết lập, hãy vào Settings -> General và nhập tên miền theo cấu trúc mà bạn muốn.

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Lúc này, nếu bạn cố tình gõ www.example.com thì nó sẽ tự động chuyển sang dạng không có www. Nếu bạn có thiết lập DNS cho subdomain www thì nó sẽ tự động redirect về dạng tên miền không có www mà bạn đã thiết lập.

Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

Title và description ngoài trang chủ sẽ quyết định xem trang chủ website của bạn có thân thiện ngoài máy tìm kiếm Google hay là không.

seowp-titledescriptionoptimize

Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa tối ưu cho Title và Description

Để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì hãy nên dùng plugin SEO by Yoast (cũng là plugin mà mình sẽ hướng dẫn trong suốt bài này) để làm nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Xây dựng website chuẩn SEO

Lựa chọn theme chuẩn SEO

Mặc dù không nhất thiết phải có theme chuẩn SEO thì mới SEO được nhưng việc bạn có một theme chuẩn SEO thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi mới bắt đầu.

Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Dưới đây là các theme chuẩn SEO mà mình biết được:

Miễn phí

  • Các theme của Hybrid Framework.
  • SwiftThemes

Trả phí

  • Genesis Framework
  • Canvas Framework

Nhưng nhìn chung, có một vấn đề khi chọn theme chuẩn SEO là hãy chọn các theme ít hiệu ứng càng ít càng tốt, cấu trúc dạng blog để tăng tốc thời gian index nội dung mới trên website.

Tạo XML Sitemap và submit lên Google

XML Sitemap là một file bản đồ website có định dạng là .xml giống như cái này để giúp bot dễ dàng nhận được nội dung mới và index nó nhanh hơn.

Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website.

Bạn có thể xem video này để biết cách tạo XML sitemap trong WordPress và submit lên Google.

Tạo file robots.txt

File robots sẽ có tác dụng điều hướng các bọ của những cỗ máy tìm kiếm, bạn có thể “nói” cho nó biết thư mục nào là không được index. Hiện nay Google là máy tìm kiếm lớn nhất nên hầu như chúng ta chỉ tạo file robots dành cho bot của Google.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể tự tạo thủ công một file tên robots.txt và upload nó vào thư mục gốc của website WordPress (ngang hàng với wp-config.php), và thường là sẽ có nội dung là:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/

Nội dung trên nghĩa là bạn chỉ định toàn bộ bot tìm kiếm không được thu thập dữ liệu trong thư mục /wp-admin/ và /wp-includes).

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast để tạo bằng cách vào SEO >> Edit Files và ấn vào nút tạo nếu chưa có. Sau khi tạo xong nó đã thêm sẵn nội dung cho file này.

Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết

Nếu bạn đọc bài tại Thachpham.com thì chắc chắn sẽ thấy được mục Có thể bạn sẽ thích ở ngay cuối bài, ở đó nó sẽ hiển thị các bài liên quan mật thiết đến bài bạn đang đọc. WordPress có thể xác định được bài liên quan thông qua từ khóa trong nội dung, tiêu đề, tag và category.

Xem thêm: Các plugin tạo bài liên quan tốt nhất.

Về mặt ý nghĩa, các bài liên quan sẽ giúp bạn tăng cường liên kết sâu, kích thích người dùng xem nhiều trang hơn khi vào website bạn.

Tăng tốc website

Tăng tốc WordPress

Nếu website bạn có tốc độ tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho SEO hơn vì Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Mặt khác, website tốc độ cao sẽ giúp bot index được nhiều trang hơn.

Tốc độ của một website WordPress phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn có thể xem các bài thủ thuật tăng tốc WordPress nếu cần thêm kiến thức.

Nhưng trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website đó chính là tốc độ của hosting mà bạn đang dùng. Tốt nhất, hãy chọn ra các hosting có tốc độ tốt nhất để sử dụng.

Kết nối website với mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng tới SEO hay không thì mình không dám nói, nhưng mình chắc chắn một điều mạng xã hội sẽ giúp bạn có được không ít lượt truy cập vào website, ở Việt Nam thì mạng xã hội lớn nhất là Facebook.

Kết nối website với mạng xã hội ở đây nghĩa là:

  • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
  • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
  • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
  • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.

Vậy trong WordPress làm thế nào để làm các việc trên? Cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

  • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin.
  • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
  • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
  • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social

Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Trang lưu trữ này nó cũng giống như một sitemap nhưng đó là dành cho người đọc, nhưng nó cũng phần nào giúp bot tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung.

Ở trang lưu trữ này nó có thể liệt kê toàn bộ tags và categories hiện có, các bài viết theo từng chuyên mục,….Nói chung là nhìn vào trang này người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Để tạo trang lưu trữ, bạn có thể sử dụng các plugin sau:

  • Archives plugin
  • Clean my Archives

Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme

Thẻ heading (từ h1 đến h6) trong HTML sẽ giúp bot xác định được các thành phần quan trọng trên website. Số thẻ càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao (h1 là cao nhất và thấp nhất là h6).

Thông thường một theme chuẩn SEO sẽ có các thẻ heading là như sau:

  • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết.
  • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ.
  • H3: Dành cho tiêu đề widget.
  • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.

Để sửa các thẻ heading theo đúng ý mình thì nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chỉnh sửa theme WordPress và hiểu rõ cấu trúc của từng theme. Bạn có thể xem bài cấu trúc theme WordPress để tham khảo và mở ra để đổi lại các thẻ heading đúng ý mình.

Viết nội dung chuẩn SEO

Viết nội dung chuẩn SEO nghĩa là bạn viết bài trên WordPress làm thế nào để các bot tìm kiếm có thể dễ dàng phân tích nội dung, có đủ lượng từ khóa cần thiết để đạt thứ hạng cao nhất trên máy tìm kiếm Google.

Một nội dung chuẩn SEO sẽ bao gồm các yếu tố như:

  • Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, có từ khóa trọng tâm.
  • Sử dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) đúng cách trong bài.
  • Viết từ khóa cần SEO vào bài tối ưu.
  • Tối ưu thẻ <title> và meta description cho từng bài cần SEO.
  • Thêm các liên kết nội bộ vào bài tối ưu – tự nhiên.
  • Nội dung thân thiện, dễ đọc, tự nhiên để thu hút người dùng.

Tất cả các phần ở trên mình đã gom vào video này, bạn có thể xem qua để viết bài chuẩn SEO.

Xem thêm: 6 bước viết nội dung chuẩn SEO

Cải thiện thứ hạng với backlink

Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các liên kết này sẽ cải thiện thứ hạng website của bạn vì Google cho rằng các backlink sẽ giúp website được trỏ về tăng thêm độ uy tín, dẫn các bot từ website đặt liên kết và chia sẻ thứ hạng Pagerank.

Điều này có nghĩa là nếu website bạn có nhiều backlink chất lượng thì càng có nhiều khả năng có được thứ hạng cao trên Google.

Tham khảo: Thế nào là backlink chất lượng?

Comment trên blog khác để lấy backlink

Thông thường các website sử dụng WordPress sẽ giúp bạn có được backlink khi bạn bình luận trên đó vì liên kết trỏ về website sẽ được đặt ẩn bên dưới tên của bạn.

Hãy xem bình luận là cách bạn cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường mối quan hệ thay vì chỉ với mục đích xây dựng backlink vì hiện trạng bình luận theo kiểu “trống trơn” rất thường gặp, bình luận cho có để lấy backlink.

Viết bài trên blog khác (guest blog)

Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn.

Nên trỏ backlink về trang nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nên:

  • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian vì khi khách vào trang này, họ sẽ xem được nhiều trang khác.
  • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.

Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress

Ở phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm khác trong việc tối ưu On-page nâng cao nếu bạn cần website bạn linh động hơn trong việc tối ưu chuẩn SEO.

Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết

Nếu bạn có post/page viết ra không cần nó lên top thì tốt nhất là cho nó thẻ noindex để bot tìm kiếm bỏ qua khi vào đó. Thủ thuật này sẽ có tác dụng bot index được nhiều trang hơn vì mỗi quy trình crawl nội dung bot chỉ làm việc dựa trên thời gian nhất định.

Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast và chọn phần Advanced trong khi viết bài và chọn Meta Robots Follow là nofollow và Meta Robots Index là noindex.

Đặt noindex và nofollow post/page

Đặt noindex và nofollow post/page

Tương tự, bạn có thể đặt noindex và nofollow cho category/tag không cần thiết bằng cách vào Posts -> Categories và Posts -> Tags để chỉnh sửa. Nếu bạn có cài SEO by Yoast thì nó hỗ trợ tùy chọn đặt thẻ noindex cho tag và category.

Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa

301 redirect là kỹ thuật chuyển hướng website từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới nếu một ai đó truy cập vào địa chỉ cũ. Khi một bài viết bị xóa đi, người dùng sẽ nhận được lỗi 404 khi vào lại bài viết cũ đó. Lỗi này thường gặp khi bạn xóa đi một bài viết mà nó đã có mặt trên kết quả tìm kiếm.

Để sử dụng 301 redirect cho post/page, bạn có thể sử dụng tính năng 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

seowp-301redirectyoast

Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

Các liên kết mặc định sẽ có thuộc tính dofollow. Nếu một liên kết mà có thuộc tính nofollow như sau:

 <a href="http://google.com" rel="nofollow">Google</a>

Thì lúc đó bot sẽ không “chui” vào liên kết đó để thu thập dữ liệu, đồng thời không chia sẻ các yếu tố thứ hạng từ website bạn cho các liên kết.

Do đó, nếu có thể, hãy đặt thuộc tính nofollow cho toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng plugin WP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

Plugin giới hạn outlink

Lời kết

Toàn bộ quy trình SEO cho một website WordPress có thể sẽ không chỉ bao gồm các công việc mà mình đã đề cập phía trên mà nó còn chứa thêm nhiều kỹ thuật khác nữa mà trong đó có lẽ việc phân tích người dùng – phân tích SEO là quan trọng nhất mà cũng là khó nhất.

Thế nhưng, để làm các công việc đó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức SEO bền vững và bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về SEO cơ bản, đồng thời cũng là cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua kinh nghiệm của mình. Rất hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Hướng Dẫn SEO

3 bước SEO tiêu đề bài viết để tăng lượt truy cập

87

SEO (Tối ưu hóa máy tìm kiếm – Search Engine Optimization) luôn là một quá trình quan trọng mà chúng ta khi xây dựng blog đều phải làm mỗi ngày để mong muốn blog của mình có được thứ hạng tốt hơn trên các máy tìm kiếm. Không nói đến các kỹ thuật SEO-offpage, một trong những quy trình SEO-onpage quan trọng thông thường dành cho blog mà mình đã đề cập đến trong bài viết Hướng dẫn SEO cho blog WordPress đó là tối ưu hóa tiêu đề và thẻ meta description.

Bạn đã bao giờ hiểu được rằng vì sao trong những bài viết có chất lượng trên blog của bạn mà chỉ có một số bài viết nhận được nhiều lượt truy cập mặc dù tất cả các bài viết đều có chất lượng và tầm quan trọng tương đương. Khi gặp tình trạng đó, dù có hay không thì tất nhiên thứ hạng thấp trên các máy tìm kiếm đã là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bài viết của bạn bị “kìm hãm dưới đáy sâu” và ít ai biết tới các bài viết tuyệt vời đó.

Vì vậy muốn giải quyết được tình trạng này, điều đầu tiên chúng ta nên nghĩ tới bây giờ đó là làm thế nào để viết một tiêu đề bài viết có thể mang lại nhiều lượt truy cập bằng việc chiếm thứ hạng tốt trên máy tìm kiếm từ các truy vấn tìm kiếm liên quan. Nếu bạn chưa hình dung được vì sao một tiêu đề bài viết được tối ưu hóa sẽ mang lại nhiều lượt truy cập thì hãy thử hình dung 2 ví dụ sau đây:

  1. Cách cài đặt blog WordPress.
  2. Hướng dẫn chi tiết cài đặt blog WordPress cho người mới bắt đầu.

Nếu là bạn, bạn sẽ click vào bài viết nào đây? Thật ra bạn lựa chọn bài viết nào không quan trọng, quan trọng là tiêu đề thứ 2 mang nhiều từ khóa trọng tâm dành cho những newbie như “hướng dẫn chi tiết“, “người mới bắt đầu” và đó là những gì một người đang tìm hiểu cách cài đặt WordPress cần, cũng nhờ thế mà các máy tìm kiếm cũng ưu tiên kết quả của bạn lên những trang đầu hơn nhờ tính chi tiết ở tiêu đề bài viết.

Nào, mình nghĩ bạn cũng đã hình dung ra được sự quan trọng của một tiêu đề bài viết là như thế nào rồi. Nếu bạn có hứng thú thì hãy cùng mình tham khảo một số “mẹo vặt” để tối ưu hóa tiêu đề bài viết dưới đây.

3 bước để tối ưu hóa tiêu đề bài viết

Trước khi tiến hành viết tiêu đề thân thiện với máy tìm kiếm, chúng ta cần đặt ra một số yêu cầu bắt buộc như sau:

  • Tiêu đề phải liên quan mật thiết đến nội dung.
  • Tiêu đề không dài quá 70 ký tự bởi vì kết quả tìm kiếm chỉ hiển thị 70 ký tự đầu tiên ở tiêu đề.
  • Tiêu đề phải có ít nhất 1 từ khóa hoặc cụm từ khóa quan trọng trong bài viết.
  • Chỉ đặt tiêu đề sau khi hoàn thành bài viết.

Bước 1. Phân tích từ khóa trọng tâm

Phân tích từ khóa là một bước rất quan trọng mà bạn cần làm đầu tiên khi tiến hành tối ưu hóa tiêu đề. Bước này giúp bạn xác định được một từ khóa quan trọng và được nhiều người tìm kiếm để đưa nó lên tiêu đề. Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích từ khóa miễn phí như Google’s Keyword Tool. Nếu bạn chưa biết cách tận dụng nó để phân tích từ khóa thì hãy để mình giải thích vì sao chúng ta dùng công cụ này để tìm ra từ khóa tối ưu để đặt tiêu đề, giả sử mình đang chuẩn bị viết một bài viết nói về cách tạo một blog và mình sử dụng công cụ này để tìm ra từ khóa liên quan được nhiều người tìm kiếm nhất để đưa lên tiêu đề.

Đầu tiên là chúng ta truy cập vào trang chủ Google’s Keyword Tool và sau đó là nhập một từ khóa liên quan, tùy chọn một số bộ lọc nâng cao phù hợp và bắt đầu nhấn nút tìm kiếm để tra cứu các từ khóa liên quan. Ở đây mình sẽ lấy từ khóa “tạo blog” làm từ khóa trọng tâm để tìm các từ khóa liên quan.

3 bước SEO tiêu đề bài viết để tăng lượt truy cập 21

Sau đó nó sẽ liệt kê các từ khóa liên quan ở phía dưới bao gồm các thông tin quan trọng như mức độ cạnh tranh, số lần tìm kiếm mỗi tháng trong quốc gia và toàn cầu. Trong phiên bản mới của Google’s Keyword Tool nó cho phép hiển thị những nhóm từ khóa mang cùng nội dung giúp bạn dễ dàng xác định xem chủ đề bạn đang viết nằm trong nhóm từ khóa nào. Các bạn có thể tra cứu từ khóa bằng tiếng Việt không dấu, Google đủ thông minh để xếp chúng vào các từ khóa có dấu.

3 bước SEO tiêu đề bài viết để tăng lượt truy cập 22

Chắc các bạn cũng đã hình dung ra việc làm tiếp theo của chúng ta là gì rồi. Bây giờ chúng ta sẽ xác định xem từ khóa nào liên quan đến nội dung cần viết và tất nhiên từ khóa đó phải được nhiều người tìm kiếm mỗi tháng. Ở ngay đoạn mình bôi màu vàng là nơi bạn có thể tùy chỉnh sắp xếp kết quả theo thứ tự tăng/giảm dần. Còn ngay thông tin bôi màu tím hồng là thông tin của từng cột dữ liệu tương ứng.

Bước 2. Chèn từ khóa trọng tâm vào tiêu đề bài viết

Ở bước 1 chúng ta đã tiến hành chọn lọc từ khóa trọng tâm mà xác định sẽ đưa nó vào tiêu đề. Trước khi phân tích từ khóa, mình có ý định đặt tiêu đề cho bài viết của mình là “Hướng dẫn thành lập một blog” nhưng sau khi phân tích, chắt lọc, thêm thắt và lược bỏ thì mình có một tiêu đề mới tối ưu hóa hơn đó là “Hướng dẫn cách tạo blog trong 10 phút“..Wow, nghe có vẻ hấp dẫn và nếu mình gặp một bài viết nào mang tiêu đề tương tự như thế này thì sẽ click vào luôn và ngay.  😀

Nhưng thực chất bạn chỉ tối ưu hóa được 80% ở bước này thôi, còn 20% nữa mà chúng ta nên biết và tìm hiểu cách áp dụng ở bước 3 dưới đây.

Bước 3. Sử dụng những con số

Bước này chắc chắn sẽ không thể áp dụng trong mọi trường hợp nhưng nếu có thể thì bạn nên sử dụng nó như một cách làm tăng tính rõ ràng của bài viết. Giả sử như mình đặt một tiêu đề như “Hướng dẫn viết blog tối ưu hóa”, nghe cũng có vẻ hấp dẫn đấy nhưng như thế chưa thật sự rõ ràng cho lắm, người đọc sẽ không biết họ cần làm gì để viết blog tối ưu hóa. Chúng ta sẽ thay đổi nó thành một tiêu đề khác có sử dụng những chữ số để làm tăng tính rõ ràng của bài viết xem sao nhé, tiêu đề ta có được bây giờ là “10 bước nên làm để viết blog tối ưu hóa”.

Đó, tiêu đề bạn như thế thì chắc chắn người đọc sẽ hình dung ra được rằng “WTF, 10 bước ư? sao phức tạp quá vậy, để mình xem thử coi nó thế nào mà đến tận 10 bước“..bụp…bạn đã nhận được một lượt truy cập từ máy tìm kiếm.  :hungry:

Bonus Tips – Tối ưu hóa permalinks cho bài viết

Nếu bạn đang sử dụng WordPress hay Blogspot, permalinks của bài viết sẽ tự động gắn luôn tiêu đề của bạn vào permalinks. Trong một số trường hợp, liên kết bài viết của bạn trở nên lỉnh kỉnh hơn và lặp đi lặp lại những từ khóa vô nghĩa ở tiêu đề. Ví dụ như sau:

http://thichviet.com/10-buoc-de-viet-blog-toi-uu-hoa.html

Chúng ta sẽ tiến hành “dọn dẹp” một số từ khóa không cần thiết để đưa vào liên kết bài viết, cụ thể là ta sẽ bỏ từ “để” và số “10” kia để liên kết bài viết ngắn gọn hơn mà vẫn nói lên được nội dung của bài viết.

http://thichviet.com/viet-blog-toi-uu-hoa.html

Và bây giờ ta đã có được một tiêu đề bài viết thật tối ưu và cuốn hút giúp bạn dễ dàng nhận được nhiều lượt truy cập từ các máy tìm kiếm. Mình không chắc chắn rằng những cách ở trên là thật sự chính xác và đúng kỹ thuật nhưng với những gì mình đã và đang làm thì mình tin rằng những gợi ý trên sẽ cải thiện đáng kể so với những cách đặt tiêu đề thông thường. Ở bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách tối ưu hóa thẻ meta description cho phù hợp với tiêu đề đã được tối ưu hóa.

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Từ khóa Seo là gì? Cách đặt từ khoá để tối ưu SEO On-Page

106

Đặt từ khóa để tối ưu SEO On-pageQuy trình SEO On-Page phụ thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.

Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để Google có thể xác định được từ khoá của nội dung. Trên thực tế nhiều chuyên gia SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ duyệt vào danh sách spam.

SEO is always a two part process, there’s off-page SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your desired keywords properly inside your content). If you want a more general advice, you’ll have to go to one of many SEO blogs out there.

Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.

Giữ cho văn bản thật tự nhiên

Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi chúng ta quá quan trọng các từ khoá trong nội dung nên đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ khoá có thể. Nó giống như là thế này.

Tránh nhét từ khóa để SEO On-page

Nhìn sơ qua đoạn văn bản trên thì người đọc cũng biết là nó đang nói về “thủ thuật”, nhưng làm thế nào để cảm thấy có hứng thú khi đọc một văn bản mà các từ khóa lặp đi lặp lại với tần suất kinh khủng như vậy? Người mình còn chịu không được thì bot làm sao chịu được. Mặc dù biết rằng khi chúng ta nói về một vấn đề nào đó thì từ khóa chủ đạo sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng trên thực tế các văn bản có chất lượng họ sẽ tránh tình trạng lặp đi lặp lại một từ nào đó, dù nó là bất cứ từ khóa nào đi chăng nữa nhằm để văn bản trở nên tự nhiên hơn.

Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).

Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.

Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.

Tips: Sử dụng plugin SEOPressor để tăng cường SEO On-page.

Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page

Thẻ Title – Tiêu đề

Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong cặp thẻ <h1> là tốt nhất.

Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.

Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google

Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.

Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung

Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.

Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung (post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.

  1. WordPress SEO by Yoast
  2. SEO Ultimate
  3. All in One SEO Pack

Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng 140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề phụ – Subheading

Sử dụng tiêu đề phụ để tối ưu SEO On-page

Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề phụ như:

Sử dụng tiêu đề phụ để SEO On-Page

Như ở ví dụ trên, mình lấy thẻ h2 cho phần chính (SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.

Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.

Thẻ alt cho hình ảnh

Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.

Tips: Sử dụng plugin SEO Friendly Images để tự động lấy tiêu đề bài viết làm thẻ alt, title cho hình ảnh trong WordPress.

Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt (Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết bài.

Hướng Dẫn SEOSeo cơ bản

4 việc nên làm để SEO bài viết cho mọi blogger

99

4 việc làm để SEO bài viết

Tối ưu hóa từng trang nội dung luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu để cải thiện thứ hạng của blog sau khi thuật toán Google Panda ra mắt (trích dẫn từ bài 7 bí mật của Google Panda), điều đó có nghĩa là nếu bạn đang là một blogger thì mỗi bài viết của bạn trên blog phải được tối ưu hóa thật sự để có thể cải thiện thứ hạng cho blog trên máy tìm kiếm.

Mình chưa nói đến việc viết bài như thế nào cho hợp lý, cho chất lượng vì đó là lựa chọn riêng của mỗi người, bạn có thể viết thế nào đấy tùy thích miễn là người đọc hiểu được những gì bạn truyền tải. Thế nhưng một bài viết chất lượng không chỉ có nội dung tốt mà còn phải được tối ưu hóa đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi nhất để bot tìm kiếm đánh chỉ mục và được đánh giá cao thông qua việc sử dụng từ khóa thích hợp và tối ưu. Sau nhiều kinh nghiệm rút ra từ việc viết blog, mình xin giới thiệu đến các bạn 4 việc cần làm khi viết bài để SEO bài viết tốt hơn nhằm cải thiện thứ hạng.

1. Hiểu được mình sẽ viết gì

Mục tiêu chính của bài viết là cung cấp những thông tin bổ ích cho độc giả. vì thế trước khi “đặt bút” viết bất cứ một cái gì thì bạn nên dành ra khoảng một lượng thời gian nhất định xem xét rằng mình sẽ viết gì, nội dung như thế nào, giá trị cung cấp cho độc giả ra sao, những ai cần xem nó và quan trọng là nó có phù hợp với xu hướng hiện tại hay không.

Các blogger chúng ta đôi khi mắc một sai lầm phổ biến đó là tập trung quá nhiều vào việc tạo ra nội dung để phục vụ người đọc nhưng lại không thật sự dành ra tối đa thời gian để chăm chút phần nội dung cho nó. Một bài viết được gọi là chất lượng khi nó vừa diễn đạt đầy đủ và chuyên sâu những nội dung từ blogger gửi gắm tới người đọc và nó phải được nhiều người ủng hộ – nghĩa là nhiều người thích nó. Dưới đây là một số 5 nội dung có thể khiến độc giả quan tâm:

  1. Viết hướng dẫn – tutorials chi tiết về một chủ đề nào đó.
  2. Viết về những sự kiện nào đó có thể gây tranh cãi. Cách này hơi nguy hiểm nhưng rất có hiệu quả.
  3. Viết bài theo kiểu danh sách như “5 thủ thuật viết bài để SEO”, “10 món ăn tốt nhất cho mùa hè”.
  4. Viết lại và bổ sung chi tiết cho những tin tức đang hot trên thị trường.
  5. Quăng gạch ném tạ những bài viết khác hoặc những vấn đề nào đó.

Xem thêm Các kiểu bài viết dễ thu hút người đọc.

Có một vài kiểu trong 5 cách trên có thể không tốt cho việc SEO, nhưng nó có thể khiến độc giả của bạn thích thú. Vì vậy muốn được Google ưu ái, website của bạn phải được sự ưu ái của các độc giả trước.

2. Tập trung tăng lượt truy cập trước

Return Visitor rất quan trọng khi làm SEO

Nếu bạn đặt ra mục tiêu là phải SEO blog lên top tìm kiếm và khi nào nhận được các lượt truy cập từ máy tìm kiếm nghĩa là thành công. Nhưng trong quá trình SEO, bạn không nên chờ đợi các lượt truy cập đến từ máy tìm kiếm mà thay vào đó là tìm đủ mọi cách để tăng lượt truy cập ngay trong những ngày đầu triển khai blog, điều đó vô cùng có lợi trong việc đánh giá thứ hạng website của bạn trên máy tìm kiếm.

Như mình đã nói ở bài về Google Panda, Return Visitor bây giờ luôn được đánh giá cao và nó là một trong những nguyên nhân khiến cho một số website tuy không được tối ưu hóa tốt nhưng vẫn đạt thứ hạng cao sau khi thuật toán Google Panda cập nhật. Đó chính là nhờ vào việc họ có những nội dung chất lượng để cho những khách truy cập phải thường xuyên ghé thăm website bạn đều đặn. Nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình một số return visitor, hãy tranh thủ thời gian gửi bài lên các mạng xã hội và gào thét hô hào bạn bè vào đọc, dĩ nhiên là nếu họ đã thích rồi thì bạn đã có ngay một return visitor vô cùng có giá trị.

Có một số ý kiến cho rằng lượt truy cập ở các mạng xã hội là không thật sự lâu dài, nhưng nếu bạn làm đều đặn công việc gửi những bài viết có giá trị lên đó thì bạn sẽ nhận được rất nhiều return visitor. Tại sao? giả sử như tài khoản facebook của bạn có 500 người bạn, khi bạn đăng tải lên thì có 50 người có thói quen nhấp vào các liên kết của bạn, và dĩ nhiên khi bạn gửi các bài viết của bạn lần thứ 2, lần thứ 3 thì họ vẫn nhấp vào để xem, đó là Return Visitor. Chưa kể nếu họ thích các bài viết từ bạn, thì họ sẽ theo dõi tất cả những gì bạn đăng tải lên.

3. Sử dụng từ khóa chính xác với mật độ thích hợp

Sử dụng từ khóa tối ưu để cải thiện thứ hạngTừ khóa là cốt lõi của công việc SEO và SEO nghĩa là phương pháp khai thác từ khóa hiệu quả. Vì vậy nếu muốn bài viết của bạn được thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì bạn phải nhận thức ngay về tầm quan trọng của nó trong bài viết.

Một từ khóa chính xác nghĩa là nó phải miêu tả đúng nội dung trong bài viết của bạn để diễn đạt, các từ khóa này không nhất thiết phải là dài hay ngắn, miễn sao nó phù hợp với mục đích sử dụng của bạn. Theo lời khuyên của mình thì bạn không nên sử dụng các từ khóa ngắn chung chung như “nấu ăn”, “viết blog”, “bán hàng”..v.v..mà hãy sử dụng một cụm từ khóa miêu tả chính xác như “Cách nấu món bún bò Huế”, “Hướng dẫn viết blog kiếm tiền”, “Kỹ năng bán hàng trên mạng”…Bởi theo nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm sử dụng Google của mọi người dùng Internet tại Việt Nam và trên thế giới đã tăng cao, vì thế họ đã không còn sử dụng các phương pháp tìm kiếm với các từ khóa chung chung nữa mà sẽ tập trung vào các từ khóa đúng với mục đích của họ.

Về mật độ từ khóa (keyword density) thì trước tiên mình cần nhắc lại công thức tính tỷ lệ mật độ từ khóa (keyword density) như sau:

Keyword Density = (Nkr/Tkn)*100

Keyword Density: Nghĩa là mật độ của từ khóa, biểu diễn bằng đơn vị %

Nkr: Số lần lặp lại của một từ khóa

Tkn: Tổng số từ trong văn bản

Ví dụ nếu mình có một đoạn văn 2.500 chữ với một từ khóa lặp lại 15 lần thì mình tính như sau

(15/2500)*100 = 0,6%. Đây chính là tỷ lệ mật độ từ khóa có trong bài viết.

Ngoài ra còn rất nhiều cách tính phức tạp khác để sử dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, mình sẽ đề cập tới nó vào bài viết khác.

Không lạm dụng mật độ từ khóa

Vậy một bài viết hợp lý mang mật độ từ khóa bao nhiêu là thích hợp?

Mình biết có nhiều người khuyên là nên đặt mật độ từ khóa vào khoảng 3 – 5% nhưng theo kinh nghiệm của mình thì chỉ nên từ 1% – 3% mà thôi nếu không muốn tăng nguy cơ bị liệt vào sổ đen của Google.

4. Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions

Thẻ title được xem như là “bộ mặt” của blog bạn trên các máy tìm kiếm khi nó sẽ hiển thị ra trang kết quả tìm kiếm. Nếu title bài viết của bạn được viết thật hấp dẫn thì sẽ có nhiều người click vô liên kết của bạn khi họ thấy nó. Mặt khác, nó cũng là đặc điểm chính để các máy tìm kiếm xác định nội dung của bài viết để so sánh sự tương quan của nó. Vì vậy nếu bạn muốn kết quả của mình hiển thị ở những trang đầu tiên của máy tìm kiếm thì hãy tối ưu hóa thẻ title thật tốt.

Tối ưu hóa thẻ title nghĩa là sao?

Nghĩa là thẻ title của bạn phải chứa một từ khóa trọng tâm của bài viết, mang độ dài không quá 65 ký tự và quan trọng nhất là người xem bình thường phải hiểu được nó (không hiểu thì sao mà họ muốn click vào). Mặt khác, nếu muốn từ khóa của bạn chiếm ưu thế thì nên đặt từ khóa lên đầu tiên của bài viết, ví dụ như sau:

  • Công thức nấu các món ăn cho mùa hè
  • Thuật toán Google Panda và 7 bí mật nằm sau nó
  • Hướng dẫn làm trang bán hàng với plugin Ecwid


Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định thứ hạng trên máy tìm kiếm đó là thẻ Meta Descriptions, thẻ này được sử dụng với mục đích viết miêu tả thêm nội dung và thẻ title để người đọc tìm kiếm thông tin thêm và bị giới hạn hiển thị là 140 ký tự. Thông thường người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa thẻ meta descriptions bằng cách thuật loại nội dung của bài viết bằng các từ khóa quan trọng như:

Hướng dẫn cài đặt blog WordPress chi tiết có hình ảnh và cách tối ưu hóa blog WordPress, cách cài đặt blog WordPress trên hosting sử dụng cPanelX.

Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì nếu bạn tối ưu hóa thẻ title tối đa nhưng không miêu tả được nội dung của blog thì bạn nên tiến hành miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions, không nhất thiết phải chèn các từ khóa quan trọng. Ví dụ như nếu mình có title bài viết là “Công thức nấu các món ăn cho mùa hè” thì mình sẽ miêu tả thêm ở thẻ meta descriptions là “Hướng dẫn nấu các món chè ăn giải khát cho mùa hè, công thức các món canh giải nhiệt

Bonus: Cách sử dụng category và tag phù hợp

Quyết định đăng hoặc bỏ bài viết

Sau khi bạn đã làm tất cả những việc làm ở trên ^ và bạn đã có trong tay một bài viết hoàn chỉnh, vậy lúc này bạn nên quyết định xem nên đăng nó lên blog để phục vụ những độc giả đang háo hức đợi từng bài viết của bạn hay chấp nhận quăng nó vào sọt rác.

Tại sao lại có lựa chọn bỏ bài viết ở đây?

Không ai muốn một bài viết nào của mình phải bỏ đi cả vì nó là những công sức và tâm huyết của mình khi lên kế hoạch viết một bài. Đăng bài liên tục là một cách tốt để duy trì lượt truy cập cho blog hay cạnh tranh các ý tưởng mới mang những từ khóa phổ biến. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là liệu bài viết đó của bạn có đáng đăng lên hay không hay nó chỉ làm những người đọc thất vọng về sự chờ đợi của họ. Nếu bạn đã quen cung cấp cho độc giả các thông tin nóng hổi, mới nhất thì tốt nhất đừng đăng lại các nội dung cũ kỹ. Hoặc nếu blog bạn chuyên viết hướng dẫn, phân tích về chủ đề kỹ thuật thì tốt nhất đừng đăng một bài viết về khảo sát tình dục học gì gì đấy. Chỉ vậy thôi.

Bạn đã làm đủ 4 việc làm này chưa?

Nãy giờ bạn đã xem qua những lời chia sẻ dài dòng về những việc làm để SEO bài viết cho blogger, vậy nói tóm lại khi viết bài, nếu bạn muốn bài viết đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Nội dung thu hút, nhiều người tìm kiếm.
  2. Tập trung tăng lượt truy cập trước, SEO sau.
  3. Sử dụng từ khóa hợp lý.
  4. Tối ưu hóa thẻ title và meta descriptions.
  5. Bonus: Cách sử dụng Tag và Category hợp lý.

Vậy hiện tại bạn đã làm đủ các bước này chưa? Và bạn thấy hiệu quả nó mang lại như thế nào?

Hướng Dẫn SEO

Mẹo nhỏ để tăng tốc Google index website nhanh hơn

84

Ở thời buổi thị trường nào cũng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc SEO website lại càng khó khăn hơn. Không có gì khó hiểu khi nhà nhà đều biết SEO, người người đều biết đưa website lên top tìm kiếm thì ai chấp nhận cảnh có thứ hạng thấp bao giờ!? Lúc này, có một phương thức duy nhất để cạnh tranh cao nhất đó là cố gắng nội dung website có mặt trên Google càng nhanh càng tốt và sẽ tốt hơn nếu nó được “may mắn” nằm ở trang 1.

Đặc biệt, nếu những ai đang làm affiliate theo thời vụ thì điều này càng quan trọng hơn, ví dụ như đợt Black Friday 2012 sắp tới, nếu như bài của ai được Google index nhanh nhất thì coi như nắm 60% cơ hội lên top tìm kiếm. Vậy chúng ta phải làm gì để Google index wesbsite nhanh hơn? Cũng không có gì quá phức tạp cả, chỉ cần một chút yếu tố SEO On-page thật tốt và xây dựng backlink thật chính xác thì sẽ có hiệu quả tức thì. Mời các bạn theo dõi một vài cách tăng tốc Google index website dưới đây mà mình đúc kết lại từ chính việc thực hiện và trải nghiệm trên Thach Pham Blog.

Những điều kiện cần thiết để Google index blog nhanh hơn

Cải thiện tốc độ website

Như mình đã nói ở bài giới thiệu SEO, muốn bot tìm kiếm crawl và index dữ liệu nhanh hơn thì bạn phải đảm bảo tốc độ của website luôn được thông suốt, không bị downtime thường xuyên. Nếu các bạn sử dụng WordPress thì có thể sử dụng một vài plugin WordPress hỗ trợ tăng tốc thì sẽ đạt được hiệu quả rất cao.

Thời gian tải trang của Thach Pham Blog

Đồng thời việc chọn máy chủ hosting cũng rất quan trọng, mình đã từng phân tích rằng nếu bạn sử dụng hosting nước ngoài thì bot sẽ index và crawl website nhanh hơn. Xung quanh ý kiến này thì còn có rất nhiều ý kiến trái chiều khác và nó vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi. Nhưng có một thực tế là mình vẫn đang sử dụng hosting quốc tế, bạn có thể xem danh sách host quốc tế có tốc độ tốt nhất tại đây. Các bạn có thể thấy bạn ở Việt Nam vẫn truy cập vào blog mình nhanh như thường.

Cấu trúc HTML và CSS hợp chuẩn W3C

Một website sử dụng cấu trúc các thẻ HTML và CSS hợp chuẩn do W3C quy định sẽ giúp bot dễ dàng xác định nội dung dễ dàng và chỉ tập trung vào index các thành phần chính. Thông thường các theme chất lượng cao hiện nay đều ưu tiên vào việc viết nội dung HTML hợp chuẩn, đặc biệt là các Framework Theme. Bạn có thể kiểm tra cấu trúc HTML của blog mình có hợp chuẩn hay không tại W3C Validator. Thông thường thì hiếm trường hợp xảy ra Error và Warning, nhưng nếu con số của bạn dao động từ 0 đến 50 là ok. Do mình custom hơi nhiều và chưa có thời gian fix nên xuất hiện hơn 70 error.

Nội dung không trùng lặp

Đây là điều kiện cuối cùng, Google sẽ xác định được đâu là nội dung đã được đăng trước đó và nội dung của bạn phải trải qua một khâu “kiểm dịch” bởi các thuật toán của nó, như vậy sẽ làm mất thời gian để có thể được index. Nếu muốn được index nhanh và lên top cũng nhanh thì tốt nhất đừng nên copy bài của người khác, các bạn có thể tự viết lại theo một nội dung có sẵn ở đâu đó, vì dù gì thuật toán của Google cũng xoay quanh các con số và chữ cái của từ khóa.

Rồi, nếu bạn đã cố gắng chỉnh sửa lại website cho phù hợp với 3 tiêu chí trên thì bây giờ chúng ta có thể tham khảo qua một vài thủ thuật tăng tốc thời gian index blog, và thủ thuật này chỉ áp dụng cho máy tìm kiếm Google.

6 thủ thuật tăng tốc Google index blog

Chỉ cho phép Google index Pages, Posts và Categories

Thuộc tính noindex và nofollow

Đây là một phương pháp đã được mình áp dụng từ buổi sơ khai blog đến bây giờ và mình thấy thiệt hại của nó chẳng đáng gì so với lợi ích mà mình nhận được. Mặc định của WordPress và các nền tảng khác đều cho phép bot tìm kiếm crawl và index ở bất cứ đâu trong blog. Điều này cũng tốt nếu như bạn muốn blog của mình có đủ mọi thành phần trên Google, nhưng liệu như thế có tốt không?

Thật sự không tốt chút nào vì chúng ta chỉ thật sự cần Google để ý tới posts, pages và categories trong blog vì chỉ với 3 nội dung đó là chúng ta có thể truyền đạt đầy đủ những nội dung tới người dùng trên máy tìm kiếm rồi, và đó cũng là 3 thành phần nội dung quan trọng nhất trong blog. Mình cũng đính chính luôn là việc sử dụng tag đối với SEO trong thời buổi hiện nay gần như không đạt hiệu quả cao nữa, vì vậy mình cũng cho nofollow và noindex nốt.

Nếu như bạn “dám” thử thì hãy đặt thuộc tính “nofollow”, “noindex” ở tất cả khu vực có trong blog và chỉ chừa ra pages, posts và categories thôi. Trong plugin SEO by Yoast có tính năng đặt thẻ noindex và nofollow cho một vài chỗ mà mình muốn, hoặc bạn có thể sử dụng plugin Easy Nofollow & Noindex.

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt chế độ noindex và nofollow vào các pages, categories và posts không quan trọng. Để đỡ làm mất thời gian của bot hơn.

Và để tối ưu hơn nữa, bạn nên tạo một sitemap chặn bot mò tìm tới các vị trí không cần thiết, bạn có thể tham khảo nội dung file robots.txt của mình.

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
Disallow: /wp-content/
Disallow: /page/*
Disallow: /search?q=*
Disallow: *?replytocom
Disallow: */attachment/*
Disallow: /images/
Sitemap: https://thachpham.com/sitemap.xml.gz

Mà nãy giờ mãi lo chém gió mà quên nói vì sao mình lại làm như vậy, đơn giản là mình đang cố làm cho bot chỉ tập trung vào 3 thành phần chính này của blog và chắc chắn nó chỉ quanh quẩn ở 3 thành phần này mà không lưu lạc đi một nơi xa xăm nào khác, như vậy là nó chỉ lo tập trung crawl và index 3 thành phần này thôi.

Tăng cường backlink nội bộ – Internal Linking

Bạn có thể thấy hầu như bài viết nào mình cũng trỏ đến ít nhất một bài viết thật sự liên quan và kỹ thuật này mình đã có nhắc qua ở bài viết Các plugin tăng cường backlink nội bộ. Lý do thì cũng dễ hiểu vì các thuộc tính internal link trong blog của bạn đều mang dofollow, như vậy là nếu bài viết của bạn có trỏ link cho nhau thì sau khi bot tìm kiếm crawl được nhiều trang cùng một thời điểm hơn. Thêm một cách áp dụng rất hiệu quả nữa là sau khi viết xong bài mới, hãy chọn ra 1 bài viết cũ liên quan mà nó nhận được nhiều traffic và thứ hạng trên kết quả tìm kiếm cao nhất để chèn link đến bài viết mới. Nếu bạn làm internal linking tốt thì sẽ giúp được người đọc có cơ hội xem nhiều nội dung trên blog của bạn hơn, từ đó tỷ lệ bounce rate sẽ giảm xuống rõ rệt.

Tips: Không nên internal link đến các tag mà nhiều người vẫn hay dùng, vì theo bài này thì chúng ta đã đặt nofollow, noindex cho tag. Như vậy thì khiến bài viết thêm rối mắt hơn.

Submit XML Sitemap

Cái này thì chắc ai học SEO cơ bản thì đều biết qua rồi và nó luôn là việc không thể thiếu khi triển khai một dự án website dù lớn hay nhỏ. Các URL có trong XML Sitemap sẽ được submit lên Google thông qua công cụ Google Webmaster Tool, khi đó mỗi khi website bạn có nội dung mới, các URL mới đó sẽ được gửi lên máy chủ Google để bot tiến hành crawl và xét duyệt để index, nó không cần phải tốn công mò tìm các URL mới đó nữa.

Bạn có thể sử dụng plugin Google XML Sitemap để tạo một sitemap hợp chuẩn với Google trong WordPress. Lời khuyên của mình là đừng nên sử dụng một plugin tạo sitemap nào khác ngoài cái này, kể cả tính năng tạo sitemap của WordPress SEO by Yoast cũng thật sự không tốt cho lắm.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn submit sitemap lên Google

Đăng bài lên các trang mạng xã hội và social bookmarking

Kể từ năm 2012 trở đi, các xu hướng tương tác website với các mạng xã hội được Google chú ý nhiều hơn và khuyến khích các webmaster nên triển khai các hoạt động quảng bá nội dung trên các mạng xã hội, mà chúng ta sẽ hiểu đơn giản là đăng bài viết lên đó. Ở bài này mình sẽ chưa vội đề cập đến các lợi ích từ mạng xã hội đối với SEO mà chỉ gói gọn nó vào mục đích làm Google index website nhanh hơn. Mình luôn luôn đăng bài lên các mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Google+ sau khi đăng một bài và dường như Google cũng chú ý đến điều đó.

Bạn có thể đăng bài viết lên các trang mạng xã hội bằng tay hoặc bằng các plugin hỗ trợ đăng tự động như Social Networks Auto-Poster. Ngoài ra nếu có thời gian và chút kinh phí, hãy sử dụng thêm dịch vụ Onlywire để tự đăng bài lên các trang social bookmarking, mình không biết nó thực sự sẽ hiểu quả ra sao nhưng kể từ khi mình sử dụng nó thì tốc độ index bài của blog mình đã tăng lên đáng kể. Đồng thời cũng đừng quên chèn các nút chia sẻ vào blog để độc giả phụ giúp bạn một tay.

Cùng lúc đó, bạn cũng nên sử dụng Pingler ping website và ping RSS mỗi tháng 2 lần để đảm bảo luôn được bot ghé thăm và index. Nhưng hãy cân nhắc vì khi dùng các dịch vụ ping kiểu này thì bạn sẽ “được” các spammer ghé thăm blog thường xuyên và spam rất nhiều, vì vậy trước khi dùng bạn nên cài thêm Akismet để chống spam.

Tăng cường SEO On-page cho bài viết

Xác định từ khóa chính trong bài viết và đặt từ khóa, thẻ title và meta descriptions thích hợp sẽ giúp Google index nhanh hơn vì nó luôn phải xác định nội dung của bạn đang nói về cái gì rồi mới index, vì vậy hãy giúp nó hiểu nhanh hơn các bài viết của bạn nhé.  :sexy:

Xem thêm: Hướng dẫn SEO On-page hiệu quả cho bài viết

Tăng cương xây dựng backlink dofollow

Backlink dofollow sẽ giúp bạn lấy lượt truy cập của bot tìm kiếm từ các trang khác, đặc biệt là các trang có PR cao, thứ hạng cao vì đó là những trang luôn được bot tìm kiếm ghé thăm thường xuyên để index nội dung. Bạn có thể tham khảo series Cách xây dựng backlink của mình để tìm ra hướng xây dựng backlink thích hợp.

Sử dụng công cụ Fetch as Google

Công cụ này sẽ giúp bạn gửi trực tiếp liên kết cần index đến Google mà không cần đợi bot truy cập vào website nên tốc độ chắc chắn sẽ nhanh hơn. Xem hướng dẫn

Lời kết

Nếu căn cứ theo một quy trình SEO tự nhiên và hợp pháp thì những thủ thuật ở trên có lẽ là đủ để blog của bạn được Google index bài thường xuyên và nhanh hơn. Đó là những kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện trên chính blog này và điều đó là lý do tại sao mình đã từng cam kết với các guest blogger tại đây sẽ được index bài trong 5 phút. Và bây giờ bạn có thể thấy bài này đã được đưa lên Google chỉ sau 3 phút,. Bởi vì index nhanh nên title chưa được hoàn thiện 😀

Index sau 1 phút

Nếu bạn có những cách nào hay hơn để giúp Google index blog nhanh, hãy chia sẻ với mọi người ở dưới phần bình luận để cho mình và mọi người cùng học hỏi những kinh nghiệm quý giá đó nhé.

Hướng Dẫn SEO

Tăng tỷ lệ CTR cho từ khóa trên Google Search

72

Thủ thuật tăng CTR cho từ khóa

Click Through Rate (CTR) trên Google Search nghĩa là tỷ lệ nhấp vào link so với tần suất hiển thị và tất nhiên nó sẽ biểu diễn dưới đơn vị phần trăm. CTR được mình nhắc đến trong bài 7 bí mật của Google Panda như một cách nói lên tầm quan trọng của nó trong việc cải thiện thứ hạng trên máy tìm kiếm cũng như tăng giá trị cho một từ khóa mà bạn đang giữ top, đồng thời CTR cũng có thểsẽ giúp bạn tăng Sitelinks rất hiệu quả. Vị trí của website bạn càng cao trên kết quả tìm kiếm thì tỷ lệ CTR cũng càng cao, nhưng đôi khi vị trí website lại không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ CTR mà sẽ phụ thuộc khá nhiều về những thành phần khác như Title, Meta Descriptions, Rich Snippets..v..v..và đối với những người tìm kiếm có kinh nghiệm thì họ sẽ phải e dè khi click vào một số website mang vài yếu tố không thu hút mà sẽ chọn những website phù hợp hơn, vậy phù hợp ở đây là như thế nào? Trong bài viết này mình sẽ cho bạn thấy 7 cách để có thể thu hút lượt click trên máy tìm kiếm, hoặc có thể nói là cách tăng CTR cho từ khóa.

1. Viết tiêu đề hấp dẫn, gây tò mò

Nhiều xu hướng SEO phổ biến đã tồn tại hàng năm qua đó là tối ưu thẻ title quá mức để họ đạt thứ hạng cao hơn. Nhưng thật đáng tiếc là nếu chúng ta làm như vậy sẽ vô tình làm giảm hiệu suất người dùng nhấp vào trên các kết quả tìm kiếm vì nhìn tiêu đề giống như chúng ta đang spam từ khóa hơn là tối ưu, hoặc các từ khóa đó không phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Hầu hết những người sử dụng có kinh nghiệm đều tránh click vào các trang mang tiêu đề như vậy và họ thất thoát rất nhiều CTR mặc dù chiếm thứ hạng cao. Để cải thiện điều này, các bạn nên đặt title với số lượng từ khóa vừa đủ (từ 60 đến 70 ký tự) và tốt nhất là nó là một câu hoàn chỉnh. Nếu các bạn lo tiêu đề này có thứ hạng thấp thì hãy chuyển từ khóa trọng tâm lên đầu tiên và đặt những từ khóa phụ thu hút ở đằng sau.

Tăng CTR với thẻ title hấp dẫn và gây tò mò

Và dĩ nhiên là tránh đặt title vô bổ như thế này

spam thẻ title

Xem thêm: Tối ưu thẻ title để tăng lượt truy cập.

2. Tối ưu thẻ thẻ meta description

Thẻ meta có chức năng viết mô tả thêm cho nội dung trong trang mà thẻ tiêu đề không thể diễn tả hết được với giới hạn 70 ký tự trên Google Search. Thế nhưng có nhiều người lại dùng nó như một cách spam thêm từ khóa trọng tâm vì họ lo rằng spam ở title là chưa đủ  :shot: . Vì thế tốt nhất là bạn nên viết nội dung cho thẻ meta description theo những tiêu chí dưới đây:

Tối ưu thẻ miêu tả (meta description)

  1. Hiển thị từ khóa trọng tâm 1 lần và tốt nhất là đặt ở đầu tiên.
  2. Viết thẻ meta description như một cách chú thích thêm cho thẻ title.
  3. Bao gồm các thông tin thu hút, có giá trị sâu sắc đến nội dung và từ khóa trọng tâm.

Hay nói một cách khác, các bạn nên viết thế nào mà có thể “Call to action” khi người dùng nhìn vào nó.  :food:

 Xem thêm: SEO On-page hiệu quả bằng cách đặt từ khóa thích hợp.

3. Sử dụng Google Rich Snippets

Rating Rich Snippets

Kể từ khi Rich Snippets ra đời và được Google ứng dụng vào cỗ máy tìm kiếm của mình, nhiều chuyên gia SEO và Marketing đã chọn nó như một công cụ đắc lực để tăng lượt click vào trên kết quả tìm kiếm nhờ cách hiển thị những thông tin đặc biệt và không kém phần đẹp mắt. Ví dụ nếu bạn viết bài giới thiệu ứng dụng, phần mềm thì nên sử dụng Software Applications Rich Snippets, khi viết bài Review sản phẩm thì không thể thiếu Rating Rich Snippets và Review Rich Snippets..v..v…

Xem thêm: Hướng dẫn tạo Rich Snippets cho Blog/Website.

4. Hiển thị Breadcrumb trên Google Search

Hiển thị Breadcrumb trên kết quả tìm kiếm

Breadcrumb (thanh điều hướng) có tác dụng cho người dùng biết nội dung mình đang xem thuộc phần nào của website bằng việc hiển thị một thanh chỉ dẫn và liên kết các chuyên mục lại với nhau. Chức năng này thông thường đều có trong các blog/website chuyên nghiệp và hiện nay Google có thể hiển thị nó ra ngoài kết quả tìm kiếm thay vì hiển thị một đoạn link thông thường. Để hiển thị được Breadcrumb trên máy tìm kiếm thì bạn cần thêm các thông tin khai báo Breadcrumb bằng các dữ liệu vĩ mô (Microdata) hoặc định dạng RDFa để các máy tìm kiếm có thể hiểu được đâu là breadcrumb để hiển thị nó lên kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn sử dụng WordPress thì có thể dùng plugin RDFa Breadcrumb để hiển thị một thanh điều hướng bằng dữ liệu định dạng RDFa. Hoặc nếu bạn muốn chèn thủ công thì có thể tham khảo cấu trúc RDFa và Microdata Breadcrumb.

5. Hiển thị avatar trên Google với Google Authorship

Bằng cách hiển thị avatar phù hợp trên các kết quả tìm kiếm, người dùng sẽ hiểu đây là một website đúng đắn và nội dung có chất lượng nên sẽ chủ động click vào, đồng thời cũng tăng sự chú ý giữa bạn với các kết quả tìm kiếm khác không hỗ trợ hiển thị avatar. Bạn có thể xem hướng dẫn làm hiển thị avatar trên Google ở phần cuối bài này.

6. Hiển thị Sitelinks

Sitelinks của Thach Pham Blog

Sitelinks là những liên kết bổ sung vào kết quả chính của kết quả chính trên một số từ khóa nhất định và nó giúp người dùng dễ dàng điều hướng nội dung hoặc gợi ý những nội dung liên quan. Thông thường sitelinks chỉ xuất hiện trên những blog/website có uy tín, nguồn đáng tin cậy. Nhưng hiện tại ở Việt Nam thì việc hiển thị sitelink trên các từ khóa lẻ là khá hiếm mà chỉ xuất hiện trên những từ khóa trùng với tên miền hoặc chỉ xuất hiện khi gõ toàn bộ tên miền vào truy vấn tìm kiếm.

Ở thời điểm viết bài này mình chưa có bài viết nào nói qua về sitelinks và cách tối ưu hóa nó, tuy nhiên bạn có thể tham gia thảo luận tại bài viết Thach Pham Blog đã có sitelinks?

7. Tối ưu hóa Google Instant Preview

Chức năng Instant Preview trên Google cho phép người dùng có thể xem qua hình ảnh chụp của nội dung trên một kết quả tìm kiếm nào đó ở Google. Nhưng thật không may cho các website sử dụng flash bởi Google sẽ chụp ảnh vào bất kỳ thời gian nào nên đôi khi ảnh chụp bỗng dưng xấu xí đến mức khó hiểu do các hiệu ứng chuyển động do flash gây ra. Vì vậy nếu website bạn có nhiều banner flash thường xuyên chuyển động thì hãy hạn chế nó. Ngoài ra nếu bạn có sử dụng các popup thì đôi khi cũng làm xấu ảnh chụp, nó giống như tình cảnh éo le mà mình đang gặp.

Google Instant Preview

Hơn nữa, nếu bạn sở hữu một giao diện đẹp thì người dùng sẽ rất thú vị để được chiêm ngưỡng nó trực tiếp trên blog của bạn thay vì nhìn qua ảnh chụp.

Ở trên là 7 cách của mình để tăng CTR trên các kết quả từ Google Search, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn có những cách nào hay hơn và hiệu quả hơn, mình rất vui để học hỏi những kinh nghiệm tuyệt vời đó từ các bạn.  :band:

Hướng Dẫn SEOSeo cơ bảnSeo Onpage

Nội dung chuẩn Seo là gì? 6 bước để viết nội dung theo chuẩn SEO

124

Xu hướng SEO năm 2013 được nhiều người (trong đó có mình) đánh giá là một năm cạnh tranh khốc liệt giữa những xu hướng tập trung vào nội dung, lấy nội dung làm nền tảng phục vụ nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Xét theo khía cạnh tích cực mà nói thì nội dung không những giúp bạn có những traffic tập trung, nhắm đúng đối tượng cần hướng tới mà còn một phương pháp duy trì sự tương tác với độc giả về lâu dài. Không giấu giếm gì, mình đã có nhờ một người đi làm tư liệu để viết bài Hướng dẫn mở thẻ Visa Prepaid và verify PayPal với giá là 1 triệu cho 30 phút làm việc, có nhiều lý do thì mình mới chấp nhận đầu tư cho nội dung như vậy. Mình mong là các bạn cũng nghĩ thế.

Cái khó khăn khi viết nội dung đó là ý tưởng đã được mình gỡ rối một phần nào khi đã gợi ý cho bạn 30 hướng tìm ý tưởng viết bài. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có ý tưởng rồi, nhưng viết như thế nào để bài viết đó có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi nó được đăng? Mình tin là mình sẽ giúp các bạn một phần nào trả lời câu hỏi này ngay trong bài hướng dẫn viết nội dung theo chuẩn SEO, hoặc mình có thể mượn một cụm từ chuyên môn và “mix” lại là SEO Copywriting. Let’s start!seo-bai-viet

Bài viết theo chuẩn SEO là như thế nào?

Mình thì ít thấy các cao thủ SEO Việt Nam nói nhiều về việc viết bài theo chuẩn SEO nên mình cũng không biết dùng từ ngữ thế nào cho thích hợp, vì vậy mình xin tóm lượt các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với máy tìm kiếm là như thế nào.

  • Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
  • Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPress và Cài blog WordPress
  • Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
  • Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title> và meta description.
  • Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
  • Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ h1.
  • Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ heading (h2, h3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
  • Internal Linking nên dẫn tới các BÀI VIẾT khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
  • Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.

Đó là một vài ý cơ bản của mình, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ cho lắm nhưng bản đầy đủ hơn mình chờ mọi người góp ý nhé. Bây giờ chúng ta tiến hành vào việc viết một bài viết theo chuẩn SEO.

6 bước viết bài theo chuẩn SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất

C
ó một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.

Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.

Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:

  • Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này. 😀
  • Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
  • Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013”, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang,..v..v..blah blah…

Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.

Nghiên cứu từ khóa

Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:

  • Viết bài để SEO
  • Cách SEO nội dung
  • Viết bài thân thiện với Google
  • Cách SEO từ khóa khi viết blog
  • Bài viết theo chuẩn SEO

Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?

Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools

Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:

bai-viet-chuan-seo

Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.

(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ

Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:

  • Lượng comment phải nhiều.
  • Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
  • Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.

Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:

bai-viet-chuan-seo-2

Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:

  • Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
  • Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
  • Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.

Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết

Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.

Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước 1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

7 bước viết bài theo chuẩn SEO

  • Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
  • Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa
  • (Tự chọn) Thăm dò đối thủ
  • Bước 3 – Lên cấu trúc bài viết
  • Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
  • Bước 5 – Viết tiêu đề hấp dẫn, thu hút, chuẩn SEO

Lời kết

Đó là một cấu trúc bài viết mà mình thường viết, nội dung luôn được chia ra mỗi phần. Và nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy áp dụng ngay, bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều.

Lưu ý là tại mỗi tiêu đề của mỗi phần, bạn nên đặt thẻ heading cho nó từ h2 đến h4. Trong WordPress bạn có thể đặt thẻ heading cho một cụm từ nào đó bằng cách bôi đen và chọn thẻ Heading tương ứng trong menu đổ Paragraph ở khung soạn thảo.

Viết bài chuẩn SEO

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO

Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.

Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.

Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết

Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.  :band:

Nên xem: Tải các plugin hỗ trợ xây dựng liên kết nội bộ.

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại

Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:

  1. Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
  2. Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
  3. Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn

Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:

  • Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
  • Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
  • Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.

Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:

  • Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập

Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:

Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.

Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.

Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.

Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết

Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.

Sau khi đăng bài nên làm gì?

Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc mình thường làm sau khi đăng một bài viết:

  • Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
  • Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
  • Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
  • Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
  • Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.

Lời kết

Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:

  • Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
  • Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
  • Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
  • Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
  • Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
  • Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?

Nếu bạn có thể trả lời tốt được các câu hỏi trên thì bạn sẽ có câu trả lời liệu có nên nhấn nút Publish để đăng bài này hay không. Chúc các bạn thành công, còn bản thân mình, mình vừa hoàn thành xong một bài viết theo chuẩn SEO và mình sẽ đăng bài này lên blog, đó là bài các bạn vừa đọc xong.

Hướng Dẫn SEO

Từ khóa trong bài viết nên in đậm hay in nghiêng ?

<p>Bài viết trước tớ đã chia sẻ một vài thông tin về cấu trúc đường dẫn khi làm seo, và nhằm giúp cho các bạn có các thông tin tham khảo thêm, hôm nay mình cùng các bạn sẽ thảo luận về việc đặt từ khóa với thẻ <strong>in đậm</strong> hay <em>in nghiêng</em> trong bài viết, có nên sử dụng các thẻ này cho các từ khóa trong bài không.</p>
57

Bài viết trước tớ đã chia sẻ một vài thông tin về cấu trúc đường dẫn khi làm seo, và nhằm giúp cho các bạn có các thông tin tham khảo thêm, hôm nay mình cùng các bạn sẽ thảo luận về việc đặt từ khóa với thẻ in đậm hay in nghiêng trong bài viết, có nên sử dụng các thẻ này cho các từ khóa trong bài không.

Thói quen của tớ khi viết bài là không sử dụng các thẻ in đậm cũng như in nghiêng, có thể đây là cái lười của mình thôi, chứ thực ra mình cũng rất thích viết theo cách sử dụng các thẻ này để hướng sự chú ý của người đọc vào một thông tin nào đó, một cái tên hay tổ chức nào đó, nhưng chỉ khi mình viết bài chữa cháy mới sử dụng đến, mình cũng có chia sẻ với mọi người trên blog cá nhân của mình về vấn đề in đậm hay in nghiêng trong làm seo này.

Chọn thẻ in đậm cho các từ khóa ?

Chọn thẻ in đậm cho các từ khóa ? ( ảnh minh họa )

Sao lại là bài viết chữa cháy ? Nó là thế này: Nếu một bài viết của mình tự dưng bị mất dấu khỏi kết quả tìm kiếm của Google, mình sẽ check xem bài viết đó có cóp nhặt nội dung từ đâu không, hay đường link trỏ về có lẫn “tạp chất” không, giải quyết được hai vấn đề trên rồi mà không được thì sẽ nghĩ ngay tới chất lượng của bài viết, và mình sẽ chắc chắn là xóa nó đi viết lại, lúc này mới tập chung toàn bộ CPU vào thông tin của bài viết sao cho nó súc tích nhất, dễ hiểu nhất và đầy đủ các thẻ in đậm và in nghiêng.

Sử dụng thêm thẻ <blockquote> nếu trích dẫn thông tin của một ai đó nữa, và hầu như là sau vài ngày từ khóa lại về vị trí cũ, tôi cũng không hiểu là do Google đang “khiêu vũ” hay do bài viết được sửa lại chất lượng hơn, hay do cách tôi xử lý từ khóa với thẻ in đậm hay in nghiêng mà lại có được kết quả như vậy.

Hiện tại tất cả các lớp học seo hoặc các webmaster khuyên người làm seo nên mix cách in đậm và in nghiêng cho từ khóa trong bài viết của mình, nhưng hoàn toàn không thể chứng minh được hiệu quả từ nó, nhưng có một điều mà tớ khẳng định với mọi người đó là: Nếu Mix lẫn lộn các thẻ in đậm và in nghiêng trong bài viết, hoặc tất cả các từ khóa trong bài thì dễ dàng vào sandbox của Google lắm.

Tác dụng của thẻ In đậm và In nghiêng ?

* Thẻ in đậm <b> hay <trong> là thẻ dùng để bôi đậm một chữ, đoạn văn nào đó mà chúng ta muốn nhấn mạnh ý nghĩa của từ ngữ/thông tin hay để hướng người đọc chú ý vào chi tiết thông tin đó, đôi khi cũng để cường điệu hóa vấn đề.

* Thẻ in nghiêng <i> hay <em> dùng để nhắc tới một tên người ( bạn Nguyễn Quang Hiển ) hoặc tên một tổ chức ( công ty Thạch Phạm ) hoặc để trích ra một câu nói của một người nào đó kiểu như: “Bạn Thạch Phạm đã từng nói rằng làm seo là công việc không khó” hoặc thể hiện một thái độ nào đó của người viết với độc giả.

Còn theo W3 School thì :

Thẻ <b> nên thay thế bằng thẻ <strong>

Thẻ <strong> nghĩa là từ quan trọng

Thẻ <em> nhằm nhấn mạnh từ ngữ (emphasized text)

Thẻ <i> được sử dụng khi các thẻ khác không được sử dụng như <em>, <cite>, <mark>, thẻ <i> dùng để thể hiện thái độ hoặc tâm trạng ( hôm nay tớ hơi buồn vì các bạn nói xấu tớ ), hay thể hiện một định nghĩa, một thuật ngữ hay một dạng ngôn ngữ khác, ví dụ như: Một trong các module trong hệ thống đang lỗi do quá nhiều plugin.

In đậm hay in nghiêng cho từ khóa trong bài viết ?

Theo mình thì nên sử dụng in đậm thay cho in nghiêng, vì bản chất của hai thẻ này khác nhau, ví dụ như nếu là đơn vị tổ chức thì tớ in nghiêng, nhưng với từ khóa tớ sẽ in đậm.

Nếu mix cả hai thì sao ? Không sao cả, vì trên thực tế chưa có webmaster nào có thể chứng minh được hai thẻ này có ảnh hưởng tới SEO như thế nào ngoài việc bạn mix nhiều quá sẽ bị tụt thứ hạng, còn tác dụng tích cực thì lại không thể chứng minh vì rõ ràng các bài viết trên top thường chẳng có thẻ in đậm hay in nghiêng nào trong bài viết, thậm chí từ khóa còn rất loãng nhưng cũng vẫn nằm top.

Theo một bạn trên conversion sign có nói về sự ảnh hưởng của hai thẻ này trong làm seo:

SEOMoz publishes their Search Engine Ranking Factors once every two years. This is the most comprehensive study I’m aware of that looks at the question of what actually works in SEO. However, even they can only guess at the effectiveness of this tactic.

Hay:

In their section on Page-level Keyword Usage, they didn’t measure actual, observed correlation between bold/italicized keywords and search rankings (I suspect because they couldn’t—if there is a correlation, it’s likely infinitesimal).

Còn một webmaster trên mạng HOBO thì nói:

It’s impossible to test this, and I think these days, Google might be using this to identify what to derank a site for, not promote it in SERPS.

Vậy là vấn đề in đậm hay in nghiêng các từ khóa trong bài viết thực chất chỉ là “tùy chọn” và hoàn toàn không chứng minh được, tuy nhiên tớ vẫn khuyến khích mọi người in đậm từ khóa để có thể thu hút được người dùng và công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn các bài viết của bạn, hãy tưởng tượng một bài viết với các thẻ được đánh hợp lý thể hiện được giọng điệu của người viết qua từng câu chữ nhìn vừa đẹp mắt lại vừa hấp dẫn người đọc cao.

Kết luận

Bạn có thể mix các thẻ in đậm và in nghiêng theo cách mà bạn thích, cảm thấy thú vị và làm cho bài viết có phần bắt mắt hơn, nhưng nhớ là không nên lợi dụng nó, các cỗ máy tìm kiếm ngày càng giống với cảm nhận của con người nên hãy viết bài thận trọng, không lợi dụng nó mà in đậm hết các từ khóa, thể hiện bài viết với các cảm xúc trong thẻ in nghiêng và nhấn mạnh từ ngữ điệu bộ của bạn trong các thẻ in đậm sẽ thu hút người đọc hơn, và có thể giúp bạn đạt được điểm cao hơn trong mắt các công cụ tìm kiếm nhé !

Chúc các bạn thành công !

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Series “SEO một keyword lên top Google trong 1 tháng” – Phần 3

85

Ở 2 phần trước các bạn đã cùng nhau đi tìm hiểu qua những bước cơ bản nhất khi tiến hành một dự án SEO bất kỳ để có kế hoạch SEO tổng thể với các từ khóa mà bạn đã tìm được ở phần 1. Bắt đầu từ phần 3 này, chúng ta có thể đi sâu vào công việc SEO mà cụ thể là bao gồm các khâu SEO Onpage và SEO Offpage mà đầu tiên, tác giả Sitle sẽ giới thiệu cho các bạn về một quy trình khá quan trọng trong SEO, có thể nói quy trình này sẽ chiếm 50% (hoặc hơn) tỷ lệ thành công khi SEO, đó chính là quy trình SEO Copywriting – hay còn gọi là viết nội dung theo chuẩn SEO Onpage.

Phần 3: SEO Copywriting

Seo CopyWritingBiên tập nội dung theo chuẩn SEO: Là một khái niệm nôm na về việc trình bày nội dung và hình thức bên ngoài của trang sao cho thân thiện nhất với Google và người dùng trong quá trình SEO.

Có lẽ sẽ có một số bạn thắc mắc, thân thiện với Google là điều hiển nhiên rồi, thế còn thân thiện với người dùng để làm gì ? Theo mình thì mục đích cuối của việc SEO lên top của google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác cũng để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng khi ghé thăm trang của bạn. Nếu nội dung trang của bạn tốt, đáp ứng đủ thông tin mà người dùng đang tìm kiếm thì không sớm thì muộn, nghiễm nhiên trang của bạn cũng sẽ được xếp hạng tốt, ngược lại một nội dung rác, dùng các thủ thuật black hat để lên top google cũng sẽ dần bị người dùng loại bỏ dần như ông bà ta có câu: “Hữu Xạ Tự Nhiên Hương”.

1) Biên tập nội dung thân thiện với Search Engine

Các thẻ cần chú ý khi viết bài:

  • <h1> : Sử dụng duy nhất 1 lần trong bài viết, hiển thị nội dung chính của trang, nên viết thành một câu hoàn chỉnh và phải chứa từ khóa cần SEO (1-2 lần)
  • <h2>: Sử dụng  không quá 5 lần cho bài viết 500-700 từ, nên là 1 câu tiêu đề cho một đoạn dài và trình bày nội dung chính của đoạn đó, chứa từ khóa cần SEO
  • <h3>: Sử dụng không quá 10 lần, đại diện cho một đoạn văn ngắn, tùy thuộc vào nội dung mà bạn có thể quyết định có nên sử dụng hay không
  • <h4>: Thẻ này theo mình nên dành riêng cho SEO-Image, cách dùng sẽ trình bày ở phần bên dưới
  • Mật độ từ khóa khi trình bày nội dung: Từ khóa chính xuất hiện khoảng 15-20 lần trên toàn trang (bao gồm cả menu trên trang), từ 5-10 lần cho bộ từ khóa phụ được chọn ở phần 1 của bài viết này

Search Engine của bác Gồ đọc text rất tốt, tuy nhiên nó không thể hiểu được nội dung, do đó nó xác định nội dung dựa trên mật độ từ khóa trên toàn bài và trong từng khu vực.

Khu vực ở đây là gì ? Chính là các cặp thẻ <div>, <table>, <p>,….

Tips: Mẹo nhỏ giúp bạn căn chỉnh tần số xuất hiện từ khóa khi viết bài

Đối với <title>:

  • Từ khóa 2-3 từ: xuất hiện khoảng 2-3 lần
  • Từ khóa 4 từ: xuất hiện 1-2 lần
  • Từ khóa >4 từ: Chỉ một lần

Đối với từng khu vực: cố gắng rải đều từ khóa, mỗi đoạn nhỏ khoảng 5-6 câu chứa 2-4 từ khóa.

Đừng quên nổi bật từ khóa lên để Search Engine biết bạn đang nhấn mạnh về vấn đề gì bằng một số cách đơn giản: In đậm, In nghiêng, Gạch chân.

Các lỗi tuyệt đối cần tránh khi viết nội dung

Copy và Paste

Google rất ghét trùng lặp nội dung, vì thế bạn có thể kiểm tra 1 từ khóa bất kỳ, 10 kết quả đầu tiên chắc chắn luôn không trùng lặp nội dung.

so-sanh-bai-viet-copy

Mình kiểm tra thì có khá nhiều trang copy bài SEO top với google sites của Thạch Phạm Blog’s nhưng kiểm tra với từ khóa như trên thì hoàn toàn k có trang nào xuất hiện ở page 1

Nếu bạn muốn có nội dung tốt theo cách đơn giản nhất là dịch bài hoặc sử dụng lại các ý tưởng ở những trang nước ngoài. Bạn có thể xem bài 30 cách tìm ý tưởng viết bài để làm nội dung tốt hơn.

Thiếu thẻ h1, h2, h3,…

không có 2 thẻ này, Google sẽ đọc nội dung theo thuật toán của riêng nó, tất nhiên kết quả như thế nào thì có thánh và Google mới biết được.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa thích hợp chuẩn SEO.

2) Biên tập nội dung thân thiện người dùng

Một số gợi ý khi trình bày nội dung cho người dùng

Giải quyết vấn đề khách hàng đang quan tâm

Ví dụ: Tôi đang tìm địa điểm du lịch ở Thái Lan, lên google tôi search “Tour du lịch Thái Lan rẻ”, có một kết quả là “Top 10 địa điểm tuyệt đối không nên ghé thăm ở Thái Lan”, Oh sh*t, xem ngay có địa điểm nào trùng với tour mình đang chuẩn bị đi không ngay và luôn thôi.

Ưu điểm dịch vụ, sản phẩm của bạn

Ví dụ: “Mua 2 tặng 2 tính tiền cả 4” chẳng hạn 😀

Địa chỉ, mức giá, chế độ khuyến mãi, bảo hành rõ ràng, hợp lý luôn là điểm cộng trong mắt khách hàng

Đừng quên hình ảnh sản phẩm thật, clip minh họa cho bài viết, nếu là các sản phẩm phi vật thể thì nên có demo thực tế để người dùng kiểm nghiệm…

3) SEO hình ảnh

Một số trang ví dụ như bán hàng thời trang online chẳng hạn thì việc SEO hình ảnh thực sự rất cần thiết, vậy làm thế nào để người dùng hình ảnh của bạn hiển thị ngay lên đầu kết quả tìm kiếm, người dùng click vào xem hình, sau đó truy cập thẳng vào trang của bạn? Sau đây là một số chú ý tối thiểu cần thiết khi SEO-Image.

  • Xung quanh hình bắt buộc xuất hiện từ khóa cần SEO
  • Quy định kích thước hình ảnh (rộng, cao), là cơ sở để Search Engine phân loại khi người dùng tìm kiếm theo kích thước (bạn có thể kiểm tra tùy chọn này trên Google Search Image)
  • Đặt tên hình, title, alt chứa từ khóa cần SEO (Rất quan trọng, đặc biệt là alt)
  • Thêm caption cho hình ảnh.
  • Bao quanh hình trong cặp thẻ <a> bằng link trực tiếp đến hình ảnh, cả hai mã nguồn SEO tốt nhất hiện nay(blogspot và wordpress) đều sử dụng phương pháp này khi bạn chèn hình ảnh, tuy nhiên ở góc độ người dùng mình không khuyến khích bạn sử dụng vì có thể nó sẽ gây rất khó chịu cho người dùng khi vô tình click chuột vào tấm hình.
seo-image

3/6 ảnh trong số kết quả hiển thị

Bài nên đọc: 6 bước viết nội dung chuẩn SEO

Phần kế: “Hoàn thiện Onpage – Gửi nội dung lên các Search Engine

Mọi góp ý xin gửi tại phần comment, mình xin ghi nhận và update nếu mọi người thấy hợp lý 😀

Hướng Dẫn SEO

Những điều tạo nên thành công cho WordPress khi làm SEO

92

SEO cho WordPress là vấn đề nóng đã và đang được giới blogger thảo luận hàng ngày, thế nhưng bạn đã thật sự nắm rõ được phần cơ bản nhất của WordPress hay chưa thì xin mời bạn hãy cùng Sáu xem qua hết bài viết này nhé.

Thach Pham Blog cũng đã có khá nhiều bài viết hướng dẫn về cách làm SEO cho WordPress, tuy nhiên trong bài viết này Sáu sẽ bổ sung thêm một vài kiến thức bổ ích về các thuật ngữ hay dùng trong WordPress. Nếu như bạn đã cố gắng làm đủ mọi cách rồi nhưng mà vẫn cảm thấy blog của mình vẫn chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn, vậy bạn hãy thử đọc và áp dụng theo những kiến thức mà Sáu đăng ở đây, biết đâu nó sẽ giúp ích được bạn đấy.

Phân biệt Post và Page trong WordPress

Post và Page là 2 thuật ngữ mà bạn thường thấy khi quản lý một trang blog chạy bằng WordPress, đặc biệt khi bạn mới vừa cài đặt blog WordPress thì hệ thống đã tích hợp sẵn cho bạn một trang Sample Page và một bài viết Hello World. Vậy bạn có hiểu ý nghĩa của 2 trang này nó khác nhau chỗ nào hay không?

Post nghĩa là bài viết, là thành phần hay gặp nhật trên WordPress vì sẽ đăng bài viết thường xuyên trên trang của mình. Post thì có thể thuộc về nhiều Category và có thể chứa nhiều Tag (2 thuật ngữ này mình sẽ giới thiệu tiếp phần bên dưới). Một bài viết thì phải phụ thuộc vào một category nhất định, nếu như bạn không lựa chọn Category cho bài viết thì hệ thống sẽ tự động gán bài viết thuộc về category mặc định. Bài viết sẽ có thời gian đăng là khi nào và tác giả của nó là ai, quan trọng hơn cả là bài viết sẽ ẩn dần xuống dưới theo thời gian. Điều này nghĩa là khi bạn viết bài mới thì bài viết cũ hơn sẽ thụt lùi về vị trí phía sau để nhường chỗ cho bài viết mới, càng nhiều bài viết mới thì bài viết cũ hơn sẽ càng thụt lùi về sau sâu hơn.

Hiển thị nội dung bài viết

Hiển thị nội dung bài viết

Page hay còn gọi là trang, là một thành phần đứng độc lập hoàn toàn chứ nó không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào tác giả cũng như page thì sẽ không có category và tag. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa page và post, bạn có thể tạo một trang giới thiệu blog hay một trang liên hệ hoặc một trang nào đó mà bạn cảm thấy cần thiết. Page luôn luôn được xuất hiện ở phần trên cùng của blog và vị trí mà nó hay nằm là Primary Menu.

Hiển thị nội dung trang

Hiển thị nội dung trang

Phân biệt Category và Tag

Ngoài Post và Page ra thì Category và Tag là 2 thành phần cũng đóng góp phần quan trọng không kém khi ta xây dựng nội dung cho blog.

Category hay còn gọi là chuyên mục, là thứ mà nó đại diện cho một nhóm nội dung nào đó trên blog của bạn, thành phần này cũng rất quan trọng, bạn không thể viết bài mới cho blog nếu như trang của bạn không có bất kỳ một category nào. Tuy nhiên, giả thiết đó không thể xảy ra bởi vì lúc nào WordPress cũng giữ lại một category mặc định và category này thường được lấy tên là Uncategorized, bạn không thể xóa được nó nhưng vẫn có thể thay đổi nó thành tên khác tùy thích.

Tag hay còn gọi là thẻ, là thành phần được gán cho bài viết nhằm mục đích liên kết bài viết hiện tại với các bài viết khác sử dụng cùng một tag.

Một trang Archive là gì

Archive hay còn gọi là trang lưu trữ, theo thời gian hoạt động thì blog của bạn sẽ có rất nhiều nội dung. Bài viết trên blog của bạn sẽ được duyệt theo các trang lưu trữ theo date (ngày tháng), lưu trữ theo category, lưu trữ theo tag, hay lưu trữ theo tác giả.

Ngoài ra, đối với mỗi thuật ngữ bên trên đều gắn liền với phân trang (pagination), nếu như blog của bạn cho phép hiển thị 10 bài viết trên mỗi trang và bạn đang có tổng cộng 100 bài viết thì bạn sẽ phải duyệt hết 10 trang nếu bạn muốn tìm kiếm xem tất cả các bài viết.

Sự liên hệ giữa Post, Category và Tag

Một bài viết thì có thể thuộc về nhiều chuyên mục, một chuyên mục thì cũng có thể chứa nhiều bài viết. Nhưng đối với bài viết thì có thể không có tag, còn chuyên mục thì bài viết phải ít nhất thuộc về 1 chuyên mục nhất định.

Sự liên hệ giữa bài viết và chuyên mục

Sự liên hệ giữa bài viết và chuyên mục

Một tag thì cũng có thể nằm trong nhiều bài viết và một tag thì có thể sẽ được nhiều bài viết sử dụng. Một bài viết thì cũng có thể sử dụng nhiều tag trong đó.

Sự liên hệ giữa tag và bài viết

Sự liên hệ giữa tag và bài viết

Cài đặt WordPress phù hợp với SEO

Từ nãy giờ nói phần lý thuyết hơi nhiều rồi, nhưng mà không sao vì tất cả mọi thứ đều có nền tảng từ lý thuyết mà ra, không học thì sẽ không hành được. Sau khi đọc xong và hiểu được những khái niệm cơ bản nhất của WordPress rồi, bạn cùng Sáu xem tiếp phần cấu hình những yếu tố trên như thế nào cho phù hợp nhé.

1. Cài đặt Page

Mỗi blog thì sẽ có một số trang nhất định, trong đó trang giới thiệu là bắt buộc bạn phải có nếu như bạn muốn tạo dựng nên một thương hiệu blog thành công. Kế đến là trang liên hệ và một số trang liên quan đến sản phẩm của bạn, cần thiết hơn nữa thì tạo một trang lưu trữ trong đó có chứa các link duyệt tìm bài viết theo ngày tháng và theo chuyên mục.

Page nên được đặt nằm ở trang chủphải nằm ở trên cùng mọi thứ, tốt nhất là đặt ở main menu (top menu hay còn gọi là primary menu). Nói ở trang chủ vậy thôi chứ thật ra thì nó xuất hiện ở tất cả mọi trang bởi vì bạn sẽ phải lặp lại phần header ở mục xem bài viết hay xem trang,…

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Số lượng page bạn tạo có thể lên đến vài chục trang, nhưng đừng nên tạo quá nhiều, hãy tạo những trang thật cần thiết và bạn thấy nó giúp ích trong việc SEO cho blog.

Bạn có thể xem qua ví dụ tại Thachpham.com

Mô hình menu của Thachpham.com

Mô hình menu của Thachpham.com

2. Cài đặt Category

Category nên được bạn lên kế hoạch xây dựng ngay từ đầu khi chuẩn bị tạo blog. Hãy liệt kê ra một danh sách các chuyên mục mà bạn cảm thấy cần thiết cho nội dung mà blog bạn muốn hướng tới. Đừng nên kham quá nhiều nội dung, hãy tập trung xoáy vào một nội dung nhất định.

Để chuyên mục vào dưới mỗi tiêu đề của bài viết

Để chuyên mục vào dưới mỗi tiêu đề của bài viết

Mỗi blog nên có từ 5 đến 10 chuyên mục, bạn sẽ không thể nào viết bài tốt nếu như bạn tạo quá nhiều nội dung trên blog, lúc nào bạn tập trung tìm hiểu một vấn đề thật sâu cũng tốt hơn là tìm hiểu thật nhiều thứ nhưng lại chỉ biết sơ sơ.

Category có thể được đặt nằm chung với page ở main menu hoặc nằm bên sidebar. Hãy loại bỏ chuyên mục mặc định của WordPress (Uncategorized) và thay tên và slug của nó thành một tên khác, việc này sẽ giúp trang của bạn được thêm một điểm cộng trong khâu làm SEO.

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Một category có thể được đặt link ở menu chính

Để tối ưu SEO cho Category, mình khuyến khích các bạn sử dụng plugin SEO by Yoast để có thể tối ưu lại thẻ title và meta description ở đó nhằm nó được miêu tả đầy đủ hơn nếu có xuất hiện trên Google.

Các slug của category bạn nên tối ưu càng ngắn càng tốt nhưng phải đảm bảo nó sẽ mô tả đầy đủ ý nghĩa của nó. Trường hợp bạn muốn thêm một dòng chú thích vào category như ở đây thì hãy làm theo cách này.

3. Cài đặt Tag

Tag là thành phần ít quan trọng hơn so với category, do vậy bạn có thể không đặt liên kết tới nó, hoặc chỉ đặt ở vị trí sidebar mà thôi, đừng bao giờ kéo tất cả tag lên main menu bạn nhé, việc này sẽ không giúp ích nhiều trong khi SEO mà có khi là gây hại cho blog của bạn. Hãy đọc qua bài viết kinh nghiệm SEO với tag tốn hơn để hiểu thêm về vấn đề này.

Một page sẽ được đặt link ở menu chính

Chỉ nên đặt tag ở sidebar hoặc không cần đặt link cho tag

Bạn có thể sử dụng bao nhiêu tag cũng được, nói chung đối với tag là không giới hạn về số lượng. Hãy đặt tên cho tag khác nhau và không được đặt na ná nhau bạn nhé, nói là không hạn chế số lượng nhưng bạn hãy tạo tag khi cảm thấy thật sự cần thiết, còn nếu không thì hãy dùng lại tag cũ.

Để danh sách tag vào cuối nội dung mỗi bài viết

Để danh sách tag vào cuối nội dung mỗi bài viết

4. Viết bài mới cho WordPress

Khi bạn tạo một bài viết mới, hãy chú ý là bỏ bài viết đó vào chuyên mục đúng nội dung của nó và sử dụng tag phù hợp với nội dung bài viết. Đừng nên viết một đằng mà tag với category thì một nẻo nhé. Điều này là cực kỳ cấm kỵ trong khi viết bài cho blog.

Đặt tên cho Post, Page, Category và Tag

Tất cả các đối tượng trên WordPress được có một thứ chung gọi là Slug, tạm hiểu đây là một từ hoặc cụm từ không dấu trong đó các từ được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Slug sẽ nằm trong phần hiển thị của đường dẫn trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Nếu bạn đặt tên của tag hoặc category hoặc những thứ khác trùng nhau thì slug sẽ giống nhau và thêm vào phía đuôi một con số thứ tự dựa vào số lượng trùng lặp.

Để dễ hiểu hơn, nếu như bạn có chuyên mục Hướng dẫn WordPress với slug là huong-dan-wordpress và bạn lại tiếp tục tạo một tag với tên là Hướng dẫn WordPress thì hệ thống sẽ tự động tạo slug là huong-dan-wordpress-2, rõ là 2 thứ khác nhau nhưng đọc vào thì không thể phân biệt được.

Nên cho Google Index những gì

Thachpham.com cũng đã viết bài hướng dẫn về điều này rồi, bạn xem lại phần hướng dẫn SEO cho WordPress để hiểu rõ hơn nhé.

Đối với Post, Page, Category thì bạn nên cho index tất cả, riêng đối với tag thì bạn hãy để noindex. Tag sẽ phát sinh ra rất nhiều khi bạn viết bài, và đối với các kết quả tìm kiếm thì từ khóa quá nhiều sẽ không giúp ích cho bạn. Ngoài ra thì còn có các trang archive và phân trang, bạn cũng nên để noindex hết.

Kết luận

Đây là bài viết trước hết Sáu muốn giới thiệu với mọi người một chút kiến thức về các đối tượng hay dùng khi sử dụng WordPress, hy vọng nó sẽ giúp ích được các bạn khi mới bước chân vào tìm tòi học hỏi WordPress. Đây được coi như là nền tảng để phát huy hết khả năng của bạn trong tương lai.

Qua bài viết này, Sáu cũng muốn gửi lời đến các bạn khi mới học làm SEO, đành rằng là đọc nhiều nhưng hãy lựa chọn những tài liệu thật sự tốt để đọc. Hãy tập trung theo dõi một vài trang blog nhất định thay vì hôm nay làm theo chỗ này, hôm khác làm theo chỗ kia, ngoại trừ trường hợp trang của bạn đang theo dõi nhưng chủ blog không cập nhật bài viết cũng như sửa đổi những cái không còn phù hợp thì bạn hãy chuyển sang blog khác.

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Thẻ tiêu đề Seo là gì? Cách đặt tiêu đề bài viết khi làm SEO

88

Hôm nay mình cùng các bạn sẽ bàn về tựa đề trong bài viết khi bạn muốn làm SEO onpage cho website của bạn, hiện tại trên Thạch Phạm đã có bài viết liên quan tới vấn đề này, các bạn cũng dễ dàng theo dõi tại bài viết seo tiêu đề bài viết để tăng thứ hạng. Nhưng bài viết đó có phần hơi chưa sát theo đánh giá riêng của tôi, nên sau đây chúng ta sẽ cùng bàn về tựa đề trong các bài viết khi làm SEO nhằm giúp các bạn đang yêu thích “bộ môn khoa học” này có thể cùng bàn luận.

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO – ảnh minh họa

Tựa đề trong bài viết được thể hiện ở thẻ H1 hoặc H2 tùy theo bạn đặt, và thể hiện ngay trên thẻ <head> trong mã HTML, ví dụ:

<head>
<title>Example Title</title>
</head>

Tựa đề của một bài viết sẽ giúp người dùng hiểu được một phần ý tứ nội dung trong bài viết của bạn, nó giống như một cái tên trong cả một đoạn dài Họ và Tên của bạn vậy, theo như Google phát biểu tại cuộc họp nào đó nói thì “bài viết không có tựa đề được coi như tài liệu không tên” và các bạn nên tối ưu hóa nó một cách tốt nhất nhằm tạo cho người dùng biết được cái tên và hiểu hơn về tài liệu trên mạng đó của bạn.

Cỗ máy tìm kiếm lấy bao nhiêu ký tự ?

Theo như tôi được biết, và theo như tôi ngồi đếm thực tế, Google có thể lấy xấp xỉ từ 63 tới 80 ký tự tùy vào độ dài của tựa đề hay tùy vào từ ngắn hay dài, các bạn có thể xem ví dụ:

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Như vậy là Google sẽ chọn số X ký tự giao động để hiển thị tựa đề trong bài viết của bạn để hiển thị sao cho hợp lý.

Hiện tại trên các diễn đàn SEO của Việt Nam cũng chỉ nhắc tới con số 70 ký tự, đây là con số trung bình mà thôi.

Cấu trúc tựa đề tốt nhất ?

Tựa đề cần phải có một cấu trúc chặt chẽ, điều này tùy thuộc vào cách mà bạn cấu hình với website hay blog của mình, và cũng là thói quen cá nhân, ví dụ như tôi, tôi thích cấu trúc này:

Tên công ty/tổ chức/thương hiệu | Tựa đề bài viết

Đó cũng là cấu trúc phổ biến nhất của các tập đoàn lớn, các thương hiệu lớn và các tổ chức khi muốn khẳng định thương hiệu ngay từ đầu để người tìm kiếm nhận ra, tôi rất thích cấu trúc này khi làm các dự án liên quan tới truyền thông, hoặc các trang luật và y tế.

Tiếp theo là cách phổ biến nhất, cấu trúc tựa đề dạng này hầu như website nào cũng dùng, đó là để thành phần ít quan trọng hơn về sau, đưa các thông tin thiết yếu lên trước:

Tựa đề của tài liệu | Tên công ty/tổ chức/thương hiệu

Cách này được áp dụng với tất cả các website/blog phổ thông, không cần khẳng định ngay với người dùng nguồn dữ liệu hay thương hiệu của thông tin đăng tải.

Trong cả hai cách trên lại có cách phân chia từ khóa tối ưu như sau:

Với tựa đề của tài liệu:

Từ khóa cấp 1 - từ khóa cấp hai - từ khóa cấp ba

Và còn thêm một cách ít phổ biến hơn đó là:

Từ khóa cấp x - từ khóa chính - diễn giải

Bản thân tôi rất thích cách mix của cách thứ hai, hay nó còn được gọi là “long-tail-keywords”, các bạn hãy cứ để ý cách hai này trong các tựa đề trên kết quả tìm kiếm, tôi cảm nhận rằng Google thích cách thứ hai này hơn vì nó khó vào được bộ lọc Spam của Google, tôi lấy ngay một ví dụ để các bạn thấy giữa hai cách này:

Công bố mỹ phẩm | Luật Việt Tín
Vs
Công bố lưu hành mỹ phẩm cùng hãng Luật Việt Tín

Như các bạn thấy, cùng là một thông tin, nhưng cách thứ hai có cảm giác “không phải Spam” và mang tính tự nhiên hơn rất nhiều so với tựa đề thứ nhất.

Trong 18 lời khuyên của Google dành cho các webmaster được đăng tải gần đây trên Youtube thì có thông tin nói rõ rằng:

Hãy tự nhiên thì tốt nhất, đừng bắt buộc theo một khuôn mẫu và không cần phải chính xác từ khóa là tốt hơn.

Mẹo tối ưu tựa đề ?

Tôi viết lách suốt cả ngày nên đã học được mẹo tối ưu, tới nỗi có thể viết một cách tự nhiên mà vẫn giữ được cái cốt lõi quan trọng khi làm SEO, vậy thì chúng ta cùng thử một số bước sau đây, chỉ cần bạn chăm chỉ vài lần là có thể thành thói quen “khó bỏ” 😛

1. tự nhiên như không

Hãy thử viết một dòng nào đó ngắn gọn trong 12 từ ngữ, bạn mô tả được gì về tài liệu, ấy tưởng chừng như đơn giản lại không đơn giản chút nào, tôi lấy ví dụ:

Tôi muốn viết một bài viết về đề tài “LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BLOG” và tất nhiên từ khóa sẽ là: cách luyện kỹ năng viết blog, kỹ năng viết blog, luyện kỹ năng viết như thế nào. Đây là tựa đề của tôi:

Tôi luyện kỹ năng viết blog như thế nào ?

Thứ nhất là tựa đề đảm bảo có từ khóa, thứ hai nữa là cách mix tựa đề theo dạng “long-tail-keyword” này hay hơn các phương pháp khác ở chỗ nó có thể chứa 2 từ khóa trong một.

Thêm một ví dụ nữa, nếu bạn đang muốn có từ khóa sản phẩm khuyến mại :

Các sản phẩm đang khuyến mại tại Mai Nguyên - Hà Nội

2. Cấu trúc chuẩn ?

Không có cấu trúc chuẩn cho tựa đề của bạn, còn các cấu trúc nên bên trên cũng là cho các bạn tham khảo và có thói quen phân tích tựa đề mà thôi, các bạn có thể dùng tựa đề theo cách tự nhiên như bên trên tôi đã nêu, nhưng hãy nhớ :

3. Đừng lạm dụng tựa đề

Được coi như là một nửa của tài liệu, các bạn nên nhớ tựa đề quan trọng tới cái mức mà Google cần phải dành thuật toán riêng của nó để lọc các tựa đề, nếu tới kết quả thứ ba mà vẫn tựa đề giống nhau ( tôi đang nói ba bài viết trên ba trang khác nhau hoàn toàn nhưng lại trùng tựa đề với nhau ) thì Google sẽ cho các tựa đề đó dãn dòng kết quả xuống nhằm không cho người dùng cảm thấy nhàm chán với các kết quả tìm kiếm mà Google cung cấp. Vì thế bạn hãy “ĐỪNG LẠM DỤNG TỰA ĐỀ”.

Lạm dụng là thế nào ? Một là bạn đang hơi tham lam, luôn nghĩ sao để thêm được nhiều từ khóa nhất vào tựa đề, tôi lấy ví dụ một hãng luật đã dùng một tựa đề như sau:

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp giá rẻ

Đưa cho những 5 từ khóa vào tựa đề ( dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ … ) , ban đầu tôi thấy trang này lên thật, nhưng sau có 5 ngày đã không thấy đâu rồi, vì đơn giản, đừng lạm dụng tựa đề mà thêm vào các thứ vô nghĩa và khó hiểu như vậy.

4. Kết hợp nhuần giữa tựa đề và snippet

Thật tuyệt nếu bạn đang có thói quen phân biệt nội dung giữa tựa đề và mô tả của website của bạn, nếu bạn đang dùng tựa đề trùng từ khóa với mô tả, bạn dễ dàng bị lọt vào bộ lọc của Google, nhưng cách tốt nhất là tựa đề liên quan tới mô tả nhưng “KHÔNG LẶP LẠI TỪ KHÓA” một cách không tự nhiên, tôi lấy ví dụ:

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Bạn có nhìn thấy từ khóa “kỹ năng viết blog” không ? tựa đề và mô tả hoàn toàn không giống nhau về cách xếp từ khóa nhưng lại được liên kết chặt chẽ bởi một thông tin liên quan.

Tôi lại ví dụ nữa:

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Kinh nghiệm của tôi là đừng mix nhiều giữa có dấu và không dấu, đừng lặp lại các từ đồng nghĩa.

Tổng kết

Tựa đề mà thành công nghĩa là bạn đã thành công một nửa trong quá trình tối ưu Onpage cho các bài viết của bạn, tôi tin chắc vào điều đó vì trước khi viết bài này tôi cũng có tham khảo nhiều thông tin trên cộng đồng SEO quốc tế, đơn giản tôi có thể mô tả như thế này: “Tôi chưa biết bài viết của anh hấp dẫn như thế nào, nhưng nhìn vào tựa đề tôi sẽ chọn đọc nó hay không”, Cỗ máy tìm kiếm cũng vậy, nó đang cải thiện các thuật toán để giúp cỗ máy có cùng một trải nghiệm như người dùng nên các bạn đừng cố gắng Spam vào tựa đề nhé, hãy viết thật tự nhiên và tạo thành thói quen khi viết bài là tốt nhất.

Chúc các bạn thành công, nếu bạn vướng mắc ta hãy cùng thảo luận trong phần comment bên dưới !

Hướng Dẫn SEO

Cấu trúc đường dẫn URL của website tốt nhất khi làm SEO ?

<p>SEO Friendly URLS hay đường dẫn thân thiện của website cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc, lập chỉ mục, dễ nhớ và ngắn gọn, nhưng ngoài các nguyên tắc đó còn rất nhiều các ý kiến đứng đằng sau công việc tối ưu và chọn cấu trúc URL sao cho tốt nhất cho SEO, cũng không hẳn đơn thuần là một đường dẫn thật ngắn và dễ nhớ.</p>
77

SEO Friendly URLS hay đường dẫn thân thiện của website cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc, lập chỉ mục, dễ nhớ và ngắn gọn, nhưng ngoài các nguyên tắc đó còn rất nhiều các ý kiến đứng đằng sau công việc tối ưu và chọn cấu trúc URL sao cho tốt nhất cho SEO, cũng không hẳn đơn thuần là một đường dẫn thật ngắn và dễ nhớ.

Mình xin lấy ví dụ về đường dẫn thân thiện và không thân thiện:

https://thachpham.com/index.php?pagename=ve-toi // đường dẫn không thân thiện và khó ghi nhớ
và
Http://thachpham.com/ve-toi         // đường dẫn thân thiện, dễ nhớ và được ưu tiên
Hoặc
https://thachpham.com/page/ve-toi    // đường dẫn có folder name, cũng thân thiện

Hôm nay Jam cùng với các bạn sẽ tham khảo qua một vài thông tin và mình cũng xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm của mình trong quá trình làm seo liên quan tới tối ưu cấu trúc đường dẫn cho website của các bạn nhé, trước nhất chúng ta nên xem qua một đoạn video nói về cấu trúc đường dẫn do một webmaster gửi câu hỏi cho Google Webmaster:



Hiện tại với tất cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo đều coi đường dẫn thân thiện là một điểm để ưu tiên hơn các kết quả tìm kiếm của mình, nếu chúng ta gom các điểm nhỏ lẻ này lại thì cũng có thể giúp chúng ta giảm một phần công sức để làm seo đấy, bây giờ chúng ta sẽ tham khảo một vài thông tin sau:

Đường dẫn nên chứa từ khóa ?

Tất nhiên là đường dẫn nên chứa từ khóa chứ, đầu tiên ta nghĩ tới người dùng, người dùng có thể dễ dàng nhớ được thông tin đường dẫn dễ nhớ và liên quan mật thiết tới thông tin mà họ cần, tôi lấy ví dụ:

https://thachpham.com/lam-seo

Vậy còn với các công cụ tìm kiếm ? Các công cụ tìm kiếm cũng sẽ đánh giá một phần thông qua đường dẫn của website có liên quan tới từ khóa không, ta có thể xem ảnh:

Kết quả trên Google

Kết quả trên Google

Trên là kết quả của từ khóa Tài Chính của Google, còn dưới đây là Bing:

Đường dẫn cũng được highlight trên Bing.com

Đường dẫn cũng được highlight trên Bing.com

Thêm từ khóa vào trong đường dẫn sẽ giúp bạn có thêm một lợi thế nữa so với đối thủ, theo kinh nghiệm riêng của tôi thì đường dẫn nên phân cách các từ khóa bằng dấu gạch ngang (-) thay vì nối liền hoặc các dấu gạch dưới (_), hiện tại Google đã chấp nhận các từ khóa liền nhau và gạch dưới, nhưng hãy dùng gạch ngang, vừa đẹp mắt dễ đọc với lại ký tự này cũng được Google hỗ trợ đầu tiên nên hãy làm theo cách truyền thống đó.

Cấu trúc đường dẫn nào thân thiện hơn ? Folder hay Filename ?

Các bạn có thể để ý, một số website hiện đang sử dụng đường dẫn dạng folder và một số khác chỉ dùng filename, vậy thế nào là đường dẫn có foldername và đường dẫn nào dùng cấu trúc filename ?

Mình lấy ví dụ:

http://vnexpress.net/sohoa/ipad-vs-samsung-galaxy/

Trên là đường dẫn dùng foldername, nghĩa là kể cả category hay bài viết trong trang đều dùng dạng cấu trúc này để hiển thị, hoặc như blog của mình lại dùng thế này:

http://jamviet.com/2014/03/lam-seo.html

Mình thích dùng html thay cho php hay htm, nhưng đây là tùy vào sở thích của các bạn, và cấu trúc đường dẫn này được coi như là file name, file lam-seo.html trong folder ngày tháng năm của mình, vậy cấu trúc đường dẫn nào sẽ tốt hơn nếu bạn đang muốn làm SEO ? Thực sự cho tới bây giờ mình vẫn chưa thấy có sự khác biệt giữa hai cách thức này, và hiện nay mã nguồn WordPress mặc định vẫn là tên folder thay vì tên file, nhưng nếu muốn các bạn cũng có thể chỉnh sửa vào bằng cách thêm “.html” vào khung Custom trong setting.

Quay lại vấn đề tên folder hay tên file thì tốt nhất ? Mình sẽ chọn tên file thay vì tên folder, kinh nghiệm nhiều năm qua làm seo của mình cho thấy, nếu bạn dùng folder name thì Google cũng như các công cụ tìm kiếm sẽ index trang của bạn chậm hơn, và một điều nữa, nếu bạn có đường dẫn sâu hơn 4 folder và subfolder bạn sẽ gặp vấn đề trong index của trang, tôi ví dụ:

https://thachpham.com/2014/03/12pm/lam-seo/cach-lam-seo-hieu-qua/

Lúc này, Google sẽ sợ trang của bạn vì cấu trúc quá sâu, và nó sợ bởi hiện nay có nhiều trang chơi xấu các công cụ tìm kiếm bằng cách tạo ra các đường dẫn sâu vĩnh viễn, làm cho các công cụ tìm kiếm rối ren và phí phạm tài nguyên cũng như thời gian để index các đường dẫn này. Vì thế nếu bạn chọn folder name cho đường dẫn của mình, hãy tránh không để nó quá sâu như thế nhé.

Tên file có được ưu tiên hơn trong thứ hạng không? Câu trả lời là không, nhưng có một lợi thế mà file name mang lại đó là: FOLDER NAME mang nghĩa “một tập hợp” trong khi đó FILE NAME là “điểm cuối thông tin” nên mình vẫn thấy Google index các đường dẫn dạng file name nhanh hơn nhiều so với các folder và các subfolder.

Nên xem: Sửa cấu trúc permalink trong WordPress giữ nguyên thứ hạng

Tổng kết

Các bạn có thể cấu hình website của bạn theo cấu trúc mà các bạn ưa thích, và vì các công cụ tìm kiếm hiện nay đánh cả trọng tâm vào đường dẫn thân thiện nên chúng ta hãy tranh thủ thêm từ khóa vào đường dẫn để có thêm điểm seo, còn cấu trúc nào tốt hơn thì cũng không chắc chắn được vì rõ ràng chúng ta thấy các website sử dụng folder name và file name là ngang bằng về số lượng, thực ra tôi có thể nghĩ rằng folder name nhiều hơn cả file name 😀

Chúc các bạn thành công và hãy comment nếu bạn đang có ý kiến khác nhé !

Hướng Dẫn SEO

Đuôi tên miền có quan trọng trong blogging và SEO?

63

Việc chọn tên miền hầu như là một trong các bước khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất khi tạo blog vì muốn tìm một tên miền đẹp thì hầu như không còn vì số lượng người sử dụng quá nhiều, chưa kể bao gồm các nhà đầu cơ tên miền luôn sẵn sàng nắm hàng nghìn tên miền đẹp khác nhau.

Có một giải pháp để giải quyết khó khăn nếu bạn không muốn tìm một tên khác đó là đổi đuôi tên miền, chẳng hạn như bây giờ bạn có thể đăng ký một cái tên miền thachpham.tv vì .com mình đăng ký rồi. Thế nhưng liệu giải pháp đổi đuôi tên miền có phù hợp trong việc viết blog và SEO hay không?

Ý nghĩa các đuôi tên miền

Các bạn có thể biết đuôi .com và .vn là được sử dụng khá nhiều tại Việt Nam. Nhưng hầu hết những người mới tham gia đều khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của mỗi đuôi, mà việc quan trọng khi chọn tên miền là bạn phải nắm rõ đuôi đó có ý nghĩa và mục đích sử dụng là gì.

ten-mien

.com – Là viết tắt của Commercial, dành cho các dự án thương mại là đẹp nhất. Một vài người tự hiểu là viết tắt của Company, dù sao thì nó vẫn có thể dùng được. 😀

  • .edu – Viết tắt của Education chuyên dành cho các tổ chức giao dục.
  • .info – Là viết tắt của information, thích hợp dành cho các blog chuyên nghiệp, mà giá thành lại rẻ hơn so với các đuôi khác.
  • .net – Được gọi là Network, thích hợp cho các trang mạng lưới website. Một số nhà cung cấp hosting cũng rất thích đuôi này.
  • .org – Là viết tắt của chữ Organization. Dành cho các cơ quan tổ chức.
  • .vn – Là chữ Vietnam đấy, dành cho các website tại Việt Nam. Mỗi quốc gia đều có một đuôi tên miền khác nhau.

Một vài đuôi ít thông dụng tại Việt Nm

  • .tv – Đuôi tên miền cho các trang phim, bác nào muốn làm một trang chia sẻ các video hay tự làm phim thì nên chọn tên miền này.
  • .us – Đuôi tên miền này là viết tắt của từ United States nên thường dành cho các trang tiếng Anh.

Một vài đuôi ít thông dụng trên quốc tế.

  • .int – Viết tắt của International Organizations, dành cho các tổ chức quốc tế.
  • .jobs – Dành cho các trang chuyên về việc làm, công ty môi giới việc làm.
  • .mobi – Thường là dành cho các trang liên quan tới dịch vụ di động.
  • .museum – Như tên gọi của nó, dành cho nhà bảo tàng.
  • .name – Đuôi lý tưởng nhất để làm blog cá nhân. Ngoài ra có .me cũng rất hay.
  • .travel – Đuôi đẹp dành cho các blog du lịch, dịch vụ lữ hành.

Dùng đuôi gì để tốt cho thương hiệu?

Hiện nay nếu nói về tần suất sử dụng thì đuôi .com, .net và .vn là phổ biến nhất tại Việt Nam, thậm chí trong đó có đuôi phổ biến nhất là .com đã đi vào câu cửa miệng “Bó tay chấm com” nên chắc chắn rằng nếu bạn dùng .com thì sẽ có lợi hơn cho việc ghi nhớ vào não bộ của khách hàng. Hầu hết loại đuôi này đều có thể sử dụng cho bất kỳ loại website nào.

Trường hợp nếu bạn không còn đường nào chọn tên khác để sử dụng .com thì mình khuyên nên sử dụng đuôi .vn thay vì .net hay .info vì cách phát âm đơn giản, lại thuần Việt mà dễ đăng ký tên đẹp. Chỉ có điều giá thành tên miền .vn khá đắt so với các tên miền đuôi quốc tế khác, và bạn chỉ có thể đăng ký nó tại các nhà cung cấp tên miền tại Việt Nam.

Thế đuôi nào tốt nhất cho SEO?

Nhằm tránh các vấn đề website spam, Google đã từng công khai tuyên bố rằng họ rất dè chừng các tên miền có đuôi lạ vì họ không biết thật sự cái đuôi đó có uy tín hay không, có phổ biến hay không. Nhưng mình nói thế không phải là không thể SEO được, nhưng các tên miền có đuôi kiểu như .mobi, .tv, .pro,….sẽ cần nhiều thời gian để SEO hơn.

Do đó, các tên miền để SEO tốt nhất là các tên miền quốc tế (.com, .info, .net, .org) và các tên miền cấp quốc gia, trong đó .com luôn được ưu tiên hơn cả và thời gian xuất hiện ở Google sẽ nhanh hơn so với các đuôi khác.

Lời kết

Tới đây bạn đã có thể xác định được đuôi tên miền nào phù hợp với bạn nhất rồi chứ? Hy vọng với một số chia sẻ ngắn của mình và Thạch Phạm, những người mới sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc đăng ký tên miền và chọn đuôi tên miền phù hợp với mình. Bạn có kinh nghiệm nào khác không? Hãy chia sẻ nó cho mọi người cùng biết nhé.

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Liên kết Neo là gì? Sự quan trọng của Liên kết neo trong SEO

102

Bạn đã từng nghe qua liên kết nội (Internal Link) và liên kết ngoại (External Link) và bạn đã từng nghe qua khái niệm Liên kết neo (Anchor Link)? Liên kết neo chắc chắn không phải là khái niệm mới đối với những người làm SEO Onpage chuyên nghiệp nhưng mình biết rõ một điều là còn nhiều người chưa hiểu khái niệm này có lợi cho SEO thế nào.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa Anchor Link và Anchor Text. Anchor Text là khái niệm chỉ một/cụm từ khóa chứa liên kết, còn Anchor Link là một liên kết trỏ đến một vùng nào đó trong trang hiện tại.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy xem bài này và nhấn vào mục lục đầu dòng, nó sẽ đưa bạn đến một phần bài viết phù hợp với nó, và cái phần đó chính là khu vực mà mình muốn gắn neo trỏ liên kết đến.

Liên kết neo hoạt động ra sao?

Liên kết neo bao gồm hai phần chính: phần neo và phần liên kết.

Phần neo được xác định bởi một thuộc tính name trong HTML. Ví dụ:

[html]<div name=”tên-neo”>Nội dung</div>[/html]

Và phần liên kết sẽ có giá trị là #tên-neo. Ví dụ:

[html]<a href=”#tên-neo”>Bấm vào đây</a>[/html]

Như vậy, sau khi bạn nhấp vào liên kết Bấm vào đây, màn hình sẽ nhảy đến khu vực có thẻ div mang thuộc tính name=”tên-neo”.

Thuộc tính name bạn có thể thiết lập cho bất kỳ thẻ nào như thẻ a, h1, h2, h3, p, div,…..

Lợi ích của liên kết neo trong SEO

Bạn có nghĩ rằng liên kết neo có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm của bạn không? Trước khi xét về mặt SEO, liên kết neo sẽ giúp bài viết của bạn dễ đọc và xác định toàn nội dung bài hơn đối với các bài dài. Hãy xem thử qua một hướng dẫn tại WordPress Codex, bên phải nó có một cột mục lục (gọi là Table of Content), không phải nó giúp bạn dễ đọc bài hơn sao?

Còn về mặt SEO, bot tìm kiếm (đặc biệt là Google) có thể hiểu rằng các liên kết neo là công cụ đánh dấu từng phần của bài viết, ví dụ như bài của bạn có nhiều chương chẳng hạn. Sau khi nó xác định xong, Google có thể giúp bạn có thêm một vài sitelink chứa liên kết neo trong bài viết như thế này:

taoblogchuyennghiep-anchor

Bạn có thể thử tìm với từ khóa như trong ảnh sẽ thấy.

Tỷ lệ hiển thị liên kết neo ra ngoài kết quả tìm kiếm

Buồn thay, không phải bài nào bạn có liên kết neo là xuất hiện sitelink ra ngoài kết quả tìm kiếm đâu mà nó dựa vào những thuật toán nào đó để xác định có nên hiển thị hay không.

Nhưng theo kinh nghiệm quan sát của mình, bạn sẽ hiển thị sitelink là liên kết neo khi:

  • Từ khóa trong liên kết neo liên quan mật thiết đến nội dung. Chứa từ khóa chính của bài càng tốt.
  • Bài viết bạn phải nằm từ top 1 đến top 3.
  • Bài viết phải đạt lượt xem nhiều, tức là nhiều người quan tâm.
  • Bài viết phải đủ dài, thường là nhiều hơn 2.000 ký tự.

Đó là một vài khám phá của mình, còn có những yếu tố khác hay không thì mình không dám chắc, bạn có thể giúp mình bổ sung thêm nhé.

Các plugin hỗ trợ làm liên kết neo trong WordPress

Nếu bạn biết HTML thì chắc chắn đã biết cách làm thông qua ví dụ ở đầu bài. Nhưng nếu bạn không thạo nó, sẽ có một vài plugin dưới đây để bạn sử dụng để tạo liên kết neo dễ dàng:

  • Better Anchor Links – Plugin này sẽ giúp bạn một Table of Content ở ngay đầu bài. Mỗi phần nó sẽ dựa vào thẻ heading trong bài để xác định phần nội dung.
  • WP LocalScroll – Thêm hiệu ứng chuyển động mượt mà khi nhấp vào các liên kết neo
  • Extended Table of Contents – Cũng là plugin tạo Table of Content ngay đầu bài.

Theo như mình thấy, chỉ cần trong bài viết bạn có sử dụng thẻ heading để thiết lập phần nội dung thì các plugin tạo Table of Content sẽ giúp bạn tạo anchor link dễ dàng mà không cần phải tạo thủ công.

Lời kết

Mặc dù trong bài này mình nói về ý nghĩa của liên kết neo trong SEO nhưng hãy nhớ rằng không phải bài nào có liên kết neo cũng đều có sitelink hỗ trợ trên kết quả tìm kiếm. Dù nó có hiển thị hay không, thì liên kết neo cũng phần nào giúp độc giả dễ dàng xác định phần mà họ muốn đọc trong bài viết một cách dễ dàng đối với các bài viết dài.

Học làm SEOHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

Hướng dẫn Seo Website WordPress từ cơ bản đến nâng cao

Hướng dẫn SEO Wordpress ở đâu hiệu quả và đúng nhất? Cách SEO web wordpress như thế nào nhanh lên TOP google nhất? Khi bạn tìm đến đây thì có lẽ bạn đã nghe sơ qua về SEO đúng không? Bài viết này sẽ giúp bạn định vị công việc Seo và hiểu rõ hơn về cách để seo website wordpress cơ bản nhất.
6536

Khi dùng mã nguồn WordPress, có thể bạn sẽ nghe nói WordPress hỗ trợ SEO rất tốt. Điều này cũng đúng nhưng nó chỉ đúng một phần bởi vì WordPress chỉ thật sự SEO tốt khi bạn cấu hình nó một cách chính xác, sử dụng các plugin hỗ trợ SEO đúng cách và tự tối ưu lại giao diện đạt chuẩn SEO.

Hướng Dẫn Cách SEO Từ Khóa SEO Website Lên Top GOOGLE - SEOTOP
Hướng Dẫn Cách SEO Từ Khóa SEO Website Lên Top GOOGLE – SEOTOP

Nếu bạn mới sử dụng WordPress mà chưa có kinh nghiệm SEO cho nó thì ở trong bài viết này, bạn sẽ có được một guide chi tiết nhất về việc SEO trong WordPress. Tại đây, bạn sẽ biết được cách thiết lập WordPress chuẩn SEO như thế nào, cách kết hợp các plugin ra sao, các công việc cần làm để hỗ trợ SEO tốt.

ƯU ĐÃI GIẢM GIÁ HOSTING ĐẾN 68% >>> XEM NGAY >>>

Bạn đã bắt đầu chưa? Hãy xem qua bảng nội dung hướng dẫn seo website wordpress phía dưới để chọn phần bạn muốn đọc nhé.

Hướng dẫn SEO 01: Thiết lập cơ bản để Website chuẩn SEO

Hướng dẫn thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Mặc định WordPress sẽ có đường dẫn kiểu http://example.com/?p=123. Đường dẫn thế này sẽ không bao giờ chuẩn SEO vì nó không chứa các từ khóa của bài viết hoặc trang cần SEO lên đó, và quan trọng là kém chuyên nghiệp phải không ạ.

Hãy nhìn vào đường dẫn hiện tại của SeoTop.com.vn cho bài viết này nhé:

https://seotop.com.vn/seo/huong-dan-hoc-seo/huong-dan-seo-website-wordpress-tu-co-ban-den-nang-cao.html

Đẹp chứ ạ, mà lại có các từ khóa cần SEO như SEO, Hướng dẫn học seo… Để làm được việc này, bạn hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy đoạn bên dưới vào:

/%category%/%postname%.html

Cấu trúc trên nghĩa là đường dẫn bài viết của bạn sẽ có cấu trúc là http://domain.com/tên-category/tên-bài-viết.html

Hoặc bạn cũng có thể dùng một cấu trúc khác đơn giản hơn, đó là:

/%postname%

Hãy nên nhớ rằng, bạn nên chọn cố định một cấu trúc đường dẫn để sử dụng vĩnh viễn bởi vì sau này nếu bạn đổi đi, các bài viết cũ sẽ bị lỗi 404 nếu bài đó vẫn còn lưu cache trên Google, như thế rất nguy hiểm.

hướng dẫn seo website wordpress lên top google nhanh và hiệu quả
Hướng dẫn seo website wordpress lên top google nhanh và hiệu quả

Sử dụng tên miền có WWW hoặc không có WWW

Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

Để thiết lập, hãy vào Settings -> General và nhập tên miền theo cấu trúc mà bạn muốn.

Lúc này, nếu bạn cố tình gõ www.example.com thì nó sẽ tự động chuyển sang dạng không có www. Nếu bạn có thiết lập DNS cho subdomain www thì nó sẽ tự động redirect về dạng tên miền không có www mà bạn đã thiết lập.

Nên đọc: Bộ sưu tập 100+ mẫu thiết kế website chuẩn SEO đẹp nhất 2023

Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

Title và description ngoài trang chủ sẽ quyết định xem trang chủ website của bạn có thân thiện ngoài máy tìm kiếm Google hay là không.

Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc.

Để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì hãy nên dùng plugin SEO by Yoast (cũng là plugin mà mình sẽ hướng dẫn trong suốt bài này) để làm nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Hướng dẫn SEO 02: Xây dựng website chuẩn SEO

1. Lựa chọn theme chuẩn SEO

Mặc dù không nhất thiết phải có theme chuẩn SEO thì mới SEO được nhưng việc bạn có một theme chuẩn SEO thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi mới bắt đầu.

Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Dưới đây là các theme chuẩn SEO mà mình biết được:

Miễn phí

Trả phí

Nhưng nhìn chung, có một vấn đề khi chọn theme chuẩn SEO là hãy chọn các theme ít hiệu ứng càng ít càng tốt, cấu trúc dạng blog để tăng tốc thời gian index nội dung mới trên website.

2. Tạo XML Sitemap và submit lên Google

XML Sitemap là một file bản đồ website có định dạng là .xml giống như cái này để giúp bot dễ dàng nhận được nội dung mới và index nó nhanh hơn.

Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website.

Nên đọc: Cẩm nang SEO 03: Giúp Google tìm thấy nội dung của bạn

Bạn có thể xem video này để biết cách tạo XML sitemap trong WordPress và submit lên Google.

3. Tạo file robots.txt

File robots sẽ có tác dụng điều hướng các bọ của những cỗ máy tìm kiếm, bạn có thể “nói” cho nó biết thư mục nào là không được index. Hiện nay Google là máy tìm kiếm lớn nhất nên hầu như chúng ta chỉ tạo file robots dành cho bot của Google.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể tự tạo thủ công một file tên robots.txt và upload nó vào thư mục gốc của website WordPress (ngang hàng với wp-config.php), và thường là sẽ có nội dung là:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/

Nội dung trên nghĩa là bạn chỉ định toàn bộ bot tìm kiếm không được thu thập dữ liệu trong thư mục /wp-admin/ và /wp-includes).

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast để tạo bằng cách vào SEO >> Edit Files và ấn vào nút tạo nếu chưa có. Sau khi tạo xong nó đã thêm sẵn nội dung cho file này.

4. Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết

Có thể bạn sẽ thích mục các bài viết ở ngay cuối bài, ở đó nó sẽ hiển thị các bài liên quan mật thiết đến bài bạn đang đọc. WordPress có thể xác định được bài liên quan thông qua từ khóa trong nội dung, tiêu đề, tag và category. Đây là một trong những thao tác giúp ích cho chuỗi sự kiện mà người đọc đang theo dõi được liền mạch.

Xem thêm:Hướng Dẫn Cách SEO Từ Khóa Website Lên Top GOOGLE Nhanh Và Bền Vững

Về mặt ý nghĩa, các bài liên quan sẽ giúp bạn tăng cường liên kết sâu, kích thích người dùng xem nhiều trang hơn khi vào website bạn.

5. Tăng tốc website

Tăng tốc WordPress

Nếu website bạn có tốc độ tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho SEO hơn vì Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Mặt khác, website tốc độ cao sẽ giúp bot index được nhiều trang hơn.

Tốc độ của một website WordPress phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn có thể xem các bài thủ thuật tăng tốc WordPress nếu cần thêm kiến thức.

Nhưng trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website đó chính là tốc độ của hosting mà bạn đang dùng. Tốt nhất, hãy chọn ra các hosting có tốc độ tốt nhất để sử dụng.

Đọc thêm: 6 CÔNG CỤ KIỂM TRA TỐC ĐỘ WEBSITE TIN CẬY NHẤT

6. Kết nối website với mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng tới SEO hay không thì mình không dám nói, nhưng mình chắc chắn một điều mạng xã hội sẽ giúp bạn có được không ít lượt truy cập vào website, ở Việt Nam thì mạng xã hội lớn nhất là Facebook.

Kết nối website với mạng xã hội ở đây nghĩa là:

  • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
  • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
  • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
  • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.

Vậy trong WordPress làm thế nào để làm các việc trên? Cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

  • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin. (hiện tại G+1 đã ngừng hoạt động).
  • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
  • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
  • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social

7. Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Trang lưu trữ này nó cũng giống như một sitemap nhưng đó là dành cho người đọc, nhưng nó cũng phần nào giúp bot tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung.

Ở trang lưu trữ này nó có thể liệt kê toàn bộ tags và categories hiện có, các bài viết theo từng chuyên mục,….Nói chung là nhìn vào trang này người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Để tạo trang lưu trữ, bạn có thể sử dụng các plugin sau:

8. Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme

Thẻ heading (từ h1 đến h6) trong HTML sẽ giúp bot xác định được các thành phần quan trọng trên website. Số thẻ càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao (h1 là cao nhất và thấp nhất là h6).

Thông thường một theme chuẩn SEO sẽ có các thẻ heading là như sau:

  • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết.
  • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ.
  • H3: Dành cho tiêu đề widget.
  • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.

Để sửa các thẻ heading theo đúng ý mình thì nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chỉnh sửa theme WordPress và hiểu rõ cấu trúc của từng theme. Bạn có thể xem bài cấu trúc theme WordPress để tham khảo và mở ra để đổi lại các thẻ heading đúng ý mình.

Nên đọc: Nội dung, hình ảnh, video bài viết ảnh hưởng thế nào đến SEO?

Hướng dẫn SEO 03: Viết nội dung chuẩn SEO

Viết nội dung chuẩn SEO nghĩa là bạn viết bài trên WordPress làm thế nào để các bot tìm kiếm có thể dễ dàng phân tích nội dung, có đủ lượng từ khóa cần thiết để đạt thứ hạng cao nhất trên máy tìm kiếm Google.

Một nội dung chuẩn SEO sẽ bao gồm các yếu tố như:

  • Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, có từ khóa trọng tâm.
  • Sử dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) đúng cách trong bài.
  • Viết từ khóa cần SEO vào bài tối ưu.
  • Tối ưu thẻ <title> và meta description cho từng bài cần SEO.
  • Thêm các liên kết nội bộ vào bài tối ưu – tự nhiên.
  • Nội dung thân thiện, dễ đọc, tự nhiên để thu hút người dùng.

Tất cả các phần ở trên mình đã gom vào video này, bạn có thể xem qua để viết bài chuẩn SEO.

Nên đọc: Cách viết nội dung chuẩn SEO

Hướng dẫn SEO 04: Thiết lập backlink

Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các liên kết này sẽ cải thiện thứ hạng website của bạn vì Google cho rằng các backlink sẽ giúp website được trỏ về tăng thêm độ uy tín, dẫn các bot từ website đặt liên kết và chia sẻ thứ hạng Pagerank.

Điều này có nghĩa là nếu website bạn có nhiều backlink chất lượng thì càng có nhiều khả năng có được thứ hạng cao trên Google.

Thế nào là backlink chất lượng?

Comment trên blog khác để lấy backlink

Thông thường các website sử dụng WordPress sẽ giúp bạn có được backlink khi bạn bình luận trên đó vì liên kết trỏ về website sẽ được đặt ẩn bên dưới tên của bạn.

Hãy xem bình luận là cách bạn cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường mối quan hệ thay vì chỉ với mục đích xây dựng backlink vì hiện trạng bình luận theo kiểu “trống trơn” rất thường gặp, bình luận cho có để lấy backlink.

Viết bài trên blog khác (guest blog)

Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn.

Nên trỏ backlink về trang nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nên:

  • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian vì khi khách vào trang này, họ sẽ xem được nhiều trang khác.
  • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.

Hướng dẫn SEO 05: Tối ưu SEO On-page

Ở phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm khác trong việc tối ưu On-page nâng cao nếu bạn cần website bạn linh động hơn trong việc tối ưu chuẩn SEO.

Nên đọc: Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress

Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết

Nếu bạn có post/page viết ra không cần nó lên top thì tốt nhất là cho nó thẻ noindex để bot tìm kiếm bỏ qua khi vào đó. Thủ thuật này sẽ có tác dụng bot index được nhiều trang hơn vì mỗi quy trình crawl nội dung bot chỉ làm việc dựa trên thời gian nhất định.

Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast và chọn phần Advanced trong khi viết bài và chọn Meta Robots Follow là nofollow và Meta Robots Index là noindex.

Tương tự, bạn có thể đặt noindex và nofollow cho category/tag không cần thiết bằng cách vào Posts -> Categories và Posts -> Tags để chỉnh sửa. Nếu bạn có cài SEO by Yoast thì nó hỗ trợ tùy chọn đặt thẻ noindex cho tag và category.

Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa

301 redirect là kỹ thuật chuyển hướng website từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới nếu một ai đó truy cập vào địa chỉ cũ. Khi một bài viết bị xóa đi, người dùng sẽ nhận được lỗi 404 khi vào lại bài viết cũ đó. Lỗi này thường gặp khi bạn xóa đi một bài viết mà nó đã có mặt trên kết quả tìm kiếm.

Để sử dụng 301 redirect cho post/page, bạn có thể sử dụng tính năng 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

Các liên kết mặc định sẽ có thuộc tính dofollow. Nếu một liên kết mà có thuộc tính nofollow như sau:

 <a href="http://google.com" rel="nofollow">Google</a>

Thì lúc đó bot sẽ không “chui” vào liên kết đó để thu thập dữ liệu, đồng thời không chia sẻ các yếu tố thứ hạng từ website bạn cho các liên kết.

Do đó, nếu có thể, hãy đặt thuộc tính nofollow cho toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng plugin WP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

Nên đọc: Dịch vụ Seo Xanh

Tạm kết

Trên đây là một số hướng dẫn seo website cơ bản bạn cần biết, không chí áp dụng cho seo website wordpress mà còn có thể hiểu rộng ra thêm. Toàn bộ quy trình SEO cho một website WordPress có thể sẽ không chỉ bao gồm các công việc mà mình đã đề cập phía trên mà nó còn chứa thêm nhiều kỹ thuật khác nữa mà trong đó có lẽ việc phân tích người dùng – phân tích SEO là quan trọng nhất mà cũng là khó nhất.

Thế nhưng, để làm các công việc đó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức SEO bền vững và bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về SEO cơ bản, đồng thời cũng là cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua kinh nghiệm của mình. Rất hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO

Học làm SEOSeo Onpage

Hướng Dẫn SEO Onpage Nâng Cao Với Page Optimizer Pro

Page Optimizer Pro là gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn SEO Onpage Nâng Cao Với Page Optimizer Pro - một phần mềm được viết bởi một người đã hạ đo ván thuật toán của công cụ tìm kiếm Google. Bạn có tin được không? Hãy cùng SEO TOP tìm hiểu nhé.
423

Nếu nói đến SEO, có lẽ ai cũng biết SEO Onpage là một phần quan trọng không thể tách rời nếu trang nội dung muốn được xếp top cao cho từ khóa đã chọn.

Những SEO title, H1, H2, meta description, keyword density, alt tag… có lẽ đã quá quen thuộc với kể cả các bạn beginner.

Nhưng liệu tất cả chỉ có vậy?

Một thời gian dài mình đã từng nghĩ như thế, Onpage xong là xong, phải không? Cho đến thời điểm cuối 2018, khi mình tình cờ đọc được một bài báo trên Search Engine Journal. Bài báo đó đã khiến mình “mắt chữ A mồm chữ O” đúng nghĩa, và là mở đầu cho hành trình mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này.

Vậy bài báo đó nói về gì mà lại “gây shock” đến vậy?

Cùng mình tìm hiểu trước một chút trước khi đến phần hướng dẫn step-by-step nhé.

Google liệu đã thật sự thông minh như chúng ta nghĩ?

Nếu làm SEO đủ lâu, ít nhiều có lẽ bạn đã biết Google luôn “định hướng” chúng ta rằng đã làm site thì nên tập trung vào content, còn lại đã có Google lo.

Content càng chất lượng thì lên top càng dễ, nghĩa là nội dung bài viết hay, tốt thì sẽ nhanh lên top google, đaị loại vậy.

Sự thật có phải vậy không?

Quan điểm của mình là điều đó đúng về mặt định hướng. Nhưng về mặt thuật toán hay cách Google vận hành, nó chỉ đúng một phần nào đó mà thôi. Đơn giản bởi nhiều site mình test dựng lại bằng expired domain và spin content vẫn top 1-3 và kéo traffic + $$$ đều hàng tháng. Hay cũng không quá khó để bắt gặp các site dạng scraper đi copy 100% nội dung từ rất nhiều nguồn khác cũng vẫn top bình thường.

Và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa.

Điều đó cho thấy rằng Google một mặt muốn cộng đồng webmaster tin rằng việc họ cần làm chỉ là viết content thật nhiều, thật tốt. Nhưng mặt kia thì đang ra sức để hoàn thiện thuật toán với mục đích duy nhất là hiện thực hóa được điều mà Google muốn chúng ta tin. Tương lai đó, theo ý kiến cá nhân của mình, là còn khá xa. Google vẫn chỉ là một cỗ máy với các thuật toán. Mà đã là máy và thuật toán thì sẽ luôn có “điểm yếu” để bị lợi dụng.

Và pha “chơi khăm” kinh điển của team SEO dành cho Google dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Đây chính là bài báo mình nói đến ở phần đầu bài.

Tiêu đề của nó là:

Cuộc thi SEO “vạch trần” sự yếu kém trong thuật toán của Google

Google xếp top trang web được viết hoàn toàn bằng tiếng Latin!

Link bài viết gốc bạn có thể đọc ở đây: https://www.searchenginejournal.com/google-algorithm-loopholes/278093/

Và nếu bạn chưa biết tiếng Latin là gì thì nó là ngôn ngữ của người La Mã cổ.

Anh em chơi AoE thì chắc không lạ gì Roman nữa rồi, phải không :))

Và đây là ví dụ về một đoạn văn bằng tiếng Latin như vậy:

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Curabitur a nibh nibh. In lobortis tempus diam quis accumsan. Suspendisse efficitur at urna sed accumsan. Cras sed imperdiet nunc.

Dạng nội dung này thường được dùng để test bố cục của các giao diện WordPress, nếu bạn để ý.

Mục tiêu trong cuộc thi SEO đó là trong 30 ngày phải rank top càng cao càng tốt cho từ khóa “rhinoplasty plano” (một dạng phẫu thuật thẩm mỹ) với chi phí đầu tư không quá $1,000.

Và trang nội dung gây tranh cãi từng đứng top #1 cho từ khóa đó đây:

https://web.archive.org/web/20180913035129/http://www.rhinoplastyplano.co/rhinoplasty-plano/

Mình phải lấy lại nội dung từ waybackmachine vì website đã bị Google deindex (bị phạt thủ công pure spam) không lâu sau khi bài báo của SEJ lên sóng.

Và anh bạn chủ site, Kyle Roof, cũng là founder của tool Page Optimizer Pro (POP), đã quyết định xóa site để tránh gây tranh cãi.

Trông vậy mà hình như sinh năm 97, già hơn cả mình :))

Bạn thấy điều bất thường và rất “dị” trong bài nội dung đó rồi, phải không?

Khoảng 95% nội dung là spam bằng tiếng Latin.

5% còn lại là những từ khóa tiếng Anh liên quan được đặt ở những vị trí có tính toán một cách cẩn thận!

Kết hợp cùng một số thủ thuật tối ưu cơ bản khác dựa vào những gì Kyle quan sát được trên trang 1 ví dụ:

  • SEO trang con thay vì trang chủ
  • Tạo Google My Business listing cho trang con đó
  • Sử dụng review schema
  • Không dùng link guest post, PBN, comment… chỉ dùng local citations
  • Tạo 1 kênh Youtube và xác thực website cho kênh đó
  • Viết thêm một số bài cho site (vẫn dùng text dạng chữ Latin) cho các từ khóa dài dạng hỏi đáp tạo cấu trúc silo

Và cuối cùng, anh bạn của chúng ta đã làm được điều mà ít ai ngờ được.

Đó là rank #1 cho từ khóa phẫu thuật thẩm mỹ ở trên, vị trí mà trước đó thuộc về một website của một vị bác sĩ có tiếng khác trong nghề.

Ngành thẩm mỹ cạnh tranh như thế nào chắc bạn cũng hiểu, chưa kể là SEO tiếng Anh cho thị trường US.

Bạn có thể đọc bài blog do chính Kyle viết và giải thích rõ những gì anh bạn đó đã làm để đạt được kết quả như vậy:

https://web.archive.org/web/20181116115723/https://pageoptimizer.pro/2018/11/14/the-real-reason-my-site-got-to-1-in-google-for-rhinoplasty-plano/

Vậy lý do gì khiến Google lại bị “bẽ mặt” đến vậy?

“Google không biết đọc, nó chỉ biết đếm”

Mình không nhớ ai là người nói câu nói này.

Có thể là chính Kyle hoặc một người khác cũng theo trường phái “scientific Onpage SEO” hay Onpage SEO khoa học này.

Nhưng nó thật sự đã thay đổi ít nhiều cách mình nhìn nhận về Google.

Đại khái là bot Google không có khả năng đọc như con người.

Nó chỉ có thể đếm các “tín hiệu” (signals) từ cả Onpage, backlinks, users… để đánh giá xem liệu một bài nội dung có xứng đáng được xếp hạng cao hay không.

Và với Onpage SEO, thông thường các tín hiệu chuẩn nhất sẽ chính là từ các trang nội dung đang được Google rank top trên trang 1 cho từ khóa.

Ví dụ đơn giản là nếu bạn đang muốn rank top cho từ khóa “best gaming headsets for FPS games” chẳng hạn.

Các đối thủ trên trang 1 của bạn có độ dài trung bình bài viết là 3,500 từ, nhưng bạn lại chỉ có 2,200 từ?

Bạn bị thiếu 1,300 từ rồi.

Các đối thủ trên top dùng từ khóa “headsets” trung bình 47 lần trong bài, còn bạn chỉ có 32 lần?

Bạn bị thiếu 15 lần (under-optimized).

Tương tự, số lần xuất hiện trung bình của “fps games” là 17 lần, còn bạn lại lên tận 25 lần?

Bạn bị thừa 8 lần (over-optimized).

Hay các đối thủ có dùng những từ khóa liên quan (LSI keywords) rất đặc trưng ví dụ “counter-strike”, “PUBG”, hay “Beats by Dre”… còn bạn thì không dùng các từ đó trong bài?

Chứng tỏ bài nội dung của bạn KHÔNG đủ mức độ relevance (liên quan) cho từ khóa rồi, phải thêm vào ngay thôi!

Nó cũng như kiểu viết một bài giới thiệu về Bill Gates mà không đề cập chút nào đến Microsoft hay Windows vậy.

Hay viết một bài chi tiết để nói về “vật lý thiên thể” nhưng độ dài lại chỉ vỏn vẹn có 200 từ!?

Bạn hiểu ý mình đang nói ở đây rồi, phải không?

Và từ những bộ đếm như vậy, bạn sẽ có một bản kế hoạch cụ thể những việc cần phải làm để giúp trang nội dung được Google bot “đọc hiểu” tốt hơn >> qua đó xếp hạng bài viết cao hơn.

Và đó cũng chính là mô hình hoạt động của Page Optimizer Pro (POP), công cụ tối ưu hóa Onpage nâng cao do Kyle Roof là founder, dựa trên chính những gì anh bạn đó đã làm để “qua mặt” Google trước đây.

Mô hình các bộ đếm này còn có một khái niệm khác khá tương đồng đó là TF*IDF hay viết tắt của Term Frequency * Inverse Document Frequency.

Bạn có thể đọc thêm về mô hình TF*IDF ở đây: https://moz.com/blog/tf-idf-for-seo

Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào POP và những gì công cụ của Kyle có thể giúp bạn tối ưu hóa tốt hơn bài nội dung của mình.

OK, phần tiểu sử như vậy là xong rồi.

Lý do mình dành một phần bài viết nói về những thông tin này bởi mình muốn bạn biết một phần lý do vì đâu lại có sự xuất hiện của những công cụ như POP, SurferSEO, Cora, MarketMuse… gần đây.

Mọi thứ đều không phải ngẫu nhiên, phải không?

Còn giờ chúng ta sẽ vào phần hướng dẫn chi tiết nhé.

Hướng dẫn sử dụng Page Optimizer Pro để tối ưu hóa Onpage bài viết

Trước khi đi tiếp, mình có 2 lưu ý muốn nói trước để bạn biết.

Thứ 1, việc tối ưu hóa này KHÔNG đảm bảo 100% tỷ lệ thành công, và bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho những gì thực hiện với website của bạn.

Mình chỉ đơn thuần chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với bạn mà thôi.

Thứ 2, việc tinh chỉnh Onpage nâng cao bằng POP hay bất kỳ công cụ nào khác thường sẽ không có kết quả nếu site của bạn đang gặp vấn đề về chất lượng (site quality issue).

Hay nói đơn giản nếu site bạn cắm đầu sau những lần core update gần đây hoặc traffic tụt dần theo thời gian không rõ nguyên do, đừng nghĩ tới dùng các tool này đầu tiên để điều chỉnh mà hãy tìm nguyên nhân sâu xa hơn để fix trước đã.

Nó cũng như kiểu nhà thì sắp sập nhưng bạn cứ cố đi trang trí cho phòng ngủ của mình thật đẹp vậy.

Không hợp lý chút nào, phải không?

OK, giờ thì đến hướng dẫn nhé.

Bước 1: Đăng ký tài khoản và cài extension POP cho Chrome

Hãy truy cập https://pageoptimizer.pro/ và đăng ký một tài khoản mới nhé.

Tool cho bạn dùng thử 7 ngày.

Nên kể cả nếu đăng ký xong mà dùng không thấy hợp, bạn có thể cancel thoải mái.

Mình đang dùng gói Single User >> Unlimited $39/tháng.

Nếu lên gói Agency $78/tháng sẽ có thêm 2 phần khá hay là tối ưu bài nội dung theo Google NLP và EAT.

Đợt này mình sẽ thử lên gói Agency và test thử 2 tính năng đó, có gì sẽ update trong bài sau.

Còn extension POP cho Chrome sẽ dùng để chỉnh sửa và update điểm số ngay trong phần admin của WordPress.

Bạn hãy cài extension tại đây: https://chrome.google.com/webstore/detail/pageoptimizer-pro/nfpngpgicoflhemmfebjahmjfcbnfobi?hl=en

Bước 2: Login và tạo dự án mới

Hãy bấm nút “New Project” ở góc trên cùng bên phải bạn nhé.

Sau đó, hãy điền URL của trang chủ vào rồi bấm Next sau đó bấm Confirm để xác nhận.

Lưu ý là bạn cần điền đúng phiên bản http hay https hoặc có www hay không có www nhé.

Bước 3: Đặt tên cho dự án

Ở bước này, bạn có thể đặt tên theo website hoặc theo chủ đề của web.

Hoặc bất kỳ cái tên nào bạn thấy thích, miễn là có thể phân biện được nó sau này khi làm nhiều dự án cùng lúc nhé.

Bước 4: Tạo Page mới và tiến hành chạy đo điểm số ban đầu

Bấm nút New Page để tạo page mới.

Chọn chế độ Full Setup.

Điền MỘT từ khóa chính duy nhất bạn đang muốn tối ưu hóa lên top cho trang nội dung ở bước tiếp theo (POP có hỗ trợ tối ưu cả tiếng Việt bạn nhé), xong bấm Next.

Ở bước này, hãy chắc chắn rằng từ khóa bạn chọn là từ khóa chuẩn nhất, có search volume tốt nhất trong list các từ khóa gần nghĩa hoặc liên quan bạn chọn SEO cho trang nội dung đó.

Ví dụ có 2 từ:

“Best electronic dart board” có search volume 250/mo còn “Best electronic dart boards” có search volume 1,300/mo thì mình sẽ chọn từ thứ 2 để làm.

Tiếp theo, hãy chọn ngôn ngữ (Language) và vị trí (Region) để thông báo cho POP biết sẽ cần search từ khóa ở phiên bản Google nào với ngôn ngữ nào.

Ví dụ mình SEO cho Amazon niche site thì ngôn ngữ sẽ là English và vị trí là United States.

Sau khi chọn xong, hãy bấm Next.

Ở bước tiếp theo, bạn hãy chọn “I want POP to choose competitors for me” nhé.

Đại khái là bạn sẽ để tool tự chọn các đối thủ đang đứng trên trang 1 cho bạn thay vì bạn tự phải ra quyết định lựa chọn.

Ở đây có một điểm khá hay của POP so với SurferSEO, vốn cũng là một tool tối ưu Onpage nổi tiếng và mình cũng đã dùng qua.

Đó là với SurferSEO, công cụ khuyến nghị bạn nên chọn các đối thủ trên trang 1 tương đồng nhất về loại website với site của bạn.

Điều đó có nghĩa là nếu site của bạn là niche site affiliate, thì bạn chỉ nên chọn các niche site khác đang rank top trên trang 1, chứ không nên chọn cả các trang như ecommerce, local listing, hay Amazon.

Điều này, theo mình, vô hình chung khiến việc lựa chọn chính xác đối thủ trở nên khá “cảm tính”.

Chưa kể nếu trên trang 1 không có kết quả nào giống loại website của bạn thì sao?

Mặc dù các kết quả đang đứng top có thể toàn các site yếu xìu?

Bạn sẽ không SEO cho keyword đó nữa ư?

Còn POP thì có khả năng lọc được ra các tín hiệu riêng biệt của các site “khác loài” đó để so sánh điểm số với site của bạn.

Do đó, bạn sẽ tránh được việc chọn sai hoặc chọn thiếu đối thủ đang đứng top để tối ưu theo.

OK, sau khi chọn xong, bạn hãy bấm Next để tiếp tục.

POP sau đó sẽ đi quét nội dung của tất cả các đối thủ nó tìm thấy trên trang 1 cho từ khóa.

Ở màn hình hiện ra sau khi tool đã quét xong, bạn hãy điền phần còn lại của URL bài viết cần tối ưu (bỏ qua phần URL trang chủ) vào ô khoanh đỏ, sau đó Next tiếp.

Khi này, POP sẽ đến trang nội dung của bạn để đọc các chỉ số có sẵn từ nội dung của bài viết.

Khi đọc xong, bạn sẽ thấy trong phần tiếp theo, POP sẽ gợi ý các biến thể (variation) của từ khóa.

Phần này 99.9% bạn nên để nguyên, và bấm Next tiếp.

Tiếp theo, tool sẽ list các LSI (hay Latent Semantic Indexing) keyword (hiểu nôm na là các từ khóa liên quan về mặt ngữ nghĩa).

POP khuyến nghị bạn nên xóa các từ khóa tên thương hiệu website đối thủ ví dụ Amazon, BestBuy… hoặc các từ khóa bạn biết 100% là không liên quan ví dụ “new tab”, “open link”…

Và theo kinh nghiệm thực tế của mình, bạn nên làm vậy để đảm bảo không tối ưu hóa thừa cho các từ không liên quan.

Sau khi OK, hãy bấm Submit để tiếp tục.

Khi này, POP sẽ bắt đầu tính toán điểm số trung bình của các site đối thủ và tính toán điểm số từ bài nội dung của bạn.

Hãy đợi tool chạy xong, và bạn sẽ có một điểm số ban đầu về mức độ tối ưu Onpage của bài viết so với các đối thủ đang top cho từ khóa đó như dưới đây.

36.9/100 điểm :)) OK fine.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải đẩy được điểm số này lên ít nhất trên 85 điểm, hoặc tốt nhất là 100/100 điểm.

Vậy giờ phải làm thế nào?

Cùng sang bước tiếp theo nhé.

Bước 5: Đồng bộ hóa điểm số từ POP sang WP Admin

Ở bước này, bạn sẽ login vào WP admin của site, chọn đúng bài viết cần Edit, sau đó bấm vào biểu tượng của POP extension trên Chrome, rồi bấm “Click to start”.

Hãy chắc chắn là trước khi bấm, bạn đã login vào POP sẵn rồi nhé.

Ở phần bảng hiện ra tiếp sau đó, trong phần PageRuns, bạn hãy chọn đúng page vừa chạy đo điểm ở bên tool POP.

Sau khi đã chọn đúng, hãy bấm tick vào ô Confirm correct pagerun và bấm nút Click to start để extension tiến hành đồng bộ điểm số từ POP sang WP admin cho bạn nhé.

Làm thế này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều bởi ngay khi đưa ra điều chỉnh cho nội dung của bài viết, bạn có thể check ngay kết quả xem điểm số được cải thiện đến mức nào rồi.

Thay vì phải bật qua lại giữa tab Editor trong WP và tab điểm số bên POP, phải không?

Bước 6: Điều chỉnh nội dung để cải thiện điểm số

Trong phần điều chỉnh này, có 4 phần chính sẽ quyết định đến điểm số và mức độ tối ưu hóa của bài viết:

  • Số từ của bài viết (Word count)
  • Tiêu đề SEO (Page title) trong thẻ html <title> (không phải phần H1 nhé)
  • Các đề mục phụ trong bài viết (Subheadings – thường là H2, H3, H4)
  • Phần nội dung bài viết (Main content)

6.1: Word count hay số từ cần thiết

Về word count hay số từ của bài viết, bạn có thể thấy ngay trong phần summary như sau:

Như ở đây, tool gợi ý mình cần thêm 541 từ nữa cho bài viết để đạt chuẩn trung bình của các đối thủ trên trang 1.

Số từ POP đếm được không chỉ là số từ trong bài viết mà còn bao gồm tất cả từ ngữ trong phần menu, sidebar, footer… bạn nhé.

Do đó, trước khi tiến hành tối ưu các phần bên dưới ví dụ SEO title, Headings, main content, bạn cần đảm bảo rằng bài viết của bạn đã đủ số word count.

Để làm được điều này, bạn có thể thuê viết thêm hoặc tự viết dựa theo nội dung mà đối thủ đang có trên top.

Về cách để tự viết, bạn có thể tham khảo thêm bài hướng dẫn này của mình.

Còn mình sẽ ở đây để đợi ?

OK, bạn đã hoàn thành xong việc update số từ bài viết rồi phải không?

Giờ thì hãy login lại vào tài khoản POP >> bấm View Pages trong Project của bạn >> Chọn View Pageruns cho từ khóa bạn đang tối ưu >> Chọn Re-run và để mặc định “Update Optimization Score” nhé.

Việc này sẽ giúp POP tính lại điểm cần tối ưu cho các từ khóa trong bài sau khi bạn đã update số word count của bài viết.

Rồi, giờ thì đến phần chỉnh sửa title, headings và content.

6.2: Page title hay tiêu đề SEO

Để tối ưu hóa phần này, bạn hãy nhìn vào các gợi ý của POP.

Mình sẽ giải thích qua một chút về các phần mã màu và lưu ý nhé, vì từ phần này trở đi, mọi thứ sẽ giống nhau về bố cục trình bày của tool.

Mã màu:

  • Màu đỏ: số lần từ khóa xuất hiện đang bị thiếu nhiều (so với tổng thể)
  • Màu cam: vẫn thiếu nhưng đã gần đạt
  • Màu xanh lá cây: đã đạt điểm tối ưu
  • Màu xám: thừa nhiều hơn so với mức tối ưu, cần giảm bớt

Current Usage và Target Range:

Trong phần mình khoanh đỏ, Current usage chính là tổng điểm hay tổng số lần xuất hiện của tất cả các từ khóa được liệt kê trong phần đang tối ưu (page title; headings; hoặc main content).

Còn Target range chính là khoảng điểm tối ưu bạn cần đạt được.

Ví dụ như trên là với Page title, mình cần đạt từ 2 đến 4 điểm mới tối ưu, còn hiện tại mới được có 1 điểm thôi.

Còn với từng từ khóa được liệt kê ở bên dưới thì:

– Nếu điểm số ở cột “Current Usage” NHỎ HƠN điểm số ở cột “Target Range” thì tool sẽ CỘNG điểm số đó vào điểm tổng.

– Còn nếu điểm số ở cột “Current Usage” LỚN HƠN điểm số ở cột “Target Range” thì tool sẽ TRỪ điểm số đó vào điểm tổng.

Nghe thì phức tạp nhưng khi làm bạn sẽ thấy nó cũng đơn giản thôi.

Tag “Must Use”:

Là tag dùng để cho bạn biết từ khóa nào là BẮT BUỘC phải được xuất hiện đầy đủ tại khu vực đang tối ưu.

Thông thường đây sẽ chính là từ khóa main keyword bạn chọn lúc đầu khi set up ở bước 4 bên trên.

Tag “Use Alone”:

Đây là một tag đặc biệt nữa mà bạn cần lưu ý, mặc dù ở ví dụ trên trong SEO title không gặp.

Nhưng khi đến phần tối ưu Subheadings và Main content bạn sẽ thấy.

Về cơ bản, “use alone” nghĩa là từ khóa đó phải được xuất hiện riêng rẽ MỘT MÌNH NÓ, thay vì đứng chung thành một cụm từ khóa khác mà POP nhận diện được.

Ví dụ:

Bạn thấy từ “dartboard” và “electronic dartboard” đều có tag “Use Alone” bên dưới chứ?

Nếu mình viết một câu như sau:

If you can buy this electronic dartboard, that would be awesome!

Thì POP sẽ chỉ tính trong câu này có 1 LẦN xuất hiện của từ khóa “electronic dartboard” mà thôi.

Còn sẽ KHÔNG có lần xuất hiện nào của từ khóa “dartboard”.

Nếu muốn cả 2 từ đều xuất hiện, bạn phải tách chúng ra rõ ràng như sau:

If you can buy this electronic dartboard, that would be awesome because it’s a very good dartboard!

Bạn hiểu ý này của mình rồi chứ?

OK, rồi, giờ việc của bạn sẽ là làm cách nào đó để thêm các từ khóa còn thiếu vào trong tiêu đề SEO của bài viết thôi.

Nhưng lưu ý, tiêu đề SEO thường tối đa chỉ tầm 60 ký tự.

Do đó, sẽ rất bất khả thi nếu bạn cố chèn cho bằng hết tất cả các từ khóa mà POP gợi ý vào tiêu đó.

Thay vào đó, hãy chọn lọc và điều chỉnh lại tiêu đề cũ cho tốt hơn.

Mình sẽ lấy ví dụ như thế này cho bạn dễ hiểu.

Đây là SEO title cũ: Best Electronic Dart Boards Review 2021 (TOP 7 CHOICES) 

Còn đây là hiện trạng của SEO title cũ đó TRƯỚC KHI tối ưu.

Bạn thấy đấy, tiêu đề này mới được 1 điểm/4 điểm tối ưu vì mình mới có từ khóa Best Electronic Dart Boards xuất hiện 1 lần.

Giờ mình sẽ thử sửa thành SEO title mới như sau:

Best Electronic Dart Boards Review 2021 (TOP 7 DARTBOARDS) 

Bạn thấy mình đã sửa lại từ CHOICES thành từ DARTBOARDS rồi phải không?

Tại sao mình làm vậy bởi mình thấy trong các từ khóa POP gợi ý, chỉ duy nhất từ “dartboards” là từ khóa duy nhất có thể thêm hoặc thay vào SEO title mà không bị quá độ dài 60 ký tự!

OK, giờ mình sẽ bấm nút Update bài viết để cập nhật lại SEO title.

Việc bấm update này chỉ bắt buộc phải làm khi chỉnh sửa SEO title thôi bạn nhé, vì WordPress không tự động lưu SEO title của bài viết như khi bạn chỉnh sửa phần nội dung chính.

Sau đó, mình sẽ thao tác như ở bước 5 bên trên để đồng bộ hóa và tính lại điểm số.

Và đây là kết quả:

Bạn có thể thấy là điểm số đã tăng từ 36.9 lên 54 rồi!

Khá nhanh phải không?

Đơn giản bởi SEO title là yếu tố Onpage quan trọng nhất, nên chỉ một chỉnh sửa nhỏ cũng có thể nâng điểm lên đáng kể.

OK, vậy là phần SEO title cũng coi như xong khi mình đã có đủ 2 điểm để vừa đạt khoảng điểm tối ưu là từ 2-4 điểm cho phần này.

POP đã tính được điều đó nên công cụ sẽ xuất hiện dấu tròn màu xanh ở dòng Page Title ngay đầu.

Vậy là giờ có thể sang phần headings và main content rồi.

6.3: Subheadings và main content

Với phần headings và main content, cách làm cũng tương tự như với SEO title.

Chỉ có điều, bạn sẽ không cần bấm Update bài viết liên tục nữa, mà chỉ cần chỉnh sửa bài viết như bình thường, WordPress sẽ tự động lưu lại tất cả các thay đổi đó cho bạn.

Khi đó, POP có thể tự tính lại điểm dễ dàng hơn.

Còn ví dụ đây là hiện trạng trước khi chỉnh sửa của Subheadings hay các đề mục con của bài viết (thường là các H2, H3, H4):

Còn đây là Main content:

Hãy nhìn các chỉ số và bảng mã màu mình nhắc tới bên trên để tối ưu hóa nhé.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là làm cho càng nhiều chấm xanh lá cây hiện lên thay cho các chấm vàng, đỏ, xám càng tốt.

Mỗi khi chỉnh sửa mà không nhớ mình làm đến đâu, hãy kéo lên và bấm nút “Check your work” để POP đo lại điểm tối ưu cho bạn.

Đôi khi tool sẽ báo “Your scores didn’t change” nghĩa là điểm số của bạn không thay đổi.

Nhưng mình để ý phần lớn đây là bug vì nếu đã chỉnh lại nội dung theo gợi ý, CHẮC CHẮN điểm số của bạn sẽ đổi, chỉ là ít hay nhiều thôi.

Và khi nào các bài viết cần tối ưu của bạn có được điểm số tầm 90+ như dưới đây là OK.

Thông thường, để tối ưu hóa xong một bài viết như thế này sẽ mất tầm từ 15 phút đến 1 tiếng.

Tất nhiên, bạn càng làm nhiều thì sẽ càng có nhiều kinh nghiệm và sửa sẽ càng nhanh hơn.

“Bạn thử chưa hay đang chém gió đấy?”

Tất nhiên là mình phải thử rồi mới có cái để chia sẻ chứ.

Các ô màu xanh là các ô có ranking tăng sau 3 tuần chỉnh sửa Onpage (22/30 bài test).

Các ô màu vàng là các ô không thay đổi thứ hạng (3/30 bài test).

Còn các ô màu cam là các ô có ranking bị giảm sau đúng 3 tuần chỉnh sửa Onpage (5/30 bài test).

Như vậy là kết quả thành công của mình đang ở mức khoảng 73%.

Và điều quan trọng nữa đó là mình để ý impression và clicks của các bài viết được chỉnh Onpage này cũng thường tốt lên theo thời gian.

Với mình như vậy là không quá tệ.

Nhưng nó cũng vẫn cho thấy một điều là POP hay bất kỳ tool tối ưu Onpage nâng cao nào khác đều không phải “thần dược” chữa bệnh không rank được top.

Tất cả đều có tỷ lệ thành công nhất định, và việc rank top rõ ràng không phải chỉ có mỗi Onpage là hết.

Tips hữu ích từ kinh nghiệm cá nhân của mình

Sau khi chỉnh sửa rất nhiều bài nội dung, mình đã rút ra được một số kinh nghiệm và tip khá hay giúp tiết kiệm thời gian.

Và giờ mình sẽ share hết cho bạn để bạn đỡ mất thời gian như mình lúc đầu.

1) Nếu cần tìm vị trí các từ khóa để tối ưu theo list, hãy dùng ctrl F để tìm cho nhanh.

2) Hãy ưu tiên tối ưu các từ khóa cần ít phải “đụng chạm” nhất trước cho nhanh.

Điều đó có nghĩa là nếu có 1 keyword cần bạn phải thêm 20 lần xuất hiện trong bài, so với 1 key khác chỉ cần thêm 2 lần, hãy sửa key 2 lần trước.

3) Bài viết nên có phần FAQ’s hay câu hỏi thường gặp để dễ thêm các ý còn thiếu vào bài.

Tip này đặc biệt hữu ích với các bài best khi làm niche site Amazon, nhưng cũng đúng cho tất cả các dạng bài khác.

4) Hãy dùng tổ hợp phím Ctrl kết hợp cùng dấu – (hoặc Ctrl + cuộn chuột) để thu nhỏ khung màn hình WordPress giúp dễ chỉnh sửa hơn.

Mình thường để tỷ lệ màn hình chỉ 80% so với bình thường để bao quát tốt hơn do khung màn hình của POP khá choán chỗ góc dưới bên phải.

5) Để tăng tốc độ, bạn nên sửa một lúc khoảng 4-5 hoặc nhiều key đến khi không còn biết đang sửa ở đoạn nào nữa thì hãy bấm check your work ?

Đừng sửa xong key nào cũng bấm check, vừa lâu vừa không hiệu quả.

6) Chú ý là phần text trong phần breadcrumb và table of content đều được tính hết vào số lần xuất hiện của từ khóa bạn nhé.

Ngoài ra, thẻ alt tag của ảnh cũng được tính là dạng text để đếm.

Hãy ghi nhớ điều này khi tối ưu hóa để tránh bị rối.

7) Hãy ghi lại tất cả thông tin vào một file excel với các cột như mình show ở trên:

– Từ khóa đã làm

– Ngày sửa lại là ngày nào

– Thứ hạng trước khi sửa là bao nhiêu

– Điểm của POP sau khi tối ưu là bao nhiêu

– Kết quả sau 3 tuần sửa như thế nào? Tăng hay giảm bao nhiêu bậc?

8) Và cuối cùng, sau khi sửa xong hết, hãy nhớ bấm Update bài viết, xóa cache, và submit index lại bài viết trong Search Console để Google biết được sự thay đổi của bạn càng sớm càng tốt nhé.

Các câu hỏi thường gặp khi dùng tool

#1. Có cần phải tối ưu xanh hết tất cả các từ khóa?

Không, bạn chỉ cần tổng điểm của cả bài trên 85 điểm là OK.

Tốt nhất nên đạt tầm 90-100 điểm.

#2. Vì sao mình tối ưu mãi mà POP vẫn báo thừa/thiếu ở một từ khóa nào đó mình tìm mãi không ra trong bài?

Hãy bấm Preview bài viết và soi thật kỹ bằng Ctrl+F và tìm theo từ khóa xem nó còn xuất hiện ở đâu khác nữa.

Khả năng cao có thể là trong phần điều hướng breadcrumb, hoặc phần mục lục table of content, hoặc trong thẻ alt tag của ảnh.

#3. Nên viết bài trước rồi tối ưu POP sau hay dùng POP lên dàn ý trước khi viết?

Theo kinh nghiệm của mình thì để nhanh và tiết kiệm, bạn hãy viết bài trước rồi tối ưu lại sau.

#4. Có nên tối ưu theo tùy chọn Advanced của POP?

Không nên.

Mình đã thử và thấy nó rất rối rắm, khiến mất thêm thời gian không cần thiết.

#5. Có mua chung tài khoản POP để dùng được không?

POP có cơ chế phát hiện duplicate session rất tốt, nên mình khuyên bạn nên dùng riêng tránh phiền phức về tài khoản.

#6. POP có dùng cho site tiếng Việt được không?

Hoàn toàn được bạn nhé.

Chọn Vietnamese và region là Vietnam ở bước setup ban đầu là được.

#7. Tìm hiểu thêm về tool và cách sử dụng ở đâu?

Bạn có thể xem thêm list video hướng dẫn của Kyle tại link dưới đây:

https://www.youtube.com/c/PageOptimizerPro/videos

#8. Thường đợi bao lâu thì sẽ thấy kết quả?

Theo kinh nghiệm của mình, thường khoảng 2-4 tuần sau khi chỉnh sửa xong và submit index lại trong search console, bạn sẽ thấy kết quả phản ảnh qua thứ hạng từ khóa.

#9. Có cần tối ưu hóa thêm nếu đã đứng top 1?

Có, đơn giản bởi có thể bạn đang top nhờ các lý do khác như: link mạnh hơn, site uy tín và lâu năm hơn…

Việc bạn đứng top 1 không đồng nghĩa với Onpage bạn tốt hơn tất cả các đối thủ khác đang trên top.

#10. Tại sao mình tối ưu max điểm và đã đợi khá lâu rồi nhưng ranking và traffic cũng vẫn cứ tụt theo ngày vậy?

Nếu bạn gặp tình huống này, rất đáng tiếc là có thể site bạn đang gặp vẫn đề về “site quality” hay chất lượng website nói chung như mình nói ở gần đầu.

Vấn đề này rất phức tạp và không thể nói ngắn gọn ở đây được.

Nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu thêm, mình khuyên bạn nên đọc các bài viết trên blog của Glenn Gabe bên G-Squared Interactive tại link: https://www.gsqi.com/marketing-blog/

Glenn là “trùm” khôi phục site bị phạt bởi core update và các thuật toán khác của Google.

Các bài viết của Glenn chắc chắn sẽ giúp ích được bạn.

#11. Mình sửa SEO title khá tốt nhưng bị quá mất 3-5 ký tự lên tận 63-65 ký tự trong phần tiêu đề thì có sao không?

Theo kinh nghiệm của mình là không sao cả.

Nhưng tốt nhất cứ giữ SEO title dài dưới 60 ký tự là ok nhất.

#12. Nếu mình không thể thêm được word count mà vẫn muốn tối ưu hóa thì sao?

Bạn có thể test thử chỉ tối ưu hóa SEO Title và Subheadings thôi, còn phần Main content hãy để nguyên.

Theo kinh nghiệm của mình chỉ cần làm tốt 2 phần kia là điểm số cũng đã đạt 75-80 điểm easy rồi.

Còn đừng dại tối ưu từ khóa trong Main content nếu bài viết của bạn ngắn hơn nhiều so với đối thủ nhé, vì sẽ dễ dính lỗi keyword stuffing hay nhồi nhét từ khóa đấy.

Tạm kết

Cảm ơn bạn rất nhiều đã đọc đến tận những dòng cuối cùng này của bài hướng dẫn.

Thật sự là nó mất nhiều công sức hơn mình tưởng ban đầu để viết.

Nhưng mình cũng mừng vì cuối cùng thì cũng đã xong ?

Rất hi vọng những gì mình chia sẻ giúp ích được cho bạn phần nào.

Nếu thấy hữu ích thì share giúp mình nhé.

Hẹn gặp lại trong những bài viết tới đây.

Nguồn: Duy Nguyễn Blog

Học làm SEOHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEONghề Seo - Việc làm Seo

Công việc cụ thể của một người làm SEO chuyên nghiệp

109

Xây dựng website, tối ưu website, phân tích và chuẩn bị bộ từ khóa cần SEO, biên tập nội dung lên website và các kênh vệ tinh (liên kết tạo backlink), xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua website trên các kênh mạng xã hội, tìm kiếm thêm các liên kết và PR website… là những công việc mà bất kỳ một người làm SEO nào cũng phải làm. Tuy vậy, mỗi người làm SEO thường sẽ có một phương pháp riêng nào đó để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Mục tiêu chung của người làm SEO là đưa website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của google trong thời gian nhanh nhất có thể. Tất nhiên là sẽ có nhiều phương pháp, sạch có và bẩn cũng có. Do đó, khi chọn đối tác SEO cần chú ý đến quá trình triển khai của người làm SEO, nếu không có thể hậu quả sẽ không lường được (website của bạn có thể bị đưa vào backlist của google).

SEO Onpage là gì?

SEO onpage là quá trình tối ưu hóa trên chính website bao gồm các kỹ thuật về website, chất lượng bài viết (content), kết cấu website, tối ưu các liên kết trong chính website. Một số công việc làm SEO onpage mà bạn cần phải check list như sau:

    • Nghiên cứu từ khóa và viết bài chuẩn SEO.
    • Đăng bài, tối ưu các thẻ tiêu đề (title), thẻ mô tả (description), thẻ từ khóa (keyword).

Tối ưu hình ảnh, video, các thẻ heading H1, H2, H3, H4, H5, H6 trên website.

  • Tối ưu liên kết nội bộ (internal link), sơ đồ trang web (sitemap), kết cấu website SILO.
  • Tối ưu tốc độ tải trang, mobile friendly, cấu trúc URL.

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là quá trình tối ưu hóa tăng sức mạnh (trust) của website thông qua các yếu tố bên ngoài như: kỹ thuật xây dựng liên kết Backlink, Social Media, Email marketing và chạy quảng cáo Facebook hoặc Google để tăng visitor và tăng trust cho website.

Trong kỹ thuật SEO offpage thì việc xây dựng liên kết Backlink là cực kỳ quan trọng bởi vì đây chính là yếu tố giúp tăng trust và thứ hạng từ khóa. Bạn có thể đặt các link trên website khác với lựa chọn Nofollow hay Dofollow để điều chỉnh bot vào lấy dữ liệu hay không lấy dữ liệu. Và các anchor text để nhấn mạnh từ khóa cần SEO.

Backlink là một liên kết (link) từ website của người khác về website của bạn, khi Google nhận ra 1 trang (page) nhận được nhiều backlink thì Google hiểu rằng có nhiều website tin tưởng và đề xuất bạn, giúp từ khóa cần SEO đạt thứ hạng cao hơn.

Việc xây dựng backlink có rất nhiều kỹ thuật bao gồm white hat, black hat, gray hat. Gần như hiện tại các SEOer xây dựng bằng hình thức gray hat như mua guest post, xây dựng PBN. Nhưng vấn đề bạn phải có các kỹ thuật tốt và kinh nghiệm để an toàn cho chính website của bạn.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều dịch vụ backlink, tuy nhiên bạn nên cẩn trọng bởi vì những dịch vụ giá rẻ sẽ có chất lượng không tốt, có thể ảnh hưởng đến tổng thể website và có khả năng bị phạt.

Tìm hiểu thêm tại: Hướng dẫn cách tăng thứ hạng Website bằng cách xây dựng backlink

Nên dùng SEO hay Google Adwords?

Nếu bạn làm SEO thì phải đầu tư công sức và thời gian tương đối lâu (phụ thuộc vào dự án SEO), nhưng một khi đã lên TOP thì sẽ rất có giá trị, vậy nên làm SEO là tính chuyện lâu dài, bền vững. Bên cạnh đó, việc chạy quảng cáo Google Adwords là giải pháp hiệu quả ngay lập tức (tất nhiên là sẽ tốn chi phí, hết bao nhiêu cũng phụ thuộc vào kế hoạch của bạn). Nếu bạn có điều kiện và có tầm nhìn, tôi khuyên nên áp dụng cả hai phương pháp: vừa có tính tức thì (Adwords), vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài (SEO): Dưới đây là bảng so sánh SEO và Google Adwords tổng quát:

Tiêu chí so sánh Quảng cáo Google Ads SEO
Vị trí hiển thị Hiển thị có kèm chữ Ad hoặc chữ quảng cáo. Hiển thị trên cả kết quả tự nhiên của SEO Hiển thị sau quảng cáo của Google.
Lưu lượng Chỉ đến từ những từ khóa đang chạy, nếu tắt quảng cáo thì sẽ hết lượt truy cập. Một khi website đã lên công cụ tìm kiếm thì lượng truy cập vào website sẽ ổn định và đều liên tục.
Thời gian Chỉ cần khoảng 1 giờ sau khi cài đặt quảng cáo kết quả đã lên đầu công cụ tìm kiếm. Đòi hỏi phải chờ thời gian rất nhiều, có khi trên 6 tháng đến 1 năm.
Ngân sách Ngân sách trả cho Google. Phải trả chi phí liên tục để đứng top. Ngân sách khó tính toán hơn, bạn phải trả chi phí cho người làm SEO, các đơn vị bên thứ Ba.
Nhưng thường tiết kiệm hơn Google Ads, vì chỉ chi 1 lần.
Mục tiêu Có thể nhắm nhiều từ khóa cùng 1 lúc. Bạn phải tập trung 1 số từ khóa nhất định.

Các thuật ngữ dành cho người làm SEO

White hat SEO (SEO mũ trắng): là để chỉ những người làm SEO một cách chân chính, không áp dụng các thủ thuật để đánh lừa công cụ tìm kiếm. Whitehat SEO giúp cho bạn có kết quả bền vững, nhưng mất nhiều thời gian han hơn.

Black hat SEO (SEO mũ đen): là để chỉ những người làm SEO dùng các chiêu trò và thủ thuật để đánh lừa công cụ tìm kiếm để đạt thứ hạng cao. Phương pháp này đôi khi là con dao hai lưỡi và hiện tại các thuật toán của Google dễ dàng phát hiện và phạt các website theo hướng Blackhat.

Gray Hat Seo/Brown hat SEO (SEO mũ xám): Đây là phương pháp SEO không hẳn là white hat cũng không hẳn là black hat. Phương pháp này được nhiều SEOer ứng dụng bởi vì cho hiệu quả cao và rút ngắn thời gian. Trong khóa học SEO, IMTA sẽ nói về một số kỹ thuật gray hat. Gần như 90% SEOer hiện tại đều có sử dụng gray hat SEO, phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm của mỗi người để không vượt lằn ranh đỏ qua black hat seo.