Công nghệDigital MarketingHọc WordpressHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEOPhần mềm Seo

Phỏng vấn các chuyên gia SEO Việt Nam

287

Câu hỏi: Ông cảm nhận về tương lai ngành SEO ở Việt Nam như thế nào? Những khó khăn/thuận lợi là gì?

Ông Trần Ngọc Chính – CEO VietProtocol & DGM Việt Nam

Trần Ngọc Chính

Trần Ngọc Chính

Ngành SEO ở Việt Nam hiện nay đang có những bước chuyển mình phát triển khá mạnh mẽ. Hiện nay hơn 95% người dùng Internet sủ dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm thông tin, dịch vụ, sản phẩm. Đây chính là cánh cửa lớn mở ra kỷ nguyên mới của Thương Mại Điện Tử Việt Nam. SEO – hiện nay đóng vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu trong việc thúc đẩy các hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trực tuyến và đang lấn sân sang các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm truyền thống.

Đây có thể nói là mảnh đất màu mở thuận lợi cho các Agency làm về dịch vụ SEO. Bên cạnh đó không ít khó khăn vì trình độ chuyên môn của người làm SEO còn thấp, chưa chịu đầu tư và tiếp cận với các công cụ từ nước ngoài dẫn đến việc luôn đi sau những người khác. Nhiều trung tâm đào tạo về SEO mở ra cũng góp phần tăng nhận biết và trình độ của người làm SEO, góp phần đưa ngành SEO phát triển hơn. Theo tôi, trong thời gian tới, theo xu hướng toàn cầu, chúng ta nên tập trung hơn vào Inbound  Marketing vì SEO giờ đây chỉ là một phần trong quá trình đó mà thôi.

Ông Tuấn Hà – CEO – Vinalink Media

Tuấn Hà - Vinalink

Tuấn Hà – Vinalink

Ngành Seo Việt nam phát triển mạnh năm 2011 trở đi nhưng là số lượng , sang năm 2012 thì phân cấp rõ rệt theo các tiêu chí khác nhau phụ thuộc vào trình độ nghề seo. Tốc độ ngành seo tăng trưởng vượt lên do nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhưng nguồn nhân lực rất hiếm mặc dù cũng đã có các trung tâm đào tạo nhưng số lượng không nhiều do nghề Seo chưa được nhiều bạn trẻ biết để định hướng.

Chất lượng nhân lực Seo cũng sẽ phân hóa ra các mức như nhân viên Seo chuyên thực hiện các công việc đơn giản nhưng cần sức người, các chuyên gia Seo chuyên nghiên cứu biến động của thuật toán, những kỹ sư CNTT áp dụng Seo cho việc kiếm tiền online, phát triển và quảng bá website hay những nhà quản lý với kiến thức Seo thiên hướng marketing để nhằm hoạch định các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp mình. Năm 2012 là sự dịch chuyển về nhận thức của các thương hiệu lớn quan tâm đến Seo nên đã có một số doanh nghiệp Seo chuyển sang phân khúc này tuy nhiên sự đòi hỏi yêu cầu rất cao của việc tích hợp SEO và các chiến dịch marketing của doanh nghiệp lớn cần sự hiểu biết sâu rộng của các chuyên gia Seo của nhà cung cấp dịch vụ nên số lượng những doanh nghiệp dịch vụ seo này chưa nhiều.

Các trường phái seo cũng phân hóa như trường phái seo nhanh bằng spamtool, hay trường phái Seo chậm bằng tiếp thị nội dung, tương tác xã hội… Trong tương lai ngành Seo sẽ chia tách ra các nhóm nhân lực chuyên làm Kỹ thuật seo (technics), hay nhóm những chuyên gia chiến lược Seo am hiểu thuật toán, copywriting cũng như online marketing tổng thể và nhóm đa số còn lại là am hiểu Seo ở mức phổ thông như những kiến thức marketing thông thường khác.

Ông Du Nguyễn

Du Nguyen

Du Nguyễn

Từ khoảng đầu 2011 đến nay thì nhu cầu tìm hiểu về SEO của doanh nghiệp cũng như cá nhân tăng gấp nhiều lần so với trước đây (thể hiện qua số lượng cty yêu cầu làm SEO qua email hoặc cá nhân). Ngoài ra thì hiện đã có nhiều trung tâm đào tạo về SEO nói riêng, Internet Marketing nói chung, rồi các hội thảo chuyên đề, cũng góp phần thúc đẩy thị trường SEO đi lên. Tuy nhiên bản thân cảm nhận được sự e dè của các doanh nghiệp khi phải tuyển dụng nhân sự SEO, cũng dễ hiểu vì SEO khá mới nên doanh nghiệp cần chọn cá nhân, đơn vị uy tín.

Chính vì vậy, mình thấy các bạn làm SEO giỏi, kinh nghiệm làm các công ty lớn hay sản phẩm/dịch vụ được rộng rãi thị trường biết đến, sẽ vẫn là nhân vật “hot” trên thị trường SEO. Và trong 1-2 năm nữa, sẽ có gấp nhiều lần chuyên gia như hiện tại.

Ông Chu Đình Châu – CEO – Công ty CP công nghệ trực tuyến ESN

Chu Đình Châu

Chu Đình Châu – ESN

Thương mại điện tử phát triển là một điều tất yếu sẽ sảy ra, cùng với sự phát triển của nó ngành SEO cũng sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới. Hiện nay do nghề SEO còn rất mới mẻ phần lớn nhân lực ngành SEO là do tự đào tạo và sự phát triển mới ở dạng tự phát.

Trong tương lai khi thương mại phát triển hơn, SEO được càng được các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn thì sự phát triển của nghề SEO sẽ chuyển từ phát triển về lượng sang phát triển về chất. Những chuyên gia SEO, nhân viên SEO không chỉ còn đơn thuần là cập nhật thông tin về SEO từ các website nước ngoài và spam nữa. Công việc sẽ cần đầu tư nghiên cứu cẩn thận hơn và có chiến lược bài bản bản hơn.

Ông Nguyễn Đình Toản – CEO – Công ty cổ phần truyền thông VOC

Nguyễn Đình Toản

Nguyễn Đình Toản

Seo từ 1 khái niệm xa lạ ngay cả với dân kỹ thuật thì nay đã là một thuật ngữ phổ biến đến mọi đối tượng. Ngày càng nhiều cá nhân, doanh nhiệp… hiểu rõ hiệu quả và vai trò của Seo trong Marketing Online. Tương lai của ngành Seo tại Việt nam đang rất tiềm năng và sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn khi mà trào lưu mua sắm, kinh doanh trên mạng ngày càng phổ biến và đó là cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình đến người có nhu cầu 1 cách hiệu quả với chi phí thấp hơn các hình thức marketing online truyền thống khác và đó cũng là tương lai là cơ hội nghề nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Seo.

Khó khăn: Tuy 1 số cá nhân, doanh nghiệp đã có nhận thức Seo là việc cần thiết nhưng vẫn chưa đánh đúng và giá đầy đủ giá trị của Seo mang lại. Chất  lượng của các nhà cung cấp dịch vụ Seo chưa đồng đều dẫn đến tình trạng phá giá để có khách hàng dẫn đến suy giảm niềm tin của khách hàng về dịch vụ Seo…

Thuận lợi: Nhu cầu Seo ngày một tăng cao do số lượng cá nhân, doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả và áp dụng thành công làm lan truyền  nhận thức sang mọi đối tương khác một cách nhanh chóng và nở rộ. Nguồn nhân lực Seo ngày càng dồi dào và trình độ ngày càng được nâng cao cũng là tiền đề quan trọng thúc đẩy ngành Seo phát triển mạnh mẽ hơn.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh – CEO – Viet Solution

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

SEO là ngành đã bắt đầu ra đời từ rất sớm khi các cỗ máy tìm kiếm thông tin website bắt đầu ra đời ở những năm cuối thế kỷ trước. Thời kỳ đó, ở Việt Nam chỉ có một số ít doanh nghiệp áp dụng SEO. Đó là các doanh nghiệp làm về mảng du lịch, một phần cũng do các khách hàng ở mảng này có đối tượng ở nước ngoài.

Theo những trải nghiệm của cá nhân tôi thì mãi cho tới gần cuối năm 2010, SEO mới bắt đầu nhen nhóm phát triển và được nhiều người biết đến ở Việt Nam. Do đó, người làm SEO có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm trở lên cho đến bây giờ (2012) vẫn là con số rất ít ỏi. Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ năm 2010, các trung tâm đào tạo SEO bắt đầu phát triển và nhân lực làm SEO cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, trong khoảng từ 2 đến 3 năm tới SEO sẽ trở nên cạnh tranh và mang tính chiến lược nhiều hơn. Bởi vì nhân lực làm SEO có kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm sẽ tăng lên so với bây giờ.

Các doanh nghiệp biết đến SEO và áp dụng SEO như một phương pháp tiếp cận thị trường cũng tăng lên hơn nhiều so với bây giờ. Năm 2011, theo thống kê trên thế giới ở các nước phát triển, doanh nghiệp đầu tư vào SEO và tiếp thị qua cỗ máy tìm kiếm chiếm gần 50% trên tổng số các loại hình Internet Marketing. Ở Việt Nam, SEO cũng sẽ dần phát triển như thế.

Hiện nay, SEO đang là phương pháp hữu hiệu để tiếp cận và phát triển thị trường với chi phí rẻ. Những năm qua, một phần sự phát triển của SEO cũng là do tình hình kinh tế khó khăn, nên các doanh nghiệp cũng tìm đến những phương pháp tiết kiệm chi phí hơn. Thế nhưng doanh nghiệp áp dụng SEO cũng nên áp dụng song song với nhiều phương pháp khác bởi vì SEO cũng có nhiều rủi ro và khó khăn của nó. Để làm SEO cho một website cần phải có thời gian dài và người làm SEO phải thường xuyên cập nhật thông tin từ các cỗ máy tìm kiếm, điển hình như Google. Sự lệ thuộc vào cỗ máy tím kiếm cũng là một khó khăn không nhỏ đối với doanh nghiệp áp dụng SEO.

Kết Luận

Thật tuyệt vời khi chúng ta là một phần của một lĩnh vực có thể nhanh chóng thích nghi với những thay đổi. Tuy thị trường vẫn còn rất nhiều yếu tố cần chỉnh sửa, nhưng vẫn còn đấy nhiều cơ hội to lớn luôn mở rộng vòng tay đón chào tất cả mọi người. Thay đổi là một yếu tố bất biến trong lĩnh vực của chúng ta.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu như Fishkin và Jones đã cho chúng ta biết cách họ đầu tư và đổi mới như thế nào. Chúng ta đều có quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng và kĩ năng khác nhau. Tuy nhiên, các công cụ cung cấp dữ liệu, platform và công cụ hỗ trợ đã bắt đầu tiến hóa để thích nghi với những thay đổi trong thị trường vì công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, nội dung và marketing đã giao nhau tại một điểm đó là Inbound Marketing.

Việc có muốn thích nghi theo phương thức làm việc mới hay không đều tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Nhưng từ chiến lược, thủ thuật cho đến việc áp dụng, các platform và công cụ hỗ trợ luôn luôn thay đổi, vì vậy chúng ta cũng cần phải thay đổi.

Tác giả: Trần Ngọc Chính