Học Wordpress

Thiết lập SEO by Yoast linh hoạt hơn với biến dữ liệu

<p>Khi thiết lập plugin SEO by Yoast, chắc bạn cũng có biết là cấu trúc tiêu đề và description của các post type và taxonomy sẽ được hiển thị dựa vào thiết lập các biến dữ liệu đặc biệt mà plugin này cung cấp sẵn. Ví dụ nếu ở phần Title của Post bạn thiết lập là thế này:</p>
94

Khi thiết lập plugin SEO by Yoast, chắc bạn cũng có biết là cấu trúc tiêu đề và description của các post type và taxonomy sẽ được hiển thị dựa vào thiết lập các biến dữ liệu đặc biệt mà plugin này cung cấp sẵn. Ví dụ nếu ở phần Title của Post bạn thiết lập là thế này:

yoast-variables

Thì điều này có nghĩa là Post của bạn sẽ được hiển thị thẻ <title> với cấu trúc “Tên của post – Tên website” ở mặc định. Vậy chúng ta có thể gọi, %%title%% là biến dữ liệu để in tiêu đề của post type và biến %%sitename%% để in tên của website. Các biến này đều được nằm trong giữa 4 ký tự phần trăm (%).

Lưu ý rằng, title chỉ hiển thị theo cấu trúc này nếu bạn không đánh dấu vào mục “Force rewrite titles” ở SEO -> Titles & Metas -> General. Còn nếu đánh dấu vào, nó sẽ hiển thị những gì mà bạn đã nhập trong phần thiết lập SEO Title trong mỗi post type hoặc taxonomy.

Vậy thì ngoài hai biến ví dụ ở trên, Yoast còn có biến nào nữa để giúp chúng ta có thể hiển thị title và description linh hoạt hơn? Rất nhiều nhé, mà ở bài này mình sẽ liệt kê ra toàn bộ các biến dữ liệu mà hiện tại plugin WordPress SEO by Yoast đang hỗ trợ.

Các biến dữ liệu cơ bản

Các biến dữ liệu cơ bản của plugin WordPress SEO by Yoast là những biến dễ sử dụng và cũng thường xuyên được sử dụng nhất.

Tên biến Giải thích
%%date%% Hiển thị ngày tháng đăng post/page.
%%title%% Hiển thị tiêu đề của post/page.
%%sitename%% Hiển thị tên website.
%%sitedesc%% Hiển thị mô tả của website thiết lập trong Settings -> General.
%%excerpt%% Hiển thị excerpt của post/page.
%%excerpt_only%% Hiển thị excerpt của post/page nhưng không tự tạo ra nếu không có.
%%tag%% Hiển thị tên (các) tag của post.
%%category%% Hiển thị tên (các) category của post.
%%category_description%% Hiển thị mô tả của category.
%%tag_description%% Hiển thị mô tả của tag.
%%term_description%% Hiển thị mô tả của một term ((Term ở đây bạn có thể hiểu là một đối tượng trong một taxonomy. Ví dụ trong category bạn có category tên A, và A đó chính là term của category)) trong một taxonomy mà post đang sử dụng.
%%term_title%% Hiển thị tiêu đề của term mà post đang sử dụng.
%%searchphrase%% Hiển thị từ khóa tìm kiếm mà người dùng đang tìm.
%%sep%% Hiển thị ký tự phân cách mà bạn có thể thiết lập trong SEO -> Titles & Metas -> General.

Các biến dữ liệu nâng cao

Nếu các biến ở trên không đủ nhu cầu của bạn thì bạn có thể sử dụng các biến dưới đây. Đặc biệt là nếu bạn làm việc với custom taxonomy và custom post type sẽ thấy nó có hiệu quả hơn.

Tên biến Giải thích
%%pt_single%% Hiển thị Single Label của post type
%%pt_plural%% Hiển thị Singular Label của post type
%%modified%% Hiển thị thời gian cập nhật lần cuối cùng của post type
%%id%% Hiển thị ID của post hiện tại
%%name%% Hiển thị tên tác giả của post
%%userid%% Hiển thị ID tác giả giả của post
%%currenttime%% Hiển thị giờ hiện tại
%%currentdate%% Hiển thị ngày tháng năm hiện tại
%%currentday%% Hiển thị ngày hôm nay
%%currentmonth%% Hiển thị tháng hiện tại
%%currentyear%% Hiển thị năm hiện tại
%%page%% Hiển thị số trang hiện tại (kiểu Trang 2/10)
%%pagetotal%% Hiển thị tổng số trang
%%pagenumber%% Hiển thị số trang hiện tại
%%caption%% Hiển thị caption của tập tin media đính kèm
%%focuskw%% Hiển thị từ khóa đang focus vào bài
%%term404%% Hiển thị slug của trang 404
%%cf_<custom-field-name>%% Hiển thị giá trị của một custom post field đang sử dụng trong post. Ví dụ: %%cf_tinhthanh%%
%%ct_<custom-tax-name>%% Hiển thị term của custom taxonomy.
%%ct_desc_<custom-tax-name>%% Hiển thị description của custom taxonomy.

Thật tuyệt vời phải không nào. Bây giờ bạn có thể áp dụng các giá trị này vào việc tối ưu SEO cho website với plugin WordPress SEO by Yoast cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé.

Hướng Dẫn SEO

Plugin SEO trong WordPress có thật sự có ích cho bạn?

95

Plugin SEO nào tốt nhất trong WordPress? Không biết vì lý do gì mà trong tuần này mình liên tục nhận được những câu hỏi như thế từ các độc giả tại blog, có lẽ là sau các đợt khuyến mãi hosting và domain, nhiều người đã đủ điều kiện tạo một blog chuyên nghiệp và bắt đầu chú trọng tới SEO nhiều hơn, cũng có thể là tầm quan trọng của SEO đã thật sự phổ biến rất rộng rãi (thật sự là rất rộng rãi từ lâu rồi). Thú thật, với các câu trả lời như thế mình không biết phải trả lời thế nào để thật sự chi tiết nhưng thật dễ hiểu vì có rất nhiều plugin SEO trong WordPress, mà plugin nào cũng có một vài tính năng quan trọng như nhau nên câu trả lời của mình luôn nghiêng về các plugin dễ sử dụng, nhiều tính năng hơn.

Nhưng đối với mình đó không phải là câu trả lời tuyệt đối và tối ưu nhất, mà chính bạn sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi “bất hủ” plugin SEO nào tốt nhất. Bởi vì thật sự có một sự thật là các plugin SEO đều như nhau, nếu có hơn hay không thì chỉ có nhiều tính năng hơn mà thôi, và làm sao để SEO blog WordPress tốt nhất thì vấn đề đó nằm ở chính các bạn.

Plugin SEO có giúp blog tăng thứ hạng?

Nếu mình nói rằng plugin SEO trong WordPress có thể sẽ không giúp bạn cải thiện thứ hạng trang blog của mình thì mình nghĩ rằng có rất nhiều người nói rằng nếu nó không giúp blog tăng thứ hạng thì plugin này để làm gì, để trang trí à? Không, thật sự là các plugin SEO cho WordPress đều rất có ích mà nó có thể giúp bạn tăng thứ hạng theo một cách nào đó, nhưng nó có thể hoàn toàn vô dụng đối với bạn, bởi vì:

Kiến thức SEO cơ bản là nền tảng quyết định

Bạn có thể thấy, một điểm chung mà các plugin SEO blog WordPress hiện nay đó là đều hỗ trợ bạn SEO Onpage như tối ưu thẻ title, meta description, noindex, nofollow, sitemap..v..v..Nhưng tất cả đều phải do bạn tác động lên từ các kiến thức SEO cơ bản thì nó mới thật sự có ích, ví dụ như nếu bạn không biết cách đặt một thẻ <title> tối ưu thì khi cài các plugin SEO vào, bạn vẫn tiếp tục đăng bài như thường mà không tinh chỉnh thêm thắt gì cả, thì coi như bạn không nhận được bất cứ lợi ích gì khi cài plugin này vào cả.

Vì vậy, trước khi muốn tìm được một plugin SEO phù hợp với nhu cầu để tránh lãng phí các tính năng không cần thiết, hãy nắm rõ các nguyên tắc và kiến thức SEO cơ bản, mà nếu bạn đang sử dụng Thesis hay Genesis thì bạn có khi không cần dùng plugin SEO nào khác nữa.

Ngoài ra, có một số ít các plugin thật sự giúp ích cho bạn trong việc SEO Offpage như NextScript – Social Networks Auto-Poster thì may ra bạn chỉ cần cài đặt một lần và cấu hình cho nó thì nó sẽ giúp bạn SEO Offpage bằng cách tự động đăng bài lên các nền tảng blog khác như Blogspot, Tumblr, WordPress.com để nhằm xây dựng backlink, mà nói một cách khác thì đây là hành động “Farm Link”, có thể bị Google “trảm” bất cứ lúc nào.

Sử dụng các tính năng trong một plugin SEO như thế nào?

Như ở trên mình đã nói, các plugin SEO trong WordPress hiện nay từ miễn phí đến trả phí hầu như đều có các tính năng tương tự nhau mà điển hình là tính năng cho phép mình tự đặt thẻ <title>, description, meta keyword theo ý thích. Trong phần này của bài viết, mình xin nói sơ qua về cách sử dụng các tính năng có trong một plugin SEO thông dụng để những bạn nào chưa biết có thể tham khảo và áp dụng một cách đúng đắn hơn.

Tùy chỉnh meta title

tùy chỉnh thẻ title để seo

Nói về các tính năng trong một plugin SEO thì chức năng cho phép viết lại thẻ <title> khi soạn bài viết là không thể thiếu vì nó rất quan trọng để góp phần đưa blog bạn lên thứ hạng cao nhất có thể. Trước tiên, bạn cần hiểu rằng chức năng tùy chỉnh title này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tiêu đề bài viết, tức là bạn có thể viết một title khác hoàn toàn so với tên bài để tối ưu tìm kiếm. Mình thường sử dụng tính năng này như một cách tối ưu hóa lại title để có thể đưa từ khóa quan trọng lên đằng trước và có thể thu hút click từ kết quả tìm kiếm. Mình lấy ví dụ như sau:

  • Tiêu đề bài viết: Vài plugin SEO blog WordPress mà bạn không nên bỏ qua.
  • Thẻ title: 5 plugin SEO blog WordPress tốt nhất năm 2012.

Bạn có thể thấy, 2 đoạn tiêu đề trên vẫn được xem là tiêu đề của bài viết, nhưng một cái là dành cho người đọc thật và một cái là dành cho việc nằm ở thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Bởi vì nếu bạn vào blog, nhìn thấy ngay tiêu đề bài viết như thế kia bạn sẽ ham muốn mà click vào ngay, nhưng nó không tối ưu ưu trên kết quả tìm kiếm vì nó hơi dài, kèm thêm một vài từ khóa có vẻ như ít ai cần dùng đến khi tìm kiếm. Lúc này mình sẽ tối ưu hóa nó trên kết quả tìm kiếm bằng cách thay thành “5 plugin SEO blog WordPress tốt nhất năm 2012”, bạn thấy rằng nó ngắn hơn và kèm theo một vài từ khóa phụ đi kèm mà người ta rất hay dùng như “tốt nhất”, “năm 2012”. Vì thế, chức năng viết lại thẻ <title> trong các plugin SEO WordPress thật sự có giá trị với mình trong lúc này.

Tùy chỉnh thẻ meta description

tùy chỉnh thẻ description để SEO

Đi cùng với tính năng tùy chỉnh <title> là  tính năng tùy chỉnh tối ưu thẻ description. Đây là thẻ mà chúng ta hiểu rằng nó sẽ mô tả cho liên kết của bạn khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và nó cũng được tính vào một trong những nguyên nhân để blog bạn đạt thứ hạng cao. Mặc định của WordPress là sẽ tự động lấy một đoạn đầu tiên của bài viết làm nội dung của thẻ description, điều này có vẻ không được tối ưu hóa lắm vì nhỡ như đoạn đầu tiên trong bài viết không có gì liên quan đến nội dung hay không chứa từ khóa chính thì sao? Vì vậy chúng ta sẽ sử dụng tính năng tùy chỉnh thẻ description này như một cách để ghi điểm trên kết quả tìm kiếm.

Cách đặt nội dung của thẻ này mình cũng đã đề cập ở bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để SEO Onpage

Open Graph

Social Open GraphMặc định khi bạn post link lên các trang mạng xã hội như Facebook, Google+ thì nó sẽ tự động lấy thẻ title làm tiêu đề, một phần nội dung làm dòng mô tả và 1 trong các hình ảnh có trong bài viết làm ảnh thumbnail. Những thông tin đó bạn vẫn có thể viết lại nhưng đôi khi chúng ta không phải lúc nào cũng có thể sửa hết được mà đặc biệt là nếu ai chia sẻ link của bạn lên mạng xã hội thì đa phần là họ để mặc định.

Facebook Open Graph

Vì lẽ đó, chúng ta sẽ dùng tính năng tùy chỉnh các thẻ Open Graph để tinh chỉnh nội dung mặc định của tiêu đề, nội dung mô tả và ảnh thumbnail mặc định khi chia sẻ link lên các mạng xã hội. Thường thì mình dùng chức năng này để câu traffic từ Facebook ^^. Tính năng này thì có lẽ là sử dụng plugin SEO Ultimate là tốt nhất.

Đó là 3 tính năng cơ bản mà  các bạn sẽ thường thấy nhất ở các plugin hỗ trợ SEO miễn phí, tuy là mỗi plugin sẽ có thêm nhiều tính năng khác nữa nhưng tất cả cũng chỉ thật sự có ích khi bạn biết cách áp dụng nó một cách đúng đắn từ những kiến thức về SEO cơ bản bạn đã nắm được.

Lời kết

Đến đây, mình muốn thật sự khuyên mọi người rằng trước khi muốn tìm kiếm được một plugin SEO phù hợp với nhu cầu của mình để có thể sử dụng nó tốt nhất nhằm tăng hạng trên máy tìm kiếm thì hãy dành thời gian tìm hiểu các kiến thức SEO cơ bản (nếu bạn chưa có). Bởi vì không có plugin nào có thể giúp bạn đạt được thứ hạng cao sau khi cài đặt nó cả, đó là một nghịch lý rất rõ ràng. Hy vọng qua bài này, các bạn sẽ không phải mất thời gian đi tìm hỏi lựa chọn một plugin SEO tốt nhất nữa.

À nhân tiện đây mình cũng xin nhắc lại rằng, nếu các bạn muốn dễ dàng hơn trong việc chọn plugin SEO thì có thể tham khảo danh sách các plugin SEO miễn phí nên sử dụng dưới đây:

  • Rank Math SEO – Plugin SEO tốt nhất hiện nay.
  • WordPress SEO by Yoast.
  • SEO Ultimate.
  • All in One SEO.
  • Greg’s High Performance SEO – Sử dụng ít tài nguyên, dùng cho host yếu.
  • SEO Score Dashboard by SEO Visuals – Kiểm tra xem bài viết của bạn đã tối ưu hay chưa.
  • SEO Data Transporter – Chuyển các dữ liệu giữa các plugin SEO và Framework Theme với nhau.
Công cụ SEO

Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng Plugin Rank Math SEO Toàn Tập

337

Người sử dụng mã nguồn mở WordPress có lẽ đã rất quen thuộc với plugin hỗ trợ SEO đã rất nổi tiếng từ nhiều năm nay, đó là Yoast SEO. Thế nhưng theo một quy luật tự nhiên, mọi thứ vẫn không ngừng phát triển để giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, giống như câu chuyện Yoast SEO thay thế plugin All in One SEO Pack nhiều năm trước. Và ở thời điểm năm 2020 hiện tại, Yoast SEO luôn là lựa chọn tốt nhưng plugin này đã bị cắt bớt tính năng mà bạn muốn sử dụng nó thì phải sử dụng phiên bản trả phí. Và nếu bạn cần một sự lựa chọn khác nhiều tính năng hơn, hiện đại hơn thì có thể cân nhắc qua một plugin khác mang tên WordPress SEO – Rank Math.

Plugin SEO hỗ trợ bạn SEO website như thế nào?

Không phải thừa khi nói lại thêm về vai trò của các plugin hỗ trợ SEO trong WordPress. Đa phần các plugin hỗ trợ SEO hiện tại có trên thị trường đều có cách làm việc tương tự nhau, nếu khác thì sẽ khác một số tính năng đặc biệt mà thôi. Các plugin hỗ trợ SEO website WordPress tốt hơn bởi vì:

Tùy biến Title và các thẻ Meta cho từng trang ra sao?

Cho phép người dùng tự tùy chỉnh thẻ title và các thẻ meta cho từng bài viết, category, hoặc bất kỳ trang nào trên website.

Tại sao Thạch lại chuyển đổi Yoast SEO sang Rank Math?

Một đặc sản mình có thể dễ dàng thấy ở MyThemeShop là mọi plugin họ làm ra đều rất nhiều tính năng ở phiên bản miễn phí, các tính năng đó thường là “không đụng hàng” như WP Review, WP Quiz,…và bây giờ là Rank Math.

Ví dụ bài viết của bạn bắt buộc phải viết tiêu đề như vậy để người đọc dễ hiểu, nhưng bạn muốn tối ưu hơn cho SEO để đạt thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm thì bạn phải sử dụng các plugin hỗ trợ SEO này, vì mặc định WordPress sẽ tự động thêm tiêu đề vào thẻ title. Ngoài ra bạn có thể thiết lập các thẻ meta khác như tự thêm thẻ meta og để hiển thị tốt hơn khi chia sẻ liên kết lên mạng xã hội, thẻ meta robots để điều khiển cho phép hoặc chặn bot tìm kiếm truy cập từng trang cụ thể, thẻ meta description để tùy biến lại nội dung mô tả hiển thị ngoài kết quả tìm kiếm,..v..v.

Tạo XML Sitemap

Các website phải có một tập tin XML Sitemap chứa các liên kết có trên trang mà bạn cần Google truy cập vào và đánh chỉ mục (index) nó. Mặc định mã nguồn WordPress sẽ không có sẵn tập tin này, mà phải sử dụng các plugin hỗ trợ SEO để tạo ra sitemap. Tập tin sitemap này cũng sẽ được tự động cập nhật nếu bạn có đăng hay xóa một trang nào đó trên website, nó sẽ được tự đông với Google mà bạn không cần phải thao tác gì thêm. Đó là 2 mục đích mà mình thấy bất kỳ plugin hỗ trợ SEO nào cũng phải có, và cũng là lý do lớn nhất để sử dụng các plugin này. Ngoài ra tùy theo mỗi plugin, miễn phí hay trả phí mà bạn sẽ có một số tính năng đặc biệt khác hỗ trợ thêm công việc SEO Onsite của mình.

Lý do chuyển đổi Yoast SEO sang Rank Math

Yoast SEO vẫn là một plugin hỗ trợ SEO rất tốt, đáp ứng đủ tiêu chí của mọi người sử dụng. Tuy nhiên có một điều mình thật sự không mấy vui vẻ khi dùng Yoast SEO nhiều năm nay, đó là họ không ra thêm bất kỳ tính năng mới nào mà chỉ cắt bớt tính năng trên phiên bản miễn phí để bắt buộc chúng ta phải trả phí để sử dụng. Đơn cử như tính năng rất thần thánh của Yoast SEO lúc đó là quản lý redirect nhưng nó đã bị cắt qua phiên bản premium chỉ sau một lần cập nhật phiên bản. Dĩ nhiên họ phải làm thế để duy trì ngân sách, nhưng điều này cho ta thấy Yoast SEO hầu như rất ít cập nhật tính năng mới vào. Điều này đã được làm rất tốt với Rank Math khi được tạo ra bởi team MyThemeShop. Đây là một team đã có rất nhiều theme đẹp, uy tín cũng như các plugin rất tuyệt vời từ nhiều năm nay. Hiện tại Rank Math được sử dụng thoải mái các tính năng hoàn toàn miễn phí, nhưng về tương lai họ có cắt bớt tính năng để tung phiên bản trả phí hay không thì mình không biết được. Nhưng việc cắt bớt tính năng để bổ sung vào phiên bản trả phí thì MyThemeShop chưa làm với plugin nào, mà thường là phiên bản trả phí sẽ có tính năng đặc sắc hơn. Tin mình đi, mình là fan của MyThemeShop từ những ngày đầu của họ rồi.

Các tính năng của Rank Math SEO

Hiện tại Rank Math SEO là một trong những plugin hỗ trợ SEO miễn phí cho WordPress mà có nhiều tính năng nhất, điều này là không bàn cãi. Đây là những tính năng mà mình nhận xét nó rất có giá trị bất kể bạn đang SEO website blog cá nhân, doanh nghiệp công ty hoặc trang bán hàng trên nền tảng WordPress.

Thiết lập dễ dàng theo từng bước và nhập dữ liệu có sẵn từ Yoast SEO

thiết lập rank math seo

  Ngay khi vừa kích hoạt plugin Rank Math SEO, bạn sẽ được dẫn tới trang thiết lập theo từng bước (Wizard Setup) và nó sẽ tự động nhận diện loại website của bạn để đưa ra một số gợi ý thiết lập phù hợp, việc của bạn bây giờ chỉ là bật/tắt các tính năng cần sử dụng mà thôi. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng plugin SEO khác như Yoast SEO, All in One SEO,…thì Rank Math SEO sẽ hỗ trợ nhập lại dữ liệu và cấu hình từ plugin cũ vào Rank Math SEO. Có nghĩa là các titlemeta description, meta robots tùy chỉnh của bạn từ plugin trước đều sẽ được giữ nguyên khi cài Rank Math SEO. Đây là lý do tại sao Thachpham.com chuyển từ Yoast SEO qua Rank Math SEO chỉ với 1 nốt nhạc.

Bảng điều khiển trực quan và hiện đại

MyThemeShop luôn rất biết cách tận dụng thế mạnh trong việc thiết kế UI và cũng như có kinh nghiệm hiểu biết UX người dùng nên bảng điều khiển các tính năng trong Rank Math SEO khá trực quan, hiện đại và dễ sử dụng.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 231

Một điểm cộng của Rank Math SEO là phần tùy chỉnh tối ưu SEO cho bài viết khi sửa bài viết đều được tối ưu cho khung soạn thảo cổ điển (classic editor) hoặc soạn thảo theo kiểu block (Gutenberg).

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 232

Tích hợp thống kê Google Search Console

Bạn có thể tích hợp thống kê lượt click vào website từ Google, cũng như thứ hạng các từ khóa từ Google Search Console vào trong website thông qua plugin Rank Math SEO để dễ dàng theo dõi.  

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 233

  Với tính năng này, bạn có thể theo dõi các thông tin như:

  • Số lượt click vào website từ Google theo thời gian.
  • Số lượt hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
  • Tỷ lệ click vào trên lượt hiển thị (CTR %).
  • Vị trí trung bình của website trên kết quả.
  • Số lượng từ khóa có lượt click.
  • Thống kê lượt click, hiển thị, ctr trên từng từ khóa.
  • Quản lý sitemap.

Ngoài ra còn có tính năng theo dõi thứ hạng từ khóa nhưng tính năng này chưa mở và hứa hẹn là một tính năng độc đáo sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Hỗ trợ cấu trúc Schema hiển thị Rich Snippet

Rich Snippet là nội dung hiển thị đặc biệt mà Google đã hỗ trợ từ lâu. Và Rank Math SEO sẽ giúp website có cơ hội hiển thị nội dung được markup theo Rich Snippet. Hiện tại Rank Math SEO hỗ trợ tới 13 kiểu Rich Snippet khác nhau bao gồm:

  • Article – Định dạng hiển thị bài viết dành cho các trang báo, blog, tin thể thao mà nó sẽ hiển thị thành phần Top Stories trên kết quả tìm kiếm.
  • Book – Hiển thị thông tin về một quyển sách nào đó trên kết quả tìm kiếm.
  • Course – Định dạng này sẽ hiển thị thông tin chi tiết của một khóa học bao gồm các chương trong một khóa học.
  • Event – Nếu bạn đang bán vé của một sự kiện nào đó thì định dạng rich snippet này sẽ hiển thị chi tiết của sự kiện bao gồm link mua vé, thông tin sự kiện, thời gian địa điểm rõ ràng khi người dùng gõ “events near me” trên Google.
  • Job Posting – Định dạng hiển thị thông tin bài tuyển dụng việc làm khi người dùng gõ “Jobs”, nếu tin tuyển dụng của bạn gần vị trí người tìm nó sẽ hiển thị ra.
  • Music – Hình như Google không hỗ trợ nữa.
  • Product – Hiển thị thông tin sản phẩm chi tiết và thường thấy nhất là khi tìm kiếm trên điện thoại. Để thử nghiệm bạn có thể lên Google ở điện thoại gõ “giày adidas alphabounce”. Cái này mình thường chỉ thấy nó hiển thị cho một số sản phẩm có thương hiệu rõ ràng thôi.
  • Recipe – Cũng là một kiểu hiển thị trên thiết bị di động khi tìm công thức nấu ăn, nó sẽ hiển thị thêm phần đánh giá của công thức này và thời gian hoàn thành.
  • Restaurants – Google không còn hỗ trợ.
  • Video – Hiển thị video trên kết quả tìm kiếm, không tính Youtube nhé.
  • Person – Google không còn hỗ trợ.
  • Service – Google không còn hỗ trợ.
  • Softwawre App – Nếu trang của bạn có hiển thị thông tin của một ứng dụng nào đó thì kiểu Rich Snippet này sẽ hiển thị kết quả của bạn đẹp và đầy đủ hơn. Cái này mình chưa thấy thực tế nó hiển thị ra bao giờ.
  • FAQ – Hiển thị danh sách các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến nội dung ngay ở kết quả tìm kiếm, bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết cách chèn FAQ Schema của Rank Math vào bài viết.

Qua thời gian thử nghiệm thì Rich Snippet hiển thị tốt nhất là Product (sử dụng kèm WooCommerce), nhưng thường là chỉ hiển thị đánh giá như ảnh dưới chứ không hiển thị đầy đủ trên di động được, do còn phụ thuộc vào yếu tố thuật toán của Google.  

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 234
Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 234 Một ví dụ hiển thị Rich Snippet cho sản phẩm

Plugin hỗ trợ đi kèm

Điểm đặc biệt nữa của Rank Math SEO đó là phát triển theo dạng module. Do vậy hiện tại đi kèm với Rank Math SEO còn có các plugin hỗ trợ đi kèm khác như WooCommerce SEO, Instant Indexing, Redirection, 404 Monitor,…. Và quan trọng nhất, nếu họ phát triển theo hướng này thì tương lai khả năng mở rộng của Rank Math SEO còn sẽ hay ho hơn nữa.

Cách cài đặt Rank Math SEO

Nếu bạn đang sử dụng Yoast SEO thì không cần tắt plugin này trước khi cài Rank Math SEO, các bạn cứ cài thêm plugin Rank Math SEO vào nhé. Sau khi kích hoạt Rank Math SEO, bạn có thể ấn nút Active Now để đăng ký tài khoản Rank Math hoặc ấn Skip để bỏ qua, cái này không bắt buộc.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 235
Tùy chọn kích hoạt tài khoản Rank Math hoặc ấn Skip để bỏ qua

Sau đó plugin sẽ tự động kiểm tra xem website bạn có tương thích với plugin này không (ví dụ như phiên bản PHP và phiên bản WordPress phải đạt yêu cầu). Nếu website bạn tương thích với Rank Math SEO thì ấn nút Start Wizard để bắt đầu thiết lập nhanh.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 236
ấn nút Start Wizard để bắt đầu thiết lập Rank Math SEO

Tại trang tiếp theo, nếu bạn đang sử dụng plugin hỗ trợ SEO nào đó (ví dụ Yoast SEO) thì bạn sẽ cần nhập dữ liệu từ Yoast SEO vào để sử dụng lại các thiết lập của Yoast SEO trên Rank Math SEO.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 237
Nhập dữ liệu vào Rank Math SEO từ Yoast SEO

Tiếp tục nữa ở đây bạn chọn kiểu website, kiểu website này sẽ giúp Google nhận diện website tốt hơn, cũng như hỗ trợ SEO Local. Nếu có thể bạn thiết lập thêm logo vào cho đầy đủ nhé. Bên dưới là ví dụ mình thiết lập kiểu website cho trang azdigi.com của bên mình.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 238

Tiếp tục là thiết lập kết nối với Google Search Console vào, điều kiện là website bạn phải được thêm vào Google Search Console trước. Ấn nút Get Authorization Code để lấy mã xác thực kết nối và điền vào, sau đó ấn nút Authorize. Sau đó chọn đúng website trong phần Google Search Console Profile.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 239

Tới phần Sitemap, thì bạn nên bật lên và các tùy chọn có như sau:

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 240
Cấu hình Sitemap trong Rank Math SEO
  • Sitemap: On để bật
  • Include Images: On để thêm hình ảnh vào sitemap. Nếu site bạn không quan trọng về hình ảnh thì chọn Off vì sitemap càng ít thứ linh tinh thì Google càng crawl nội dung quan trọng tốt hơn.
  • Public Post Type: Thêm các kiểu post type mà muốn đưa vào sitemap để Google index.
  • Public Taxonomies: Thêm các kiểu phân loại nội dung mà bạn muốn đưa vào sitemap, nên đưa Category vào.

Tiếp theo nữa là phần SEO Tweaks, phần này là một số thiết lập để tối ưu trên website tốt hơn, hiện tại nó có 3 chức năng chính như sau:

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 241
  • Noindex Empty Category and Tag Archive: Nếu bật tùy chọn này thì các trang trong phần category (danh mục bài viết) và tag (thẻ bài viết) mà không có nội dung thì sẽ được đánh dấu noindex để bot không truy cập. Việc này giúp bot tiết kiệm thời gian và tập trung cào dữ liệu các trang quan trọng hơn.
  • Nofollow External Links: Bật tùy chọn này thì các liên kết bên ngoài (liên kết không cùng domain của website) sẽ được tự động thêm thẻ rel=nofollow để đánh dấu Google bot không quan tâm tới, cũng như không chia sẻ thứ hạng. Ngoài ra còn không chia sẻ PageRank(PR) nữa mà PR bây giờ hết dùng rồi ?.
  • Open External Links in New Tab/Window: Bật tùy chọn này thì khi nhấp vào các liên kết bên ngoài trên website thì nó sẽ mở một tab mới, nhằm tránh thất thoát lượt truy cập ra bên ngoài.

Thiết lập Advanced Options (404 Monitor, Redirection và Schema Markup)

Sau khi thiết lập xong các phần trên, bạn ấn nút Setup Advanced Options để thiết lập một số tùy chọn nâng cao khác nhé.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 242

Đầu tiên là phần 404 và Redirection. Ở đây bạn nên tắt 404 Monitor nếu sử dụng Hosting vì nó sẽ khá tốn tài nguyên của host. Phần Redirections bạn cũng nên tắt nếu không bật 404 Monitor.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 243

Kế tiếp là phần Schema Markup, bạn chọn kiểu Schema cho từng post type. Ví dụ như Bài viết (Post) bạn chọn là Article, còn Trang (Page) thì tùy theo website bạn đang làm là gì mà chọn cho phù hợp. Trường hợp nếu bạn dùng WooCommerce thì ở đây sẽ có thêm phần chọn schema cho Sản phẩm (Product) thì bạn chọn là kiểu Product.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 244

  Sau khi lưu lại, coi như bạn đã hoàn tất phần thiết lập cơ bản. Bạn có thể thay đổi lại các thiết lập này tại mục Rank Math => General Settings.

Cấu hình Rank Math SEO cho WooCommerce

Thiết lập tổng quan

Nếu bạn đang sử dụng WooCommerce thì có thể sử dụng thêm một số thiết lập Rank Math SEO dành riêng cho WooCommerce tại Rank Math => General Settings => WooCommerce.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 245
Các thiết lập dành cho WooCommerce trong Rank Math SEO

Trong đó các tùy chọn có như:

  • Remove base: Bỏ chữ product hoặc san-pham trên đường dẫn sản phẩm. Khi bật tùy chọn này, các link có chữ product đều bị loại bỏ và tự động redirect về đường dẫn mới. Do vậy nếu website của bạn đang SEO thì bật tùy chọn này lên sẽ không ảnh hưởng gì.
  • Remove category base: Bỏ chữ product-category hoặc danh-muc-san-pham trên đường dẫn, và tự động redirect về đường dẫn mới nên cũng sẽ không ảnh hưởng tới SEO.
  • Remove parent slugs: Loại bỏ tên của danh mục sản phẩm mẹ nếu sản phẩm đó nằm trong danh mục con. Cũng sẽ được tự động redirect về nên không ảnh hưởng SEO.
  • Remove Generator Tag: Bỏ đoạn <meta name="generator" content="WooCommerce 4.0.1" /> ở trên header của website. Tag này không ảnh hưởng gì nhưng nếu bạn ngứa mắt thì có thể bỏ.
  • Remove Schema Markup on Shop Archives: Không sử dụng cấu trúc Schema cho trang Sản phẩm. Mặc định khi cài WooCommerce bạn sẽ có một trang gọi là Sản phẩm hay Product đúng không? Đây chính là Shop Archives.
  • Brand: Ở đây bạn chọn một taxonomy mà website bạn đang sử dụng để tượng trưng cho thương hiệu của sản phẩm, mặc định WooCommerce sẽ có tùy chọn Brands nên bạn chọn nó nhé. Điều này sẽ giúp cấu trúc Schema trong sản phẩm đầy đủ hơn, tránh bị lỗi thiếu thuộc tính brand.

Thiết lập Schema

Khi sử dụng WooCommerce, bạn nên thiết lập sử dụng loại schema là Product nhé. Bạn truy cập vào Rank Math SEO => Titles & Metas => Products.  

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 246

Tại đây bạn tìm đến mục Schema Type và chọn Product.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 247

  Chỉ cần vậy thôi là được rồi.

Thiết lập SEO hình ảnh

SEO hình ảnh là giúp hình ảnh trên website của bạn có cơ hội hiển thị tại Google Hình Ảnh nhiều hơn, đặc biệt rất tốt nếu bạn cần quảng bá những hình ảnh thu hút đến người dùng, ví dụ như bán hàng thời trang chẳng hạn. SEO hình ảnh thì cũng không có gì phức tạp, bao gồm:

  • Tên hình ảnh phải có từ khóa mà bạn cần SEO.
  • Hình ảnh trong website có thẻ alt chứa từ khóa cần SEO.
  • Hình ảnh trong website có thẻ title chứa từ khóa cần SEO.

Trong đó phần tên hình ảnh bạn phải tự đặt (ví dụ như giay-adidas-alphabounce.jpeg), còn lại Rank Math SEO sẽ hỗ trợ bạn. Để kích hoạt tính năng này, bạn vào Rank Math SEO => General Settings => Images và bật hết 2 tùy chọn trong đó lên, phần format bạn có thể để mặc định vì đó là cấu trúc tối ưu rồi.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 248

Sử dung Rank Math SEO trong bài viết

Một tính năng chính của các plugin hỗ trợ SEO là cho phép tùy biến lại các thẻ meta trong bài viết, cũng như giúp đánh giá điểm tối ưu SEO của nội dung đó như thế nào. Khi viết bài hoặc tạo trang mới, bạn sẽ thấy phần Rank Math SEO hiển thị ngay bên dưới khung soạn thảo nếu bạn sử dụng khung soạn thảo cổ điển.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 249

Hoặc nếu bạn sử dụng trình soạn thảo kiểu khối (Block Editor) thì nó sẽ hiển thị bên tay phải như bên dưới.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 250

Ok và bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng tính năng một trong phần này nhé.

Chỉnh sửa title và meta description của bài viết

Để tiến hành viết lại title và thẻ meta description của bài viết thì bạn chỉ cần nhấp thẳng vào tiêu đề hoặc mô tả trong phần General của Rank Math SEO là được. Ở đây mình có một số gợi ý viết lại meta description và title như sau:

  • Title: Viết lại tiêu đề mà nó sẽ hiển thị lên thẻ title, nên chứa từ khóa bạn cần SEO ở đầu tiên và dưới 60 ký tự. Ví dụ bài viết của mình có tên là Rank Math SEO – Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng cho WordPress khi hiển thị lên website, nhưng mình sẽ viết title lại thành Rank Math SEO – Plugin hỗ trợ SEO cho WordPress tốt nhất, nó sẽ thỏa mãn điều kiện dưới 60 ký tự ?.
  • Meta description: Phần này bạn nên cố gắng bắt buộc làm ở mọi bài viết, nội dung ở đây ít hơn 160 ký tự và cố gắng thả từ khóa chính và các từ khóa liên quan nhưng phải có ý nghĩa nhé. Ví dụ mình viết lại như ảnh dưới.
Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 251

Tối ưu lại thẻ title và meta description

Viết lại tiêu đề, hình ảnh khi chia sẻ lên Facebook, Twitter

Nếu như bạn muốn “câu like” cho bài của bạn khi chia sẻ trên Facebook thì có thể thiết lập lại hình ảnh, tiêu đề cũng như mô tả của liên kết đó thì có thể sử dụng tab Social ở Rank Math SEO.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 252

Nếu như bài viết của bạn có video, có thể sử dụng thêm 1 trick của plugin này đó là chèn nút Play hiển thị đè lên ảnh bằng cách bật tùy chọn Add icon overlay to thumbnail và chọn Play icon.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 253

Và đây là kết quả, hết hồn chim én chưa

?

.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 254

Tối ưu bài viết đạt điểm SEO cao trong Rank Math SEO

Dĩ nhiên plugin này luôn có phần chấm điểm tối ưu SEO của bài viết để bạn biết bài viết có phần nào chưa được tối ưu thì tối ưu lại. Thực ra phần này thì mình ít dùng tới vì thứ nhất viết bài làm sao cho chuẩn SEO đã ăn sâu vào đầu mình rồi, thứ hai là đôi khi có những cái không nên cầu toàn quá để mất vẻ tự nhiên. Tuy nhiên nếu bạn mới tập SEO cũng như mới dấn thân vào con đường gõ phím kiếm tiền thì sẽ rất có ích. Để sử dụng nó, trước tiên bạn cần điền từ khóa cần tập trung tối ưu vào phần Focus keyword. Ví dụ bài viết này mình muốn SEO từ khóa “Rank Math SEO” thì mình điền nó vào và ấn enter.

Rank Math SEO - Plugin hỗ trợ SEO mới và nhiều tính năng 255

  Khi điền xong, plugin sẽ tự động chấm điểm SEO của bài viết dựa theo từ khóa đó. Và nếu bài của bạn có nhiều từ cần tập trung thì cứ nhập nhiều từ vào, nhưng mình nghĩ một bài không tối đa 2 từ khóa cần tập trung. Điểm SEO sẽ được đánh giá bằng danh sách checklist ở ngay bên dưới, nếu bạn hoàn tất hết các checklist đó thì sẽ 100 điểm. Ở đây mình sẽ giải thích ý nghĩa các checklist gợi ý của Rank Math SEO như sau: Basic SEO

  • Add Focus Keyword to the SEO title: Thêm từ khóa tập trung vào thẻ title như ở trên mình hướng dẫn.
  • Add Focus Keyword to your SEO Meta Description: Thêm từ khóa tập trung vào nội dung meta description như ở trên mình hướng dẫn.
  • Use Focus Keyword in the URL: Đường dẫn bài viết phải có từ khóa cần SEO (không dấu, không khoảng trắng nhé), bạn có thể sửa đường dẫn của bài viết khi ấn nút Edit Snippet ở bên dưới bài viết.
  • Use Focus Keyword at the beginning of your content: Từ khóa tập trung phải xuất hiện đầu bài viết. Theo mình cái này đôi lúc không cần cũng được vì bài nào cũng như vậy thì mất tự nhiên lắm.
  • Use Focus Keyword in the content: Nội dung cả bài viết phải xuất hiện từ khóa tập trung.
  • Content should be 600-2500 words long: Nội dung bài viết phải ít nhất đạt 600 từ và không quá 2500 từ. Cái này không cần thiết phải theo vì bài dài hay ngắn gì cũng được, có ích là được.

Additional

  • Use Focus Keyword in subheading(s) like H2, H3, H4, etc.: Trong bài viết bạn phải có các đoạn tiêu đề sử dụng các từ khóa H2, H3, H4 chứa từ khóa tập trung. Ví dụ bài này mình có một tiêu đề là Cấu hình Rank Math SEO cho WooCommerce thì coi như đạt tiêu chuẩn rồi.
  • Add an image with your Focus Keyword as alt text: Nội dung thẻ alt hình ảnh trong bài viết phải có từ khóa cần tập trung. Cái này theo mình là không nên theo vì ở trên mình đã có hướng dẫn thiết lập SEO ảnh tự động, nên nếu tiêu đề bạn có từ khóa thì ảnh sẽ tự có thẻ alt chứa từ khóa, hehe ?. Nó có gạch chéo đỏ thì mặc kệ.
  • Keyword Density is 0. Aim for around 1% Keyword Density: Tần suất từ khóa tập trung xuất hiện trong bài viết không nên nhiều quá 1%, vì nếu nhiều quá bài của bạn vừa ghê mà lại có nguy cơ đánh dấu spam.
  • Link out to external resources: Bài viết nên có liên kết đến nội dung liên quan ở bên ngoài (không cùng tên miền website của bạn), điều này có thể giúp người đọc tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích hơn.
  • Add DoFollow links pointing to external resources: Trong bài viết có liên kết trỏ ra ngoài là dofollow, cái này mình thấy không cần thiết lắm.
  • Add internal links in your content: Trong nội dung bài viêt có chứa liên kết nội bộ đến các nội dung liên quan, cái này rất nên làm vì vậy bạn có thể thấy thachpham.com bài nào cũng có liên kết trỏ tới các nội dung liên quan.

Title Readability

  • Use the Focus Keyword near the beginning of SEO title: Từ khóa tập trung nên xuất hiện ở đầu hoặc gần đầu tiêu đề, cái này nên làm.
  • Add a number to your title to improve CTR: Thu hút tỷ lệ click vào bài viết của bạn cao hơn trên kết quả tìm kiếm, mạng xã hội bằng cách đưa các con số vào tiêu đề. Có nghĩa là số đó có thể là % hoặc con số nào đó giúp người đọc bị thu hút, ví dụ như VN-Index tăng vọt 150% so với hôm qua, giới đầu tư sốc nặng. Cái này không cần thiết lắm, mà nếu có thể thì nên sử dụng.

Content Readability

  • Use Table of Content to break-down your text: Có nghĩa là nội dung của bạn nên có Table of Content (giống như phụ lục bài viết ở đầu bài của thachpham.com) giúp người dùng dể “scan” bài viết hơn trước khi đọc chi tiết. Nếu bạn chưa có thì có thể sử dụng plugin LuckyWP Table of Contents để bài viết tự chèn hoặc chèn thủ công. Nếu bạn có TOC rồi mà nó vẫn cứ báo đỏ lè thì mặc kệ nhé.
  • Add short and concise paragraphs for better readability and UX: Nghĩa là nội dung của mỗi dòng không quá dài giúp người đọc dễ nhìn hơn, nếu bạn để ý thì mỗi dòng văn bản trên thachpham.com ít khi nào vượt quá 6 dòng khi hiển thị bình thường.
  • Add a few images and/or videos to make your content appealing: Bạn nên thêm vài hình ảnh hoặc video vào bài viết để nhìn cho sống động, thu hút hơn.

Ở trên là giải thích của mình, nếu bạn muốn chi tiết hơn thì có thể tham khảo qua bài viết Score 100/100 With Rank Math Post Tests của chính MyThemeShop nhé.

Lời kết

Bài đến đây cũng dài rồi, nhưng ở trên chưa phải là các tính năng của Rank Math SEO mà mình chỉ đề cập tới một số chức năng chính, cũng như các thiết lập cơ bản để mọi người có thể dễ dàng tiếp cận plugin Rank Math SEO hơn. Cũng không thừa khi nói lại rằng, việc tối ưu SEO trong plugin chỉ mang tính chất hỗ trợ và tương đối, plugin này không có nghĩa là làm website bạn đạt thứ hạng cao hơn trên Google nhưng ít ra nó giúp công việc SEO một website dễ dàng hơn rất nhiều. Hy vọng nội dung bài viết sẽ có ích với bạn, và chúc bạn sớm đạt thứ hạng cao trên Google.