Học Wordpress

Sửa cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng

<p>Các bạn đang sử dụng WordPress thì cũng đã biết rõ rằng tính năng Permalinks trong WordPress sẽ giúp chúng ta có các cấu trúc liên kết thân thiện hơn thay vì sử dụng cấu trúc liên kết động kiểu <code>http://domain.com/?p=xx</code>, thay vào đó ta có thể sử dụng cấu trúc liên kết như thachpham.com chẳng hạn bằng cách sử dụng Permalink.</p>
60

Các bạn đang sử dụng WordPress thì cũng đã biết rõ rằng tính năng Permalinks trong WordPress sẽ giúp chúng ta có các cấu trúc liên kết thân thiện hơn thay vì sử dụng cấu trúc liên kết động kiểu http://domain.com/?p=xx, thay vào đó ta có thể sử dụng cấu trúc liên kết như thachpham.com chẳng hạn bằng cách sử dụng Permalink.

Nhưng chẳng hạn bạn đang sử dụng một cấu trúc permalink nào đó mà thay đổi lại thì tất cả liên kết cũ sẽ bị lỗi 404. Điều này có nghĩa là, toàn bộ thứ hạng cũ của bạn trên các máy tìm kiếm như Google, Bing đều sẽ bị giảm thứ hạng do liên kết không tồn tại, vì nó đã đánh chỉ mục (index) dựa vào cấu trúc liên kết cũ.

Làm sao đổi cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng?

Thứ hạng sẽ bị mất khi trang đó bị lỗi 404 (không tìm thấy trang), nên nếu bạn muốn giữ nguyên thứ hạng của một liên kết nào đó hoặc muốn chia sẻ thứ hạng này cho liên kết khác thì bạn phải sử dụng kỹ thuật 301 redirect (chuyển hướng vĩnh viễn).

Nên biết: Lỗi 404 giết chết website bạn thế nào?

Ví dụ trên Google mình có liên kết A đang giữ top 1 và nay mình muốn chỉ định liên kết B sẽ lên top 1 thay cho liên kết A thì mình sẽ phải sử dụng 301 redirect để chuyển hướng truy cập từ liên kết A sang liên kết B.

Nếu bạn cần chuyển hướng liên kết của một trang nào đó riêng lẻ thì có thể sử dụng tính năng 301 Redirection có trong SEO by Yoast hoặc plugin SEO Redirection mà mình đã giới thiệu.

Thế nhưng, giả sử blog bạn có 1000 bài viết có cùng cấu trúc nay bạn cần đổi cấu trúc thì không lẽ bạn làm thủ công cho 1000 bài viết đó, một giải pháp không hề dễ dàng xíu nào. Nhưng bạn đừng lo lắng, chúng ta có cách để đặt 301 redirection từ cấu trúc permalink cũ sang cấu trúc permalink mới với plugin Permalink Redirect.

Chuyển hướng permalink cũ sang permalink mới

Trước tiên bạn tải plugin Permalink Redirect về máy và cài đặt bằng cách vào Plugins -> Add New -> Upload.

Nếu bạn đã từng sử dụng tính năng Permalinks thì bạn vào phần Settings -> Permalinks sẽ thấy các cấu trúc permalink được khai báo thông qua từ khoá như thế này.

Tùy chỉnh permalinks cho WordPress

Ở phần Custom Structure, bạn sẽ thấy cấu trúc permalink hiện tại của mình. Giả sử mình sẽ cần đổi sang cấu trúc mới là /%postname%.html (đã thiết lập ở Settings) thì mình sẽ đặt redirect cho plugin Permalink Redirect như sau (Settings -> Permalink Redirect).

Permalink_Redirect_Manager

Và bây giờ bạn có thể thử vào cấu trúc permalink cũ sẽ thấy nó tự chuyển hướng về cấu trúc permalink mới. Rất dễ dàng phải không nào?

Hướng Dẫn SEOSeo cơ bản

Hướng dẫn cách SEO website WordPress toàn tập mới nhất 2023

193

Khi bạn tìm đến đây thì có lẽ bạn đã nghe sơ qua về SEO đúng không? Vậy SEO là gì thì mình chắc không cần phải nói qua nữa.

Khi dùng WordPress, có thể bạn sẽ nghe nói WordPress hỗ trợ SEO rất tốt. Điều này cũng đúng nhưng nó chỉ đúng một phần bởi vì WordPress chỉ thật sự SEO tốt khi bạn cấu hình nó một cách chính xác, sử dụng các plugin hỗ trợ SEO đúng cách và tự tối ưu lại giao diện đạt chuẩn SEO.

Nếu bạn mới sử dụng WordPress mà chưa có kinh nghiệm SEO cho nó thì ở trong bài viết này, bạn sẽ có được một guide chi tiết nhất về việc SEO trong WordPress. Tại đây, bạn sẽ biết được cách thiết lập WordPress chuẩn SEO như thế nào, cách kết hợp các plugin ra sao, các công việc cần làm để hỗ trợ SEO tốt.

Bạn đã bắt đầu chưa? Hãy xem qua bảng nội dung phía dưới để chọn phần bạn muốn đọc nhé.

Thiết lập cơ bản cho WordPress để chuẩn SEO

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Mặc định WordPress sẽ có đường dẫn kiểu http://example.com/?p=123. Đường dẫn thế này sẽ không bao giờ chuẩn SEO vì nó không chứa các từ khóa của bài viết hoặc trang cần SEO lên đó, và quan trọng là kém chuyên nghiệp.

Hãy nhìn vào đường dẫn hiện tại của Thachpham.com:

https://thachpham.com/seo/seo-blog-wordpress.html

Đẹp chứ, mà lại có các từ khóa cần SEO nữa. Để làm được việc này, hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy đoạn bên dưới vào:

/%category%/%postname%.html
Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Cấu trúc trên nghĩa là đường dẫn bài viết của bạn sẽ có cấu trúc là http://domain.com/tên-category/tên-bài-viết.html.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một cấu trúc khác đó là:

/%postname%

Hãy nên nhớ rằng, bạn nên chọn cố định một cấu trúc đường dẫn để sử dụng vĩnh viễn bởi vì sau này nếu bạn đổi đi, các bài viết cũ sẽ bị lỗi 404 nếu bài đó vẫn còn lưu cache trên Google, như thế rất nguy hiểm.

Sử dụng tên miền có WWW hoặc không có WWW

Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

Để thiết lập, hãy vào Settings -> General và nhập tên miền theo cấu trúc mà bạn muốn.

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Lúc này, nếu bạn cố tình gõ www.example.com thì nó sẽ tự động chuyển sang dạng không có www. Nếu bạn có thiết lập DNS cho subdomain www thì nó sẽ tự động redirect về dạng tên miền không có www mà bạn đã thiết lập.

Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

Title và description ngoài trang chủ sẽ quyết định xem trang chủ website của bạn có thân thiện ngoài máy tìm kiếm Google hay là không.

seowp-titledescriptionoptimize

Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa tối ưu cho Title và Description

Để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì hãy nên dùng plugin SEO by Yoast (cũng là plugin mà mình sẽ hướng dẫn trong suốt bài này) để làm nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Xây dựng website chuẩn SEO

Lựa chọn theme chuẩn SEO

Mặc dù không nhất thiết phải có theme chuẩn SEO thì mới SEO được nhưng việc bạn có một theme chuẩn SEO thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi mới bắt đầu.

Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Dưới đây là các theme chuẩn SEO mà mình biết được:

Miễn phí

  • Các theme của Hybrid Framework.
  • SwiftThemes

Trả phí

  • Genesis Framework
  • Canvas Framework

Nhưng nhìn chung, có một vấn đề khi chọn theme chuẩn SEO là hãy chọn các theme ít hiệu ứng càng ít càng tốt, cấu trúc dạng blog để tăng tốc thời gian index nội dung mới trên website.

Tạo XML Sitemap và submit lên Google

XML Sitemap là một file bản đồ website có định dạng là .xml giống như cái này để giúp bot dễ dàng nhận được nội dung mới và index nó nhanh hơn.

Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website.

Bạn có thể xem video này để biết cách tạo XML sitemap trong WordPress và submit lên Google.

Tạo file robots.txt

File robots sẽ có tác dụng điều hướng các bọ của những cỗ máy tìm kiếm, bạn có thể “nói” cho nó biết thư mục nào là không được index. Hiện nay Google là máy tìm kiếm lớn nhất nên hầu như chúng ta chỉ tạo file robots dành cho bot của Google.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể tự tạo thủ công một file tên robots.txt và upload nó vào thư mục gốc của website WordPress (ngang hàng với wp-config.php), và thường là sẽ có nội dung là:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/

Nội dung trên nghĩa là bạn chỉ định toàn bộ bot tìm kiếm không được thu thập dữ liệu trong thư mục /wp-admin/ và /wp-includes).

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast để tạo bằng cách vào SEO >> Edit Files và ấn vào nút tạo nếu chưa có. Sau khi tạo xong nó đã thêm sẵn nội dung cho file này.

Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết

Nếu bạn đọc bài tại Thachpham.com thì chắc chắn sẽ thấy được mục Có thể bạn sẽ thích ở ngay cuối bài, ở đó nó sẽ hiển thị các bài liên quan mật thiết đến bài bạn đang đọc. WordPress có thể xác định được bài liên quan thông qua từ khóa trong nội dung, tiêu đề, tag và category.

Xem thêm: Các plugin tạo bài liên quan tốt nhất.

Về mặt ý nghĩa, các bài liên quan sẽ giúp bạn tăng cường liên kết sâu, kích thích người dùng xem nhiều trang hơn khi vào website bạn.

Tăng tốc website

Tăng tốc WordPress

Nếu website bạn có tốc độ tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho SEO hơn vì Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Mặt khác, website tốc độ cao sẽ giúp bot index được nhiều trang hơn.

Tốc độ của một website WordPress phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn có thể xem các bài thủ thuật tăng tốc WordPress nếu cần thêm kiến thức.

Nhưng trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website đó chính là tốc độ của hosting mà bạn đang dùng. Tốt nhất, hãy chọn ra các hosting có tốc độ tốt nhất để sử dụng.

Kết nối website với mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng tới SEO hay không thì mình không dám nói, nhưng mình chắc chắn một điều mạng xã hội sẽ giúp bạn có được không ít lượt truy cập vào website, ở Việt Nam thì mạng xã hội lớn nhất là Facebook.

Kết nối website với mạng xã hội ở đây nghĩa là:

  • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
  • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
  • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
  • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.

Vậy trong WordPress làm thế nào để làm các việc trên? Cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

  • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin.
  • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
  • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
  • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social

Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Trang lưu trữ này nó cũng giống như một sitemap nhưng đó là dành cho người đọc, nhưng nó cũng phần nào giúp bot tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung.

Ở trang lưu trữ này nó có thể liệt kê toàn bộ tags và categories hiện có, các bài viết theo từng chuyên mục,….Nói chung là nhìn vào trang này người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Để tạo trang lưu trữ, bạn có thể sử dụng các plugin sau:

  • Archives plugin
  • Clean my Archives

Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme

Thẻ heading (từ h1 đến h6) trong HTML sẽ giúp bot xác định được các thành phần quan trọng trên website. Số thẻ càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao (h1 là cao nhất và thấp nhất là h6).

Thông thường một theme chuẩn SEO sẽ có các thẻ heading là như sau:

  • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết.
  • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ.
  • H3: Dành cho tiêu đề widget.
  • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.

Để sửa các thẻ heading theo đúng ý mình thì nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chỉnh sửa theme WordPress và hiểu rõ cấu trúc của từng theme. Bạn có thể xem bài cấu trúc theme WordPress để tham khảo và mở ra để đổi lại các thẻ heading đúng ý mình.

Viết nội dung chuẩn SEO

Viết nội dung chuẩn SEO nghĩa là bạn viết bài trên WordPress làm thế nào để các bot tìm kiếm có thể dễ dàng phân tích nội dung, có đủ lượng từ khóa cần thiết để đạt thứ hạng cao nhất trên máy tìm kiếm Google.

Một nội dung chuẩn SEO sẽ bao gồm các yếu tố như:

  • Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, có từ khóa trọng tâm.
  • Sử dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) đúng cách trong bài.
  • Viết từ khóa cần SEO vào bài tối ưu.
  • Tối ưu thẻ <title> và meta description cho từng bài cần SEO.
  • Thêm các liên kết nội bộ vào bài tối ưu – tự nhiên.
  • Nội dung thân thiện, dễ đọc, tự nhiên để thu hút người dùng.

Tất cả các phần ở trên mình đã gom vào video này, bạn có thể xem qua để viết bài chuẩn SEO.

Xem thêm: 6 bước viết nội dung chuẩn SEO

Cải thiện thứ hạng với backlink

Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các liên kết này sẽ cải thiện thứ hạng website của bạn vì Google cho rằng các backlink sẽ giúp website được trỏ về tăng thêm độ uy tín, dẫn các bot từ website đặt liên kết và chia sẻ thứ hạng Pagerank.

Điều này có nghĩa là nếu website bạn có nhiều backlink chất lượng thì càng có nhiều khả năng có được thứ hạng cao trên Google.

Tham khảo: Thế nào là backlink chất lượng?

Comment trên blog khác để lấy backlink

Thông thường các website sử dụng WordPress sẽ giúp bạn có được backlink khi bạn bình luận trên đó vì liên kết trỏ về website sẽ được đặt ẩn bên dưới tên của bạn.

Hãy xem bình luận là cách bạn cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường mối quan hệ thay vì chỉ với mục đích xây dựng backlink vì hiện trạng bình luận theo kiểu “trống trơn” rất thường gặp, bình luận cho có để lấy backlink.

Viết bài trên blog khác (guest blog)

Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn.

Nên trỏ backlink về trang nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nên:

  • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian vì khi khách vào trang này, họ sẽ xem được nhiều trang khác.
  • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.

Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress

Ở phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm khác trong việc tối ưu On-page nâng cao nếu bạn cần website bạn linh động hơn trong việc tối ưu chuẩn SEO.

Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết

Nếu bạn có post/page viết ra không cần nó lên top thì tốt nhất là cho nó thẻ noindex để bot tìm kiếm bỏ qua khi vào đó. Thủ thuật này sẽ có tác dụng bot index được nhiều trang hơn vì mỗi quy trình crawl nội dung bot chỉ làm việc dựa trên thời gian nhất định.

Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast và chọn phần Advanced trong khi viết bài và chọn Meta Robots Follow là nofollow và Meta Robots Index là noindex.

Đặt noindex và nofollow post/page

Đặt noindex và nofollow post/page

Tương tự, bạn có thể đặt noindex và nofollow cho category/tag không cần thiết bằng cách vào Posts -> Categories và Posts -> Tags để chỉnh sửa. Nếu bạn có cài SEO by Yoast thì nó hỗ trợ tùy chọn đặt thẻ noindex cho tag và category.

Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa

301 redirect là kỹ thuật chuyển hướng website từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới nếu một ai đó truy cập vào địa chỉ cũ. Khi một bài viết bị xóa đi, người dùng sẽ nhận được lỗi 404 khi vào lại bài viết cũ đó. Lỗi này thường gặp khi bạn xóa đi một bài viết mà nó đã có mặt trên kết quả tìm kiếm.

Để sử dụng 301 redirect cho post/page, bạn có thể sử dụng tính năng 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

seowp-301redirectyoast

Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

Các liên kết mặc định sẽ có thuộc tính dofollow. Nếu một liên kết mà có thuộc tính nofollow như sau:

 <a href="http://google.com" rel="nofollow">Google</a>

Thì lúc đó bot sẽ không “chui” vào liên kết đó để thu thập dữ liệu, đồng thời không chia sẻ các yếu tố thứ hạng từ website bạn cho các liên kết.

Do đó, nếu có thể, hãy đặt thuộc tính nofollow cho toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng plugin WP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

Plugin giới hạn outlink

Lời kết

Toàn bộ quy trình SEO cho một website WordPress có thể sẽ không chỉ bao gồm các công việc mà mình đã đề cập phía trên mà nó còn chứa thêm nhiều kỹ thuật khác nữa mà trong đó có lẽ việc phân tích người dùng – phân tích SEO là quan trọng nhất mà cũng là khó nhất.

Thế nhưng, để làm các công việc đó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức SEO bền vững và bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về SEO cơ bản, đồng thời cũng là cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua kinh nghiệm của mình. Rất hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.

Hướng Dẫn SEO

Những nội dung giúp bạn dễ dàng lấy backlink tự nhiên

82

Làm backlink với nội dung chất lượng.

Từ trước tới nay, dù rằng Google có cập nhật thuật toán kỹ lưỡng và lạ lẫm bao nhiêu thì “chân lý” của 2 yếu tố giúp bạn hanh chóng được xếp hạng cao nhất trên kết quả tìm kiếm vẫn không thay đổi, đó là “Muốn lên top 1 Google thì website đó phải có nội dung tốtnhiều backlink chất lượng“. Tập trung xây dựng nội dung tốt hiện nay cũng rất quan trọng và được Google đánh giá cao, còn xây dựng backlink thì khả năng rủi ro rất cao nhưng nếu website bạn còn thiếu đi backlink thì quả là rất thiếu sót, vì chỉ có backlink mới giúp bạn tồn tại lâu trên top đầu tìm kiếm nhất.

Một nội dung tốt có thể giúp bạn có được rất nhiều backlink tự nhiên (tức là không phải do bạn chủ động làm ra nó) là một điều mà ai cũng biết rồi. Nhưng cái khó khăn lớn nhất đó là chọn nội dung thế nào, viết như thế nào để có thể lấy được backlink chất lượng nhất. Trong bài này mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm “xương máu” về việc viết nội dung để xây dựng backlink thụ động, hay còn gọi là backlink tự nhiên. Lợi ích của hình thức này là giúp bạn có được backlink chất lượng hoàn toàn thụ động và lâu dài, khó (hoặc không thể) bị Google trừng phạt.

1. Bài viết chứa thông tin chi tiết hoặc độc đáo

Chúng ta phải hiểu rằng nếu muốn được ai đó trỏ link tới bài viết của mình thì điều họ đang nghĩ rằng đó phải là một bài viết mang nhiều thông tin giá trị bổ ích mà họ muốn giới thiệu nó đến người khác, ít nhất là bài đó cũng nên giải quyết được một phần nào vấn đề vì không ai lại trỏ link đến một bài giống như bao bài khác trên Internet bao giờ mà.

Cách viết các bài dạng này không phải là khó, chỉ cần bạn đầu tư nhiều thời gian vào việc chắt lọc và tìm các thông tin liên quan sau đó vận dụng hết nội công để biến hóa nó thành một bài viết mạch lạc, trình bày gọn gàng là oke. Dưới đây là 2 bài viết ví dụ của mình:

  • Hướng dẫn làm thẻ Visa Prepaid và Verify PayPal.
  • Hướng dẫn cài đặt WordPress từ A tới Z.

Và một số bài khác tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo

  • Interesting Fact about Dreams
  • Facebook Fact

2. Bài viết bằng hình ảnh hoặc Infographic

Xây dựng backlink với nội dung chất lượng.

Có 2 lý do rất đơn giản để khiến các bài chứa hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất:

  • Hình ảnh nhiều, tốn công save hoặc chế tác lại.
  • Nếu là ảnh Infographic thì người đăng bài lại càng muốn trỏ link tới bài gốc hơn, đơn giản là ảnh đó sẽ tốn rất nhiều băng thông của host. Mà upload miễn phí trên mạng thì ít khi ảnh hiện đúng kích thước và màu sắc chuẩn.

Nhưng dù vậy, có 1 cái hay mà ngoài Infographic ra thì các kiểu truyền tin khác không có: Đó là chỉ cần một hình ảnh thôi là bạn đã truyền tải được biết bao nhiêu thông điệp rồi, không cần dài dòng, người ta dễ xem hơn.

3. Quà tặng – Giveaway

Nhắc tới quà tặng tự dưng mình thấy nổi da gà  :oh: . Bạn có nghĩ là các chương trình quà tặng nho nhỏ hoặc các giveaway với giải thưởng lớn có giúp bạn xây dựng nhiều backlink không? Dĩ nhiên là có rồi đấy và càng tốt hơn nếu trong bài đó bạn có yêu cầu là hãy chia sẻ link. Tuy nhiên về chất lượng link thì còn phải xem lại. 😛

Nhưng nếu bạn cần một lượng lớn backlink ồ ạt ban đầu hoặc kiếm traffic lúc mới lập website/blog thì có thể dùng cách này. Rất hữu nghiệm đó nhé, tuy nhiên nhớ tránh kiểu lấy quà người khác để làm chương trình quà tặng của mình.  :surrender:

Tham khảo: Chương trình quà tặng với hơn 1000 lượt like trên Facebook.

4. Đăng bài trả lời các câu hỏi được nhiều người quan tâm

Xây dựng backlink với nội dung chất lượng.

Đây là một cách cực kỳ đơn giản nhưng lại giúp bạn vừa thu hút được rất nhiều traffic, vừa được nhiều lượt chia sẻ nữa nên chuyện backlink chất lượng được tạo ra từ đây không phải lạ gì. Tuy nó dễ làm nhưng bù lại mức độ cạnh tranh rất cao mà ở đây ai nhanh chân thì người đó chiếm được ưu thế.

Nếu bạn muốn xem ví dụ thì có thể tìm bài Vlog là gì của mình, bài này tính đến thời điểm hiện tại đã được hơn 20.000 lượt truy cập, tương đương với 20.000 lượt xem hoặc có thể hơn như thế. 😛

Về cách tiếp cận được với các câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc thì cũng không khó, chỉ cần bạn chịu khó dành ra vài giờ mỗi ngày lang thang các mạng xã hội hay xem thông tin báo chí nhiều một chút là không có vấn đề gì cả. 😛

5. Xây dựng backlink theo kiểu “Viral”.

“Viral” không chỉ dùng trong lĩnh vực Marketing mà bạn có thể áp dụng vào công việc xây dựng backlink rất tốt. Không giống như Viral Marketing mà bạn sẽ cần nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội mà ở đây chúng ta sẽ cần các backlink trên những website khác.

Bạn có thể tự làm một cái widget có chức năng gì đó hay ho để các webmaster khác nhúng vào site họ, hoặc bạn có thể tự viết plugin hay theme để chia sẻ. Sau đó tế nhị và “công khai” chèn backlink vào dưới footer.

P/S: Bác nào xài theme chùa mà suốt ngày chê có backlink thì xem lại nhé, đáng lý ra các bác nên để lại mới đúng coi như tôn trọng công sức họ. Còn các backlink được cố tình bị bên thứ 3 chèn vào các theme/plugin trả phí share tràn lan thì không nói làm gì rồi, đáng chém.  :huh:

6. Sử dụng video để xây dựng backlink

Đây là một cách nếu dùng để xây dựng backlink thì không tối ưu cho lắm vì nếu video đó là link youtube thì khả năng người ta sẽ share link youtube của video đó thay vì link của bài đó. Nhưng dù gì đây cũng là một cách vừa thú vị lại vừa bổ ích cho nhiều người. Nếu bạn để ý thì các nội dung video dễ có sức lan truyền hơn bất cứ định dạng nội dung nào vì khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng của nó.

Bạn có thể suy nghĩ làm một video thật hấp dẫn rồi cho nó vào một bài viết trên website, và cứ thế mà đi quảng bá ban đầu thôi và nếu nó có ích với nhiều người thì sẽ nhanh chóng được quan tâm, hết người này chia sẻ rồi đến người kia sẻ chia. Cứ gọi là traffic tăng vù vù.

Mình hiện tại cũng đang áp dụng thêm tutorial video vào các bài viết quan trọng và hiệu quả của nó quả thật là không ích khi giúp mình có được rất nhiều khách hàng tiềm năng đến từ Youtube.

Lời kết

Nói tới đây thì mình nghĩ các bạn cũng đã tự nghĩ ra một vài kế hoạch riêng cho bản thân mình rồi. Vì nói về làm SEO bằng nội dung thì có rất nhiều cách và chiến thuật mà đôi khi kinh nghiệm của mình không đủ để nghĩ ra để đưa vào bài viết này, nhưng tất cả những gì mình nói ở trên là mình đã áp dụng qua và thấy thật sự có hiệu quả, ngoại trừ việc tạo Infographic vì mình không có đủ khả năng để thiết kế Infographic đẹp như ý. 😛

Vì vậy để cùng nhau trau dồi thêm các kiến thức mới mẻ, các bạn có thể đóng góp những ý kiến về việc xây dựng backlink với nội dung có tính lan truyền. Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho tất cả chúng ta và những ai đang có kế hoạch SEO theo xu hướng hiện đại này. Chào thân ái, đi ngủ đây.  :ah:

À quên, nếu các bạn có ý định học hỏi thêm về kinh nghiệm tạo nội dung mang tính chất lan truyền thì có thể bái sư lão Mr.Số, lão ấy có nhiều kiến thức và tuyệt chiêu hay ho lắm. Nhưng hiện tại hình như lão đang đi theo tiếng gọi của Trung Nguyên rồi.  :what:

Hướng Dẫn SEO

Vì sao backlink trong bài viết lại mang giá trị cao ?

77

Đêm đã về khuya, tôi có lang thang trên blog Thạch Phạm và vô tình vào được bài viết khá cũ về chủ đề xây dựng backlink chất lượng, đây cũng là một trong các bài viết thu hút sự chú ý của tôi, không phải vì anh Thạch Phạm viết quá hay, mà nội dung hay kiến thức trong bài viết là cực kỳ quan trọng và mang tính trải nghiệm cao, nói chung các SEOer khi muốn làm một dự án liên quan tới website nào đó đều mơ ước sở hữu các backlink chất lượng, chất là phải chất thật, thỏa mãn các yếu tố như:

  • Backlink từ trang có PR cao
  • Backlink từ trang có nội dung tốt
  • Cùng chủ đề
  • Backlink nên có trong bài viết

Khoan đã, tôi đang chú ý tới backlink trong bài viết là backlink như thế nào? Tại sao backlink trong bài lại quan trọng hơn các backlink đặt ở chỗ khác? Tôi không biết các bạn đã nghiên cứu về vấn đề này chưa, nhưng nhân tiện hôm nay cũng có bạn đang vướng mắc vấn đề tương tự và có hỏi tôi nên tôi cũng xin chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng bàn luận, và nếu các bạn cũng đang có vướng mắc tương tự có thể tìm được câu trả lời tại bài viết này.

Các vị trí có thể bố trí backlink

Trong một website thì luôn có các vùng khác nhau để hiển thị các thông tin khác nhau tới người dùng, và chính chúng góp phần tạo nên bố cục của một website, không có website nào thẳng và phẳng từ trên xuống dưới cả. Chúng ta thử nhìn qua ảnh để biết được các vị trí bố cục:

Bố cục phổ thông của một website

Bố cục phổ thông của một website

Thông thường thì bố trí backlink nhiều nhất vẫn là footer, hơi ít các website cho phép chúng ta trao đổi backlink trên header vì nó phá vỡ các quy tắc hoặc bố cục của website, hoặc đơn giản là người ta không thích tạo ra cho người đọc của mình cái cảm giác đây chỉ là một trang giới thiệu.

Sidebar cũng được bố trí ít backlink hơn footer, vì ngoài chức năng hiển thị các thành phần phụ trong trang, có khi người ta còn thiết kế quảng cáo banner hoặc PR cho dịch vụ nào đó của website nên thường ít các website trao đổi hay hiển thị backlink tại đó.

Phần nội dung, và cũng là phần “động đậy” được trong website chính là nơi bố trí ít backlink nhất, đơn giản là nó chỉ có thể hiển thị backlink trong bài viết chứ không xuyên suốt như các thành phần khác của website.

Độ quan trọng trong từng vị trí tới backlink

Mỗi một vị trí trong website lại mang các giá trị khác nhau, chúng ta có thể nhìn hình ảnh diễn giải như sau:

Chất lượng của backlink phân bổ trong trang

Chất lượng của backlink phân bổ trong trang

Phần “nhọ” nhất chính là chân trang, ít mang giá trị hơn cả, tiếp theo là phần sidebar và header, vẫn là content mang giá trị cao nhất, vùng này là vùng hiển thị backlink ít nhất nhưng mang giá trị cao nhất, trong nguyên tắc backlink chất lượng thì không bao giờ bao hàm số lượng backlink mà chính là số lượng nằm trong content.

Lý do đến từ Google

Google hiện tại đang là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới, và tất nhiên là chúng ta cần phải có sự chú ý đặc biệt tới nó rồi, trong quá trình làm seo tôi cũng đã nghiệm ra một điều, rằng mỗi một lần thay đổi bố cục của website chắc chắn thứ hạng từ khóa có chút lung lay, có thể là đôi ba tuần, có khi là cả tháng trời, nhưng sau đó mọi sự sẽ quay trở lại quỹ đạo, vì sao?

Google học từ chính bạn: Một website khi mới sinh ra nếu không thiết kế theo chuẩn XHTML hoặc nhúng Schema vào các thẻ div, hoặc các thẻ div vô nghĩa (không khai báo theo chuẩn class name như class=”content/header/sidebar/footer”) thì Google sẽ tự “học” theo nguyên tắc mà bạn đề ra cho riêng mình, ví dụ như trước kia khi người ta chưa biết tới schema để khai báo breadcrum thì Google đã hiển thị Yahoo hỏi đáp luôn có breadcrum, tôi có soi Yahoo để thiết kế cho website của tôi nhưng không thành công 😀 , có thể do thời gian quá ngắn để Google học được quy tắc của website tôi.

Google học những gì? Trong bài viết này tôi chỉ đề cập tới độ quan trọng đánh vào các backlink dựa theo vị trí trong một website, vậy nếu bạn có một bố cục website như thế kia thì Google sẽ cắt bỏ các phần không quan trọng và chỉ tập chung index hai thứ quan trọng nhất trong website của bạn đó là Tựa đềNội dung.

Từ năm 2009, Google giới thiệu thuật toán “real time Search” cùng lúc tuyên bố tài nguyên máy chủ cạn kiệt do lưu trữ quá nhiều thông tin website trên thế giới, họ kêu gọi mọi người thiết kế các website nhẹ nhàng và hữu dụng nhằm giúp Google lưu trữ chúng mọt cách nhanh chóng nhất …

Kể từ đó, một cải tiến nhỏ cho máy chủ mới là xóa bỏ các thành phần không quan trọng và Google giữ lại các thứ cốt yếu, đó là lý do các bạn thấy các website bị lỗi XHTML mà vẫn lên top như thường 😀 chính là nguyên nhân này.

Okey vậy website sẽ chỉ còn thế này trong mắt Google:

Google sẽ chỉ chú ý tới content trong website

Google sẽ chỉ chú ý tới content trong website

Vì content mới là công trình quan trọng nhất trong một website nên nó mới chú ý đặc biệt, còn các phần khác Google sẽ tính sau, vì thế chất lượng của backlink mới phụ thuộc vào vị trí trong website.

Tôi có mua bán backlink với mấy anh GOV và EDU, tới tận 4 và thậm chí 6 tháng sau Google mới hiển thị link về trang của tôi trên danh sách tìm kiếm, trong khi đó tôi mua có 1 năm cho website của mình, vậy là công toi mất nửa năm, và tất nhiên vị trí đặt backlink là chân trang rồi.

Trong quá trình làm seo tôi cũng nghiệm ra một điều, các backlink tại chân chữ ký trong các diễn đàn không mang lại hiệu quả như mong muốn, từ khóa tại đó không lên nổi, nhưng với các từ khóa nằm trong nội dung thì lại lên rất tốt và thậm chí là nhanh chóng lên top, từ đó tôi cũng không mấy hứng thú với cách đặt backlink tại chữ ký nữa, đơn giản là nếu số lượng vượt quá ngưỡng cho phép ( toàn là kém chất lượng mà ) thì dễ dàng bị cảnh báo tác vụ thủ công, lúc đó các bác lại dùng Google Disavow mỏi tay ấy chứ 😀

Lý do thứ hai, Contextual Link

Phần này bổ sung bởi Thạch Phạm.

Dĩ nhiên các backlink trong bài viết đều là dạng Contextual Link (backlink theo ngữ cảnh) mà các Contextual Link đều có hiệu ứng rất cao đến thứ hạng website vì thường backlink dạng này đều cùng nội dung, cùng chủ đề.

Ở phần này mình sẽ nói sâu hơn trong một bài riêng về nó.

Tổng kết

Số lượng backlink cao bây giờ không còn là tiêu chí đánh giá website nữa rồi, Google cũng đã thoát khỏi kiếp sống mông muội và giờ nó đủ thông minh để nhận ra backlink nào là chất lượng, và đâu là SPAM, vì thế các bạn hãy tập chung vào xây dựng các backlink chất lượng cao nằm trong chính bài viết sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho website của mình, cũng nên tránh đặt backlink tại các vị trí footer vì chúng mang giá trị nhỏ nhất trong một website.

Chúc các SEOer thành công !