Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Cẩm nang SEO 04: Giúp Google (và người dùng) hiểu nội dung của bạn

896

Khi thu thập dữ liệu một trang, Googlebot sẽ thấy trang này theo cách mà người dùng bình thường vẫn thấy15. Để hiển thị và lập chỉ mục tối ưu, hãy luôn cho phép Googlebot truy cập vào những tệp JavaScript, CSS và hình ảnh được sử dụng trên trang web của bạn. Nếu tệp robots.txt của trang web không cho phép thu thập dữ liệu những phần tử này, tệp sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến cách các thuật toán của chúng tôi hiển thị và lập chỉ mục nội dung của bạn. Điều này có thể dẫn đến xếp hạng dưới mức tối ưu.

Hành động được đề xuất:

  • Dùng Công cụ kiểm tra URL16. Công cụ sẽ cho phép bạn biết chính xác cách Googlebot nhìn thấy và hiển thị nội dung của bạn và cũng sẽ giúp bạn xác định và khắc phục một số vấn đề lập chỉ mục trên trang web của mình.

Thẻ <title> cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết chủ đề của một trang cụ thể là gì. Thẻ <title> phải được đặt trong phần tử <head> của tài liệu HTML. Bạn nên tạo một tiêu đề riêng biệt cho mỗi trang trên trang web của mình.

<html>
<head>
    <title>Brandon's Baseball Cards - Buy Cards, Baseball News, Card Prices</title>
    <meta name="description" content="Brandon's Baseball Cards provides a large selection of
    vintage and modern baseball cards for sale.
    We also offer daily baseball news and events.">
</head>
<body>
...

Nếu tài liệu của bạn xuất hiện trên một trang kết quả tìm kiếm, thì nội dung của thẻ tiêu đề có thể xuất hiện trong dòng đầu tiên của phần kết quả (nếu bạn chưa nắm rõ các thành phần của kết quả tìm kiếm trên Google, hãy tham khảo video phân tích các thành phần trong kết quả tìm kiếm17)

Tiêu đề cho trang chủ có thể liệt kê tên trang web/doanh nghiệp của bạn và có thể bao gồm các thông tin quan trọng khác như vị trí thực tế của doanh nghiệp hay một vài sản phẩm hay dịch vụ chính của doanh nghiệp.

Mô tả chính xác nội dung của trang

Chọn một tiêu đề tự nhiên và truyền đạt chủ đề của nội dung trang một cách hiệu quả.

Những điều nên tránh:

  • Chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng tiêu đề mặc định hoặc chung chung như “Không có tiêu đề” hoặc “Trang mới số 1”.

Hãy tạo tiêu đề riêng biệt cho từng trang

Mỗi trang trên trang web của bạn nên có một tiêu đề riêng biệt để giúp Google biết trang này khác biệt với những trang khác như thế nào. Nếu trang web của bạn sử dụng các trang dành riêng cho thiết bị di động, hãy nhớ sử dụng các tiêu đề hay trên các phiên bản dành cho thiết bị di động.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng một tiêu đề chung cho tất cả các trang hoặc một nhóm lớn các trang trên trang web của bạn.

Hãy sử dụng tiêu đề ngắn nhưng sinh động

Tiêu đề có thể ngắn mà vẫn giàu thông tin. Nếu tiêu đề quá dài hoặc bị coi là ít liên quan, Google có thể chỉ hiển thị một phần tiêu đề hoặc một tiêu đề được tạo tự động trong kết quả tìm kiếm. Google cũng có thể hiển thị các tiêu đề khác nhau tùy thuộc vào truy vấn của người dùng hoặc thiết bị dùng để tìm kiếm.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng các tiêu đề quá dài không hữu ích cho người dùng.
  • Chèn các từ khóa không cần thiết trong thẻ tiêu đề của bạn.

Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác phần tóm tắt nội dung của trang. Tiêu đề của trang có thể là một vài từ hoặc một cụm từ, còn thẻ meta mô tả trang có thể là một hoặc hai câu hay thậm chí là một đoạn văn ngắn. Giống thẻ <title>, thẻ meta mô tả cũng được đặt trong phần tử <head> của tài liệu HTML.

<html>
<head>
    <title>Brandon's Baseball Cards - Buy Cards, Baseball News, Card Prices</title>
    <meta name="description" content="Brandon's Baseball Cards provides a large selection of vintage and modern baseball cards for sale. We also offer daily baseball news and events.">
</head>
<body>
...

Thẻ meta mô tả quan trọng bởi vì Google có thể sử dụng thẻ dưới dạng đoạn trích cho các trang của bạn. Xin lưu ý rằng chúng tôi nói “có thể” bởi vì Google có thể chọn sử dụng một phần thích hợp của văn bản hiển thị trên trang của bạn nếu phần đó phù hợp với truy vấn của người dùng. Việc thêm thẻ meta mô tả vào mỗi trang luôn là một phương pháp tốt trong trường hợp Google không thể tìm thấy văn bản phù hợp để đưa vào đoạn trích. Trên blog của Trung tâm Google Tìm kiếm có các bài đăng bổ ích về cách cải thiện đoạn trích bằng thẻ meta phù hợp hơn18 và đoạn trích hay hơn cho người dùng19. Chúng tôi cũng có một bài viết hữu ích trên Trung tâm trợ giúp về cách tạo tiêu đề và đoạn trích hay20.

Ví dụ về kết quả tìm kiếm dưới dạng đường liên màu xanh dương cho "thiệp bóng chày"

Tóm tắt chính xác nội dung của trang

Viết một đoạn mô tả vừa cung cấp thông tin vừa gây hứng thú cho người dùng khi họ nhìn thấy thẻ meta mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm. Mặc dù không có chiều dài tối thiểu hoặc tối đa cho văn bản trong thẻ meta mô tả, bạn nên đảm bảo rằng thẻ đủ dài để được hiển thị đầy đủ trong Tìm kiếm (xin lưu ý rằng người dùng có thể thấy các đoạn trích có kích thước khác nhau tùy thuộc vào cách và nơi họ tìm kiếm) và chứa tất cả thông tin liên quan mà người dùng sẽ cần để xác định xem trang có hữu ích và thích hợp với họ hay không.

Những điều nên tránh:

  • Viết một thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang.
  • Sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web” hoặc “Trang về thiệp bóng chày”.
  • Chỉ sử dụng từ khóa trong mô tả.
  • Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả.

Hãy dùng nội dung mô tả riêng cho từng trang

Việc dùng thẻ meta mô tả riêng cho từng trang có thể giúp ích cho cả người dùng và Google, đặc biệt trong những lượt tìm kiếm mà người dùng có thể xem nhiều trang trên miền của bạn (ví dụ: những lượt tìm kiếm sử dụng toán tử site: ). Nếu trang web của bạn có hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu trang, có lẽ bạn không thể tạo thẻ meta mô tả bằng phương pháp thủ công. Trong trường hợp này, bạn có thể tự động tạo các thẻ meta mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng một thẻ meta mô tả chung cho tất cả các trang hoặc một nhóm lớn các trang trên trang web của bạn.

Hãy sử dụng những tiêu đề có ý nghĩa để biểu thị các chủ đề quan trọng và góp phần tạo cấu trúc phân cấp cho nội dung. Nhờ đó, người dùng sẽ dễ dàng hơn khi khám phá tài liệu của bạn.

Hãy tưởng tượng bạn đang viết một bản thảo

Tương tự như việc viết một bản phác thảo cho một tài liệu lớn, hãy suy nghĩ về những điểm chính và điểm phụ của nội dung trên trang và quyết định vị trí thích hợp để sử dụng các thẻ tiêu đề.

Những điều nên tránh:

  • Đặt văn bản trong những thẻ tiêu đề không giúp ích cho việc xác định cấu trúc của trang.
  • Dùng thẻ tiêu đề trong khi các thẻ khác như <em><strong> có thể thích hợp hơn.
  • Thay đổi kích thước thẻ tiêu đề một cách thất thường.

Đừng lạm dụng thẻ tiêu đề trên trang

Hãy sử dụng thẻ tiêu đề ở vị trí thích hợp. Quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc đọc lướt qua nội dung và xác định nơi một chủ đề kết thúc và một chủ đề khác bắt đầu.

Những điều nên tránh:

  • Dùng quá nhiều thẻ tiêu đề trên một trang.
  • Tiêu đề quá dài.
  • Chỉ sử dụng các thẻ tiêu đề để tạo kiểu cho văn bản chứ không phải để tạo cấu trúc.

Dữ liệu có cấu trúc21 là mã mà bạn có thể thêm vào các trang trên trang web của mình để mô tả nội dung cho các công cụ tìm kiếm, giúp các công cụ này hiểu rõ hơn về nội dung trên trang. Từ những hiểu biết đó, công cụ tìm kiếm có thể hiển thị nội dung của bạn theo những cách hữu ích (và bắt mắt) trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn thu hút đúng đối tượng khách hàng cho doanh nghiệp của mình.

Hình ảnh hiển thị một kết quả tìm kiếm được cải thiện nhờ số sao đánh giá bằng cách dùng dữ liệu có cấu trúc.

Ví dụ: khi bạn có một cửa hàng trực tuyến và bạn dùng mã đánh dấu cho một trang sản phẩm riêng lẻ, việc này sẽ giúp chúng tôi hiểu rằng trang đó cung cấp thông tin về sản phẩm xe đạp, mức giá và đánh giá của khách hàng. Chúng tôi có thể hiển thị thông tin đó trong đoạn trích cho kết quả tìm kiếm về các truy vấn liên quan. Chúng tôi gọi đây là “kết quả nhiều định dạng”.

Ngoài việc sử dụng mã đánh dấu dữ liệu có cấu trúc cho kết quả nhiều định dạng, chúng tôi có thể sử dụng mã đánh dấu này để cung cấp kết quả liên quan bằng các định dạng khác. Ví dụ: khi bạn có một cửa hàng thực, việc dùng mã đánh dấu cho thông tin về giờ mở cửa sẽ giúp khách hàng tiềm năng tìm được bạn vào đúng thời điểm họ cần bạn và cho họ biết liệu cửa hàng của bạn đang mở cửa hay đóng cửa vào thời điểm tìm kiếm.

Kết quả trên Google Tìm kiếm về các cửa hàng kem, trong đó hiển thị kết quả nhiều định dạng được tạo bằng dữ liệu có cấu trúc.

Bạn có thể dùng mã đánh dấu cho nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp của mình:

  • Sản phẩm bạn đang bán
  • Vị trí doanh nghiệp
  • Video về sản phẩm hoặc doanh nghiệp
  • Giờ mở cửa
  • Danh sách sự kiện
  • Công thức
  • Biểu trưng của công ty và nhiều nội dung khác!

Bạn nên dùng dữ liệu có cấu trúc cùng với mã đánh dấu ghi chú được Google hỗ trợ để mô tả nội dung của mình. Bạn có thể thêm mã đánh dấu vào mã HTML trên các trang hoặc sử dụng những công cụ như Công cụ đánh dấu dữ liệu23 và Trình trợ giúp đánh dấu24 (xem phần Các phương pháp hay nhất để tìm hiểu thêm về các công cụ).

Kiểm tra mã đánh dấu của bạn bằng công cụ kiểm tra Kết quả nhiều định dạng

Sau khi dùng mã đánh dấu trong nội dung của mình, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra Kết quả nhiều định dạng của Google25 để đảm bảo không có sai sót nào trong quá trình triển khai. Bạn có thể nhập URL của nội dung hoặc sao chép HTML thực tế có chứa mã đánh dấu.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng mã đánh dấu không hợp lệ.

Hãy sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu

Nếu muốn dùng thử mã đánh dấu có cấu trúc mà không phải thay đổi mã nguồn của trang web, bạn có thể sử dụng Công cụ đánh dấu dữ liệu. Đây là một công cụ miễn phí được tích hợp trong Search Console và hỗ trợ một tập hợp nhỏ các loại nội dung.

Nếu bạn muốn có sẵn mã đánh dấu để sao chép và dán vào trang của mình, hãy thử công cụ Trình trợ giúp đánh dấu.

Những điều nên tránh:

  • Thay đổi mã nguồn của trang web khi bạn không chắc chắn về việc triển khai mã đánh dấu.

Theo dõi hiệu suất của những trang có mã đánh dấu

Các báo cáo về kết quả nhiều định dạng26 trong Search Console cho bạn biết chúng tôi đã phát hiện bao nhiêu trang thuộc trang web của bạn có chứa một mã đánh dấu cụ thể, số lần những trang đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và số lần người dùng nhấp vào những trang đó trong 90 ngày qua. Báo cáo cũng hiển thị những lỗi chúng tôi phát hiện được.

Những điều nên tránh:

  • Thêm dữ liệu đánh dấu không hiển thị cho người dùng.
  • Tạo đánh giá giả mạo hoặc thêm mã đánh dấu không liên quan.

0 ( 0 bình chọn )

【CÔNG TY SEO TOP ®】

https://seotop.com.vn
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ SEO TOP
- Địa chỉ: 09.03 Tầng 9 Khối A, Centana Thủ Thiêm 36 Mai Chí Thọ, P.An Phú, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
- MST: 0317841121 - Cấp Ngày: 18-05-2023
- Nơi Cấp: sở kế hoạch và đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Bộ Công Thương DMCA.com Protection Status

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới gửi

Xem thêm