Học WordpressHướng Dẫn SEO

Hướng dẫn cài đặt Schema cho plugin Rank Math Seo chi tiết 2023

592

Bạn đã nghe đến rich snippetschema markup chưa? Đây là một trong những cách rất hiểu quả để cải thiện thứ hạng trên Google Search. Rich Snippets làm cho bài viết của bạn nổi bật trên công cụ tìm kiếm Google, từ đó giúp cải thiện CTR » mà CTR tăng thì thứ hạng cũng tăng. Nếu như bạn thường xuyên review các sản phẩm trên blog cá nhân. Google rich snippets sẽ rất hiệu quả để thu hút người click vào kết quả trên công cụ tìm kiếm.

Schema Markup và rich snippet là gì ?

Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến schema markup và rich snippets, chúng ta hãy cùng xem qua định nghĩa trước khi bắt tay vào thiết lập nhé. Schema markup và rich snippets có kết nối chặt chẽ với nhau nhưng lại có những đặc điểm cũng như cách hoạt động riêng.

Schema Markup Rank Math Seo - website wordpress
Schema Markup Rank Math Seo – website wordpress

Trước tiên là rich snippet (hay ngày nay được gọi là “rich results”), đây là cách Google (và các công cụ tìm kiếm khác) hiển thị thêm thông tin trên các trang tìm kiếm. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng nhìn thấy rồi, chẳng qua không biết đó là rich snippet mà thôi.

Tại sao bạn nên quan tâm đến rich snippet ?

Trước tiên phải nói rõ rằng, Rich snippet không phải yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa, việc có thêm rick snippet không đồng nghĩa với việc có thứ hạng cao hơn.

Tuy nhiên, Rich snippets làm cho website nổi bật trong kết quả tìm kiếm, điều này làm tăng cơ hội mọi người nhìn thấy kết quả của bạn trên Google và click vào chúng, và từ đó việc chuyển đổi bán hàng của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Hướng dẫn thêm schema markup trong plugin RankMath SEO

Bằng cách sử dụng Rank Math, website của bạn sẽ có được ưu thế và tăng tỉ lệ nhấp chuột vào bài viết và các trang, đây chính là bước khởi đầu khi nói đến structured data (dữ liệu cấu trúc).

Đảm bảo Schema module trong Rank Math đã được bật lên

Trước khi tiến hành, hãy đảm bảo rằng Schema module được kích hoạt bằng cách hướng tới Rank Math => Dashboard như sau:

schema markup

Nếu nó chưa được bật, bạn chỉ cần nhấn vào nút ở góc phải bên dưới như hình trên là được.

Chọn mặc định loại Schema cho website

Sau khi cài đặt Rank Math, bạn có thể chuyển đến Rank Math => Titles & Meta => và chọn loại Schema mà bạn muốn sử dụng làm mặc định cho tất cả các loại bài đăng tùy chỉnh và phân loại.

Thêm Schema và các bài đăng và trang

Khi bạn chỉnh sửa bài viết hoặc trang trong trình soạn thảo WordPress Block (Gutenberg) editor, chỉ cần mở tùy chọn Schema

Với bài viết hoặc trang, bạn có thể chọn loại và điền vào các trường yêu cầu như sau:

  1. Mở một bài viết và nhấn vào điểm SEO trong Rank Math.
  2. Mở tab Schema như hình trên.
  3. Chọn loại Schema bạn muốn thêm vào bài và điền vào các trường mà Schema Generator trong Rank Math hiển thị ra.

Thông thường, Article Schema hoạt động tốt nhất cho các bài báo. Đối với các bài viết đánh giá sản phẩm hoặc viết về công thức nấu ăn, tốt nhất là bạn nên chọn cả hai loại Product Schema & Recipe Schema.

Thậm chí bạn có thể tạo ra Advanced Custom Schema (Schema tùy chỉnh nâng cao).

Sử dụng Rank Math để tạo Schema nâng cao một cách thủ công sẽ giúp bạn tránh được bất kỳ cảnh báo trường được đề xuất và tận dụng Schema ít phổ biến hơn trong các trường hợp cụ thể.

Bằng cách sử dụng Schema Generator tích hợp trong Rank Math, bạn có thể thêm nhiều loại schema vào một trang bằng cách thả URL của một website (có thể là của đối thủ cạnh tranh) sử dụng structured data và sau đó tiến hành thay đổi tất cả các giá trị của trường để phù hợp với nội dung website của bạn.

Khi thêm nhiều loại Schema, bạn có thể chọn một cái làm loại Schema chính (như ảnh trên là chọn Article Schema làm loại chính).

Lưu ý: Bạn phải để công khai tất cả dữ liệu hiển thị trong mã Schema trên giao diện người dùng vì đây là một trong những yêu cầu mà Google đã vạch ra và bạn phải tuân theo nếu bạn muốn đủ điều kiện có được rich snippet sau khi tiến hành đánh dấu website của bạn.

Tăng “Star Ratings” trong SERPs

Các loại Schema dưới đây đều có trong Rank Math nhằm hỗ trợ “rating” (đánh giá)

  • Book (Sách)
  • Course (Khóa học)
  • Event (Sự kiện)
  • Product (Sản phẩm)
  • Recipe (Công thức)
  • Software Application

Khi bạn sử dụng chúng một cách chính xác, bạn có thể đạt được Review Snippet – chính là đánh giá sao trong kết quả tìm kiếm.

Mặc dù quá trình thực hiện có một chút thay đổi theo như thông báo chính thức của Google từ tháng 9/2019 thì việc đạt được loại rich snippet này là điều vẫn có thể xảy ra.

Trước khi thay đổi, bạn có thể thêm một loại Schema độc lập được gọi là Schema “Review” vào các bài đăng hoặc trang và vẫn kiếm được kết quả nhiều định dạng (trong một số trường hợp) nhưng một số người đã lạm dụng loại này để tự xếp hạng, nên bây giờ nó phải được sử dụng kết hợp với một trong các loại Schema được đề cập ở trên.

Sự thay đổi này rất hợp lý, trong một số tình huống rich snippet xuất hiện chính là kết quả nội dung của một bài đánh giá về sách, phần mềm,…

Đây là cách thực hiện thêm Schema Markup vào trong vòng chưa đầy một phút bằng cách sử dụng Rank Math:

Điều hướng đến tab Schema trong Rank Math. Nhấn vào Schema Generator.

Nó sẽ mở ra tùy chọn và bạn tìm loại Schema Software trong số rất nhiều loại đa dạng mẫu Schema được dựng sẵn.

Sau đó nhấn vào Use. Rank Math sẽ dẫn bạn từng bước nhập các trường cần thiết cho loại Schema này (các trường yêu cầu bắt buộc thì có dấu * màu đỏ).

Đúng như mong đợi, Rank Math đã thực hiện phần lớn các công việc khó khi kiểm tra structured data được thêm vào đã chuẩn hay chưa bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng Google và nó đã được tích hợp đầy đủ.

Vậy liệu nó có hoạt động tốt không?

Để có câu trả lời chính xác, bạn hãy tự kiểm nghiệm trên website của mình. Trong quá trình thử nghiệm của chúng tôi, chỉ hai ngày sau, trang trong ví dụ trên đã có được đánh giá/xếp hạng sao.

Xác thực Schema có hoạt động không?

Mọi sự khác biệt kể cả nhỏ nhất đều có thể dẫn đến tình trạng website của bạn không đủ điều kiện để đạt được rich snippet mà bạn đang hướng tới.

Vì vậy, để hợp lý hóa quy trình làm việc, khi thêm Schema vào website của mình, bạn chỉ cần đi đến tab Code Validation của Rank Math’s Schema Builder, nơi bạn có thể dễ dàng xem trước đầu ra JSON-LD, sao chép nó để bạn có thể nhấp vào phần Test with Google và sử dụng công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google.

Truy cập vào Google’s Rich Results Testing Tool từ Rank Math sẽ tự động chuyển mã JSON-LD mà bạn đã thêm vào website của bạn. Nhờ vậy, việc kiểm tra mã này cho một số bài đăng sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ghi chú: Mặc dù việc sử dụng một plugin như Rank Math làm giảm đáng kể khả năng điều này xảy ra vì nó không cần phỏng đoán trong toàn bộ quy trình, thì việc xác thực structured data của bạn như được nêu trong phần này vẫn là một bước quan trọng.

Tại sao không phải lúc nào cũng hiển thị được Rich Snippet?

Giờ đây, các công cụ tìm kiếm đang chạy vô số thử nghiệm mỗi ngày với các bản cập nhật mới mà Rank Math cũng không kịp theo dõi khiến cho việc triển khai Schema của bạn được phát hiện nhưng không hiển thị trong kết quả tìm kiếm nhưng lại có cho trang web khác.

Giả sử việc triển khai của bạn là đúng về mặt kỹ thuật thì đây là hai lý do chính khiến trang web của bạn không kiếm được rich snippet:

Rich Snippet không được đảm bảo

Nhiều người cho rằng chỉ vì họ đã thêm mã vào website của mình thì Google sẽ tự động bắt đầu làm nổi bật các rich snippet cho trang web của họ. Tuy nhiên, các thuật toán của Google sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu website của bạn có đủ điều kiện để hiển thị rich snippet hay không.

Ngoài ra, Google chỉ hỗ trợ một số loại structured data nhất định có thể được hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng trong tìm kiếm.

Structured data của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

Một lý do khác khiến trang web của bạn có thể không kiếm được rich snippet là do structured data của bạn và hoặc nội dung khác trên trang không đáp ứng nguyên tắc bổ sung của Google.

Như Google đã chia sẻ:

Không có gì đảm bảo rằng website của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm với tính năng được chỉ định vì các tính năng tìm kiếm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại thiết bị tìm kiếm, vị trí và liệu Google Search có nghĩ rằng tính năng này sẽ cung cấp trải nghiệm tìm kiếm tốt nhất cho người dùng hay không.

Bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc bao gồm:

  • Cung cấp thông tin có liên quan được cập nhật.
  • Cung cấp nội dung gốc mà bạn hoặc người dùng của bạn đã tạo.
  • Không quảng bá các hoạt động bất hợp pháp hoặc bất kỳ điều gì có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho người khác.

Tận dụng khả năng triển khai Schema Markup bằng cách nhấp vào một vài nút với sự trợ giúp của Rank Math có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu suất website của bạn. Tạo và tối ưu hóa nội dung cho các rich snippet là một trong nhiều cách để phát triển website, điều này sẽ không tốn nhiều thời gian khi bạn có sự trợ giúp của Rank Math.

Lời kết

Schema markup là dữ liệu có cấu trúc được đưa vào nội dung HTML của website bạn. Nó xác định chính xác nội dung đó là gì và cách thức nó được phân loại, cũng như cách hiển thị trên SERPs. Và nó có thể cỉa thiện việc quét của các bộ máy tìm kiếm, giúp việc index trang web tốt hơn và trực tiếp trình bày kết quả hiển thị.

Đây là những lợi ích của schema markup:

  • Nó giúp trình tìm kiếm đánh dấu thông tin quan trọng
  • Nó có thể đưa thông tin quan trọng hiển thị một cách trực quan bằng hình ảnh trên SERPs
  • Nó tỏ ra hiệu quả khi thúc đẩy khách truy cập vào site của bạn
  • Kết quả sẽ cải thiện traffic và SEO của website
  • Vậy schema markup rất có lợi cho website phải không?

Bất kể website của bạn đang làm trong ngành nào, bạn nên sử dụng nó để làm nổi bật hơn đối thủ!

Quá trình này dường như có vẻ đòi hỏi kiến thức kỹ thuật, nhưng phương pháp thủ công sẽ linh hoạt hơn nếu bạn tìm hiểu sâu về nó. Còn plugin schema thì có thể giúp bạn tạo schema dễ dàng, và rất đơn giản đễ dùng.

Chúc các bạn thành công.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO?

152

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO? Trong khoảng vài tháng trở lại đây, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy vô số kết quả tìm kiếm đặc biệt như thế này trên Google. Đoạn trích nổi bật (tiếng anh là Rich Snippets) là những ô kết quả đặc biệt, trong đó định dạng của kết quả tìm kiếm thông thường được đảo ngược để đoạn trích mô tả xuất hiện ở trên cùng.

Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?
Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?

Bên cạnh sự việc này thì trên một số trang hỏi đáp hay diễn đàn Webmaster lần lượt xuất hiện rất nhiều các câu hỏi kiểu “Làm sao để hiển thị avatar trên máy tìm kiếm?“, “Hỏi cách tạo bài viết có sao trên Google“, “Các kết quả tìm kiếm đặc biệt“…v..v…Và tất cả những thông tin đặc biệt trên các kết quả tìm kiếm đó được gọi chung là Rich Snippets.

Vậy Rich Snippets là gì?

Nói theo cách dễ hiểu, Rich Snippets là đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị các thông tin thêm có trong những bài viết đặc biệt (bài đánh giá, sản phẩm, ứng dụng, công thức nấu ăn, địa chỉ công ty..v.v..) trên các máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) nhằm cung cấp thêm những thông tin giá trị đến người tìm kiếm giúp họ xác định kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến:

  1. Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.
  2. Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
  3. Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
  4. Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
  5. People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
  6. Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
  7. Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
  8. Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
  9. Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
  10. Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.

Ngoài ra còn 1 vài loại nữa nhưng mình cũng chưa tìm hiểu kỹ, cộng thêm ít người sử dụng nên mình cũng không phổ biến ra đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể xem Rich Snippets Type trên Google.

Lợi ích khi sử dụng Rich Snippets

Mỗi loại Rich Snippets đều có những lợi ích đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả các lợi ích đó chúng ta có thể hiểu là làm nổi bật kết quả của website mình trên máy tìm kiếm. Đồng thời bổ sung những thông tin có giá trị đến với người dùng và tăng khả năng họ click vào nếu các thông tin đó phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, tất nhiên tỷ lệ Click-Through Rate (CRT – tỷ lệ click vào so với số lần hiển thị) cũng được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: 7 cách tăng CTR trên Google Search.

Đó là những lợi ích chung, còn các lợi ích riêng cho từng loại Rich Snippets mình có kể ra đây tới mai cũng không hết, nếu bạn có câu hỏi tương tự như thế này thì hãy sử dụng Rich Snippets ngay và bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bạn không biết sử dụng Rich Snippets như thế nào ư? Đừng lo lắng, mình sẽ tiếp tục bài viết với việc hướng dẫn sử dụng Rich Snippets.

Hướng dẫn áp dụng Rich Snippets cho website

Rich Snippets có thể kích hoạt được bằng 3 định dạng đó là microdata, microformatRDFa. Để bài viết không trở nên lan man và khó hiểu thì mình tạm thời không nhắc tới định nghĩa của chúng ở đây vì nó hơi đi ra ngoài nội dung SEO một tí, mình sẽ đề cập tới nó vào một dịp viết bài về HTML và HTML5.

Để website của bạn có thể hỗ trợ hiển thị Rich Snippets ở máy tìm kiếm thì bạn cần khai báo nội dung bằng các thẻ HTML mặc định của từng loại Rich Snippets, bạn có thể truy cập vào Trang trợ giúp của Google để xem các thẻ đó và hướng dẫn sử dụng từng loại Rich Snippets.

Còn nếu bạn lười viết lại các thẻ định dạng Rich Snippets thì có thể sử dụng công cụ Microdata Generator để tự động tạo Rich Snippets thông qua các dữ liệu nhập qua form.

Sử dụng Rich Snippets trong WordPress

Nếu bạn đang sử dụng WordPress để làm website thì có thể dễ dàng thêm Rich Snippets vào bài viết với một số plugin hỗ trợ, dưới đây là những plugin tạo Rich Snippets tốt nhất mà mình biết:

  • RDFa Breadcrumb – tạo thanh điều hướng hỗ trợ Rich Snippet
  • Schema Creator by Norcross & Raventools
  • Opengraph and Microdata Generator by Abhik
  • Easy Recipe by The Orgasmic Chef
  • Google Author Link by Help for WP
  • RDFa Breadcrumb by Yawalkarm
  • Yet Another Star Rating – hiển thị sao trên Google Search

Kiểm tra tính hợp lệ của Rich Snippets

Sau khi bạn đã đưa các microdata vào bài viết để tạo Rich Snippets thì đa phần đều lo lắng rằng không biết mình đã làm đúng hay chưa, nó có hiển thị trên máy tìm kiếm không. Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể kiểm tra tính hợp lệ của nó ngay tức thì bằng công cụ Rich Snippets Testing Tool của Google.

Hướng dẫn hiển thị avatar trên máy tìm kiếm

[quote_center]Tính năng này đã bị Google hủy bỏ.[/quote_center]

Từ đầu bài viết tới giờ bạn có thể sẽ không thấy cách cho phép hiển thị avatar trên các kết quả tìm kiếm của website bạn ở máy tìm kiếm Google. Vâng, nếu bạn muốn làm việc này thì theo dõi hướng dẫn dưới đây.

Điều kiện đầu tiên là bạn phải có một tài khoản Google Plus và có avatar ở đó để nó có thể hiển thị.

Sau đó, các bạn làm theo trình tự sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang chỉnh sửa thông tin cá nhân ở Google Plus và thêm link website cần hiển thị avatar ở máy tìm kiếm trong phần Contributor to.

Bước 2: Thêm thẻ sau vào giữa cặp thẻ <head></head> trong website:

<link rel="author" href="LINK GOOGLE PLUS PROFILE"/>

Thay chữ LINK GOOGLE PLUS PROFILE thành link dẫn tới trang cá nhân Google Plus của bạn. Ví dụ, đối với mình thì nó sẽ như thế này

<link rel="author" href="https://plus.google.com/u/0/111412027640655042572"/>

Bước 3: Vào Rich Snippets Testing Tool để kiểm tra nó có hiện avatar trên website hay không, nếu thành công thì bạn sẽ thấy nó hiển thị như thế này:

Rich Snippets là gì và có ích cho SEO như thế nào? 28

Lời kết

Tới đây mình tin rằng bạn đã hiểu ra một phần nào về Rich Snippets và đã biết tại sao có một số kết quả tìm kiếm đặc biệt được hiển thị trên máy tìm kiếm. Trong bài viết này có thể bạn sẽ cảm thấy thiếu khi mình không nói qua các định dạng Rich Snippets (microdata, microformat và RDFa) nhưng thành thật mà nói, nếu bạn chỉ cần biết cách sử dụng Rich Snippets thì không cần tìm hiểu kỹ về nó lắm, mình sẽ nhắc chi tiết tới nó vào các bài viết khác liên quan chặt chẽ hơn.

Nếu bạn vẫn có thắc mắc nào liên quan đến Rich Snippets, đừng ngần ngại nói cho mình biết tại phần bình luận nhé.

Một số bài viết nước ngoài liên quan đến Rich Snippets nên đọc:

  • [Infographic] Rich Snippets and Authorship: Implementation and Benefits
  • Why Is Google Allowing Rich Snippet Spam?
  • Are Rich Snippets the New Generation of Spam?
  • The Ultimate Guide to Rich Snippets for SEO