Học làm SEOHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

SEO TỪ KHÓA WEBSITE LÊN TOP GOOGLE NHANH NHẤT

710

Việc làm SEO hiện nay đang rất được chú trọng, có thể bạn SEO từ khóa, SEO website, SEO mạng xã hội… nhưng quan trọng nhất vẫn là câu hỏi: Làm sao để SEO LÊN TOP GOOGLE NHANH NHẤT?

Thường thì mọi người khi tìm kiếm từ khóa trên Google chỉ quan tâm đến những kết quả hiển thị ở TOP. Nếu WEBSITE của bạn không có mặt ở các thứ hạng TOP thì khả năng người dùng ghé thăm trang web của bạn là rất thấp. Đó chính là lý do tại sao bạn nên làm SEO, không những vậy mà phải SEO TOP GOOGLE, có thể là TOP 10, TOP 5… mà tuyệt vời nhất là TOP 1.

Tìm hiểu về SEO từ khóa website lên TOP GOOGLE

SEO (Viết tắt của Search Engine Optimization) là phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng của một website trên trang kết quả của những công cụ tìm kiếm.

Dịch vụ SEO từ khóa website
Dịch vụ SEO từ khóa website

Bài viết dưới đây của SEOTOP.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách seo từ khóa lên TOP GOOGLE nhanh nhất và hiệu quả.

Lý do nên SEO từ khóa lên TOP

Để tăng lượt truy cập vào website, trước tiên bạn phải có một trang web thân thiện với các công cụ tìm kiếm để tăng lượt truy cập qua từ khóa tìm kiếm và để làm được điều đó cần có một quá trình tối ưu hóa website, thông thường người ta gọi quá trình đó là làm SEO.

Nếu làm SEO tốt, trang web của bạn sẽ luôn xuất hiện ở top khi người dùng truy cập công cụ tìm kiếm để tìm thông tin, nội dung họ cần. Người làm SEO có thể có những chiến lược hướng tới các mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm từ khóa, tìm video, tìm ảnh, tìm theo khu vực, theo quốc gia và một số loại SEO khác.

Xem thêm: DỊCH VỤ SEO WEBSITE LÊN TOP GOOGLE 2021

Lợi ích của việc SEO TOP GOOGLE

Hầu hết những người dùng internet, truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm hàng ngày chỉ nhìn và truy cập vào những trang web xuất hiện ở trang đầu tiên cho kết quả tìm kiếm. Nếu trang web của bạn không có mặt ở các thứ hạng cao thì khả năng người dùng ghé thăm trang web của bạn là rất thấp. Đó chính là một thiệt thòi rất lớn trong chiến dịch quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của bạn cho những khách hàng tiềm năng.

Từ năm 2011, tầm quan trọng của seo đã dần khẳng định trong nhận thức của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Những người làm kinh doanh online dần nhận thức được giá trị của SEO đối với doanh thu của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào đó. Seo từ khóa là gì?Dần được giải đáp và seo đã không còn quá xa lạ với nhiều người.

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến và hữu ích nhất:

– Google

– Yahoo

– Bing

Làm gì để SEO từ khóa website lên TOP Google, bing, yahoo…

Dựa vào tiêu chí đánh giá trang web của các công cụ tìm kiếm (Google, bing, yahoo…) mà các webmaster tự tìm cho mình những phương pháp và lập ra những kế hoạch seo từ khóa khác nhau. SEO có thể coi là một bí quyết hay một kỹ thuật thực sự đối với mỗi nhà quản trị, xây dựng trang web hay đơn giản là người làm trong lĩnh vực Marketing Online.

Bất kỳ ai trong chúng ta khi sở hữu website cũng đều mong muốn trang web của mình được xuất hiện ở trang thứ nhất (top 10) trên công cụ tìm kiếm của Google. Nội dung tiếp theo SEOTOP.com.vn xin chia sẻ đến các bạn các kinh nghiệm seo từ khóa đã mang lại những kết quả rất tốt.

Điều cần thiết trước khi SEO web là phân tích kỹ từ khóa và Google’s AdWords Keyword Tool là một trong những công cụ hữu hiệu. Cách chọn từ khóa để seo theo kinh nghiệm của những người đi trước thì nên cân nhắc chọn các từ có độ cạnh tranh cao, sẽ rất khó khi SEO và độ an toàn không cao.

SEO TOP từ khóa bằng tên miền

Trong tên miền của bạn chứa từ khóa cũng giúp SEO thuận lợi hơn. Ví dụ: Công ty của bạn kinh doanh lắp điều hòa tại Đà Nẵng và tên công ty là ABC thì việc đặt tên miên lapdieuhoadanang sẽ tốt hơn rất nhiều so với tên miền ABC (Nên ưu tiên chọn .com, .net, .org hay .vn, .com.vn).

Dich vu SEO website TOP 1 Google
Dich vu SEO website TOP 1 Google

Để chiếm lĩnh các từ khóa chuyên môn bạn cũng có thể tạo thêm các Sub-Domain.

SEO từ khóa nhanh nhất ngay trên menu của website

Ở hầu hết các các trang web đều có các tiểu mục Trang chủ, trang giới thiệu, trang dịch vụ, sản phẩm và trang liên hệ… Thay vào đó bạn hãy suy nghĩ cách lồng từ khóa liên quan đến công việc kinh doanh vào tên các tiểu mục . Để có thể làm tốt điều này thì bạn phải lưu ý mỗi website của bạn chỉ nên kinh doanh một vài sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, giả sử với nhà đất ở quận 2 thì trên Menu thay vì đặt tên tiểu mục là trang sản phẩm thì thay vào đó, bạn có thể đặt là Nhà đất Thảo Điền.

Thanh Navigator này giúp người truy cập ấn tượng nội dung chính của trang web, khi cần người dùng sẽ truy cập vào website và nhớ đến ngay đến địa chỉ tìm kiếm thông tin. Giả sử khi người đọc truy cập báo Tuoitre.vn thì họ thường di chuyển đến một số tiểu mục như Tin tức thị trường, tin địa phương… Nhờ vậy, các liên kết này sẽ nhanh chống được chú ý bởi Google và tạo Sitelink. Các Sitelink có tác dụng SEO cực mạnh, mỗi từ khóa trong bài viết được Index thành Sitelink có thứ hạng rất cao.

SEO nội dung bài viết

Số lượng và chất lượng (không copy nội dung bài khác) là một trong những tiêu chí đánh giá của những công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, trong mỗi bài viết phải nhất thiết có chứa từ khó. Nhưng bạn nên lưu ý  về số lượng từ khóa trong bài viết không nên quá dày đặc sẽ gây ra phản cảm với người đọc và tạo ra tác dụng phụ.

Dich vu SEO website TOP 1 Google Nhanh Uy Tin
Dich vu SEO website TOP 1 Google Nhanh Uy Tin

Chú ý: Nếu copy nội dung phải để lại backlink đến nguồn, nên Link đến một số liên kết có nội dung liên quan. Khi người truy cập Click vào Link dẫn đến nguồn khác, thì kéo theo đó cũng cải thiện luôn thứ hạng của trang web vì có tính cộng đồng và hơn thế là tuân thủ chính sách bản quyền.

SEO ảnh và video cùng với SEO bài viết

Là việc chèn ảnh vào trong bài viết với các thủ thuật SEO từ khóa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào giữa một một bài viết chỉ toàn chữ? Bài viết sẽ thú vị và thu hút độc giả hơn nếu có vài hình ảnh, bên cạnh đó hình ảnh còn giúp việc làm SEO thuận lợi, tên file của ảnh cũng là từ khóa, khi chèn ảnh vào bài viết nên có caption cho ảnh (chú thích ảnh) và vào code tạo thẻ Title để mô tả cho ảnh  để phục vụ cho việc lồng ghép từ khóa. Nếu bạn có Video để đưa lên youtube thì trong thẻ Title, tags và thẻ mô tả nên chèn nhiều từ khóa.

Để seo từ khóa hiệu quả, hãy dành thời gian chèn các thẻ Alt & Title cho mỗi ảnh sau khi Publish mỗi bài viết. Đói với Link nên chèn thẻ Title.

Xây dựng nhiều Backlink

Có rất nhiều cách để tạo backlink để trỏ về website của bạn như: Viết blog, đăng các forum (diễn đàn) cùng lĩnh vực, submit danh mục .v..v… càng nhiều backlink trỏ về website của bạn thì càng nâng cao thứ hạng của nó.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 3 nguyên tắc chính khi xây dựng backlink là: chất lượng site đặt link, tính liên quan bài viết, vị trí đặt link. Đừng cố spam bằng cách tạo hàng loạt link vô nghĩa, chỉ tốn công vô ích và đôi khi nó mang lại kết quả không tốt.

Tạo URL thân thiện với các công cụ tìm kiếm giúp Seo từ khóa lên top google thuận lợi hơn

Lồng ghép từ khóa vào địa URL, ví dụ:

“https://seotop.com.vn/thiet-ke-website/gioi-thieu-dich-vu-thiet-ke-website-cong-ty-nha-hang-thuong-mai-dien-tu.html”

https://seotop.com.vn/thiet-ke-website/gioi-thieu-dich-vu-thiet-ke-website-cong-ty-nha-hang-thuong-mai-dien-tu.html

Hãy sử dụng gạch giữa trong URL thay cho khoảng trắng.

Xây dựng kênh mạng xã hội

Phát triển kênh mạng xã hội mạnh mẽ (Facebook, Google Plus (Google +), Zing me, Twitter, …), độ hoạt động, tương tác website bạn càng cao thì sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao thứ hạng tìm kiếm trang web của bạn. Từ đây bạn có thể chèn các từ khóa cần SEO TOP GOOGLE để có được các liên kết truy cập chất lượng từ người dùng.

Đa dạng hóa các nguồn khách đến với trang web của bạn

Nếu làm SEO tốt bạn sẽ có lượng truy cập lớn và ổn định, nhưng nếu Google thay đổi thuật toán và website của bạn không còn nằm ở top nữa thì sao? Chính vì vậy, hãy xây dựng cho trang web của mình nhiều nguồn truy cập khác như tham gia các trang mạng xã hội, tạo nhiều website, email marketing, … Và điều quan trọng nhất chính là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ đem lại nguồn khách hàng trung thành và ngày càng rộng khắp.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ thủ thuật SEO TỪ KHÓA WEBSITE LÊN TOP GOOGLE nhanh nhất, tuy nhiên việc làm SEO không chỉ có lên TOP GOOGLE là đã thành công, mà quan trọng nhất vẫn là chất lượng của website, đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Nói như vậy để thấy rằng, dù bạn có SEO Website hay SEO từ khóa lên TOP GOOGLE đi chăng nữa mà sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp kém chất lượng thì cũng như không.

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ VÀ SEO WEBSITE

[contact-form-7 id=”1672″ title=”Thiết kế web”]

Thiết kế Website

Dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp tại SEOTOP

719

Thiết kế website có quan trọng không? Khi nào thì bạn nên thiết kế website? Hiện nay, việc sở hữu một hay thậm chí là nhiều website không còn là cái gì đó mới mẻ và xa lạ, khi mà kinh doanh online và start-up đang bùng nổ ở thị trường Việt Nam.

Tại sao phải thiết kế website

Bạn đã từng thuê thiết kế web ở nhiều công ty hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ thiết kế website khác nhau nhưng chưa thấy hài lòng về chất lượng và dịch vụ của đơn vị đó? Hay bạn/doanh nghiệp của bạn lần đầu làm website và bạn đang tham khảo bạn bè, đọc thông tin trên mạng nhưng chưa tìm được cho mình một đơn vị thiết kế website nào tin tưởng?

Dịch vụ thiết kế website dich-vu-thiet-ke-website

Xem thêm: Quy trình thiết kế Website chuẩn SEO

Bạn có những thắc mắc?

Dù bạn/doanh nghiệp của bạn mới thiết kế website hay đã thiết kế website ở những đơn vị khác thì trong bạn cũng đang có những thắc mắc chung:

  • Tiến độ thiết kế website có đảm bảo?
  • Chất lượng website có đảm bảo? (tốc độ load có nhanh, có chuẩn SEO, có hiển thị tốt trên màn hình điện thoại,…)
  • Dịch vụ chăm sóc website sau khi đã bàn giao có tốt không?
  • Giá thiết kế website có hợp lý?
  • Đơn vị thiết kế website có nhiều kinh nghiệm và uy tín?

Website là một phần quan trọng để cá nhân/doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình trong tâm trí của khách hàng. Để chọn được một đơn vị thiết kế website giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên quả là không dễ dàng.

2. Website tốt cần đảm bảo những yếu tốt nào?

Một website tốt là website đảm bảo các yếu tố:

  • Tốc độ tải trang nhanh – đáp ứng đủ các tiện ích về tốc độ mới nhất như Google AMP HTMT và Facebook Instant Articles
  • Không bị lỗi code
  • Chuẩn SEO
  • Hiển thị tốt trên các loại màn hình: laptop, tablet, điện thoại …
  • Giúp người dùng dễ dàng sử dụng, tùy biến
  • Giao diện website thân thiện với người xem: bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng và phù hợp với loại sản phẩm-dịch vụ mà cá nhân/doanh nghiệp cung cấp
  • Sản phẩm-dịch vụ hiển thị hợp lý, đầy đủ thông tin, có những điểm nhấn và chức năng thúc đẩy khách hàng hành động (đặt mua, gọi ngay, mua ngay,…)
  • Hiển thị đầy đủ những ưu điểm nổi bật và thế mạnh của sản phẩm-dịch vụ, của doanh nghiệp
  • Dễ dàng cập nhật, bảo trì

3. Quy trình thiết kế website

Với nhiều năm kinh nghiệm thiết kế website cho khách hàng nước ngoài và trong nước sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi hợp tác với chúng tôi. Để thiết kế giao diện website đảm bảo được những yêu cầu của khách hàng thì chúng tôi có quy trình thiết kế website riêng. Cụ thể:

  • Thu thập thông tin: Cùng với khách hàng lên ý tưởng giao diện website dựa vào loại sản phẩm – dịch vụ, danh mục sản phẩm – dịch vụ, ưu điểm của sản phẩm – dịch vụ, ưu điểm của doanh nghiệp, định hướng chiến lược của doanh nghiệp
  • Đưa ra Kế hoạch thiết kế website -> thời gian bàn giao
  • Báo giá giá website dựa vào giao diện và những yêu cầu cụ thể
  • Tổng hợp thông tin, ý tưởng -> phân tích -> thiết kế giao diện DEMO (PSD)
  • Thiết kế giao diện website
  • Cùng với khách hàng kiểm tra chất lượng website: Tốc độ trang, chuẩn SEO, các tính năng
  • Bàn giao website, hướng dẫn khách hàng quản trị website
  • Chăm sóc, bảo trì, bảo hành code của website tới 01 năm
  • Hỗ trợ tư vấn về SEO miễn phí tới 06 tháng

Xem chi tiết: Quy trình thiết kế Website Chuẩn SEO

Quy trình thiết kế Website của SEOTOP

1. Lấy ý kiến khách hàng và các thông tin liên quan
2. Lấy Logo, và ba màu phong thủy hoặc 3 màu mà khách thích, cùng với các Sản phẩm chính
3 Vẽ bản vẽ và giao khách duyệt
4. Chuyển sang dạng web demo mô hình html css
5. Code web
6. Nhận góp ý và fix lỗi, đồng thời tối ưu Code và tối ưu SEO
7. Hướng dẫn sử dụng và bàn giao cẩn thận
8. Kiểm tra lại lần cuối khi khách đưa web có nội dung của khách vào chạy chính thức
9. Bảo hành 1 năm duy trì cập nhật về code và bảo mật
10. Tư vấn miễn phí SEO 6 tháng

Tiêu chí thiết kế website

1- Trải nghiệm người dùng
2- Tốt cho SEO
3- Cross browsers (Kiểm tra trên các trình duyệt)
4- Validator HTML CSS (Kiểm tra lỗi HTML CSS)
5- Responsive web design (RWD – tương thích với tất cả các thiết bị) kiểm tra trên I’m Responsive
6- Tối ưu tốc độ load, tối ưu code với Gtmetrix
7- Thiết lập Rick snippet cho Google SERP
8- Tốc độ load thực tế của người dùng và Internet Việt Nam
9- Kiểm tra với think with Google
10- Kiểm tra với Google page speed insights (Trên máy tính để bàn và thiết bị di động)
11- Kiểm tra trên Pingdom
12- Kiểm tra các chỉ số SEO onpage

Tham khảo thêm một số bài viết về thiết kế website:

Hướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEOThiết kế Website

Cách cấu hình cơ bản để Website chuẩn SEO

951

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Đường dẫn chuẩn SEO là gì? Mặc định website sử dụng mã nguồn WordPress sẽ có đường dẫn kiểu http://example.com/?p=123. Đường dẫn thế này sẽ không bao giờ chuẩn SEO vì nó không chứa các từ khóa của bài viết hoặc trang cần SEO lên đó, và quan trọng là kém chuyên nghiệp.

Hãy nhìn vào đường dẫn hiện tại của Thachpham.com:

https://thachpham.com/seo/seo-blog-wordpress.html

Đẹp chứ, mà lại có các từ khóa cần SEO nữa. Để làm được việc này, hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy đoạn bên dưới vào:

/%category%/%postname%.html
Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Cấu trúc trên nghĩa là đường dẫn bài viết của bạn sẽ có cấu trúc là http://domain.com/tên-category/tên-bài-viết.html.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một cấu trúc khác đó là:

/%postname%

Hãy nên nhớ rằng, bạn nên chọn cố định một cấu trúc đường dẫn để sử dụng vĩnh viễn bởi vì sau này nếu bạn đổi đi, các bài viết cũ sẽ bị lỗi 404 nếu bài đó vẫn còn lưu cache trên Google, như thế rất nguy hiểm.

Sử dụng tên miền có WWW hoặc không có WWW

Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

Để thiết lập, hãy vào Settings -> General và nhập tên miền theo cấu trúc mà bạn muốn.

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Lúc này, nếu bạn cố tình gõ www.example.com thì nó sẽ tự động chuyển sang dạng không có www. Nếu bạn có thiết lập DNS cho subdomain www thì nó sẽ tự động redirect về dạng tên miền không có www mà bạn đã thiết lập.

Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

Title và description ngoài trang chủ sẽ quyết định xem trang chủ website của bạn có thân thiện ngoài máy tìm kiếm Google hay là không.

seowp-titledescriptionoptimize

Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa tối ưu cho Title và Description

Để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì hãy nên dùng plugin SEO by Yoast (cũng là plugin mà mình sẽ hướng dẫn trong suốt bài này) để làm nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Nguồn tin: Thạch Phạm Blog

Công nghệContent MarketingDigital MarketingHọc làm SEOHọc WordpressHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEOPhần mềm Seo

Dự đoán ngành SEO sẽ như thế nào trong tương lai

799

Mới đây, tôi được một tờ báo phỏng vấn trong một phóng sự về ngành SEO trong lĩnh vực Internet Marketing, và câu hỏi trong đợt phỏng vấn này là “Dự đoán tương lai ngành SEO sẽ như thế nào?”. Tôi cũng đã gửi câu hỏi này cho một số người bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO ở Việt Nam để họ cùng trả lời. Do phóng sự nên chỉ chọn 2, 3 ý kiến để đăng mà thôi, vì vậy để không lãng phí thời gian và ý kiến hay của những người bạn tôi, tôi quyết định đăng lại các ý kiến này lên website của mình để chia sẻ lại những nhận định của họ cho các bạn.

Nếu chỉ đăng những ý kiến của các chuyên gia SEO trong nước thì có vẻ không khách quan lắm, cho nên tôi mượn bài phỏng vấn mới đây của Andy Betts với các chuyên gia SEO nổi tiếng như Rand Fishkin từ SEOmoz và Dixon Jones từ Majestic SEO được đăng trên SEW về biên soạn lại các ý chính cho phù hợp. Mời các bạn cùng theo dõi.

Tóm lược tình hình từ đầu năm đến nay

Từ đầu năm đến nay đã có rất nhiều sự thay đổi diễn ra và sự thay đổi đó đã thúc đẩy sự đầu tư cũng như sự cải tiến của các kĩ thuật về SEO. Nó nhấn mạnh các thay đổi về chiến lược, công nghệ, thủ thuật đã được thực hiện ra sao để bây giờ chúng ta có thể bắt đầu trông thấy nhờ sự đầu tư phát triển công nghệ mạnh mẽ đã thúc đẩy sự đổi mới và hội nhập như thế nào.

Vì bài viết này thiên về phân tích chiến lược hơn kĩ thuật, tôi chỉ đề cập ngắn gọn về “hai con thú trắng đen” thôi nhé.

Panda VS Penguin

Panda VS Penguin

Trong khi thuật toán Panda đang đánh rớt thứ hạng của những website có chất lượng thấp và cải thiện thứ hạng cho những website có nội dung chất lượng, mới mẻ và độc đáo, thì thuật toán Penguin lại nhắm đến việc xóa bỏ các trang web spam và tìm cách tiêu diệt các kĩ thuật SEO mũ đen.

Chiến lược của Google đã quá rõ ràng: họ chỉ muốn hợp tác với những thương hiệu danh tiếng và những tay lắm tiền. Liệu các thuật toán của Google có đúng hay không vẫn là một vấn đề rất đáng tranh luận. Tuy nhiên, đây không phải là chủ đề mà bài viết đề cập.

Đầu Tư, Đổi Mới và Hội Nhập

Trước khi chúng ta hỏi chuyên gia – những người đã đem đến thay đổi này trong thế giới SEO, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số sự kiện quan trọng phản ánh bước dịch chuyển từ sự thay đổi đến sự hội tụ và hợp tác trong những tháng gần đây nhất.

Đầu Tư & Đổi Mới – Sự Thay Đổi Mang Tính Chiến Thuật
  • BrightEdge đã đầu tư 12.6 triệu đô la vào bộ ba chiến thuật ‘Thay đổi, hội tụ và hợp tác’ – Họ muốn thống nhất toàn bộ website, công cụ tìm kiếm và các kênh xã hội một cách chặt chẽ và qui mô hơn. Gần đây, họ đã làm việc rất mật thiết với Facebook (API) và Twitter về nguyên nhân ảnh hưởng và sự tương quan giữa các chia sẻ trên mạng xã hội, liên kết và thứ hạng.
  • SEOmoz đầu tư 18 triệu đô la vào vốn rủi ro – Họ muốn cải tiến, cung cấp kiến thức kĩ thuật cho cộng đồng, đồng thời đầu tư vào các kênh Inbound Marketing khác.
  • Conductor đã công bố những con số phản ánh thu nhập hàng năm của họ vượt quá 10 triệu đô la – Một dấu hiệu chứng tỏ khách hàng đang đầu tư rất nhiều vào công cụ tìm kiếm vì thị trường đang thay đổi.
  • BloomReach ra mắt vào cuối tháng 2 và đã đầu tư hơn 16 triệu đô la vào cả hai hình thức chiến lược – Họ tự gọi mình là Bộ Máy Thân Thiện Với Website.
  • Covario ra mắt một đơn vị kinh doanh mới: RIO SEO – cung cấp 5 modules phần mềm về tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Đổi Mới & Hội Nhập – Thay Đổi Mang Tính Chiến Thuật và Thủ Thuật

Không chỉ các công cụ cung cấp dữ liệu và các platform kinh doanh mới liên tục được đầu tư và cải tiến. Nhiều công cụ cũng như công nghệ của hãng thứ ba đã liên tục ra mắt, tập trung thay đổi các thủ thuật cần thiết để thích nghi với bức tranh hội tụ và đang thay đổi này:

  • Raven Tools ra mắt CRM dành cho SEO và Kĩ Thuật Tiếp Thị Qua Mạng Xã Hội.
  • Linkdex đã thực hiện những thay đổi trọng yếu cho platform của họ, gồm việc ra mắt bọ thu thập website của chính họ.
  • 360i đã giới thiệu 360iTIGER – Một dấu hiệu chứng tỏ các agency có thể xây dựng công nghệ riêng cho mình. Chúng còn cung cấp công nghệ điện toán đám mây khác giúp thu thập dữ liệu website, dữ liệu xã hội và tự động hóa website, SEO, các thông số kiểm toán xã hội và phân tích.
  • Ginzametrics ra mắt website mới và các bản cập nhật platform tạo website mới.
  • Searchmetrics chủ yếu tập trung nghiên cứu sự thay đổi – Chúng cung cấp rất nhiều dữ liệu về các tác động của Panda và rel=author.

Trên đây là một số phát triển gần đây nhất chứng tỏ chỉ trong năm tháng, các công cụ cung cấp dữ liệu, công cụ hỗ trợ, platform và bây giờ là các agency đã thích nghi với các thay đổi cũng như sự kết hợp của các loại truyền thông đa phương tiện về SEO như thế nào.

SEOMOZ và Majestic – Đầu Tư & Đổi Mới

Hiện nay, rất khó có được cơ hội nói chuyện với hai chuyên gia Rand Fishkin và Dixon Jones trong cùng một tuần, tôi đã tranh thủ  thời điểm tiện lợi để phỏng vấn họ về vấn đề đầu tư và đổi mới. Nếu bạn quan tâm đến Flow Metrics vs. Moz Metrics vs. PageRank… chắc chắn bạn sẽ rất thích hai cuộc phỏng vấn bên dưới.

Xem thêm:

Phỏng vấn chuyên gia Rand Fishkin – SEOMOZ

Phỏng vấn các chuyên gia SEO Việt Nam

Tác giả: Trần Ngọc Chính – ngocchinh.com

Công nghệContent MarketingDigital MarketingHọc WordpressHướng Dẫn SEOPhần mềm Seo

Kiến thức Internet Marketing: Thuật ngữ SEO/SEM

736

Thuật ngữ SEO chắc nhiều bạn đã nghe, nhưng vẫn còn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ SEM là gì? Và tại sao phải làm SEO? SEM và SEO khác nhau như thế nào. Sau đây hãy tìm hiểu về các thuật ngữ trong SEO và SEM.

Thuật ngữ 301 REDIRECT

“301 redirect” là gì? “301 redirect” là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Đồng thời khi người truy cập địa chỉ web cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới.

Thuật ngữ ALT/ALTERNATIVE TEXT

Alt là gì? Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mô tả một hình ảnh trên trang web. Không giống như con người, công cụ tìm kiếm chỉ đọc nội dung trong thẻ ALT của hình ảnh, chứ không phải hình ảnh đó. Hay nói cách khác, nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó. Các SE xem nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.

Thuật ngữ ANCHOR TEXT

Anchor text là gì? Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị liên kết và được mọi người sử dụng để liên kết tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn nội dung cụ thể mà người dùng nhấp vào. Trên hầu hết các trang web, văn bản này thường là màu xanh đậm và gạch chân, hoặc tím nếu bạn đã truy cập vào liên kết trong quá khứ. Anchor text giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang đến nói về những gì: nó mô tả những gì bạn sẽ thấy nếu bạn nhấp chuột vào. Ví dụ: đây là “anchor text”

Thuật ngữ ARTICLE

Article là gì? Article là một bài viết đơn lẻ trên một blog hoặc website. Ví dụ bạn đang đọc bài viết của tôi về “Thuật ngữ trong SEO/SEM” thì đây gọi là 1 article.

Thuật ngữ Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng.

Thuật ngữ Advertiser

Advertiser là gì? Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

Thuật ngữ Ad Network

Ad Network là gì? Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Adnet của Adbay

Thuật ngữ AUTHOR

Author là gì? Author là tên tác giả, người viết ra bài viết (article) này.

Thuật ngữ ADWORDS

Adwords là gì? Adwords – Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

Thuật ngữ AVATAR

AVATAR là gì? Avatar ở đây không phải là phim Avatar của James Cameron nha :D. Avatar là một bức ảnh hoặc hình ảnh đại diện cho bạn trên blog hoặc các trang web, trang mạng xã hội khác. Nó thường được hiển thị ở trang hồ sơ cá nhân hoặc các phần bình luận.

Thuật ngữ ADSENSE

Adsense là gì? Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

Thuật ngữ ANALYTICS

Analytics là gì? Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí của Google cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

Thuật ngữ BLOG

Blog là gì? Blog là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web… Blog thường được duy trì bởi một cá nhân hoặc nhóm người. Blog cá nhân hoặc blog của doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các mục bài viết thường xuyên về những bình luận, mô tả các sự kiện, hoặc những cái khác, ví dụ như hình ảnh và video.

Thuật ngữ BLOGGER

Blogger là gì? Người viết bài cho blog được gọi là một blogger, và hành động viết blog được biết đến với tên là blogging. Google cũng có một website về blogging được gọi là Blogspot hay “blogger”.

Thuật ngữ BLOGOSPHERE

Blogosphere là gì? Blogosphere là công cụ tìm kiếm blog được dùng để tìm kiếm, thu nhập nội dung từ các blog

Thuật ngữ BLOGROLL

Blogroll là gì? Blogroll đôi khi được viết là blog-roll, đây là một danh sách mà blogger liên kết đến những blog khác để đọc hoặc hỗ trợ trao đổi link.

Thuật ngữ BOOKMARK

Bookmark là gì? Bookmark là một liên kết đến một trang web được lưu vào trình duyệt web hay trong máy tính của bạn để sau này tham khảo.

Thuật ngữ CANONICAL URL

Canonical URL là gì? Canonical URL là URL mà các webmasters muốn search engine xem như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.

Thuật ngữ CONVERSION FORM

Conversion Form là gì? Conversion form là mẫu form mà bạn dùng để thu thập thông tin về người truy cập trên trang web của bạn. Conversion form chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, thu thập các thông tin liên lạc về khách hàng tiềm năng này.

Thuật ngữ CATEGORY

Category là gì? Category có nghĩa là chuyên mục, danh mục hay thể loại. Category và tags thường được sử dụng đồng nghĩa.

Thuật ngữ CMS, PLATFORM

CMS là gì? CMS là viết tắt của hệ thống quản lý nội dung (content management system). Nó là một chương trình phần mềm cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web dễ dàng hơn. Ví dụ như Joomla, WordPress…

Thuật ngữ COMMENTS

Comments là gì? Comments là những bình luận, ý kiến của đọc giả để lại trên Blog hay diễn đàn. Đây là một cách hữu ích để bạn có thể kết nối với những người xem website của mình.

Thuật ngữ CONTENT NETWORKS

Content Networks là gì? Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

Thuật ngữ CONVERSION RATE

Conversion Rate là gì? Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

Thuật ngữ CTR

CTR là gì? CTR – Click through Rate là tỷ lệ click chuột, CTR được tính bằng tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

Thuật ngữ CPA

CPA là gì? CPA – Cost Per Action là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

Thuật ngữ CPC

CPC là gì? CPC – Cost Per Click là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

Thuật ngữ CPM

CPM là gì? CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions). CPM là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

Thuật ngữ CPD

CPD là gì? CPD – Cost Per Duration là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

Thuật ngữ CONTEXTUAL ADVERTISING

Contextual Advertising là gì? Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

Thuật ngữ CLICK FRAUD

Click Fraud là gì? Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

Thuật ngữ CSS, STYLESHEET

CSS là gì? CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets. Trình bày văn bản bằng ngôn ngữ HTML, thường được sử dụng để định dạng các thuộc tính trên trang web. Ví dụ: bố cục trang, màu sắc và font chữ,… thường được thiết lập sẵn trong file này website được đồng bộ và tạo nên sự chuyên nghiệp

Thuật ngữ DIRECTORY

Directory là gì? Directory là nghĩa thư mục web, là một trang web có chứa danh sách website, blog. Các directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biến của chúng và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc thể loại. Bạn nên thêm website của bạn vào các thư mục web, nó sẽ giúp tạo ra nhiều lượt truy cập đến website của bạn, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu.

Thuật ngữ DOMAIN

Domain là gì? Domain hay còn gọi là tên miền, là định danh của website trên Internet, là địa chỉ web chính của trang của bạn (ví dụ: www.ngocchinh.com). Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.

Thuật ngữ DIMENSION

Dimension là gì? Dimension là kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px…

Thuật ngữ DOORWAY PAGE

Doorway Page là gì? Doorway Page là một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

Thuật ngữ DEMOGRAPHICS

Demographics là gì? Demographics là thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

Thuật ngữ DISPLAY ADVERTISING

Display Advertising là gì? Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

Thuật ngữ FAVICON

Favicon là gì? Favicon là một ảnh nhỏ, điển hình như logo hoặc biểu tượng khác cho trang web của bạn, nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt, các trang yêu thích hoặc bookmark. Trong HTML nó được viết như sau:

Thuật ngữ FEED

Feed là gì? Feed là một nguồn tin được sử dụng để cung cấp cho các người dùng với thường xuyên đăng ký nhận thông tin. Feed thường được cung cấp dưới dạng 1 đường link RSS. Ví dụ Feed của blog tôi là: http://feeds.feedburner.com/ngocchinh

Thuật ngữ FOLD

Fold là gì? Fold là một ranh giới vô hình trên trang web của bạn, nói đơn giản cho dễ hiểu nó chính là điểm nằm ngay phía trên thanh trạng thái (status bar) của trình duyệt. Khi mở website ra xem, nó chính là ranh giới của phần được thấy và phần không nhìn thấy (muốn thấy phải kéo xuống)

Thuật ngữ FORUM SEEDING

Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thuật ngữ GEOGRAPHIC

Geo Targeting/Geographic là gì? Geo Targeting/Geographic là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

Thuật ngữ HEADER

Header là gì? Header là phần trên cùng của website bạn, xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header thường bao gồm các phần logo, slogan, và menu định hướng, đôi khi có thêm tìm kiếm, banner quảng cáo, tùy vào mục đích của người chủ website.

Thuật ngữ HYPERLINK

Hyperlink là gì? Hyperlink là siêu liên kết, đồng nghĩa với từ link, là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đi đến trang khác, hoặc trong một phần của trang. Văn bản, nội dung mà bao gồm các siêu liên kết (hyperlink) được gọi là “anchor text”

Thuật ngữ HYBRID PRICING MODEL

Hybrid Pricing Model là gì? Hybrid Pricing Model là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

Thuật ngữ HTML

HTML là gì? HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language, một ngôn ngữ được sử dụng để viết các trang web. Hầu hết các yếu tố HTML được viết bắt đầu bằng một thẻ mởvà kết thúc bằng một thẻ đóng, với nội dung ở giữa.

Thuật ngữ INBOUND LINK

Inbound link là gì? Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Back Link. Nếu bạn có nhiều Inbound link thứ hạng website của bạn trên Google chắc chắn sẽ được cải thiện.

Thuật ngữ INTERNAL LINK

Internal link là gì? Internal link là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang web, ví dụ như từ trang chủ của bạn đến trang sản phẩm của bạn. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ IMPRESSION

Impression là gì? Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

Thuật ngữ INDEX(ED)

Index là gì? Index là quá trình mà công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của bạn và sau đó lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng. Để kiểm tra xem website của bạn đã được index hay chưa, bạn chỉ cần vào Google và gõ vào tên miền của website mình, để xem bao nhiêu trang của website mình được index bạn gõ vào như sau: “site:ngocchinh.com”. Thay ngocchinh.com bằng tên miền của bạn.

Thuật ngữ JAVASCRIPT

Javascript là gì? Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà quản trị, thiết kế web áp dụng nhiều hiệu ứng hay thay đổi nội dung trang web của họ để hiển thị cho người xem. Công cụ tìm kiếm thường khó đọc nội dung ở bên trong của Javascript.

Thuật ngữ KEYWORD(S)

Keyword là gì? Keywords là từ khóa, một từ hoặc cụm từ mà người duyệt web nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin. Từ khóa trong SEO là từ hoặc cụm từ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực nào đó mà người dùng nhập vào các bộ máy tìm kiếm.

Thuật ngữ KPI

KPI là gì? KPI – Key Performance Indicator là chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

Thuật ngữ LINK BUILDING

Link building là gì? Link building là quá trình xây dựng liên kết (inbound link/backlink) nhiều hơn đến trang web của bạn để cải thiện bảng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Link building là phần quan trọng nhất trong SEO Off-page

Thuật ngữ LONG-TAIL KEYWORD

Long-tail keyword là gì? Long-tail keyword là những từ khóa dài, mang tính chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó. Những từ khóa dài sẽ tiếp cận chính xác với mục tiêu hơn, giảm thiểu độ cạnh tranh so với các từ khóa ngắn, chung chung. Ví dụ: từ khóa “phần mềm” sẽ có tính cạnh tranh rất cao và không đúng mục tiêu của người cần tìm, nhưng với từ khóa dài “phần mềm chỉnh sửa ảnh” người ta sẽ tìm đúng trang cần tìm hơn.

Thuật ngữ METADATA

Metadata là gì? Metadata là một dạng siêu dữ liệu, là những thông tin truyền tải ý nghĩa của các thông tin khác. Metadata bao gồm một tập hợp các phần tử thiết yếu để mô tả 1 nguồn thông tin. Là dữ liệu mà trang web của bạn đề cập đến cho công cụ tìm kiếm biết.

Thuật ngữ META DESCRIPTION

Meta Description là gì? Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả tốt dài khoảng hai dòng (không quá 160 ký tự).

Thuật ngữ META KEYWORDS

Meta Keywords là gì? Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang web. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

Thuật ngữ META TITLE

Meta title là gì? Meta Title hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Tiêu đề là dòng text hiển thị đầu tiên của trang web và được in đậm trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ META TAGS

Meta tags là gì? Meta Tags là một thuật ngữ toàn diện bao gồm các thẻ tiêu đề (Title), thẻ mô tả (Description) và thẻ từ khóa (Keyword). Ba thẻ này gộp lại với nhau gọi là các thẻ meta (meta tag). Các thẻ meta cung cấp thông tin về một trang web, giúp công cụ tìm kiếm phân loại chúng một cách chính xác.

Thuật ngữ MOZRANK

Mozrank là gì? Mozrank được viết tắt là mR. Mozrank là một đơn vị tính Link popularity score do tổ chức SEOMoz thiết lập, Giá trị mozRank được SEOMoz quy định là một số logarit từ 1 đến 10. Bất kỳ trang nào cũng có mozRank tương ứng bởi số lượng và chất lượng của những liên kết đến chúng; trang nào nhận được nhiều liên kết có chất lượng hơn thì mozRank sẽ cao hơn.

Thuật ngữ NEWBIE

Newbie là gì? Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới .Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà 😀

Thuật ngữ Domain-level mozRank

Domain-level mozRank là gì? Domain-level mozRank được viết tắt là DmR. DmR quy định sự phổ biến của một tên miền so với các tên miền khác trên Internet. DmR chỉ được tính cho root domain và sub domain. Cách tính DmR giống như mR nhưng được áp dụng ở cấp độ tên miền, tức là nếu có nhiều liên kết đến từ 1 tên miền khác trỏ đến 1 tên miền nào đó sẽ được tính vào DmR.

Thuật ngữ NOFOLLOW

Nofollow là gì? Nofollow là một thuộc tính liên kết, là một cách để bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết là không lần theo liên kết này. Nofollow được áp dụng với 2 hình thức: 1 là qua thẻ Meta, 2 là qua thẻ liên kết: Trần Ngọc Chính

Thuật ngữ ONLINE MARKETING

Online Marketing là gì? Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…

Thuật ngữ Organic Search Result

Organic Search Result là gì? Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

Thuật ngữ PAGERANK

Pagerank là gì? PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là một hệ thống đánh giá các liên kết trang Web của Google và có giá trị từ 0-10. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng và có giá trị cao hơn.

Thuật ngữ PAGEVIEWS

Pageviews là gì? Pageviews là số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Thuật ngữ Paid Listing

Paid Listing là gì? Paid Listing là thuật ngữ thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

Thuật ngữ PANDA

Panda là gì? Google Panda được ra đời để thay thế cho Google Cafein. Với tầm nhìn rõ ràng của Google Panda là loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có chất lượng kém mà không có giá trị cho người sử dụng… Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.

Thuật ngữ PERMALINK

Permalink là gì? Permalink là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.

Thuật ngữ POST

Post là gì? Post đồng nghĩa với “article”. Về cơ bản, một post là một article trong một website.

Thuật ngữ PPL

PPL là gì? – Pay Per Lead; PPS là gì? – Pay Per Sale: tham khảo thuật ngữ CPA ở trên.

Thuật ngữ PPC

PPC là gì? PPC là viết tắt của Pay Per Click (trả tiền theo nhấp chuột). Một loại hình quảng cáo mà trong đó người quảng cáo đặt quảng cáo của mình tại một địa điểm nào đó (công cụ tìm kiếm, website), và bất cứ khi nào khách thăm nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị mất một chi phí nhất định tương ứng với nhấp chuột đó, giá bỏ thầu cho một click càng cao bạn càng được liệt kê ở các vị trí cao, do vậy sẽ thu được một lượng khách thăm lớn hơn. Google Adwords là một chương trình PPC điển hình.

Thuật ngữ PAYMENT THRESHOLD

Payment Threshold là gì? Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

Thuật ngữ POP UP AD

Pop Up Ad là gì? Pop Up Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Thuật ngữ POP UNDER AD

Pop Under Ad là gì? Pop Under Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại.

Thuật ngữ RANKING FACTOR

Ranking Factor là gì? Ranking Factor là những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng một trang nào đó, chẳng hạn như số lượng các liên kết (backlink), hoặc các nội dung, các thẻ meta tags trên trang đó…

Thuật ngữ ROI

ROI là gì? ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

Thuật ngữ REDIRECT

Redirect là gì? Redirect được sử dụng để xác định một địa chỉ URL thay thế và để chuyển hướng người sử dụng (hoặc công cụ tìm kiếm) đến một địa chỉ khác. Trong SEO có 2 loại redirect là 301 và 302. Tương tự với redirect 301 ở trên cùng, nhưng redirect 302 có nghĩa là chuyển hướng tạm thời.

Thuật ngữ REFERRER

Referrer là gì? Referrer là thông tin được gửi bởi trình duyệt của người dùng khi họ di chuyển từ trang này sang trang khác. Nó bao gồm thông tin địa chỉ trang web mà họ truy cập trước đó.

Thuật ngữ RSS

RSS là gì? RSS là viết tắt của từ Really Simple Syndication, là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog. Xem thêm trên Wiki http://vi.wikipedia.org/wiki/RSS_(định_dạng_tập_tin)

Thuật ngữ SEM

SEM là gì? SEM – Search Engine Marketing là hình thức Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

Thuật ngữ SEO

SEO là gì ? SEO – Search Engine Optimization: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

Thuật ngữ SERP

SERP là gì? SERP được viết tắt dựa trên cụm từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này.

Thuật ngữ SITEMAP

Sitemap là gì? Sitemap (sơ đồ website) là file/trang liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Site map nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Site map rất hữu hiệu cho các bot của các Search Engine lùng sục trong site của bạn để lập chỉ mục (index), có lợi cho SEO.

Thuật ngữ SOCIAL MEDIA SHARING

Social Media Sharing là gì? Social media sharing hay còn gọi là chia sẽ, truyền thông trên các mạng xã hội. Hãy cho mọi người cơ hội để chia sẽ nội dung của bạn cho bạn bè họ. Hiện nay các website như addthis.com hỗ trợ các đoạn mã, plugin giúp bạn chèn vào website một cách dễ dàng.

Thuật ngữ SOCIAL MEDIA/MARKETING

Social Media / Social Marketing là gì? Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

Thuật ngữ SOCIAL NETWORKS

Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
– Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
– Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
– Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
– Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
– Mạng cập nhật tin tức: Twitter
– Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
– Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
– Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
– Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

Thuật ngữ SPIDER

Spider là gì? Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ KHÔNG THỂ HOẠT ĐỘNG. Spider còn được gọi là Crawler, Robots…

Thuật ngữ SUBSCRIBE

Subscribe là gì? Subscribe nghĩa là đăng ký nhận thông tin (giống Follow trên twitter) khi bạn Subscribe một người hoặc website tức là bạn theo đăng ký nhận các thông tin theo dõi về người hoặc website đó. Website của bạn nên có nhiều phương tiện khác nhau mà qua đó người dùng có thể đăng ký nhận thông tin, nên bao gồm email và RSS.

Thuật ngữ TAG

Tag là những từ khóa bạn dùng tựa như nhãn tên để mô tả hoặc tập hợp các bài blog. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.

Thuật ngữ TITLE

Title là gì? Title là tiêu đề của bài viết, là câu mô tả ngắn và tổng quan về chủ đề của bài viết.

Thuật ngữ TRAFFIC

Traffic là gì? Traffic là lượng truy cập vào trang web của bạn từ nhiều nguồn.

Thuật ngữ TRAFFIC RANK

Traffic rank là gì? Traffic Rank hay Traffic Ranking tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người ghé thăm trang Web… so với tất cả các trang web khác trên internet. Bạn có thể kiểm tra thứ hạng của bạn trên Alexa.

Thuật ngữ URL

URL là gì? URL là viết tắt của Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet, cụ thể là dùng để định nghĩa 1 website. Vd: www.ngocchinh.com

Thuật ngữ UNIQUE VISITOR

Unique Visitor là gì? Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian.

Thuật ngữ USABILITY

Usability là gì? Usability là thuật ngữ online marketing thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

Thuật ngữ VISIT

Visit là gì? Visit là số lượt ghé thăm website.

Thuật ngữ VISITOR

Visitor là gì? Visitor là số người ghé thăm website.

Thuật ngữ XML SITEMAP

XML Sitemap là gì? XML Sitemap là một tập tin để thông báo danh sách các liên kết trên trang web của bạn. XML Sitemap có thể dễ dàng được tạo ra và có rất nhiều công cụ miễn phí để giúp bạn tạo tập tin này. Xem thêm ở định nghĩa về Sitemap ở trên.

Tác giả: Trần Ngọc Chính – ngoccchinh.com

Hướng Dẫn SEO

Khái niệm SEO là gì và lý do nên làm SEO

749

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web thì chắc chắn ít nhiều gì bạn cũng đã từng nghe qua về cụm từ SEO và nhiều người khuyên bạn nên học SEO. Vậy SEO nó là cái gì? Ứng dụng thực tế và lợi ích của nó ra sao mà nhiều người mê mẩn đến như vậy?

Trong bài viết này mình sẽ giải thích cho bạn qua về khái niệm SEO theo cách hiểu của riêng mình để bạn có thể dễ dàng biết được SEO là gì.

Khái niệm đầy đủ về SEO

Tất nhiên là chúng ta không ăn trực tiếp được rồi, nhưng nó sẽ giúp chúng ta đạt được những “miếng ăn” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trước tiên, bạn hãy nhìn tấm ảnh dưới đây:

Giải thích về SEO

Nhìn thì ai cũng biết đó là những kết quả khi ta tìm kiếm với từ khóa “nghe nhac“, những kết đầu tiên của trang tìm kiếm hầu như toàn những website nghe nhạc hàng đầu Việt Nam. Nhưng các bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao những trang đó được đưa đầu? Vì đó là những website nổi tiếng và nhiều người truy cập ư? Cũng đúng thôi, nhưng bạn thấy đó, NhacCuaTui cũng nhiều người truy cập và thậm chí còn tốt hơn trang nhac.vui.vn mà tại sao nó chỉ nằm hạng 3? Sự khác biệt ở đây đó chính là những phương pháp tăng thứ hạng trên máy tìm kiếm, hay còn gọi theo đúng cụm từ chuyên môn của nó là SEO.

SEO là chữ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (dịch theo nghĩa tiếng Việt là Tối ưu hóa máy tìm kiếm). Công việc SEO nghĩa là phân tích phương thức hoạt động và các thuật toán của máy tìm kiếm và sử dụng một số thủ thuật đơn giản hoặc phức tạp để cải thiện thứ hạng của website trên một số từ khóa nhất định. Ngắn gọn và dễ hiểu đúng không nào.

Các máy tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Trước khi nghiên cứu về SEO thì tất cả chúng ta đều phải biết sơ qua phương thức hoạt động của các máy tìm kiếm để thu thập nội dung trên các website, từ đó giai đoạn học SEO của bạn sẽ nhanh hơn và áp dụng chính xác hơn.

Các máy tìm kiếm sẽ có những “robot” (hay còn gọi là bot, spider..v.v..)  tìm kiếm có nhiệm vụ là đi “lùng sục” các website mà nó biết rồi tiến hành thu thập dữ liệu. Bạn phải nhớ rằng, bot tìm kiếm không giống như một con người thực thụ mặc dù bot tìm kiếm hiện nay khá thông minh so với các phiên bản vài năm trước nhưng sự thật thì nó vẫn là một cỗ máy và làm việc theo một trình tự nhất định. Các trình tự đó bao gồm thu thập dữ liệu (crawling) thông qua nội dung HTML của website theo thứ tự từ trên xuống dưới để xem tất cả những nội dung gì mà website đang có. Các bot tìm kiếm có thể tiếp tục crawl từ trang này đến trang khác thông qua các liên kết (có thể gọi là Sơ đồ liên kết). Nghĩa là nếu như website của bạn được liên kết chặt chẽ với nhau thì bot tìm kiếm sẽ crawl được nhiều trang hơn vì   chúng có mặt trên website chỉ trong một thời gian nhất định. Ngược lại, vì bot không phải là người thật nên chúng chỉ đọc dược các nội dung thông qua văn bản thông thường, hoàn toàn không thể xem flash hay javascript hoặc các thư mục được bảo mật. Điều này có nghĩa là nếu bot tìm kiếm không thể crawl những trang nào thì các trang đó sẽ không thể xuất hiện trên trang tìm kiếm của nó (Google, Yahoo, Bing…v.v..).

Sau khi các bot tìm kiếm thu thập được những dữ liệu cần thiết, bước kế tiếp của nó là tiến hành lập chỉ mục (indexing) các trang của website. Các trang được lập chỉ mục sẽ được lưu trữ vào một kho dữ liệu khổng lồ trên máy tìm kiếm, sau này các trang được lưu ở đó sẽ được lấy ra để hiển thị trên các kết quả tìm kiếm sau khi đã tiến hành phân tích và áp dụng một số thuật toán. Các bot tìm kiếm sẽ dựa vào một vài yếu tố nhất định để xem có nên đưa một liên kết nào đó lên trang kết quả của máy tìm kiếm (Search Engine Results Page – SERP) hay không. Chính vì lẽ thế, công việc của những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa các liên kết để nó đạt thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm (xuất hiện ở 10 kết quả đầu tiên).

Mỗi khi có một yêu cầu tìm kiếm nào từ người dùng, máy tìm kiếm sẽ bắt đầu xử lý các truy vấn đó. Nghĩa là so sánh các truy vấn tìm kiếm (search query) với các trang đã được đánh chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của nó. Khi có bất kỳ truy vấn tìm kiếm nào được thực thi, thực tế là có hàng triệu hoặc hàng tỷ trang có chứa những nội dung liên quan, lúc đó máy tìm kiếm sẽ bắt đầu áp dụng một số thuật toán để tính toán giá trị nội dung phù hợp với các truy vấn tìm kiếm nhất để có thể được hiển thị.

Mỗi máy tìm kiếm đều có những thuật toán khác nhau để tính toán các nội dung phù hợp. Mỗi thuật toán đều có những vai trò khác nhau để phân tích các nội dung phù hợp dựa vào mật độ từ khóa (Keyword Density), liên kết (Links) hoặc các thẻ meta trong nội dung HTML (Metatags). Đó là lý do tại sao mà các cỗ máy tìm kiếm Google, Yahoo hay Bing đều đưa ra những kết quả khác nhau mặc dù chúng ta chỉ tìm kiếm trên tất cả chỉ với một từ khóa duy nhất. Ngoài ra, có một thực tế quan trọng mà bạn cần phải biết đó là các thuật toán của nó luôn được thay đổi liên tục, vì vậy nếu muốn trang của bạn luôn luôn được hiển thị ở những trang đầu tiên thì cần phải áp dụng một số thủ thuật để thay đổi website sao cho thích ứng với các thuật toán mới. Đây là một trong những yếu tố mấu chốt đối với những người làm nghề SEO nhằm cạnh tranh khách hàng.

Lợi ích của SEO

SEO bao gồm rất nhiều lợi ích mà nếu bạn đang là một nhà phát triển website hay đầu tư thì không nên bỏ qua nó. Nếu như bạn vẫn còn hoài nghi về các lợi ích của SEO mang lại thì hãy cùng mình điểm qua một vài ví dụ dưới đây.

Tiết kiệm chi phí

Như các bạn đều biết thì Google có một dịch vụ hiển thị quảng cáo ở trang đầu trong kết quả tìm kiếm mà chúng ta phải trả tiền cho mỗi lượt click vào (Pay Per ClickPPC) có tên là Google Adword. Đây có thể là một dịch vụ rất tốt để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cho website nhưng hãy làm phép tính đơn giản sau đây:

Bạn đặt 1$ cho mỗi lượt nhấp chuột vào quảng cáo, trong một ngày bạn có được 200 lượt nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn phải trả với số tiền 200$. Tức là mỗi tháng bạn sẽ phải mất 6.000$ và 72.000$ mỗi năm cho chi phí quảng cáo bằng công cụ này. Khủng chưa!!!!

Sự thật là chi phí trả quảng cáo như thế này có thể là khoảng vài cent cho một lượt nhấp chuột, nhưng giá trung bình của nó thông thường là 1$ và nếu bạn mua các từ khóa có sự cạnh tranh cao hơn thì bạn phải trả thêm tiền. Đó chưa kể là nếu mỗi ngày có 200 lượt nhấp chuột vào website thì chắc gì bạn đã thu lợi được 250$ hay 300$?

Vì vậy, nếu như bạn muốn hiển thị website ở trên đầu trong trang kết quả tìm kiếm mà không mất quá nhiều chi phí đó là sử dụng các dịch vụ SEO hoặc bạn tự SEO nếu có khả năng. Đó được hiểu là một cách đầu tư dài hạn và bạn sẽ không phải mất tiền mỗi ngày như sử dụng hình thức quảng cáo PPC của Google Adword.

Nhắm đến đối tượng người dùng cụ thể

So với các hình thức quảng cáo trên mạng thông thường như đăng quảng cáo ở các website khác. Bạn sẽ không thể kiểm soát được đối tượng người dùng tiềm năng của mình. Bằng cách lựa chọn từ khóa phù hợp, mỗi khi có ai lên Google tìm kiếm một thông tin về một dịch vụ nào đó mà họ chắc chắn muốn sử dụng thì bạn sẽ vô cùng may mắn khi hiển thị ngay trang đầu của kết quả tìm kiếm. Từ đó họ sẽ nhấp vào liên kết của bạn và cơ hội người đó trở thành khách hàng của bạn là 70% nếu như bạn có những thông tin tốt về một loại hình dịch vụ mà họ cần.

Nhận một lượng truy cập lớn

Bạn hãy tưởng tượng xem mỗi ngày có bao nhiêu người tìm kiếm với từ khóa “nghe nhạc hay“, “mua laptop rẻ” hoặc “hình ảnh đẹp“? và nếu bạn xuất hiện trên trang đầu của những từ khóa đó thì chắc chắn 99,99% bạn nhận được một lượt truy cập mỗi khi có một người tìm kiếm. Lấy một ví dụ gần nhất, mỗi ngày Thach Pham Blog cũng nhận được khoảng gần 300 lượt truy cập từ máy tìm kiếm, chưa kể các lượt truy thông qua các hình thức khác. Và tất nhiên, mình không hề đăng quảng cáo ở đâu cả mà chỉ lo mỗi việc viết bài và tối ưu hóa bài viết cho thân thiện với các truy vấn tìm kiếm mà thôi.

 Lợi ích lâu dài

Như mình đã nhắc ở trên, nếu bạn sử dụng các chương trình quảng cáo PPC để quảng bá website trên máy tìm kiếm thì bạn phải trả tiền mỗi ngày. Liệu bạn có thể trả chi phí đó suốt 5 năm, 10 năm hay cả cuộc đời bạn? Nhưng một khi bạn đã áp dụng SEO vào website một cách có hiệu quả, website của bạn sẽ luôn nằm trên top tìm kiếm mà bạn không cần phải trả chi phí nào để duy trì nó. Trừ khi có một đối thủ khác SEO tốt hơn bạn.

Bạn hiểu chúng ta học SEO để làm gì rồi chứ? Nếu như bạn muốn tìm hiểu sơ qua về nghề SEO thì coi như là bạn đã nắm được kiến thức mình cần, nhưng nếu như bạn muốn học SEO thì nhiêu đây chưa thấm thía gì đâu, vì còn một số thuật ngữ và các kiến thức cơ bản khác mà bạn cần phải biết.

SEO Mũ Trắng và SEO Mũ Đen là gì?

Cũng giống như hacker, giới làm SEO được chia ra làm 2 loại được gọi là White Hat SEOBlack Hat SEO. Nếu như bạn hiểu các hacker mũ đen và hacker mũ trắng khác nhau về mục đích sử dụng kỹ năng của mình thì trong SEO không phải là như vậy. SEO mũ trắng và SEO mũ đen đều có một mục đích duy nhất: Đưa các liên kết của một website nào đó lên trang đầu. Nhưng sự khác nhau của nó ở đây là cách thức để họ đạt được kết quả đó.

Thế nào là SEO Mũ Trắng?

Nghe cái tên là đã thấy sự “trong trắng” và minh bạch rồi. SEO mũ trắng nghĩa là những người tối ưu hóa các liên kết để chúng có thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm một cách hợp pháp và lành mạnh về cả đạo đức lẫn kỹ thuật. Phương pháp SEO mũ trắng không chỉ tăng thứ hạng các liên kết một cách hợp pháp mà nó còn có thể giữ vững thứ hạng của mình một cách lâu dài. Cũng giống như kinh doanh, nếu bạn làm mọi thứ đều minh bạch và hợp pháp thì sẽ mất khá nhiều thời gian để chăm sóc quá trình SEO của mình, nhưng bù lại bạn sẽ yên tâm hơn khi không phải lo sự trừng phạt của các máy tìm kiếm vì các vấn đề gian lận. Nói tóm gọn lại, các chiến thuật và thủ thuật SEO mũ trắng nghĩa là tuân thủ các quy định và nguyên tắc của máy tìm kiếm. Các phương pháp này đơn thuần là trình bày và tối ưu hóa nội dung website cho thân thiện với các bot tìm kiếm trong quá trình crawl và index nội dung. Đồng thời các nội dung cũng được tối ưu hóa rõ ràng để truyền tải những thông tin có giá trị đến người dùng.

Nhưng….nếu website bạn có nội dung kém chất lượng. Thì các phương pháp SEO mũ trắng hầu như không có tác dụng, đơn giản vì nội dung đó không có giá trị cho người dùng. Còn nếu anh đã kém rồi mà vẫn muốn leo lên đầu người khác ngồi thì bắt buộc anh phải gian lận thôi, đó được gọi là SEO mũ đen.

Thế nào là SEO Mũ Đen?

Nếu như bạn đã đọc qua định nghĩa SEO mũ trắng thì cũng có thể đoán ra SEO mũ đen là gì. SEO mũ đen nghĩa là sử dụng các phương pháp gian lận, thủ đoạn để phá vỡ các rào cản quy định của các máy tìm kiếm nhằm đưa mình lên những trang đầu của các kết quả tìm kiếm. Thông thường giai đoạn SEO mũ đen sẽ đưa website lên top 10 ở trang tìm kiếm nhanh hơn rất nhiều (thậm chí chỉ cần vài ba ngày cho một từ khóa quan trọng) so với SEO mũ trắng. Tuy nhiên không bao lâu sau, các website áp dụng phương thức SEO gian lận này sẽ bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt, và đó là cái giá mà họ phải trả. Các website đó có thể bị đánh giảm thứ hạng, bị kiểm soát chặt chẽ trong quá trình SEO hoặc tệ hại hơn nữa là tên miền của website đó mãi mãi không thể nào xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.

Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

Một quy trình SEO có thể được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng đối với mình, SEO bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1. Phân tích từ khóa (Keyword Analysis)

Có nhiều người hỏi tại sao lại cần phải phân tích từ khóa trước khi SEO. Câu trả lời đơn giản dành cho bạn là chúng ta cần nên biết sẽ đưa website lên top kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nào và các từ khóa đó có thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta hay không, nghĩa là có nhiều người tìm kiếm nó hay không.

Giai đoạn 2. Phát triển nội dung

Một website không thể nào SEO tốt hoặc đúng chuẩn nếu không có nội dung chất lượng, bởi vì mục đích của SEO chính là tối ưu website/nội dung cho thân thiện với bot tìm kiếm để nó đánh giá bài mình tốt hơn mà có được thứ hạng cao nhất.

Giai đoạn 3. SEO On-Page

Sau khi đã có những từ khóa quan trọng thông qua quy trình phân tích, những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa nội dung trên website để trở nên thân thiện với bot tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu (crawling) và đánh chỉ mục (indexing) thông qua các công việc như tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa thẻ title, sử dụng thẻ heading (h1, h2, h3..v.v..) hợp lý, tối ưu hóa thẻ meta descriptions, sử dụng một mật độ từ khóa nhất định vào nội dung, tạo sitemap..v.v..

Giai đoạn 4. SEO Off-Page

Đúng như với tên gọi của nó, quy trình SEO này sẽ không tối ưu hóa trực tiếp lên website mà là cải thiện thứ hạng của website bằng các liên kết trỏ về website của mình (backlinks). Nghĩa là nếu như website bạn có càng nhiều backlinks thì thứ hạng website càng cao hơn, đồng thời Page Rank cũng sẽ được cải thiện.

Nhưng có một điều mà bạn cần nên biết đó là không phải backlink nào cũng có chất lượng. Các backlinks trỏ về từ các website đang bị Google phạt, hay các backlinks mang thuộc tính nofollow hầu như không có giá trị cải thiện thứ hạng. Các backlink có chất lượng là những backlink mang thuộc tính dofollow và được xuất hiện trên những trang web lớn, uy tín và đặc biệt là các website chuyên về mảng giáo dục và báo chí. Ngoài ra còn có một số danh mục website có thể mang lại các backlink chất lượng cao như Dmoz hay Yahoo Directory.

Một số thuật ngữ SEO quan trọng

Cũng như một lĩnh vực chuyên môn khác, SEO có rất nhiều thuật ngữ quan trọng được sử dụng thường xuyên. Nếu bạn thật sự quan tâm về SEO thì cũng nên biết qua một vài thuật ngữ thông dụng dưới đây. Đừng lo bạn không hiểu gì về nó, có thể đây là những thông tin bổ ích cho bạn sau khi bạn đã nắm vững các kiến thức SEO cơ bản.

Xem bài viết Thuật ngữ SEO của Trần Ngọc Chính.

Lời kết

Nãy giờ chúng ta đã đọc qua khá nhiều các định nghĩa về SEO rồi, nhưng bạn đã hiểu ra SEO chính xác là gì chưa? Nói nhỏ nhé, SEO nghĩa là “spam máy tìm kiếm”  :adore: . Chúng ta sẽ “spam” các nội dung có giá trị và ép bot tìm kiếm phải đọc các nội dung đó để đưa lên máy tìm kiếm nhằm cung cấp những thông tin có giá trị cho người dùng. Trong bài viết mình đã có nhắc qua phương thức SEO mũ đen, và theo gợi ý của mình thì đừng nên cố gắng áp dụng các phương thức SEO mũ đen nhằm đánh lừa máy tìm kiếm vì cái giá bạn phải trả sẽ đắt hơn nhiều so với những gì mà bạn nhận được trong thời gian ngắn. Bắt đầu từ bài viết này, mình sẽ tiến hành bổ sung những bài viết hướng dẫn chi tiết đi theo từng phần để những ai có nhu cầu tìm hiểu SEO tham khảo. Hy vọng mình sẽ được gặp lại các bạn ở các bài viết về SEO tiếp theo.

Nguồn: Thạch Phạm blog

Hướng Dẫn SEO

Đặt từ khóa thế nào để tối ưu SEO ON-PAGE

689

Quy trình SEO On-Page phụ thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.

Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để Google có thể xác định được từ khoá của nội dung.

Trên thực tế nhiều chuyên gia SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ duyệt vào danh sách spam.

SEO is always a two part process, there’s off-page SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your desired keywords properly inside your content). If you want a more general advice, you’ll have to go to one of many SEO blogs out there.

Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.

Giữ cho văn bản thật tự nhiên

Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi chúng ta quá quan trọng các từ khoá trong nội dung nên đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ khoá có thể. Nó giống như là thế này.

Tránh nhét từ khóa để SEO On-page

Nhìn sơ qua đoạn văn bản trên thì người đọc cũng biết là nó đang nói về “thủ thuật”, nhưng làm thế nào để cảm thấy có hứng thú khi đọc một văn bản mà các từ khóa lặp đi lặp lại với tần suất kinh khủng như vậy? Người mình còn chịu không được thì bot làm sao chịu được. Mặc dù biết rằng khi chúng ta nói về một vấn đề nào đó thì từ khóa chủ đạo sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng trên thực tế các văn bản có chất lượng họ sẽ tránh tình trạng lặp đi lặp lại một từ nào đó, dù nó là bất cứ từ khóa nào đi chăng nữa nhằm để văn bản trở nên tự nhiên hơn.

Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).

Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.

Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.

Tips: Sử dụng plugin SEOPressor để tăng cường SEO On-page.

Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page

Thẻ Title – Tiêu đề

Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong cặp thẻ <h1> là tốt nhất.

Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.

Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google

Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.

Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung

Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.

Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung (post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.

  1. WordPress SEO by Yoast
  2. SEO Ultimate
  3. All in One SEO Pack

Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng 140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề phụ – Subheading

Sử dụng tiêu đề phụ để tối ưu SEO On-page

Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề phụ như:

Sử dụng tiêu đề phụ để SEO On-Page

Như ở ví dụ trên, mình lấy thẻ h2 cho phần chính (SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.

Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.

Thẻ alt cho hình ảnh

Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.

Tips: Sử dụng plugin SEO Friendly Images để tự động lấy tiêu đề bài viết làm thẻ alt, title cho hình ảnh trong WordPress.

Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt (Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết bài.

Nguồn: Thạch Phạm blog

Hướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

Cách viết nội dung Website đúng chuẩn SEO nhất

757

Xét theo khía cạnh tích cực mà nói thì nội dung không những giúp bạn có những traffic tập trung, nhắm đúng đối tượng cần hướng tới mà còn một phương pháp duy trì sự tương tác với độc giả về lâu dài.

Không giấu giếm gì, mình đã có nhờ một người đi làm tư liệu để viết bài Hướng dẫn mở thẻ Visa Prepaid và verify PayPal với giá là 1 triệu cho 30 phút làm việc, có nhiều lý do thì mình mới chấp nhận đầu tư cho nội dung như vậy. Mình mong là các bạn cũng nghĩ thế.

seo-bai-viet

Cái khó khăn khi viết nội dung đó là ý tưởng đã được mình gỡ rối một phần nào khi đã gợi ý cho bạn 30 hướng tìm ý tưởng viết bài. Nhưng chưa dừng lại ở đó, có ý tưởng rồi, nhưng viết như thế nào để bài viết đó có thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm ngay sau khi nó được đăng? Mình tin là mình sẽ giúp các bạn một phần nào trả lời câu hỏi này ngay trong bài hướng dẫn viết nội dung theo chuẩn SEO, hoặc mình có thể mượn một cụm từ chuyên môn và “mix” lại là SEO Copywriting. Let’s start!

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

Mình thì ít thấy các cao thủ SEO Việt Nam nói nhiều về việc viết bài theo chuẩn SEO nên mình cũng không biết dùng từ ngữ thế nào cho thích hợp, vì vậy mình xin tóm lượt các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với máy tìm kiếm là như thế nào.

  • Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
  • Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPress và Cài blog WordPress
  • Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
  • Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title> và meta description.
  • Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
  • Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ h1.
  • Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ heading (h2, h3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
  • Internal Linking nên dẫn tới các BÀI VIẾT khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
  • Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.

Đó là một vài ý cơ bản của mình, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ cho lắm nhưng bản đầy đủ hơn mình chờ mọi người góp ý nhé. Bây giờ chúng ta tiến hành vào việc viết một bài viết theo chuẩn SEO.

Hướng dẫn 6 bước viết bài chuẩn SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất

Có một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.

Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.

Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:

  • Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này.
  • Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
  • Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013”, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang,..v..v..blah blah…

Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.

Nghiên cứu từ khóa

Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:

  • Viết bài để SEO
  • Cách SEO nội dung
  • Viết bài thân thiện với Google
  • Cách SEO từ khóa khi viết blog
  • Bài viết theo chuẩn SEO

Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?

Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools

Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:

bai-viet-chuan-seo

Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.

(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ

Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:

  • Lượng comment phải nhiều.
  • Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
  • Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.

Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:

bai-viet-chuan-seo-2

Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:

  • Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
  • Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
  • Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.

Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết

Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.

Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước 1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO

Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.

Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.

Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết

Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.  :band:

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại

Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:

  1. Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
  2. Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
  3. Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn

Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:

  • Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
  • Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
  • Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.

Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:

  • Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập

Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:

Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.

Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.

Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.

Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết

Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.

Sau khi đăng bài nên làm gì?

Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc mình thường làm sau khi đăng một bài viết:

  • Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
  • Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
  • Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
  • Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
  • Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.

Lời kết

Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:

  • Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
  • Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
  • Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
  • Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
  • Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
  • Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?

Nếu bạn có thể trả lời tốt được các câu hỏi trên thì bạn sẽ có câu trả lời liệu có nên nhấn nút Publish để đăng bài này hay không. Chúc các bạn thành công, còn bản thân mình, mình vừa hoàn thành xong một bài viết theo chuẩn SEO và mình sẽ đăng bài này lên blog, đó là bài các bạn vừa đọc xong.

Nguồn: Thạch Phạm Blog

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress

790

Ở phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm khác trong việc tối ưu On-page nâng cao nếu bạn cần website bạn linh động hơn trong việc tối ưu chuẩn SEO.

Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết

Nếu bạn có post/page viết ra không cần nó lên top thì tốt nhất là cho nó thẻ noindex để bot tìm kiếm bỏ qua khi vào đó. Thủ thuật này sẽ có tác dụng bot index được nhiều trang hơn vì mỗi quy trình crawl nội dung bot chỉ làm việc dựa trên thời gian nhất định.

Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast và chọn phần Advanced trong khi viết bài và chọn Meta Robots Follow là nofollow và Meta Robots Index là noindex.

Đặt noindex và nofollow post/page

Đặt noindex và nofollow post/page

Tương tự, bạn có thể đặt noindex và nofollow cho category/tag không cần thiết bằng cách vào Posts -> Categories và Posts -> Tags để chỉnh sửa. Nếu bạn có cài SEO by Yoast thì nó hỗ trợ tùy chọn đặt thẻ noindex cho tag và category.

Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa

301 redirect là kỹ thuật chuyển hướng website từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới nếu một ai đó truy cập vào địa chỉ cũ. Khi một bài viết bị xóa đi, người dùng sẽ nhận được lỗi 404 khi vào lại bài viết cũ đó. Lỗi này thường gặp khi bạn xóa đi một bài viết mà nó đã có mặt trên kết quả tìm kiếm.

Để sử dụng 301 redirect cho post/page, bạn có thể sử dụng tính năng 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

seowp-301redirectyoast

Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

Các liên kết mặc định sẽ có thuộc tính dofollow. Nếu một liên kết mà có thuộc tính nofollow như sau:

 <a href="http://google.com" rel="nofollow">Google</a>

Thì lúc đó bot sẽ không “chui” vào liên kết đó để thu thập dữ liệu, đồng thời không chia sẻ các yếu tố thứ hạng từ website bạn cho các liên kết.

Do đó, nếu có thể, hãy đặt thuộc tính nofollow cho toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng plugin WP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

Plugin giới hạn outlink

Lời kết

Toàn bộ quy trình SEO cho một website WordPress có thể sẽ không chỉ bao gồm các công việc mà mình đã đề cập phía trên mà nó còn chứa thêm nhiều kỹ thuật khác nữa mà trong đó có lẽ việc phân tích người dùng – phân tích SEO là quan trọng nhất mà cũng là khó nhất.

Thế nhưng, để làm các công việc đó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức SEO bền vững và bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về SEO cơ bản, đồng thời cũng là cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua kinh nghiệm của mình. Rất hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Nguồn tin: Thach Pham Blog

Hướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

# 8 bước xây dựng website WordPress chuẩn SEO

749

Xây dựng website WordPress chuẩn SEO là gì? Có bao nhiêu cách xây dựng web chuẩn SEO và tối ưu nhất với công cụ tìm kiếm google? Câu trả lời có lẽ không bao giờ là đủ cả vì có rất nhiều cách. Bài viết này sẽ tóm tắt TOP 8 bước cơ bản để bạn có thể xây dựng website của mình (chủ yếu là sử dụng mã nguồn wordpress) chuẩn SEO nhất. Mời quý vị bạn đọc cùng SEO TOP tìm hiểu nhé.

#1. Lựa chọn giao diện chuẩn SEO

Mặc dù không nhất thiết phải có theme chuẩn SEO thì mới SEO được nhưng việc bạn có một theme chuẩn SEO thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi mới bắt đầu.

Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Nên đọc: Giao diện website, plugin, theme wordpress chuẩn seo

Dưới đây là các theme chuẩn SEO mà mình biết được:

Miễn phí

Trả phí

Nhưng nhìn chung, có một vấn đề khi chọn theme chuẩn SEO là hãy chọn các theme ít hiệu ứng càng ít càng tốt, cấu trúc dạng blog để tăng tốc thời gian index nội dung mới trên website.

#2. Tạo XML Sitemap và submit lên Google

XML Sitemap là một file bản đồ website có định dạng là .xml giống như cái này để giúp bot dễ dàng nhận được nội dung mới và index nó nhanh hơn.

Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website.

Bạn có thể xem video này để biết cách tạo XML sitemap trong WordPress và submit lên Google.

#3. Tạo file robots.txt

File robots sẽ có tác dụng điều hướng các bọ của những cỗ máy tìm kiếm, bạn có thể “nói” cho nó biết thư mục nào là không được index. Hiện nay Google là máy tìm kiếm lớn nhất nên hầu như chúng ta chỉ tạo file robots dành cho bot của Google.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể tự tạo thủ công một file tên robots.txt và upload nó vào thư mục gốc của website WordPress (ngang hàng với wp-config.php), và thường là sẽ có nội dung là:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/

Nội dung trên nghĩa là bạn chỉ định toàn bộ bot tìm kiếm không được thu thập dữ liệu trong thư mục /wp-admin/ và /wp-includes).

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast để tạo bằng cách vào SEO >> Edit Files và ấn vào nút tạo nếu chưa có. Sau khi tạo xong nó đã thêm sẵn nội dung cho file này.

#4. Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết

Nếu bạn đọc bài tại Thachpham.com thì chắc chắn sẽ thấy được mục Có thể bạn sẽ thích ở ngay cuối bài, ở đó nó sẽ hiển thị các bài liên quan mật thiết đến bài bạn đang đọc. WordPress có thể xác định được bài liên quan thông qua từ khóa trong nội dung, tiêu đề, tag và category.

Xem thêmCác yếu tố quan trọng và quyết định để đưa website lên TOP Google

Về mặt ý nghĩa, các bài liên quan sẽ giúp bạn tăng cường liên kết sâu, kích thích người dùng xem nhiều trang hơn khi vào website bạn.

#5. Tăng tốc website

Tăng tốc WordPress

Nếu website bạn có tốc độ tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho SEO hơn vì Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Mặt khác, website tốc độ cao sẽ giúp bot index được nhiều trang hơn.

Tốc độ của một website WordPress phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn có thể xem các bài thủ thuật tăng tốc WordPress nếu cần thêm kiến thức.

Nên đọc: Cách Tăng Tốc Website WordPress Nhanh Nhất Từ A-Z

Nhưng trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website đó chính là tốc độ của hosting mà bạn đang dùng. Tốt nhất, hãy chọn ra các hosting có tốc độ tốt nhất để sử dụng.

#6. Kết nối website với mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng tới SEO hay không thì mình không dám nói, nhưng mình chắc chắn một điều mạng xã hội sẽ giúp bạn có được không ít lượt truy cập vào website, ở Việt Nam thì mạng xã hội lớn nhất là Facebook.

Kết nối website với mạng xã hội ở đây nghĩa là:

  • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
  • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
  • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
  • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.

Vậy trong WordPress làm thế nào để làm các việc trên? Cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

  • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin.
  • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
  • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
  • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social

#7. Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Trang lưu trữ này nó cũng giống như một sitemap nhưng đó là dành cho người đọc, nhưng nó cũng phần nào giúp bot tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung.

Ở trang lưu trữ này nó có thể liệt kê toàn bộ tags và categories hiện có, các bài viết theo từng chuyên mục,….Nói chung là nhìn vào trang này người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Để tạo trang lưu trữ, bạn có thể sử dụng các plugin sau:

#8. Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme

Thẻ heading (từ h1 đến h6) trong HTML sẽ giúp bot xác định được các thành phần quan trọng trên website. Số thẻ càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao (h1 là cao nhất và thấp nhất là h6).

Thông thường một theme chuẩn SEO sẽ có các thẻ heading là như sau:

  • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết.
  • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ.
  • H3: Dành cho tiêu đề widget.
  • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.

Để sửa các thẻ heading theo đúng ý mình thì nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chỉnh sửa theme WordPress và hiểu rõ cấu trúc của từng theme. Bạn có thể xem bài cấu trúc theme WordPress để tham khảo và mở ra để đổi lại các thẻ heading đúng ý mình.

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

Mình thì ít thấy các cao thủ SEO Việt Nam nói nhiều về việc viết bài theo chuẩn SEO nên mình cũng không biết dùng từ ngữ thế nào cho thích hợp, vì vậy mình xin tóm lượt các tiêu chuẩn để một bài viết thân thiện với máy tìm kiếm là như thế nào.

  • Được viết tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá nhiều lần.
  • Các từ khóa quan trọng phải luôn được “mix” thành các từ khóa phụ liên quan. Ví dụ: Cài đặt WordPress và Cài blog WordPress
  • Từ khóa quan trọng nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
  • Từ khóa quan trọng phải được đưa lên thẻ <title> và meta description.
  • Thẻ meta description phải chứa từ khóa quan trọng lẫn từ khóa phụ, được gọi là bổ nghĩa cho nó nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
  • Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong cặp thẻ h1.
  • Các từ khóa quan trọng nên đưa lên thẻ heading (h2, h3 trong bài viết) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Cũng tránh kiểu bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
  • Internal Linking nên dẫn tới các BÀI VIẾT khác với anchor text thích hợp và mỗi internal link đó đều nên có thẻ title.
  • Và quan trọng nhất, là chọn cũng như sử dụng từ khóa tối ưu nhất có thể, đây là mấu chốt của vấn đề.

Đó là một vài ý cơ bản của mình, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ cho lắm nhưng bản đầy đủ hơn mình chờ mọi người góp ý nhé. Bây giờ chúng ta tiến hành vào việc viết một bài viết theo chuẩn SEO.

6 bước viết bài theo chuẩn SEO

Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất

C
ó một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.

Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.

Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:

  • Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này. 😀
  • Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
  • Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013”, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang,..v..v..blah blah…

Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.

Nghiên cứu từ khóa

Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.

Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:

  • Viết bài để SEO
  • Cách SEO nội dung
  • Viết bài thân thiện với Google
  • Cách SEO từ khóa khi viết blog
  • Bài viết theo chuẩn SEO

Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?

Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools

Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:

bai-viet-chuan-seo

Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.

(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ

Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:

  • Lượng comment phải nhiều.
  • Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
  • Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.

Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:

bai-viet-chuan-seo-2

Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:

  • Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
  • Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
  • Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.

Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết

Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.

Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước 1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.

Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?

Các bước viết bài theo chuẩn SEO

  • Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
  • Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa
  • (Tự chọn) Thăm dò đối thủ
  • Bước 3 – Lên cấu trúc bài viết
  • Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
  • Bước 5 – Viết tiêu đề hấp dẫn, thu hút, chuẩn SEO

Lời kết

Đó là một cấu trúc bài viết mà mình thường viết, nội dung luôn được chia ra mỗi phần. Và nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy áp dụng ngay, bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều.

Lưu ý là tại mỗi tiêu đề của mỗi phần, bạn nên đặt thẻ heading cho nó từ h2 đến h4. Trong WordPress bạn có thể đặt thẻ heading cho một cụm từ nào đó bằng cách bôi đen và chọn thẻ Heading tương ứng trong menu đổ Paragraph ở khung soạn thảo.

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO

Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.

Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.

Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết

Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.  :band:

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại

Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:

  1. Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
  2. Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
  3. Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn

Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:

  • Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
  • Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
  • Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.

Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:

  • Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
  • Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập

Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:

Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.

Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.

Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.

Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.

Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết

Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.

Lời kết

Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:

  • Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
  • Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
  • Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
  • Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
  • Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
  • Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?

Nếu bạn có thể trả lời tốt được các câu hỏi trên thì bạn sẽ có câu trả lời liệu có nên nhấn nút Publish để đăng bài này hay không. Chúc các bạn thành công, còn bản thân mình, mình vừa hoàn thành xong một bài viết theo chuẩn SEO và mình sẽ đăng bài này lên blog, đó là bài các bạn vừa đọc xong.

Nguồn: Tổng hợp từ blog Thạch Phạm

Hướng Dẫn SEO

Bí quyết SEO từ khóa và Website nhanh lên TOP Google

803

Search Engine Optimization( SEO) luôn luôn thay đổi. Thay đổi thuật toán của Google đôi khi có nghĩa là viết lại toàn bộ chiến lược SEO của bạn lại từ đầu. Mặc dù mục tiêu thì luôn là như nhau (để trang web của bạn được đứng trên trang đầu kết quả tìm kiếm). Nhưng cách để có được kết quả lại luôn luôn khác nhau. Đó là lý do tại sao xu hướng là điều quan trọng cần được chú ý. Sẽ là một sự lãng phí thời gian. Và chi phí  để bắt đầu một chiến dịch marketing quan trọng khi thực hiện các thuật toán đi sai cách.

seo top google tu khoa website nhanh

1 .  Tích hợp điện thoại thông minh

  • Trang web của bạn phải được tối ưu hóa để sử dụng trên các thiết bị di động. Đó là một xu hướng SEO. Một khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn trên điện thoại thông minh. Hay máy tính bảng hoặc thiết bị di động khác. Nếu họ tìm thấy trang web không được tối ưu hóa cho các thiết bị di động. Họ sẽ không để lãng phí thời gian mà chuyển ngay sang những trang web khác.

 2 . Các liên kết càng nhiều càng tốt

  • Một điều rất đáng ngạc nhiên rằng các liên kết vẫn còn quan trọng như là một phần của chiến lược SEO của bạn. Thậm chí trong năm 2017 này. Đây vẫn được xem là cách seo web hiệu quả. Khi việc xây dựng tài liệu tham khảo được xem là nền tảng của marketing  trên internet. Các liên kết là cách khách hàng đang tìm đến bạn. Nên chia đều vào 50/50 các liên kết bên ngoài từ các trang web bên ngoài. Và 50 còn lại phụ thuộc vào các liên kết nội bộ đến từ trang web riêng của chính bạn..

3 . Xu hướng từ khóa đang là cách seo web hiệu quả 2017

  • Từ khóa được xem như là điểm chủ chốt trong chiến lược SEO. Khó có thể thay đổi trong tương lai gần. Giống như xây dựng liên kết. Từ khóa cho phép khách hàng dễ dàng tìm đến bạn. Thay vì nhồi nhét tất cả các từ khóa của bạn trong bài viết trên blog của bạn, các văn bản. Hãy chú trọng vào nội dung và để từ khóa lặp lại một cách tự nhiên. Nếu không, khách hàng có thể bắt đầu tìm kiếm các công ty thật sự mang thông tin tốt hơn.
  • Xu hướng từ khóa là một trong những cách seo web hiệu quả tốt nhất cho SEO trong năm 2017. Tuy nhiên những từ khóa để truy cập web là rất nhiều. Làm thế nào để tìm từ khóa?
  • Hãy thử sử dụng Google Trends hoặc Google từ khóa Planner. Những công cụ này cho phép bạn chọn từ khóa tốt nhất cho thương hiệu của bạn. Từ đó xây dựng ý tưởng cho nội dung của bạn.

4 . Đừng quên về văn bản dài

  • Nội dung ngắn gọn là điều tuyệt vời. Nhưng điều này không có nghĩa là nội dung với hình thức dài nên bị loại bỏ. Thuật toán của Google đã chỉ ra rằng thông điệp còn có thể tăng thứ hạng. Nếu bạn thường viết 500-700 từ, cố gắng tăng này đến 1000 hoặc 2000 từ. Mỗi bài viết của bạn nên được 1000 từ. Đây là điều cần thiết để viết tin nhắn dài hơn. Nếu nội dung của bạn đòi hỏi một lời giải thích tốt hay cho bài viết của bạn

 5 . Bảo vệ trang web của bạn với https

  • URL của từng trang web bắt đầu với HTTP. Bạn có biết điều đó có nghĩa là gì? Transfer Protocol ( Giao thức truyền tải) bao gồm hai hình thức trang web bảo mật: Transport Layer Security, hoặc TLS và Secure Sockets Layer, hoặc SSL. Ngay sau khi công nghệ này tiếp tục cải thiện, và cung cấp bảo mật cơ bản trên Internet. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều trang web sử dụng HTTPS, hoặc Hypertext Transfer Protocol (Giao thức truyền tải siêu văn bản)
  • Vì vậy, sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS là gì? Đó là Encryption, có thêm một cấp an ninh.
  • Tại sao thay đổi HTTPS ? Ngoài việc bảo mật thêm cho khách hàng của bạn, Google có thể hỗ trợ các trang web khác với HTTPS.

6 . AMP

  • Như đã đề cập đến thuật toán đầu tiên của Google cho các thiết bị di động là một trong điều bắt buộc để Seo web hiệu quả. Vẫn còn một số điều mà bạn nên biết về thiết bị di động,. Cụ thể là “tăng tốc trang di động”, còn được gọi là AMP.
  • AMP là gì? Nói một cách đơn giản, đây là một thuật toán từ Google. Trọng tâm là tốc độ tải của trang web di động của bạn. Với Google AMP Cache, AMP HTML và Thư viện JS AMP để nhanh chóng xây dựng các trang web di động. Thậm chí còn có một dự án mã nguồn mở AMP mã mà bạn có thể sử dụng và dùng để tiếp thị.

Hãy cùng chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm về cách seo web hiệu quả. Cũng như những đánh giá của bạn đến chúng tôi. Để xây dựng bài viết tốt hơn và chia sẽ nếu cảm thấy nó hữu ích bạn nhé!