Hướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEOSeo cơ bản

Cần bao nhiêu thời gian để SEO website lên Top Google?

443

Cần bao nhiêu thời gian để SEO website lên TOP Google là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm trong quá trình làm SEO. Hoặc cũng có thể là bạn đang là người đi thuê các đơn vị làm SEO cho web của mình và đang băn khoăn kết quả SEO sau bao lâu mới đạt được. Đây là chủ đề rất đáng được quan tâm và nghiêm túc phân tích và đánh giá, bởi đó chính là mục tiêu của công việc SEO hướng đến, cũng là mục đích của các cá nhân, công ty thuê làm SEO. Mời các bạn cùng SEO TOP tìm hiểu thêm nhé.

Điều đáng buồn đầu tiên đó chính là sẽ không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi Cần bao nhiêu thời gian để SEO website top google. Vì sao vậy? Đó là vì việc làm SEO sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ khó từ khóa SEO, mức độ cạnh tranh, nguồn lực triển khai SEO… Xét tổng thể, thông thường thời gian để website đạt top tìm kiếm googlvào khoảng từ 4 – 8 tháng tùy thuộc vào mức độ khó của từ khóa chúng ta làm SEO. Bên cạnh đó để duy trì sự ổn định cho thứ hạng của website hoặc từ khóa thì chúng ta sẽ cần khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TOP TỪ KHÓA

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa trên Google. Nhưng trong các dự án và hợp đồng SEO, thì những Agency sẽ đánh giá và có những cam kết từ khóa trong khoảng thời gian dựa trên kinh nghiệm và phán đoán của họ.

Sau đây là những yếu tố chính để từ khóa TOP Google, dựa trên những yếu tố này mà bạn có thể lập kế hoạch và phải tự tin vào năng lực SEO của mình mới có thể khảng định được:

Độ khó từ khóa (Difficult Keyword)

Mỗi từ khóa có độ khó khác nhau, thông thường các ứng dụng nghiên cứu từ khóa sẽ đo mức độ khó của từ khóa từ 1 đến 100. Với độ khó 100 là khó nhất, số càng nhỏ chứng tỏ độ khó càng khó.

Độ khó từ khóa
Độ khó từ khóa

Như ví dụ trên từ khóa “bất động sản” có độ khó là 74% ~ 74, đây là độ khó rất cao. Theo kinh nghiệm của mình thì thế này với mức độ khó để SEO

  • Độ khó 1 – 20: từ khóa rất dễ SEO
  • Độ khó từ 20 – 35: Độ khó trung bình
  • Độ khó từ 40 – 60: Cần cố gắng rất nhiều, có nguồn tài nguyên tốt mới vượt được đối thủ
  • Độ khó từ 60 trở lên: Là những từ khóa rất khó để SEO lên TOP nếu không có đội ngũ rành nghề.

Trong quá trình các bạn học SEO tại IMTA, thì trong bài giảng IMTA sẽ đưa ra nhiều cách để xác định độ khó từ khóa. Bởi vì bạn dựa trên 1 vài phần mềm hoặc website sẽ không thể nào chính xác được. Từ đó có khả năng lập sai kế hoạch SEO của mình.

Yếu tố Technical SEO

Technical SEO là yếu tố về kỹ thuật website, nếu bạn có đội ngũ kỹ thuật tối ưu được website chuẩn SEO thì việc SEO lên top dễ dàng hơn. Các yếu tố technical ảnh hưởng bởi người lập trình, người lập trình có kiến thức SEO và Onpage sẽ tạo ra Technical SEO chuẩn hơn.

Các yếu tố Technical SEO
Các yếu tố Technical SEO

Những yếu tố Technical SEO bao gồm: SSL, Friendly URL, HTML, sitemaps, Javascript, , Structured data, Thin content, Site architecture, Hreflang, Canonical tags, URL structure, Duplicate content, 404 pages, 301 redirects.

Yếu tố Onapge

Onpage là những gì bạn làm trên website như viết bài, dàn ý, hình ảnh, video…Tối ưu Onpage mức cơ bản bạn phải làm tốt Title, Description, Meta Keyword, internal link.

Kỹ năng SEO Onpage
Kỹ năng SEO Onpage

Có nhiều cách để phát triển kỹ năng Onpage bạn nên bắt đầu bằng việc sử dụng thành thạo các công cụ nghiên cứu từ khóa, xây dựng outline và viết bài chuẩn SEO.

Yếu tố Offpage

Offpage là những yếu tố liên quan đến những việc bên ngoài website, nhiều khi nhắc đến Offpage sẽ nghĩ đến link building (xây dựng Link)

Để kế hợp được Onpage, Offpage và Technical SEO theo từng giai đoạn bạn cần phải biết sắp xếp và lên 1 quy trình SEO bài bản (Audit SEO) từ khi SEO đến khi giữ top từ khóa.

QUY TRÌNH SEO WEBSITE LÊN TOP GOOGLE

Sau đây là chia sẻ của mình để các bạn nắm sơ lược và các giai đoạn SEO lên top trong thời gian nhanh nhất.

Giai đoạn 1: Lập Mục tiêu và kế hoạch SEO

Lập kế hoạch trước khi SEO giống như việc bạn vạch con đường để đi, khó khăn nhất của của lập kế hoạch là bạn phải có kiến thức cao, thậm chí là phải có kinh nghiệm SEO rất nhiều mới có thể lập được kế hoạch thành công.

Lên kế hoạch và mục tiêu SEO
Lên kế hoạch và mục tiêu SEO

Lập kế hoạch bao gồm việc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để xác định những từ khóa nào cần SEO, sau đó bạn cũng phải dùng các tool để nghiên cứu đối thủ. Xác định độ khóa và tiềm lực cần SEO.

Theo mình thì bạn đã tham gia khóa học SEO tại IMTA thì bạn nên bắt đầu SEO website cho mình trước, lập kế hoạch không cần phải quá chuyên nghiệp (Vì yêu cầu kinh nghiệm rất cao), làm tốt một website và đặt mục tiêu vào traffic và vài tư khóa lên TOP trước đã. Sau đó làm SEO đến 2-3 website thì lúc này bạn có 2 – 3 năm kinh nghiệm sẽ lập kế hoạch sát với thực tế hơn.

Trong giai đoạn lập kế hoạch SEO bạn cần ra bộ từ khóa, lựa chọn từ khóa cần SEO. Và những bài viết vệ tinh để tạo internal link cho website.

Giai đoạn 2: Lên bài viết cho website

Sau quá trình lập kế hoạch, lên kế hoạch bạn có bộ từ khóa và xác định từ khóa cần SEO bước tiếp theo là bạn cần phải viết bài, làm content, hình ảnh, video để đăng bài lên website cho Google Index từ đó mới bắt đầu SEO.

Kỹ năng lên outline bài viết (dàn ý bài viết) là cực kỳ quan trọng, nếu bài viết quan trọng bạn hãy tự viết sau đó hẳn thuê dịch vụ viết content. Dịch vụ viết content có nhiều giá và mức giá khác nhau. Theo mình bạn nên tìm trong phân khúc 100 – 200k cho 1000 từ dịch vục content mới có thể có được bài viết ổn ổn cho wbesite của mình.

Thuê nhân viên fulltime là giải pháp tốt, tuy nhiên chi phí sẽ bị đội lên gấp nhiều lần.

Giai đoạn 3: Tối ưu và Audit Onpage

Tối ưu Onpage đặc biệt trong giai đoạn này là bạn cần phải đi internal link (link nội bộ), và tối ưu cấu trúc website chuẩn. Việc lên nhiều bài viết và đi internal link sẽ giúp bạn tăng độ dày cho website và vượt qua giai đoạn sandbox.

Đến khi bạn thấy Google Search Console cập nhật thứ hạng của nhừng từ khóa thì bạn hãy nghĩ đến việc SEO và đi link cho website của mình.

Hiệu suất trong Google Search Console
Hiệu suất trong Google Search Console

Link Building là 1 trong những công việc quan trọng của SEO. Có rất nhiều cách để xây dựng bao gồm những cách làm như sau:

  • Xây dựng Link Social thông qua các trong mạng xã hội
  • Xây dựng Ling bằng hệ thống blog 2.0
  • Link Guest Post
  • Link báo

Giai đoạn 5: Giữ ổn định và duy trì từ khóa

Sau khi bạn SEO đã lên top Google thì bước tiếp theo cần phải làm duy trì từ khóa bền vững. Sau đây là 2 lý do chính mà mình thấy cần phải duy trì là:

  • BackLink càng cũ càng mất sức mạnh, tín hiệu sức mạnh backlink càng ít
  • Đối thủ SEO làm liên tục thì chúng ta cũng duy trì liên tục.

NHỮNG CÂU HỎI TÓM GỌN THỜI GIAN SEO

Sau đây là những câu hỏi ngắn gọn khi các bạn bắt đầu làm SEO mà thường thắc mắc:

SEO bao lâu từ khóa lên TOP Google?

Thông thường thời gian SEO khoảng 4 – 8 tháng từ khóa sẽ bắt đầu lên trang 1 của kết quả tìm kiếm, sau đó tùy thuộc vào độ khó, tài nguyên và kinh nghiệm của người làm SEO mà từ khóa sẽ lên TOP cao hơn.

Lý do SEO nhiều thời gian mà vẫn không lên TOP

Ngoại trừ trường hợp từ khóa quá khóa, bạn SEO mãi mà không lên TOP có thể do bạn làm SEO chưa thường xuyên, làm sai từ đầu và thiếu quy trình chuẩn, thiếu nguồn lực. Người mới làm SEO nên có kiến thức bài bản thay vì cứ làm mà không định hướng.

Nên SEO từ khóa khó trước hay từ khóa dễ trước?

Bạn nên làm SEO từ khóa dễ trước sau đó SEO từ khóa khó lên sau trên một website, như vậy website của bạn sẽ có traffic nhanh hơn. Khi có traffic rồi thì các trừ khóa dễ kéo nhau lên TOP. Nên áp dụng phương pháp SEO tổng thể.

LỜI KẾT

SEO website là quá trình làm lâu dài và liên tục, so với chạy quảng cáo Google Ads thì SEO sẽ cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên khi bạn càng làm lâu, thì càng tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả.

Ngoài ra khi làm SEO khách hàng sẽ thiện cảm thương hiệu của bạn hơn so với chạy quảng cáo liên tục (Một số nhỏ đối tượng khách hàng có quan điểm như vậy).

Nói như vậy không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư 1 hướng duy nhất là SEO. Với xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong mảng kinh doanh online thì bạn cần phải làm đa nền tảng mới có thể chiến thắng được.

Chạy đa kênh bạn cần học cả SEO lẫn học quảng cáo Google để có thể gia tăng hiệu quả, nhất là trong nền tảng quảng cáo Google có nhiều Platform mà SEO không thể có được.

Chúc bạn sức khỏe và nhiều thành công trong cuộc sống!