Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Cẩm nang SEO 06: Tối ưu hóa nội dung và hình ảnh

254

Việc tạo nội dung hấp dẫn và hữu ích có thể ảnh hưởng đến trang web của bạn nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác được thảo luận ở đây. Người dùng sẽ biết nội dung hữu ích khi đã xem nội dung đó và có thể sẽ muốn hướng người dùng khác đến đó. Người dùng có thể làm điều này thông qua các bài đăng trên blog, dịch vụ truyền thông xã hội, email, diễn đàn hoặc các phương tiện khác.

Tin đồn tự nhiên hoặc truyền miệng sẽ giúp xây dựng danh tiếng cho trang web của bạn đối với cả người dùng lẫn Google, và điều này chỉ xảy ra khi bạn cung cấp nội dung có chất lượng.

Khi bạn tạo nội dung mới và thú vị, các trang web khác có thể tạo đường liên kết đến trang web của bạn.

Hãy suy nghĩ về những từ mà người dùng có thể tìm kiếm để tìm một phần nội dung của bạn. Người dùng quen thuộc với chủ đề có thể sử dụng các từ khóa khác nhau trong các cụm từ tìm kiếm của họ so với những người chưa biết nhiều về chủ đề đó. Ví dụ: một người hâm mộ bóng đá lâu năm có thể tìm kiếm từ [fifa], là từ viết tắt cho Liên đoàn Bóng đá Quốc tế, trong khi một người hâm mộ mới có thể sử dụng một truy vấn chung chung hơn như [trận bóng đá loại trực tiếp]. Việc dự đoán những khác biệt trong hành vi tìm kiếm và tính đến các khác biệt này trong khi viết nội dung của bạn (sử dụng kết hợp các cụm từ khóa) có thể cho kết quả tốt. Google Ads cung cấp một Công cụ lập kế hoạch từ khóa34 tiện lợi để giúp bạn khám phá các biến thể từ khóa mới và xem lượng tìm kiếm gần đúng cho mỗi từ khóa. Ngoài ra, Google Search Console còn cho bạn biết những cụm từ tìm kiếm phổ biến khiến trang web của bạn xuất hiện và những cụm từ tìm kiếm đem lại nhiều người dùng nhất cho trang web của bạn qua Báo cáo hiệu suất35.

Hãy xem xét việc tạo một dịch vụ mới hữu ích mà không trang web nào khác cung cấp. Bạn cũng có thể viết một nghiên cứu nguyên bản, đưa một tin tức thú vị hoặc tận dụng cơ sở người dùng riêng của mình. Các trang web khác có thể thiếu tài nguyên hoặc chuyên môn để làm những việc này.

Viết những văn bản dễ đọc

Người dùng thích những nội dung được trình bày tốt và dễ đọc.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản cẩu thả với nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
  • Nội dung được trình bày kém hoặc vụng về.
  • Nhúng nội dung văn bản vào hình ảnh và video: người dùng có thể muốn sao chép và dán văn bản, còn công cụ tìm kiếm thì không thể đọc được văn bản đó.

Sắp xếp các chủ đề một cách rõ ràng

Sẽ luôn hữu ích nếu bạn tổ chức nội dung của mình để khách truy cập biết được nơi một chủ đề nội dung bắt đầu và một chủ đề khác kết thúc. Việc chia nhỏ nội dung của bạn thành các phần hoặc nhóm hợp lý giúp người dùng tìm thấy nội dung họ muốn nhanh hơn.

Những điều nên tránh:

  • Chèn một lượng lớn văn bản về các chủ đề khác nhau lên một trang mà không có đoạn, tiêu đề phụ hay phân chia bố cục.

Hãy tạo nội dung mới và độc đáo

Nội dung mới sẽ không chỉ thu hút khách truy cập hiện tại của bạn quay lại mà còn mang lại khách truy cập mới.

Những điều nên tránh:

  • Việc sửa lại (hoặc thậm chí sao chép) nội dung hiện có sẽ mang lại ít giá trị bổ sung cho người dùng.
  • Tạo các phiên bản giống hệt hoặc gần giống của nội dung của bạn trên khắp trang web.

Hãy tối ưu hóa nội dung cho người dùng của bạn chứ đừng chỉ tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm

Việc thiết kế trang web của bạn dựa vào nhu cầu của khách truy cập và đồng thời đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng truy cập trang web thường cho kết quả khả quan.

Những điều nên tránh:

  • Chèn nhiều từ khóa không cần thiết nhằm vào các công cụ tìm kiếm nhưng gây phiền toái hoặc vô nghĩa đối với người dùng.
  • Sử dụng các khối văn bản như “lỗi chính tả thường dùng để truy cập vào trang này” mà bổ sung ít giá trị cho người dùng.
  • Ẩn văn bản để đánh lừa người dùng37 nhưng lại hiển thị văn bản đó cho công cụ tìm kiếm.

Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi truy cập trang web của bạn nếu họ cảm thấy rằng trang web đáng tin cậy.

Một trang web có uy tín tốt sẽ đáng tin cậy. Hãy xây dựng danh tiếng về chuyên môn và uy tín trong một lĩnh vực cụ thể.
Hãy cung cấp thông tin về người phát hành trang web cũng như cung cấp nội dung và mục tiêu của trang. Các trang web mua sắm và các trang web giao dịch tài chính khác nên có thông tin rõ ràng và thỏa đáng về dịch vụ khách hàng để giúp người dùng giải quyết vấn đề. Các trang web tin tức nên cung cấp thông tin rõ ràng về người chịu trách nhiệm đưa tin.

Việc sử dụng các công nghệ thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu trang thanh toán trên một trang web mua sắm không có kết nối an toàn thì người dùng không thể tin tưởng trang web đó.

Chuyên môn và tính xác thực của một trang web làm tăng chất lượng của trang. Hãy đảm bảo nội dung trên trang web của bạn được những người có chuyên môn tạo hoặc chỉnh sửa. Ví dụ: việc cung cấp nguồn từ chuyên gia hoặc một người có kinh nghiệm có thể giúp người dùng biết rằng các bài viết có tính chuyên môn cao. Bạn cũng nên trình bày lại quan điểm đã được đa số đồng thuận trong các trang về chủ đề khoa học nếu có một quan điểm như vậy.

Nếu muốn tạo nội dung chất lượng cao, bạn sẽ cần bỏ công sức đáng kể liên quan đến ít nhất 1 trong 4 yếu tố sau: thời gian, nỗ lực, chuyên môn và tài năng/kỹ năng. Nội dung phải thực sự chính xác, trình bày rõ ràng và đầy đủ. Ví dụ: nếu bạn mô tả trang của mình là một trang công thức, hãy cung cấp một công thức hoàn chỉnh dễ thực hiện, thay vì chỉ cung cấp nguyên liệu hoặc mô tả cơ bản về món ăn.

Những điều nên tránh:

  • Cung cấp không đủ nội dung cho mục đích của trang.

Chúng tôi biết việc hiển thị quảng cáo trên trang là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên để quảng cáo làm người dùng mất tập trung hoặc ngăn họ xem nội dung trang web. Ví dụ: quảng cáo, nội dung bổ sung hoặc trang xen kẽ (các trang hiển thị trước hoặc sau nội dung bạn muốn xem) gây khó khăn khi sử dụng trang web.

Những điều nên tránh:

  • Hiển thị quảng cáo gây mất tập trung trên các trang của bạn.

Văn bản liên kết là văn bản hiển thị trong một liên kết. Văn bản này cho người dùng và Google biết một ít thông tin về trang bạn đang liên kết. Các liên kết trên trang của bạn có thể là nội bộ, nghĩa là liên kết trỏ tới các trang khác trên trang web của bạn, hoặc bên ngoài, là những liên kết dẫn đến nội dung trên các trang web khác. Trong cả hai trường hợp này, văn bản liên kết của bạn càng có chất lượng thì người dùng càng dễ di chuyển trong trang web, còn Google thì càng dễ nắm được nội dung của trang mà bạn đang liên kết.

Biểu đồ đề xuất văn bản liên kết hữu ích trên trang web của bạn.

Khi bạn dùng văn bản liên kết phù hợp, người dùng và công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được nội dung trên các trang được liên kết.

Chọn văn bản mang tính mô tả

Văn bản mà bạn sử dụng cho một liên kết nên cung cấp ít nhất một ý tưởng cơ bản về chủ đề của trang liên kết.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản liên kết chung chung như “trang”, “bài viết” hoặc “nhấp vào đây”.
  • Sử dụng văn bản không liên quan đến chủ đề hoặc nội dung của trang liên kết.
  • Sử dụng URL của trang làm văn bản liên kết trong hầu hết các trường hợp, mặc dù chắc chắn có những trường hợp URL này được sử dụng một cách chính đáng, chẳng hạn như nhằm mục đích quảng bá hoặc tham chiếu địa chỉ trang web mới.

Hãy viết những đoạn văn súc tích

Cố gắng viết văn bản ngắn nhưng mang tính mô tả – thường là một vài từ hoặc một cụm từ ngắn.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản liên kết dài, chẳng hạn như một câu dài hoặc đoạn văn bản ngắn.

Hãy định dạng đường liên kết để người dùng dễ dàng nhận ra

Giúp người dùng dễ dàng phân biệt giữa văn bản thông thường và văn bản trong liên kết của bạn. Nội dung của bạn trở nên kém hữu ích hơn nếu người dùng bỏ lỡ các liên kết hoặc vô tình nhấp vào chúng.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng CSS hoặc kiểu văn bản làm cho liên kết giống như văn bản thông thường.

Hãy nghĩ đến cả văn bản liên kết cho liên kết nội bộ

Bạn thường có thể nghĩ về việc liên kết đến trang web bên ngoài, nhưng việc chú ý hơn đến văn bản được sử dụng cho liên kết nội bộ có thể giúp người dùng và Google di chuyển trong trang web của bạn tốt hơn.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng văn bản liên kết có quá nhiều từ khóa hoặc quá dài chỉ dành cho công cụ tìm kiếm.
  • Tạo các liên kết không cần thiết và không hữu ích cho người dùng trong việc di chuyển trên trang web.

Bạn có thể chuyển một phần uy tín trang web của mình cho một trang web khác khi liên kết đến trang đó. Đôi khi người dùng có thể tận dụng điều này bằng cách thêm liên kết đến trang web của riêng họ trong phần nhận xét hoặc bảng tin của bạn. Hoặc đôi khi bạn có thể đề cập đến một trang web theo cách tiêu cực và không muốn chuyển một phần uy tín nào cho trang đó. Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết một bài đăng trên blog về chủ đề spam nhận xét và muốn nhắc đến một trang web đã spam nhận xét trên blog của mình gần đây. Bạn muốn cảnh báo người khác về trang web đó và vì thế bạn bao gồm liên kết đến trang trong nội dung của mình. Tuy nhiên, bạn chắc chắn không muốn chuyển cho trang đó một phần duy tín của bạn từ liên kết. Đây sẽ là một thời điểm tốt để dùng thuộc tính nofollow.

Các đường liên kết tiện ích là một trường hợp ví dụ khác trong đó thuộc tính “nofollow” có thể trở nên hữu ích. Nếu bạn đang dùng một tiện ích của bên thứ ba để làm phong phú thêm trải nghiệm trên trang web của mình và thu hút người dùng, hãy kiểm tra xem tiện ích đó có chứa đường liên kết nào mà bạn không có ý định đặt trên trang web cùng với tiện ích đó hay không. Một số tiện ích có thể thêm đường liên kết đến trang web của bạn nhưng những đường liên kết đó lại không phù hợp với ý đồ biên tập của bạn và có thể chứa văn bản liên kết mà bạn không kiểm soát được trong vai trò chủ sở hữu trang web. Nếu không thể xóa những đường liên kết không mong muốn khỏi tiện ích đó, bạn có thể vô hiệu hóa những đường liên kết đó bất cứ lúc nào bằng thuộc tính “nofollow”. Khi tạo một tiện ích cho chức năng hoặc nội dung mà bạn cung cấp, hãy nhớ đưa thuộc tính nofollow vào các đường liên kết trong đoạn mã mặc định.

Cuối cùng, nếu muốn người dùng không đi theo đường liên kết nào trên một trang, bạn có thể thêm thẻ <meta name="robots" content="nofollow"> vào trong thẻ <head> cho trang đó.

Khi bạn đặt “nofollow” hoặc “ugc” làm giá trị cho thuộc tính “rel” của một đường liên kết, Google sẽ hiểu rằng bạn không muốn người dùng đi theo một số đường liên kết nhất định trên trang web của bạn, hoặc không muốn những đường liên kết này chuyển danh tiếng trên trang của bạn sang các trang được liên kết. Để thực hiện, bạn cần thêm rel=”nofollow” hoặc một thuộc tính cụ thể hơn, chẳng hạn như “ugc”, vào thẻ định vị của liên kết như dưới đây:

<a href="http://www.example.com" rel="nofollow">Anchor text here</a>

hoặc:

<a href="http://www.example.com" rel="ugc">Anchor text here</a>

Bạn nên dùng mẹo này khi nào? Nếu trang web của bạn có một blog cho phép nhận xét công khai, các liên kết trong những nhận xét đó có thể chuyển uy tín của bạn cho các trang mà bạn có thể ngần ngại trong việc ủng hộ. Khu vực nhận xét blog trên các trang rất dễ bị spam nhận xét. Khi ngăn sự ảnh hưởng của những đường liên kết do người dùng thêm vào, danh tiếng mà bạn vất vả xây dựng sẽ không bị chuyển cho trang web vi phạm.

Hình minh họa về một bình luận của người dùng có chứa đường liên kết ngoài.

Nhiều gói phần mềm viết blog tự động không theo nhận xét ​​người dùng, nhưng bạn thường có thể chỉnh sửa các gói phần mềm không có tính năng này theo cách thủ công để thực hiện điều đó. Lời khuyên này cũng áp dụng cho các khu vực khác trong trang web của bạn nếu những khu vực đó có thể chứa nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như sổ ghi danh sách khách, diễn đàn, bảng thông báo, danh sách liên kết giới thiệu, v.v. Nếu bạn sẵn sàng đảm bảo về nội dung trên các đường liên kết do bên thứ ba thêm vào (ví dụ: nếu người nhận xét được tin cậy trên trang web của bạn) thì không cần sử dụng nofollow cho các đường liên kết. Tuy nhiên, việc liên kết tới các trang web mà Google coi là vi phạm có thể ảnh hưởng đến uy tín của trang web. Trong tài liệu của Trung tâm Google Tìm kiếm có những mẹo khác để ngăn bình luận vi phạm/gian lận40, chẳng hạn như sử dụng CAPTCHA (hình ảnh xác thực) và bật tính năng kiểm duyệt nhận xét.

Hình minh họa một cửa sổ bật mở CAPTCHA

Sử dụng các phần tử hình ảnh HTML để nhúng hình ảnh vào nội dung của bạn.

Dùng phần tử HTML <img> hoặc <picture>.

Mã đánh dấu HTML bằng ngôn ngữ tự nhiên sẽ giúp trình thu thập thông tin tìm và xử lý hình ảnh. Khi dùng phần tử <picture>, bạn cũng có thể chỉ định tùy chọn cho nhiều kích thước màn hình đối với hình ảnh thích ứng. Bạn cũng có thể dùng thuộc tính loading="lazy" trên hình ảnh để giúp người dùng tải trang nhanh hơn.

Những điều nên tránh

Dùng CSS để hiển thị những hình ảnh mà bạn muốn Google lập chỉ mục.

Đưa ra một tên tệp mang tính mô tả và đoạn mô tả bằng thuộc tính alt cho hình ảnh. Thuộc tính “alt” cho phép bạn chỉ định văn bản thay thế cho hình ảnh nếu không thể hiển thị được hình ảnh vì một lý do nào đó.

Hình minh họa thể hiện lợi ích của văn bản thay thế đối với một hình ảnh.

Tại sao bạn nên dùng thuộc tính này? Nếu người dùng đang xem trang web của bạn bằng cách sử dụng công nghệ trợ giúp, chẳng hạn như trình đọc màn hình, nội dung của thuộc tính alt sẽ cung cấp thông tin về hình ảnh.

Một lý do khác là nếu bạn đang sử dụng hình ảnh dưới dạng liên kết, văn bản alt cho hình ảnh đó sẽ được xử lý tương tự như văn bản của liên kết. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh cho các liên kết trong sơ đồ di chuyển trên trang web của mình nếu các liên kết văn bản có thể có cùng mục đích. Cuối cùng, việc tối ưu hóa tên tệp và văn bản thay thế của bạn giúp các dự án tìm kiếm hình ảnh như Google Tìm kiếm hình ảnh dễ dàng hiểu hình ảnh của bạn hơn.

Dùng văn bản thay thế và tên tệp ngắn gọn nhưng mang tính mô tả

Giống như nhiều phần khác của trang cũng là mục tiêu để tối ưu hóa, tên tệp và văn bản thay thế sẽ hữu ích nhất khi ngắn gọn nhưng mang tính mô tả.

Những điều nên tránh:

  • Sử dụng tên tệp chung chung như “image1.jpg”, “pic.gif”, “1.jpg”. Nếu trang web của bạn có hàng nghìn hình ảnh, bạn nên xem xét việc đặt tên hình ảnh theo cách tự động nếu có thể.
  • Viết tên tệp quá dài.
  • Chèn quá nhiều từ khóa vào văn bản alt hoặc sao chép và dán toàn bộ câu.

Hãy cung cấp văn bản thay thế khi sử dụng hình ảnh làm đường liên kết

Nếu bạn quyết định sử dụng hình ảnh dưới dạng liên kết, hãy điền văn bản alt của hình ảnh để giúp Google hiểu thêm về trang bạn đang liên kết. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang viết văn bản cho một liên kết văn bản.

Những điều nên tránh:

  • Viết văn bản alt dài quá dài mà có thể bị coi là spam.
  • Chỉ sử dụng liên kết hình ảnh cho việc di chuyển trên trang web của bạn.

Sơ đồ hình ảnh trên trang web41 có thể cung cấp cho Googlebot thêm thông tin về những hình ảnh có trên trang web của bạn. Điều này làm tăng khả năng người dùng tìm thấy hình ảnh của bạn trên trang kết quả Tìm kiếm hình ảnh. Cấu trúc của tệp này tương tự với tệp sơ đồ trang web XML dành cho các trang web của bạn.

Hãy dùng những loại tệp được hỗ trợ phổ biến – Hầu hết trình duyệt đều hỗ trợ những định dạng hình ảnh sau: JPEG, GIF, PNG, BMP và WebP. Việc sử dụng phần mở rộng của tên tệp khớp với loại tệp cũng là một ý tưởng tốt.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Cẩm nang SEO 02: Bắt đầu công việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm

1018
Dưới đây là một bảng thuật ngữ ngắn về các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong hướng dẫn này:
  • Chỉ mục – Google lưu trữ tất cả trang web mà Google biết trong một chỉ mục riêng. Mỗi mục của một trang trong chỉ mục mô tả nội dung và vị trí (URL) của trang đó. Lập chỉ mục là khi Google tìm nạp, đọc và thêm một trang vào chỉ mục: Hôm nay, Google đã lập chỉ mục một số trang trên trang web của tôi.
  • Thu thập dữ liệu – Quá trình tìm kiếm các trang web mới hoặc vừa cập nhật. Google phát hiện ra các URL bằng cách theo liên kết, đọc sơ đồ trang web và nhiều cách khác. Google thu thập dữ liệu trên web, tìm kiếm các trang mới rồi lập chỉ mục các trang đó (khi thích hợp).
  • Trình thu thập dữ liệu – Phần mềm tự động thu thập dữ liệu (tìm nạp) các trang trên web và lập chỉ mục các trang đó.
  • Googlebot – Tên gọi chung của trình thu thập dữ liệu của Google. Googlebot liên tục thu thập dữ liệu trên web.
  • SEO – Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm: quá trình cải thiện trang web của bạn để phù hợp hơn với các công cụ tìm kiếm. SEO cũng là chức danh của người làm công việc tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm: Chúng tôi vừa tuyển một nhân viên SEO mới để cải thiện sự hiện diện của chúng tôi trên web.
cam nang seo google - toi uu cong cu tim kiem
cam nang seo google – toi uu cong cu tim kiem

Trang của bạn có xuất hiện trên Google không?

Xác định xem trang web của bạn có trong chỉ mục của Google hay không – Sử dụng truy vấn “site:” cho URL của trang chủ của bạn. Nếu bạn thấy có kết quả thì nghĩa là trang web của bạn đang có trong chỉ mục. Ví dụ: truy vấn “site:wikipedia.org” sẽ trả về những kết quả như sau2.

Nếu trang web của bạn không có trên Google – Tuy rằng Google thu thập dữ liệu của hàng tỷ trang nhưng vẫn không thể tránh được việc một số trang web bị bỏ sót. Khi trình thu thập dữ liệu của chúng tôi bỏ sót một trang web thì thường là do một trong những nguyên nhân sau:

  • Trang web không được liên kết tốt từ các trang khác trên web
  • Bạn vừa chạy một trang web mới và Google chưa có thời gian thu thập dữ liệu trang đó
  • Thiết kế của trang web khiến Google khó thu thập dữ liệu nội dung trang một cách hiệu quả
  • Google nhận được thông báo lỗi khi cố thu thập dữ liệu trang web của bạn
  • Chính sách của bạn chặn không cho Google thu thập dữ liệu trang web

Làm thế nào để đưa trang web của tôi lên Google?

Việc thêm trang web vào kết quả tìm kiếm của Google rất dễ dàng và miễn phí, thậm chí bạn không cần gửi trang web của mình tới Google. Google là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động sử dụng trình thu thập dữ liệu web để liên tục khám phá web và tìm các trang web để thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Trong thực tế, phần lớn các trang web được liệt kê trong kết quả của chúng tôi không được gửi theo cách thủ công để đưa vào chỉ mục, mà được tìm thấy và tự động thêm vào khi chúng tôi thu thập dữ liệu web. Tìm hiểu cách thức Google khám phá, thu thập dữ liệu và phân phát các trang web.3

Chúng tôi đưa ra nguyên tắc quản trị trang web4 để hướng dẫn bạn cách tạo một trang web thân thiện với Google. Mặc dù không có gì đảm bảo rằng trình thu thập dữ liệu của chúng tôi sẽ tìm thấy một trang web cụ thể, việc thực hiện theo nguyên tắc này sẽ làm cho trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của chúng tôi.

Google Search Console cung cấp công cụ để giúp bạn gửi nội dung đến Google và theo dõi hiệu suất của bạn trong Google Tìm kiếm. Nếu bạn muốn, Search Console thậm chí có thể gửi cho bạn thông báo về các vấn đề nghiêm trọng mà Google gặp phải với trang web của bạn..

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để bạn tự hỏi về trang web của mình khi bắt đầu.

  • Trang web của tôi có đang hiển thị trên Google không?
  • Tôi có phân phối nội dung chất lượng cao cho người dùng hay không?
  • Doanh nghiệp địa phương của tôi có đang hiển thị trên Google không?
  • Nội dung của tôi có truy cập dễ dàng và nhanh chóng trên tất cả các thiết bị không?
  • Trang web của tôi có bảo mật không?

Bạn có thể tìm thêm thông tin cơ bản tại http://g.co/webmasters

Phần còn lại của tài liệu này cung cấp hướng dẫn về cách cải thiện trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm, được tổ chức theo chủ đề. Bạn có thể truy cập vào http://g.co/WebmasterChecklist để tải bản in các mẹo sử dụng dưới dạng một danh sách kiểm tra ngắn.

Bạn có cần một chuyên gia SEO không?

Một chuyên gia SEO (“tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm”) là một người được đào tạo để cải thiện khả năng hiển thị của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Bằng cách làm theo hướng dẫn này, bạn sẽ học đủ kiến thức để có được một trang web được tối ưu hóa. Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét việc thuê một chuyên gia SEO có thể giúp bạn kiểm tra các trang của mình.

Việc thuê chuyên gia SEO là một quyết định quan trọng có thể cải thiện trang web của bạn và giúp tiết kiệm thời gian. Hãy nhớ nghiên cứu các lợi thế tiềm năng của việc thuê chuyên gia SEO cũng như thiệt hại mà một chuyên gia SEO tắc trách có thể gây ra cho trang web của bạn. Nhiều chuyên gia SEO, các hãng quảng cáo và cố vấn viên khác có cung cấp các dịch vụ hữu ích cho các chủ sở hữu trang web, bao gồm:

  • Thẩm định nội dung hoặc cấu trúc trang web của bạn
  • Trợ giúp kỹ thuật về phát triển trang web: ví dụ: lưu trữ, chuyển hướng, trang lỗi, sử dụng JavaScript
  • Phát triển nội dung
  • Quản lý các chiến dịch phát triển doanh nghiệp trực tuyến
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Đào tạo về SEO
  • Tư vấn chuyên môn trong các thị trường và vùng địa lý cụ thể

Trước khi bắt đầu tìm kiếm một chuyên gia SEO, bạn nên trở thành một khách hàng được đào tạo và làm quen với cách hoạt động của công cụ tìm kiếm. Chúng tôi khuyên bạn nên xem xét toàn bộ hướng dẫn này và cụ thể là các tài nguyên này:

  • Kiến thức cơ bản về Google: Cách thức Google thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và phân phát các trang web
  • Nguyên tắc quản trị trang web của Google
  • Cách tuyển nhân viên SEO

Nếu đang dự định thuê nhân viên SEO, bạn nên làm càng sớm càng tốt. Thời điểm thích hợp nhất để thuê nhân viên SEO là khi bạn đang cân nhắc việc thiết kế lại trang web, hoặc dự định chạy một trang web mới. Bằng cách đó, bạn và nhân viên SEO có thể đảm bảo rằng trang web của bạn được thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm ngay từ đầu. Tuy nhiên, một nhân viên SEO giỏi cũng có thể giúp cải tiến trang web hiện có.

Để xem thông tin phân tích chi tiết giúp bạn đánh giá nhu cầu thuê nhân viên SEO và những điều cần lưu ý, bạn có thể đọc bài viết “Bạn có cần nhân viên SEO không” trên Trung tâm trợ giúp11