Plugin Wordpress

Chia sẻ Plugin WordPress Premium miễn phí 2023/2024

335

DANH SÁCH THEME VÀ PLUGIN WORDPRESS TỪ MYTHEMESHOP

THEME Guide PLUGIN
AppTheme Download Install & Import demo MyThemeShop Connect Download
Architect Download Install & Import demo MTS Already in cart already purchased Download
Cleanapp Download Install & Import demo MTS Content Locker Pro Download
EmaxStore Download Install & Import demo MTS URL Shortener Pro Download
MobileApp Download Install & Import demo MTS Woocommerce Checkout Field Modifier Download
MTS Agency Download Install & Import demo MTS WP Contact Widget Download
MTS Ahead Download Install & Import demo MTS WP Google Translate Download
MTS Authority Download Install & Import demo MTS WP in Post ads Download
MTS Best Download Install & Import demo MTS WP Notification Bar Download
MTS Blocks Download Install & Import demo MTS WP Testimonials Download
MTS Blogging Download Install & Import demo MTS WP Time to Read Download
MTS Book Download Install & Import demo WP Backup Pro Download
MTS Builders Download Install & Import demo WP Mega Menu Download
MTS Business Download Install & Import demo WP Quiz Pro Download
MTS Capture Download Install & Import demo WP Real Estate Pro Download
MTS Chronicle Download Install & Import demo WP Review Pro Download
MTS Clean Download Install & Import demo WP Shortcode Pro Download
MTS Corporate Download Install & Import demo WP Subscribe PRO Download
MTS Coupon Download Install & Import demo WP Tab Widget Pro Download
MTS Crypto Download Install & Import demo
MTS Cyprus Download Install & Import demo
MTS Daily Download Install & Import demo
MTS DailyBuzz Download Install & Import demo
MTS Design Download Install & Import demo
MTS Digital Download Install & Import demo
MTS Dropshipping Download Install & Import demo
MTS Ecommerce Download Install & Import demo
MTS feminine Download Install & Import demo
MTS Fitness Download Install & Import demo
MTS Fresh Download Install & Import demo
MTS Interactive Download Install & Import demo
MTS Justfit Download Install & Import demo
MTS Lawyer Download Install & Import demo
MTS Lifestyle Download Install & Import demo
MTS Local Citation Download Install & Import demo
MTS Magnus Download Install & Import demo
MTS Magxp Download Install & Import demo
MTS Media Download Install & Import demo
MTS Moneyflow Download Install & Import demo
MTS Multiplex Download Install & Import demo
MTS Myblog Download Install & Import demo
MTS Myportfolio Download Install & Import demo
MTS News Download Install & Import demo
MTS newsonline Download Install & Import demo
MTS newspaper Download Install & Import demo
MTS onepage Download Install & Import demo
MTS outlet Download Install & Import demo
MTS outspoken Download Install & Import demo
MTS personal Download Install & Import demo
MTS Pets Download Install & Import demo
MTS Point Pro Download Install & Import demo
MTS publisher Download Install & Import demo
MTS purple Download Install & Import demo
MTS reactor Download Install & Import demo
MTS reader Download Install & Import demo
MTS realestate Download Install & Import demo
MTS Risen Download Install & Import demo
MTS Saddle Download Install & Import demo
MTS schema Download Install & Import demo
MTS science Download Install & Import demo
MTS scribbler Download Install & Import demo
MTS seekers Download Install & Import demo
MTS Sense Download Install & Import demo
MTS sociallyviral Download Install & Import demo
MTS socialnow Download Install & Import demo
MTS splash Download Install & Import demo
MTS startup Download Install & Import demo
MTS steadyincome Download Install & Import demo
MTS tabloid Download Install & Import demo
MTS technologist Download Install & Import demo
MTS truepixel Download Install & Import demo
MTS Video Download Install & Import demo
MTS woocart Download Install & Import demo
MTS Wooshop Download Install & Import demo
MTS wordx Download Install & Import demo
MTS writer Download Install & Import demo
Portfolio Download Install & Import demo
Salvation Download Install & Import demo
School Download Install & Import demo
Yosemite Download Install & Import demo

Các theme và plugin được chia sẻ ở đây đảm bảo an toàn, chất lượng.

Tuy nhiên, khi sử dụng các theme và plugin này, mọi người sẽ không được hỗ trợ cách thiết lập, cài đặt, sử dụng hay hỗ trợ về kỹ thuật từ chính hãng.

Học Wordpress

Làm website WordPress đa ngôn ngữ với PolyLang

92

Cách đây cũng khá lâu rồi, mình có viết một bài hướng dẫn sử dụng plugin qTranslate để làm website đa ngôn ngữ nhưng plugin đó hiện nay cập nhật khá chậm, lại chứa nhiều bug nên mình xin hướng dẫn với một plugin miễn phí khác dễ dùng hơn và ít bug hơn tên là PolyLang, đặc biệt là không có tự tắt khi cập nhật phiên bản WordPress mới như qTranslate.

Cũng xin nhắc lại rằng, website đa ngôn ngữ là chức năng cho phép chúng ta viết nhiều hơn một ngôn ngữ trên website (ví dụ các post có phiên bản nhiều thứ tiếng khác nhau bạn tự viết) chứ không phải là chức năng tự dịch nội dung trên website.

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng, mình khuyến khích bạn nên cài tiếng Việt cho WordPress nếu trong các ngôn ngữ bạn cần sử dụng có tiếng Việt, để nó có thể hỗ trợ các cụm từ tiếng Việt đầy đủ nhất trong WordPress.
  • Plugin này chỉ hỗ trợ tùy biến đa ngôn ngữ với nội dung bạn nhập vào. Còn các cụm từ trong theme và plugin, muốn dịch bạn phải tự dịch ra nhiều file ngôn ngữ khác nhau, xem hướng dẫn tự dịch theme & plugin.

Cài đặt PolyLang

Sau khi cài plugin PolyLang xong, bạn cần vào Settings -> Languages để thiết lập ngôn ngữ cần sử dụng. Bây giờ bạn hãy lần lượt thêm các ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng trên website (thêm toàn bộ, kể cả tiếng Việt nếu bạn đã Việt hóa WordPress). Ở phần Add New Language, bạn chỉ cần chọn tên ngôn ngữ là nó tự thiết lập cho bạn nên hãy để nguyên tất cả.

polylang-newlanguage

Ví dụ mình thêm 3 ngôn ngữ thế này:

polylang-languages

Tiếp theo bạn chuyển qua phần Strings Translation để thiết lập tiêu đề website và định dạng ngày giờ trên từng ngôn ngữ. Nếu bạn có thêm tiếng Việt thì ở phần kiểu định dạng thời gian bạn nên để là d/m/Y cho nó hợp chuẩn tiếng Việt.

Kế tiếp bạn chuyển qua tab Settings của nó, sẽ có một số tùy chọn như sau:

polylang-settings

  • Default Language: Ngôn ngữ mặc định trên Website. Nếu bạn thấy cái dòng màu đỏ phía dưới nghĩa là bạn có dữ liệu post, page, category và tag chưa được thiết lập ngôn ngữ. Đánh dấu vào để áp dụng ngôn ngữ mặc định cho tụi nó.
  • URL Modifications: Sử dụng cấu trúc ngôn ngữ cho từng phiên bản ngôn ngữ trên website. Mình khuyến khích bạn chọn kiểu “The language is set from the directory name in pretty permalinks” để sử dụng đường dẫn kiểu http://domain.com/en/tên-post.
    • Hide URL language information for default language: Ẩn đường dẫn xác định ngôn ngữ ở ngôn ngữ mặc định. Ví dụ bạn chọn là tiếng Việt thì đường dẫn phiên bản tiếng Việt sẽ không có /vi/ trên đó.
    • Remove /language/ in pretty permalinks: Xóa phần /language/ trên đường dẫn. (nên chọn)
    • Keep /language/ in pretty permalinks: Giữ nguyên /language/ trên đường dẫn.
  •  Detect browser language: Nếu bạn đánh dấu, website sẽ chuyển về ngôn ngữ trùng với ngôn ngữ của trình duyệt.
  • Media: Nếu đánh dấu, bạn có thể thêm từng phiên bản hình ảnh cho từng ngôn ngữ.
  • Synchronization: Nếu bạn muốn một số phần có cùng một giá trị trên bất cứ ngôn ngữ nào thì chọn vào. Ví dụ phần Custom field, bạn đánh dấu vào thì nó sẽ sử dụng một giá trị custom field cho toàn bộ các phiên bản ngôn ngữ.

Hiển thị nút chuyển ngôn ngữ trên giao diện

Để hiển thị các nút chuyển ngôn ngữ, bạn có thể vào Appearance -> Widget để thêm một widget tên là Language Switcher, ở tùy chọn bạn có thể tùy chọn hiển thị tên và lá cờ của từng ngôn ngữ, hoặc kiểu đổ xuống (dropdown) tùy thích.

polylang-languageswitcher-widget

Hoặc nếu bạn muốn tự chèn cái language switcher này ở vị trí bất kỳ trong theme, bạn có thể sử dụng hàm sau:

pll_the_languages($args);

Trong đó, $args là một mảng tham số như sau (nếu không thiết lập nó sẽ áp dụng giá trị mặc định)

  • ‘dropdown’ => Hiển thị dạng đổ xuống, thiết lập giá trị là 1 nó sẽ thành dạng đổ xuống (default: 0)
  • ‘show_names’ => Hiển thị tên ngôn ngữ, giá trị là 1 nó sẽ hiển thị tên ngôn ngữ (default: 1)
  • ‘display_names_as’ => Hiển thị tên ngôn ngữ theo “name” hoặc “slug” (default: ‘name’)
  • ‘show_flags’ => Hiển thị lá cờ nếu giá trị là 1 (default: 0)
  • ‘hide_if_empty’ => Ẩn các ngôn ngữ nếu ngôn ngữ dó chưa có post hoặc page tương ứng, giá trị 1 là ẩn (default: 1)
  • ‘force_home’ => Sử dụng đường dẫn trang chủ nếu giá trị là 1, nếu giá trị là 0 thì nó sẽ chuyển trang hiện tại sang ngôn ngữ đã chọn (default: 0)
  • ‘echo’ => echoes if set to 1, returns a string if set to 0 (default: 1)
  • ‘hide_if_no_translation’ => Ẩn ngôn ngữ nếu ngôn ngữ đó chưa có giá trị nào được dịch (default: 0)
  • ‘hide_current’=> Ẩn ngôn ngữ hiện tại đang chọn nếu giá trị là 1 (default: 0)
  • ‘post_id’ => Nếu giá trị này thiết lập thì phần ngôn ngữ đó sẽ trỏ tới một post hoặc page chỉ định qua ID (default: null)
  • ‘raw’ => Nếu bạn muốn tự viết lại CSS cho phần này thì thiết lập giá trị là 1 (default:0)

Ví dụ:

pll_the_languages( array(

‘show_flags’ => 0,
‘dropdown’ => 1

));

polylang-languageswitcher

Nếu bạn muốn nó hiển thị kiểu hàng ngang thì thêm đoạn sau vào style.css của theme:


.widget_polylang li {
float: left;
margin-right: 1em;
list-style: none;
}
.widget_polylang li img {
margin: 8px 0px 8px 0;
}

Thiết lập menu đa ngôn ngữ

Cái hay của PolyLang là hỗ trợ một vị trí menu có thể hiển thị tách biệt với từng ngôn ngữ khác nhau. Khi bạn vào Appearance -> Menus thì sẽ thấy một vị trí menu (menu location) đều hỗ trợ từng ngôn ngữ thế này:

polylang-menu

Bây giờ bạn hãy tạo ra các menu khác nhau và nhập ngôn ngữ tương ứng và chọn vị trí thích hợp là được.

polylang-menu02

Thiết lập Post và Page đa ngôn ngữ

Trước khi làm việc, mình cần các bạn hiểu cơ chế tạo một post có nhiều ngôn ngữ đó là mỗi ngôn ngữ sẽ là một post riêng, nhưng khi thiết lập thì post này chỉ hiển thị với ngôn ngữ tương ứng. Khi bạn vào Posts -> All Posts, bạn xem thấy có thêm một cột ngôn ngữ như sau:

polylang-allposts

Trong đó có 2 biểu tượng mang ý nghĩa thế này:

polang-icon-checked – Post này dành cho ngôn ngữ tương ứng với cột của nó.

polylang-icon-empty– Trỏ tới post tương ứng với ngôn ngữ của nó.

polang-icon-none – Post này chưa có ngôn ngữ tương ứng, nhấp vào để tạo.

Ví dụ:

polang-post-languages

Nghĩa là post này là phiên bản tiếng Thụy Điển, nhấp vào icon polylang-icon-empty sẽ dẫn tới trang sửa post của hai ngôn ngữ còn lại.

Khi tạo post mới, bạn nhìn bên cột Languages sẽ có phần chọn ngôn ngữ và nhập tên post của các ngôn ngữ còn lại. Tốt nhất là bạn hãy soạn ra các post khác nhau tương ứng với từng ngôn ngữ, sau đó mở lại từng post và nhập tên post của nó với phiên bản ngôn ngữ khác.

polang-addnewpost

Đối với Page thì tương tự nhé.

Thiết lập Category & Tag đa ngôn ngữ

Đối với category và tag thì cũng giống như post, tức là bạn sẽ tạo ra nhiều category khác nhau và trỏ nó thành các phiên bản ngôn ngữ cho từng category.

polang-category

Như hình trên thì thực ra nó là một category nhưng với 3 ngôn ngữ khác nhau. Bạn có thể thiết lập khi sửa category hoặc khi tạo category.

polang-category02

Và khi tạo post mới, danh sách category sẽ hiển thị ra tương ứng với ngôn ngữ mà bạn thiết lập cho post chứ không hiển thị hết tất cả nên bạn đừng lo nó sẽ rối.

Tương tự với tag.

Đa ngôn ngữ với theme và plugin

PolyLang không thể hỗ trợ bạn sửa các cụm từ trong theme và plugin thành đa ngôn ngữ, nhưng nó có thể load file ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ đang chọn để hiển thị ra bên ngoài. Điều này có nghĩa là, nếu bạn muốn plugin và theme của bạn hiển thị ngôn ngữ phù hợp trên ngôn ngữ khác nhau, thì bắt buộc theme và plugin của bạn phải có các file ngôn ngữ .mo trên host để nó có thể tải ra.

Nếu bạn chưa biết cách dịch theme thì hãy xem bài hướng dẫn tự dịch theme và plugin của mình nhé.

Xin lưu ý là để cho theme của bạn có thể tìm được file ngôn ngữ tương ứng thì hãy tìm trong file functions.php của theme đoạn load_theme_textdomain xem nó load file ngôn ngữ ở thư mục nào và đặt file ngôn ngữ vào thư mục đó.

Lời kết

PolyLang cũng chỉ vậy thôi nhưng những gì mình đã hướng dẫn ở trên đã đủ để cho bạn làm một website đa ngôn ngữ khá hoàn chỉnh nhất rồi. Nếu có khó thì mình nghĩ khó nhất chỉ là phần thiết lập theme hiển thị tốt đa ngôn ngữ thôi nhưng bạn cố gắng tự tìm hiểu và đọc kỹ sẽ làm được.

Chúc các bạn thành công!

Học Wordpress

Dịch ngôn ngữ trong WordPress trên website với Loco Translate

89



Vấn đề dịch thuật trong WordPress như dịch plugin và theme quả thực là một cơn ác mộng, đúng không chứ? Hầu hết các sản phẩm của WordPress bao gồm theme và plugin đều là tiếng Anh, mà nếu website bạn phục vụ cho đối tượng người Việt Nam hay một quốc gia nào đó thì dĩ nhiên phải cần dịch lại cho tương xứng, ít nhất là dịch các đoạn chữ hiển thị ra ngoài website.

Mặc dù ở blog mình đã có hướng dẫn sử dụng PoEdit để dịch thuật theme và plugin của WordPress nhưng nhiều người mới tham gia vẫn còn bỡ ngỡ, và đối với người làm chuyên nghiệp rồi thì hơi bất tiện vì phải tải gói ngôn ngữ về mà dịch.

Vậy có cách nào để có thể tạo gói ngôn ngữ nhanh cho một plugin hay theme và dịch trực tiếp trên website mà không cần tải về không? Dĩ nhiên có, trước đây mình có giới thiệu Codestyling Localization nhưng plugin đó lại dễ bị xung đột với một số plugin và theme, và chuối nhất là một số ngôn ngữ khi tạo ra lại có mã ngôn ngữ không đúng, ví dụ như ngôn ngữ tiếng Việt thì hiện nay WordPress sử dụng là vi.mo nhưng plugin đó lại sinh ra file tên là vi_VN.mo thành ra không làm việc được nếu bạn sử dụng WordPress tiếng Việt.

Nhưng thay vào đó, mình giới thiệu đến bạn một plugin khác có chức năng tương tự đó là hỗ trợ dịch file .po nhanh cho plugin/theme, hoặc tạo mới một file .po hoàn toàn tự động và bao gồm chức năng dịch và chuyển sang định dạng .mo, đó là plugin Loco Translate.

loco-translate-cover

Loco Translate là một plugin mới nhưng được đánh giá rất cao trong vấn đề hỗ trợ dịch thuật trên website WordPress. Với giao diện mang tính tương đồng với PoEdit, hỗ trợ dịch các form số nhiều y hệt như PoEdit và tự động đồng bộ các đoạn text trong theme/plugin là một ưu thế rất mạnh của Loco Translate.

Tại Loco Translate, bạn có thể dễ dàng tạo ra một gói ngôn ngữ nhanh nhất và nó sẽ tự động lưu trong thư mục ngôn ngữ thích hợp của plugin hoặc theme đó, hoặc bạn có thể sử dụng cấu trúc thư mục ngôn ngữ chung của WordPress ở /wp-content/languages/, mình khuyến khích bạn sử dụng tùy chọn global languages directory nếu dùng cho mục đích cá nhân để dễ quản lý gói ngôn ngữ.

Tạo một file PO nhanh cho plugin/theme trong Loco Translate

Tạo một file PO nhanh cho plugin/theme trong Loco Translate

Ở phần chỉnh sửa, giao diện rất trực quan, hỗ trợ tải file PO hoặc MO về máy và dĩ nhiên là tự động chuyển đổi từ PO sang MO để cho WordPress đọc mỗi khi bạn ấn nút Save.

loco-translate-edit

Và nó có làm việc được không? Chắc chắn là có, xem này.

loco-translate-after

Chỉ đơn giản vậy thôi.

Hướng dẫn sử dụng Loco Translate

Để sử dụng Loco Translate tốt và có thể xem ngay những thay đổi sau khi dịch, bạn hãy tiến hành đổi ngôn ngữ của website WordPress tại Settings -> General -> Site Language. Nếu bạn muốn dịch thành tiếng Việt thì trước tiên phải cài ngôn ngữ tiếng Việt vào WordPress và tiến hành sử dụng Loco Translate sau.

wordpress-site-language

Sau đó bạn cài plugin Loco Translate vào và truy cập vào Loco Translate -> Manage translations để quản lý các gói ngôn ngữ của plugin và theme.

loco-translation-manage-translations

Bạn tìm đến sản phẩm mà bạn cần tạo ngôn ngữ hoặc cần dịch và ấn New Language (để tạo gói ngôn ngữ) hoặc click thẳng vào tên ngôn ngữ để bắt đầu dịch.

loco-translate-createnew

Và chọn ngôn ngữ trên danh sách ngôn ngữ, nó sẽ tự động điền mã ngôn ngữ cho bạn. Bạn có thể chọn kiểu lưu gói ngôn ngữ bất kỳ.

Tạo một file PO nhanh cho plugin/theme trong Loco Translate

Tạo một file PO nhanh cho plugin/theme trong Loco Translate

Và cuối cùng là nó sẽ tự động nhập dữ liệu từ file template dạng .po có trong sản phẩm đó và bạn có thể bắt đầu dịch và ấn Save lại. Trường hợp nếu nó không xuất hiện chữ thì hãy ấn nút Sync để nó tự nhập text thủ công từ mã nguồn.

loco-translate-edit

Một số lưu ý khi dùng Loco Translate

Để tránh nhiều bạn thắc mắc khi gặp vấn đề thì mình xin nêu ra một số lưu ý khi sử dụng.

  • Theme/Plugin cần dịch phải có file template hiển thị là .po hoặc .pot. Nếu nó hiển thị kiểu “default.mo” thì bạn nên vào host, tìm file default.po và đổi tên thành [mã-ngôn-ngữ].po thủ công rồi dịch sau.
  • Tránh sử dụng trên host yếu vì nó có thể làm đơ host của bạn.
  • Hãy chắc chắn thư mục /wp-content/ và các thư mục bên trong nó đang được CHMOD 644 để có quyền ghi dữ liệu vào. Trường hợp khi dịch mà báo lỗi permission thì hãy liên hệ với nhà cung cấp host chứ không nên CHMOD thành 777 như giang hồ đồn đại.
  • Nếu dịch xong mà ngôn ngữ không được kích hoạt thì hãy kiểm tra lại ngôn ngữ của website bạn có trùng khớp không, và thử tạo lại file ngôn ngữ với kiểu tùy chọn lưu file khác.
  • Đây là plugin hỗ trợ bạn dịch thủ công plugin và theme chứ không phải plugin tự động dịch nội dung.
  • Code trong plugin/ theme chắc chắn phải được viết theo chuẩn gettext, xem thêm.
  • Xem FAQ của Loco Translate trước nếu gặp vấn đề.
  • Tên mã ngôn ngữ phải trùng khớp với mã ngôn ngữ của website đang sử dụng. Để kiểm tra chắc chắn thì bạn cứ ấn Ctrl + U lên để xem mã nguồn và xem ở dòng <html>.

Lời kết

Loco Translate mình đã sử dụng trong khoảng hơn 1 tuần qua trong việc phục vụ dịch một số từ quan trọng trong dịch vụ cài WordPress của mình và thấy nó hoạt động rất tốt nên mình cũng hy vọng rằng nó có sẽ có ích đối với bạn. Hãy nhớ một điều rằng đôi khi có một số theme bạn sẽ gặp tình trạng một số từ dịch nó sẽ ra, một số từ dịch nó sẽ không ra là vì có thể theme đó sử dụng nhiều textdomain khác nhau (kiểu như họ chắp vá nhiều code của nhiều tác giả vào) nên lúc đó bạn có thể sử dụng kèm thêm PoEdit để kiểm tra.

Học Wordpress

Hướng dẫn cài Wordfence Security cho WordPress

101

Bài này thuộc phần 6 của 7 phần trong serie Bảo mật WordPress

Wordfence là một trong các plugin miễn phí cho WordPress tốt nhất, và hiện nó là plugin miễn phí chuyên về bảo mật được nhiều người sử dụng nhất.

Sở dĩ nó được sử dụng nhiều như vậy là do có kèm theo nhiều tính năng cực kỳ tốt, có thể hạn chế được nhiều hình thức tấn công phổ biến như Local Hack, XSS, SQL Injection và có cả chức năng mật khẩu hai lớp, tự động quét mã độc trên host.

Trong bài này, mình sẽ giới thiệu qua các chức năng và cách sử dụng Wordfence Security để bạn bảo mật website WordPress của bạn tốt hơn.

Bạn có thể sử dụng plugin này cùng với iThemes Security vì Wordfence Security chuyên về tường lửa hơn.

Toàn bộ chức năng của Wordfence Security

http://vimeo.com/70908504

Trước khi sử dụng, mình xin liệt kê hết toàn bộ các chức năng có trong Wordfence Security để bạn biết nó có thể làm được gì, mặc dù chúng ta có thể không cần sử dụng hết các chức năng này.

  • Bổ sung công nghệ Falcon Engine để tạo bộ nhớ đệm cho website để tăng tốc lên 50 lần. Nếu dùng chức năng này, hãy tháo các plugin cache ra như WP Super Cache, W3 Total Cache.
  • Hỗ trợ tương thích với các plugin khác và theme khác, ví dụ như Woocommerce.
  • Tự động khóa những người tấn công phổ biến. Ví dụ một website nào đó sử dụng Wordfence mà bị tấn công và họ thiết lập chặn người tấn công đó, thì website của bạn cũng sẽ chặn người tấn công đó.
  • Thêm mật khẩu hai lớp bằng mã xác nhận qua điện thoại, giống như tài khoản Google vậy.
  • Quét lỗ hổng thông qua lỗi bảo mật “HeartBleed”.
  • Bắt buộc các người dùng khác trên website phải sử dụng mật khẩu phức tạp.
  • Tự động quét mã nguồn WordPress, plugin và theme để phát hiện mã độc. Đối với mã nguồn, nó sẽ so sánh với mã nguồn gốc của WordPress xem nếu có sự thay đổi gì thì sẽ thông báo cho bạn.
  • Thiết lập tường lửa để chặn các cách tấn công phổ biến và những người dùng spammer, ví dụ như giả dạng Googlebot.
  • Tự động khóa các người tấn công được liệt vào danh sách đen bằng cách kiểm tra IP nâng cao, kiểm tra domain trên WHO IS.
  • Theo dõi sự thay đổi của các tập tin trên host và bạn có thể tùy chỉnh tự động sửa chữa nếu tập tin đó bị thay đổi.
  • Tự động scan và tìm kiếm một số mã độc phổ biến như 99, R57, RootShell, Crystal Shell, Matamu, Cybershell, W4cking, Sniper, Predator, Jackal, Phantasma, GFS, Dive, Dx….và rất nhiều cái tên khác.
  • Tự động scan các trang trên website xem có bị liệt chèn mã độc hay không, và kiểm tra xem trang đó có bị Google liệt vào danh sách đen hay không.
  • Tự động tìm và khóa các mã độc khả nghi.
  • Tùy chỉnh giới hạn các bot có thể thu thập thông tin website, nhằm tránh tình trạng bị botnet tấn công tần suất lớn.
  • Theo dõi thời gian thực các lượt truy cập vào website của bạn, thống kê lỗi 404 trên website, thay đổi và sửa xóa nội dung,…
  • Theo dõi thời gian thực và thống kê các lượt truy cập dựa theo quốc gia.
  • Kiểm tra thông tin ổ cứng của host vì nhiều cách tấn công DDoS sẽ làm cho ổ cứng bạn bị đầy.
  • Và một số chức năng nhỏ khác.

Thiết lập Wordfence Security

Mình chỉ hướng dẫn qua các chức năng chính, bạn có thể chủ động tìm hiểu thêm các chức năng khác.

Sau khi cài plugin Wordfence Security, họ đã chủ động thiết lập cho bạn các chức năng quan trọng cần thiết để website của bạn trở nên an toàn.

Bạn có thể vào Wordfence -> Options và chọn lại Security Level để nó tự thiết lập tùy theo level, tốt nhất nếu website bạn đang bình thường, không có ai tấn công thì chỉ chọn Level 2 thôi.

wordfence-security-level

Chặn các quốc gia nguy hiểm

Nếu website của bạn là tiếng Việt thì nên chủ động chặn một số lượt truy cập từ các quốc gia mà bạn không cần họ vào để hạn chế tối đa cơ hội họ vào tấn công.

Để chặn quốc gia, các bạn vào Wordfence -> Country Blocking và chọn một số quốc gia bạn cần chặn rồi ấn Save Change.

wordfence-countryblocking

Một số quốc gia bạn nên chặn:

  • China
  • Russia
  • Israel
  • Turkey
  • Iraq
  • Iran
  • Germany

Còn các chức năng còn lại bạn có thể chủ động tìm hiểu nhé vì nó cũng không quá khó hiểu lắm đâu, riêng chức năng Falcon Engine Cache mình không nói qua vì không chắc là nó có làm việc được trên website của bạn hay không (nhưng mình test thì đều làm việc tốt) nên bạn có thể vào phần Wordfence -> Performence để bật chức năng này lên.

Chúc các bạn thành công!

Xem tiếp bài trong serie

Phần trước: Sau khi website bị hack – các công cụ và dịch vụ nên dùngPhần kế tiếp: Brute Force Attack là gì và làm thế nào để chống cho WordPress?

Học Wordpress

Đồng bộ database trong WordPress với WP DB Sync

98

Trong một vài trường hợp, đặc biệt là khi bạn tạo một phiên bản thử nghiệm cho website của mình ở một domain khác thì sẽ có nhu cầu đồng bộ dữ liệu trong database giữa hai website với nhau nhanh chóng. Ví dụ như website A bạn vừa thay đổi một số tùy chọn trong website mà bạn cũng muốn website B được đổi theo thì có thể ứng dụng kỹ thuật đồng bộ dữ liệu này. Ngoài ra kỹ thuật này cũng được ứng dụng nhiều trong các việc khác như chuyển đổi dữ liệu giữa hai website.

Trong WordPress, bạn có thể làm được việc này rất tốt và chuyên nghiệp với plugin WP DB Sync hoàn toàn miễn phí. Cũng nên nói thêm rằng, plugin này là bản custom lại của một plugin tương tự WP Migrate DB nhưng nó có hỗ trợ các chức năng mà vốn chỉ có trong Migrate DB Pro (trả phí).

Nên xem: Cấu trúc database của WordPress.

Chức năng của WP DB Sync

Giao diện của WP DB Sync

Giao diện của WP DB Sync

  • Đồng bộ hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu.
  • Có thể tùy chỉnh đồng bộ một table bất kỳ.
  • Hỗ trợ hai kiểu đồng bộ là Pull (gửi dữ liệu đi) và Push (lấy dữ liệu về).
  • Nếu đồng bộ table wp_posts thì sẽ có thêm chức năng đồng bộ luôn các file ảnh với WP Sync Media File.
  • Dễ sử dụng.
  • Hỗ trợ SSL nếu có.
  • Tự đổi địa chỉ của website khi mang database qua website đích.
  • Tùy chọn post type được phép đồng bộ.

Cách sử dụng

Trước khi sử dụng, bạn cần lưu ý một điều là bạn nên sử dụng giữa hai website trên cùng một môi trường. Ví dụ như bạn có thể sử dụng giữa hai website trên host hoặc hai website trên localhost, còn nếu bạn có một website ở localhost và một website trên host thì website trên host sẽ không thể sử dụng phương thức Push cho localhost vì nó không kết nối được.

 Pull

Pull nghĩa là bạn lấy một website để kéo dữ liệu của một website nào đó về. Trước tiên, bạn cần chắc chắn hai website đã cài plugin WP DB Sync.

Bây giờ mình định nghĩa như sau:

  • Website A: Website cần gửi dữ liệu đi.
  • Website B: Website sẽ nhận dữ liệu.

Sau đó mình vào website B -> Tools -> Migrate DB -> Settings và đánh dấu vào “accept pull request...” và copy cái Connection Info.

wp-db-sync-02

Sau đó vào website A -> Tools -> Migrate DB -> chọn Pull và copy cái connection info của website B vào.

Sau đó bạn có thể tùy chỉnh việc tự tìm kiếm một chuỗi dữ liệu nào đó và thay thế bằng chức năng Find Replace.

wp-db-sync-03

Hoặc bạn có thể tùy chỉnh bảng dữ liệu cần lấy về ở mục Table.

wp-db-sync-04

Cuối cùng là ấn Migrate DB để bắt đầu kéo dữ liệu về.

wp-db-sync-05

Push

Nếu Pull là phương thức lấy database về từ một website khác thì Push nghĩa là gửi database từ website hiện tại lên website khác.

  • Website A: Cần gửi dữ liệu đi.
  • Website B: Cần lấy dữ liệu về.

Cách sử dụng cũng y hệt như mình đã hướng dẫn ở trên, chỉ khác là bạn vào website B -> Tools -> Migrate DB -> Settings và đánh dấu “Accept push request….” và copy Connection Info. Sau đó vào website A -> Tools -> Migrate DB -> Push và dán cái Connection Info của website B vào.

Lời kết

Plugin này là câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi về việc đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu trong WordPress mà mình đã thấy rất nhiều bạn thắc mắc. Bạn có thể ứng dụng nó trong việc chuyển dữ liệu giữa các website với nhau hoặc phục vụ trong việc khác nâng cao hơn như Deployment chẳng hạn.

Học Wordpress

Thiết lập SEO by Yoast linh hoạt hơn với biến dữ liệu

<p>Khi thiết lập plugin SEO by Yoast, chắc bạn cũng có biết là cấu trúc tiêu đề và description của các post type và taxonomy sẽ được hiển thị dựa vào thiết lập các biến dữ liệu đặc biệt mà plugin này cung cấp sẵn. Ví dụ nếu ở phần Title của Post bạn thiết lập là thế này:</p>
89

Khi thiết lập plugin SEO by Yoast, chắc bạn cũng có biết là cấu trúc tiêu đề và description của các post type và taxonomy sẽ được hiển thị dựa vào thiết lập các biến dữ liệu đặc biệt mà plugin này cung cấp sẵn. Ví dụ nếu ở phần Title của Post bạn thiết lập là thế này:

yoast-variables

Thì điều này có nghĩa là Post của bạn sẽ được hiển thị thẻ <title> với cấu trúc “Tên của post – Tên website” ở mặc định. Vậy chúng ta có thể gọi, %%title%% là biến dữ liệu để in tiêu đề của post type và biến %%sitename%% để in tên của website. Các biến này đều được nằm trong giữa 4 ký tự phần trăm (%).

Lưu ý rằng, title chỉ hiển thị theo cấu trúc này nếu bạn không đánh dấu vào mục “Force rewrite titles” ở SEO -> Titles & Metas -> General. Còn nếu đánh dấu vào, nó sẽ hiển thị những gì mà bạn đã nhập trong phần thiết lập SEO Title trong mỗi post type hoặc taxonomy.

Vậy thì ngoài hai biến ví dụ ở trên, Yoast còn có biến nào nữa để giúp chúng ta có thể hiển thị title và description linh hoạt hơn? Rất nhiều nhé, mà ở bài này mình sẽ liệt kê ra toàn bộ các biến dữ liệu mà hiện tại plugin WordPress SEO by Yoast đang hỗ trợ.

Các biến dữ liệu cơ bản

Các biến dữ liệu cơ bản của plugin WordPress SEO by Yoast là những biến dễ sử dụng và cũng thường xuyên được sử dụng nhất.

Tên biến Giải thích
%%date%% Hiển thị ngày tháng đăng post/page.
%%title%% Hiển thị tiêu đề của post/page.
%%sitename%% Hiển thị tên website.
%%sitedesc%% Hiển thị mô tả của website thiết lập trong Settings -> General.
%%excerpt%% Hiển thị excerpt của post/page.
%%excerpt_only%% Hiển thị excerpt của post/page nhưng không tự tạo ra nếu không có.
%%tag%% Hiển thị tên (các) tag của post.
%%category%% Hiển thị tên (các) category của post.
%%category_description%% Hiển thị mô tả của category.
%%tag_description%% Hiển thị mô tả của tag.
%%term_description%% Hiển thị mô tả của một term ((Term ở đây bạn có thể hiểu là một đối tượng trong một taxonomy. Ví dụ trong category bạn có category tên A, và A đó chính là term của category)) trong một taxonomy mà post đang sử dụng.
%%term_title%% Hiển thị tiêu đề của term mà post đang sử dụng.
%%searchphrase%% Hiển thị từ khóa tìm kiếm mà người dùng đang tìm.
%%sep%% Hiển thị ký tự phân cách mà bạn có thể thiết lập trong SEO -> Titles & Metas -> General.

Các biến dữ liệu nâng cao

Nếu các biến ở trên không đủ nhu cầu của bạn thì bạn có thể sử dụng các biến dưới đây. Đặc biệt là nếu bạn làm việc với custom taxonomy và custom post type sẽ thấy nó có hiệu quả hơn.

Tên biến Giải thích
%%pt_single%% Hiển thị Single Label của post type
%%pt_plural%% Hiển thị Singular Label của post type
%%modified%% Hiển thị thời gian cập nhật lần cuối cùng của post type
%%id%% Hiển thị ID của post hiện tại
%%name%% Hiển thị tên tác giả của post
%%userid%% Hiển thị ID tác giả giả của post
%%currenttime%% Hiển thị giờ hiện tại
%%currentdate%% Hiển thị ngày tháng năm hiện tại
%%currentday%% Hiển thị ngày hôm nay
%%currentmonth%% Hiển thị tháng hiện tại
%%currentyear%% Hiển thị năm hiện tại
%%page%% Hiển thị số trang hiện tại (kiểu Trang 2/10)
%%pagetotal%% Hiển thị tổng số trang
%%pagenumber%% Hiển thị số trang hiện tại
%%caption%% Hiển thị caption của tập tin media đính kèm
%%focuskw%% Hiển thị từ khóa đang focus vào bài
%%term404%% Hiển thị slug của trang 404
%%cf_<custom-field-name>%% Hiển thị giá trị của một custom post field đang sử dụng trong post. Ví dụ: %%cf_tinhthanh%%
%%ct_<custom-tax-name>%% Hiển thị term của custom taxonomy.
%%ct_desc_<custom-tax-name>%% Hiển thị description của custom taxonomy.

Thật tuyệt vời phải không nào. Bây giờ bạn có thể áp dụng các giá trị này vào việc tối ưu SEO cho website với plugin WordPress SEO by Yoast cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn nhé.

Học Wordpress

Tuỳ biến chuyển hướng 301 chuyên nghiệp trong WordPress với SEO Redirection

123

Trong thời gian hỗ trợ các độc giả tại trang Hỏi đáp WordPress thì mình thấy nhu cầu cần chuyển hướng truy cập từ đường dẫn cũ sang đường dẫn mới rất nhiều. Ví dụ như có bạn đổi cấu trúc đường dẫn tĩnh (permalink) trong WordPress nên sẽ cần làm tự động chuyển hướng các lượt truy cập vào đường dẫn cũ sang đường dẫn mới.

Khi tạo ra các yêu cầu chuyển hướng đường dẫn thì bạn hầu như phải dùng đến tập tin cấu hình webserver (chẳng hạn như .htaccess trong Apache) nhưng việc viết các cấu hình trong tập tin này không phải ai cũng biết.

Nhưng rất may mắn là nếu bạn đang dùng WordPress thì có thể tạo ra các yêu cầu chuyển hướng đường dẫn dễ dàng nhưng có khả năng tuỳ biến cao với plugin SEO Redirection. Và đây cũng là một trong các plugin phải dùng của thachpham.com.

Có thể bạn thích: Sửa cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng

Các chức năng của SEO Redirection

Bảng điều khiển của SEO Redirection

Bảng điều khiển của SEO Redirection

SEO Redirection có nhiều chức năng như:

  • Hỗ trợ 3 kiểu chuyển hướng là 301, 302307. Nếu bạn muốn chuyển hướng vĩnh viễn thì dùng 3o1 nhé.
  • Hỗ trợ tuỳ chỉnh chuyển hướng dựa theo trang hoặc regular expression.
  • Có nút tạo chuyển hướng nhanh khi sửa Post/Page.
  • Theo dõi lịch sử chuyển hướng trên website.
  • Hỗ trợ wildcard redirect (*).
  • Theo dõi các trang 404 và tạo chuyển hướng từ các trang 404.
  • Tạo chuyển hướng cho trang lỗi 404.
  • Không sửa tập tin cấu hình webserver, nên nó hoạt động trên tất cả các webserver khác nhau từ Apache, NGINX đến LiteSpeed.
  • Có bản pro nhiều tính năng hơn mà bạn có thể mua tại đây. Mình vẫn sử dụng bản miễn phí và thấy rất tốt.

Đối với các tính năng trên, đặc biệt là có hỗ trợ regex nên hầu như bạn có thể tạo ra các yêu cầu chuyển hướng rồi.

Cách tạo một chuyển hướng đơn giản

Chẳng hạn bạn cần chuyển hướng từ địa chỉ http://domain.com/old-page.html sang http://domain.com/new-page.html thì bạn có thể tạo chuyển hướng với SEO Redirection như hình dưới đây.

seo-redirection-simple-redirect

Nếu bạn muốn chuyển sang một domain khác thì ở phần Redirect to bạn có thể nhập cả domain mới vào, ví dụ như http://new-domain.com/new-page.html.

Chuyển hướng nội dung trong tầng thư mục

Chẳng hạn bây giờ mình có các địa chỉ dạng https://thachpham.com/old-folder/page.html và cần chuyển hướng sang cấu trúc https://thachpham.com/new-folder/page.html thì mình sẽ tạo ra như sau:

Chuyển hướng dữ liêu theo thư mục

Chuyển hướng dữ liêu theo thư mục

Chuyển hướng với RegEx

seo-redirection-regex

Nếu bạn đã có kiến thức về RegEx thì có thể sử dụng nó để gom các đường dẫn cần chuyển hướng dựa vào quy tắt RegEx.

Lời kết

Cách sử dụng plugin này cũng chỉ có như vậy thôi nhưng mình tin là nó sẽ giúp bạn thao tác việc chuyển hướng trong website dễ dàng hơn mà không cần phải đụng vào các tập tin cấu hình webserver nữa vì sẽ dễ gặp lỗi.

Học Wordpress

Viết bài theo serie với plugin Organize Series

90

Ngoài việc phân loại bài viết với category và tag trong WordPress thì đối với các trang tạp chí hoặc blog có thể cần thêm một cách phân loại nữa đó là phân theo serie và sẽ hiển thị theo thứ tự từng phần như Thachpham.com đang làm, chẳng hạn bạn có thể xem bất kỳ serie nào tại đây.

Điều này có một lợi thế là bạn có thể đánh dấu một bài viết thuộc phần thứ bao nhiêu của serie rồi hiển thị theo trình tự, nhìn chung rất có lợi cho các trang có nội dung hướng dẫn.

Vậy thì làm cái này nên dùng plugin nào là tốt nhất? Nếu bạn là coder thì có thể sử dụng custom taxonomy rồi gắn vào thôi. Nhưng nếu bạn cần tìm plugin thì mình khuyên dùng plugin Organize Series và đây cũng là plugin mà blog này cũng đang sử dụng.

Các chức năng của OrganizeSeries

organizeseries-cover

  • Hỗ trợ hiển thị ảnh đại diện cho serie.
  • Tự đánh dấu thứ tự cho các bài viết trong serie.
  • Có thể thay đổi thứ tự bài viết trong serie.
  • Mặc định ở trang lưu trữ, post sẽ hiển thị theo thứ tự của serie.
  • Có nhiều addon trả phí để lựa chọn, xem tại đây.
  • Có thể tuỳ biến lại template.

Và một điều nữa bạn nên biết là plugin này cũng được cập nhật rất thường xuyên và có forum hỗ trợ nữa nên bạn cứ yên tâm sử dụng, nhiều blog lớn hiện nay cũng sử dụng plugin này.

Thiết lập plugin

Ngay sau khi cài đặt, bạn nên xem qua phần thiết lập tại Settings -> Series Options của nó để xem qua các chức năng chính của plugin trước khi sử dụng chính thức.

organizeseries-settings

Trong phần đó bạn có thể tự xem qua để hiểu thêm nhé. Nó có hai phần thiết lập chính là:

  • Series Automation Core Options – Các thiết lập chung cho plugin.
  • Series Templates Core Options – Tuỳ chỉnh cấu trúc hiển thị của các phần liên quan tới serie ra ngoài theme. Bao gồm sửa lại các đoạn chữ tiếng Anh.

Còn phần Series Table of Contents URL là thiết lập địa chỉ hiển thị danh sách toàn bộ serie ra ngoài front-end.

Sử dụng plugin

Trước tiên bạn cần tạo một serie tại Posts -> Manage Series.

organizeseries-manage

Rồi ở phần soạn Post, bạn có thể đưa nó vào một serie tuỳ thích và thiết lập phần hiển thị cho nó (Serie Part), nếu không nhập serie part thì nó sẽ tự thêm theo thứ tự.

organizeseries-post-assign

Và rồi mặc định các bài nằm trong serie sẽ hiển thị như thế này.

organizeseries-display

Dĩ nhiên bạn có thể cho ẩn các thành phần mà bạn cảm thấy không cần đi, ví dụ như ở Thachpham.com mình không có hiển thị cái danh sách các bài cùng serie ở đầu bài.

Tuỳ biến Serie TOC

Serie TOC là cái trang mà bạn sẽ cho nó hiển thị ra danh sách toàn bộ các serie có trong website mà bạn thiết lập trong Settings -> Series Options. Tuy nhiên nếu bạn có truy cập thì có thể nó sẽ hiển thị không tương thích với theme bạn đang sử dụng. Ví dụ như ảnh dưới.

organizeseries-seriestoc-dfSở dĩ có chuyện này xảy ra là do nó được mặc định sẵn một template nhưng template đó lại không có cấu trúc không giống với theme của website. Để cho nó hiển thị tốt hơn, bạn vào thư mục plugins organize-series và copy tập tin seriestoc.php vào thư mục theme đang sử dụng.

Sau đó bạn nên mở file archive.php hoặc category.php trong theme đang dùng bỏ vào seriestoc.php, sau đó thay thế đoạn loop hiển thị nội dung thành đoạn sau:

<?php wp_serieslist_display(); ?>

<div class="stocpagination"> <?php series_toc_paginate(); ?> </div>

Ví dụ:

Tuỳ biến template của taxonomy series

Khi cài plugin này vào thì nó sẽ thêm một custom taxonomy với tên làseries. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tạo ra tập tin taxonomy-series.php rồi copy code từ category.php vào rồi có thể sửa lại một chút để nó hiển thị như ý muốn.

Học Wordpress

Sửa cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng

<p>Các bạn đang sử dụng WordPress thì cũng đã biết rõ rằng tính năng Permalinks trong WordPress sẽ giúp chúng ta có các cấu trúc liên kết thân thiện hơn thay vì sử dụng cấu trúc liên kết động kiểu <code>http://domain.com/?p=xx</code>, thay vào đó ta có thể sử dụng cấu trúc liên kết như thachpham.com chẳng hạn bằng cách sử dụng Permalink.</p>
58

Các bạn đang sử dụng WordPress thì cũng đã biết rõ rằng tính năng Permalinks trong WordPress sẽ giúp chúng ta có các cấu trúc liên kết thân thiện hơn thay vì sử dụng cấu trúc liên kết động kiểu http://domain.com/?p=xx, thay vào đó ta có thể sử dụng cấu trúc liên kết như thachpham.com chẳng hạn bằng cách sử dụng Permalink.

Nhưng chẳng hạn bạn đang sử dụng một cấu trúc permalink nào đó mà thay đổi lại thì tất cả liên kết cũ sẽ bị lỗi 404. Điều này có nghĩa là, toàn bộ thứ hạng cũ của bạn trên các máy tìm kiếm như Google, Bing đều sẽ bị giảm thứ hạng do liên kết không tồn tại, vì nó đã đánh chỉ mục (index) dựa vào cấu trúc liên kết cũ.

Làm sao đổi cấu trúc permalink giữ nguyên thứ hạng?

Thứ hạng sẽ bị mất khi trang đó bị lỗi 404 (không tìm thấy trang), nên nếu bạn muốn giữ nguyên thứ hạng của một liên kết nào đó hoặc muốn chia sẻ thứ hạng này cho liên kết khác thì bạn phải sử dụng kỹ thuật 301 redirect (chuyển hướng vĩnh viễn).

Nên biết: Lỗi 404 giết chết website bạn thế nào?

Ví dụ trên Google mình có liên kết A đang giữ top 1 và nay mình muốn chỉ định liên kết B sẽ lên top 1 thay cho liên kết A thì mình sẽ phải sử dụng 301 redirect để chuyển hướng truy cập từ liên kết A sang liên kết B.

Nếu bạn cần chuyển hướng liên kết của một trang nào đó riêng lẻ thì có thể sử dụng tính năng 301 Redirection có trong SEO by Yoast hoặc plugin SEO Redirection mà mình đã giới thiệu.

Thế nhưng, giả sử blog bạn có 1000 bài viết có cùng cấu trúc nay bạn cần đổi cấu trúc thì không lẽ bạn làm thủ công cho 1000 bài viết đó, một giải pháp không hề dễ dàng xíu nào. Nhưng bạn đừng lo lắng, chúng ta có cách để đặt 301 redirection từ cấu trúc permalink cũ sang cấu trúc permalink mới với plugin Permalink Redirect.

Chuyển hướng permalink cũ sang permalink mới

Trước tiên bạn tải plugin Permalink Redirect về máy và cài đặt bằng cách vào Plugins -> Add New -> Upload.

Nếu bạn đã từng sử dụng tính năng Permalinks thì bạn vào phần Settings -> Permalinks sẽ thấy các cấu trúc permalink được khai báo thông qua từ khoá như thế này.

Tùy chỉnh permalinks cho WordPress

Ở phần Custom Structure, bạn sẽ thấy cấu trúc permalink hiện tại của mình. Giả sử mình sẽ cần đổi sang cấu trúc mới là /%postname%.html (đã thiết lập ở Settings) thì mình sẽ đặt redirect cho plugin Permalink Redirect như sau (Settings -> Permalink Redirect).

Permalink_Redirect_Manager

Và bây giờ bạn có thể thử vào cấu trúc permalink cũ sẽ thấy nó tự chuyển hướng về cấu trúc permalink mới. Rất dễ dàng phải không nào?

Học Wordpress

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress

54

Trên một số trang tin tức lớn như kenh14, vnexpress,…chúng ta có thể thấy mỗi một chuyên mục đều có một giao diện khác nhau. Trong thời gian cách đây khá lâu blog mình đã có một bài viết nói về việc sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho Post – Page nhưng cách này có vẻ hơi khó và cũng chưa hoàn thiện lắm.

Dĩ nhiên cách dễ nhất là sử dụng các plugin có sẵn nhưng thời gian qua lại không có plugin nào hỗ trợ việc này. Nói như thế không có nghĩa là không có vì bây giờ đã có một plugin miễn phí giúp chúng ta có thể dễ dàng sử dụng nhiều giao diện khác nhau cho trang bất kỳ, có thể tùy biến menu và widget trên từng giao diện, plugin đó chính là Multiple Themes.

Các tính năng của Multiple Themes

Một điều tuyệt vời của plugin này là cho phép chúng ta sử dụng một giao diện bất kỳ cho một đường dẫn bất kỳ chứ không phải chỉ gói gọn vào category, tag, post hay page. Nó cho phép chúng ta sử dụng một giao diện khác dựa trên truy vấn hoặc một truy vấn nào đó với giá trị nào đó. Ví dụ mình có thể áp dụng một giao diện đặc biệt dành cho các trang tìm kiếm với truy vấn là https://thachpham.com/?s=.

Hoặc nếu bạn đang sử dụng một số Parked Domain khác trỏ về website chính, plugin cũng có thể cho phép thiết lập các giao diện riêng dành cho các đường dẫn định danh này (Alias).

Cách sử dụng Multiple Themes

[alert color=”orange” type=”alert-message-background” title=”Chuẩn bị sẵn giao diện” size=”small”]Để sử dụng plugin này, giao diện của bạn phải được upload sẵn lên website tại thư mục /wp-content/themes/ hoặc tải về từ thư viện WordPress Themes.[/alert]

Sau khi cài plugin Multiple Themes hoàn tất, chúng ta sẽ tiến hành thiết lập tại Settings -> Multiple Themes plugin.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 30

Tại đây chúng ta sẽ có các phần bao gồm:

  • Settings: thiết lập cơ bản để chọn theme cho trang chủ, các trang con.
  • Site Aliases: Thiết lập các tên miền aliases để hỗ trợ plugin xác định đường dẫn, nếu bạn có sử dụng thêm parked domain để trỏ về website chính.
  • Advanced Settings: Thiết lập theme cho toàn trang, toàn post hay toàn page.
  • Theme Options: Hướng dẫn thiết lập menu, widget cho plugin này.
  • System Information: Thông tin hệ thống host đang chạy website.
  • Help: Hướng dẫn gửi yêu cầu hỗ trợ đến tác giả.

Nhìn chung là vậy, ở dưới mình sẽ hướng dẫn một số case cơ bản khi dùng plugin này.

Dùng giao diện riêng cho trang chủ

Để thiết lập một giao diện dùng riêng cho trang chủ, chúng ta sẽ vào phần Settings của plugin này và tìm mục Select Theme for Site Home, ở đây bạn sẽ chọn giao diện cần sử dụng cho trang chủ.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 31

Như vậy nghĩa là mình sẽ sử dụng giao diện Hueman cho trang chủ. Ở đây plugin sẽ không phân biệt trang chủ bạn là một trang tĩnh hay danh sách các bài viết mới nhất, miễn đường dẫn là domain-của-bạn.ltd là nó nhận đây là trang chủ.

Thiết lập giao diện cho một trang bất kỳ

Ví dụ bạn muốn thiết lập giao diện riêng cho một category thì cũng vào mục Settings của plugin này và tìm mục For An Individual Page, Post or other non-Admin page, sau đó thêm đường dẫn của trang tại phần URL of Page, Post, Prefix or other và chọn giao diện cần kích hoạt.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 32

Bạn có thể dùng URL bất kỳ, kể cả một post hay một page nào đó.

Xóa thiết lập giao diện của một trang

Sau khi thiết lập giao diện của một trang bất kỳ mà bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, chúng ta có thể xóa đi trong mục Settings, tại phần Current Theme Selection Entries và đánh dấu mục Delete vào trang cần xóa rồi ấn Change là hoàn tất.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 33

Thiết lập giao diện cho tất cả Post và Page

Để thiết lập giao diện riêng cho tất cả Post hoặc Page còn lại (ngoại trừ các trang đã thiết lập giao diện riêng), bạn có thể truy cập vào mục Advanced Settings của plugin này và tìm phần Select Theme for All Pages để thiết lập giao diện cho tất cả page, và mục Select Theme for All Posts để thiết lập giao diện cho tất cả post.Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 34

Thiết lập giao diện cho các trang còn lại

Khi sử dụng plugin này, bạn nên thiết lập giao diện sử dụng cho các trang còn lại thay vì sử dụng theme kích hoạt ở Appearance -> Themes, lý do chút nữa ở phần dưới mình sẽ nói sau. Để thiết lập phần này bạn vào phần Advanced Settings của nó và tìm phần Theme for Everything.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 35

Tùy chỉnh giao diện khi sử dụng Multiple Theme

Trên mỗi giao diện đều có cách thiết lập Menu, Widget khác nhau nên khi sử dụng plugin này, chúng ta cần phải thiết lập các phần này cho toàn bộ theme để đảm bảo giao diện hiển thị ra như ý muốn.

Thiết lập Menu

Bạn vào mục Appearance -> Customize trong trang quản trị.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 36

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập tại phần Active Theme bằng cách ấn vào nút Change. Nếu giao diện đang kích hoạt là giao diện cần thiết lập thì thôi.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 37

Sau đó tìm phần Menus và gán menu vào thôi.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 38

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Menus trong WordPress

Thiết lập Widget

Cũng giống như thiết lập menu, bạn vào Appearance -> Customize.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 36

Sau đó chọn giao diện cần thiết lập.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 37

Và cuối cùng là chọn Widgets để thêm widget vào giao diện.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 41

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Widget trong WordPress

Thiết lập Theme Options

Với các giao diện có Theme Option (các tùy chọn đi kèm với theme) sử dụng tính năng Customize có sẵn của WordPress thì quá dễ rồi, chúng ta có thể sử dụng cách giống như trên để thiết lập cho từng theme.

Một vài trường hợp giao diện có phần Theme Option riêng biệt như thế này chẳng hạn.

Sử dụng nhiều giao diện trên một website WordPress 42

Vậy thì ta chỉ còn một cách là kích hoạt giao diện cần sửa Theme Options lên tại mục Appearance -> Themes và sau đó truy cập vào phần Theme Option của giao diện đó mà chỉnh sửa.

Để làm phần này thì bạn nên thiết lập giao diện mặc định của toàn trang tại phần Advanced Settings -> Theme for Everything để khi kích hoạt giao diện của trang sẽ không bị ảnh hưởng.

[alert color=”orange” type=”alert-message-background” title=”Lưu ý khi kích hoạt giao diện” size=”small”]Khi kích hoạt giao diện thì các thiết lập Menus, Widgets của từng giao diện mà ta đã thiết lập trước đó có thể bị mất, vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng. Tốt nhất là nên sử dụng các giao diện sử dụng toàn bộ là Customize hết.[/alert]

Lời kết

Sau khi tìm hiểu nhiều giải pháp khác nhau thì mình thấy đây là plugin sử dụng nhiều giao diện cho website WordPress ổn định và dễ sử dụng nhất hiện tại, ít gặp rắc rối hơn bởi vì WordPress mặc định không hỗ trợ nên việc sử dụng nhiều giao diện cùng lúc có thể sẽ hơi rắc rối và nhiều lỗi, quan trọng là giải pháp nào ít lỗi hơn thôi.

Hy vọng plugin này sẽ giúp được nhiều bạn.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Các plugin giúp tạo backlink nội bộ trong WordPress

190

Trong lúc các bạn đọc bài hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress chắc hẳn đã thấy mình nhắc tới khái niệm backlink nội bộ trong các bài viết. Để cho tường tận và dễ hiểu hơn cho một số người mới tìm hiểu về WordPress.

Backlink nội bộ là gì?

Liên kết sâu nghĩa là một liên kết dẫn đến nội dung liên quan có trong bài viết để tăng cường sự tương quan giữa nội dung đối với người đọc. Để dễ hiểu hơn các bạn cứ nhìn lên trên sẽ thấy liên kết dẫn tới bài viết “hướng dẫn SEO chi tiết cho WordPress“, đó chính là backlink nội bộ.

Lợi ích của backlink nội bộ

Tăng pageview và giảm tỷ lệ bounce rate

Nếu khách “out” ngay từ lần truy cập đầu tiên mà không khám phá các nội dung khác, tỷ lệ bounce rate sẽ tăng cao khiến Google đánh giá thấp thứ hạng trên website của bạn. Lúc này, chúng ta sẽ thêm các backlink nội bộ trong bài viết giúp giới thiệu một số bài viết có nội dung liên quan và người dùng có thể click vào để đọc, từ đây tỷ lệ pageview của bạn sẽ tăng lên, đồng nghĩa bounce rate cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Chống lại nạn copy bài viết

Đa phần hiện nay các thủ thuật copy bài viết tự động sẽ lấy luôn cả mã HTML trong bài viết của bạn, và nếu bài viết của bạn có chứa các backlink nội bộ dẫn tới trang của mình thì việc copy bài viết của bạn sẽ giúp bạn tăng backlink một cách đáng kể. Ngoài ra nếu bạn sử dụng văn phong khéo léo để “chèo lái” các backlink nội bộ, họ có thể sẽ không muốn copy bài của bạn vì nếu copy mà không để lại backlink nội bộ thì thành ra bài viết trở nên trống rỗng.

Giúp bot tìm kiếm đánh chỉ mục nhanh hơn

Nếu như blog bạn có nhiều bài viết thì backlink nội bộ sẽ giúp các bot tìm kiếm giảm thời gian đánh chỉ mục các bài viết có trên blog một cách đáng kể nhờ việc dò tìm tới các backlink nội bộ có trong bài viết.

Tới đây thì bạn đã hiểu backlink nội bộ tác động tới chất lượng bài viết của bạn như thế nào rồi. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài phương thức cơ bản để tạo backlink nội bộ và một số lưu ý cần tránh khi tạo backlink nội bộ.

Xây dựng backlink nội bộ như thế nào?

Nói về việc xây dựng backlink nội bộ thì chúng ta chỉ hiểu đơn giản là chèn một liên kết có liên quan vào trong bài viết. Chúng ta có thể làm nó bằng việc tự động (dùng các plugin có trong WordPress) hay làm thủ công để tăng chất lượng của backlink nội bộ. Một lát nữa chúng ta sẽ thảo luận về những plugin này sau, bây giờ chúng ta sẽ cần nên biết một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ.

Một số lưu ý khi tạo backlink nội bộ

Không dùng các anchor text vô nghĩa

Chúng ta thường có thói quen chèn một liên kết với một vài ký tự vô nghĩa kiểu như “nhấp vào đây“, “click here“, “xem thêm“. Như thế vừa khó hiểu cho các bot tìm kiếm vừa gây khó khăn để xác định nội dung liên quan với người đọc. Chúng ta nên sử dụng các dòng chữ có nghĩa chi tiết giống như “Hướng dẫn sử dụng WordPress“.

Không chèn thẻ nofollow vào backlink nội bộ

Thẻ rel="nofollow" giúp bạn ngăn chặn bot tìm kiếm theo dõi một liên kết nào đó. Đối với các liên kết trỏ ra ngoài thì thẻ này sẽ giúp bạn tránh các rủi ro giảm thứ hạng, tuy nhiên nếu bạn tạo backlink nội bộ trỏ tới các bài viết có trong website thì việc gì lại không cho bot tìm kiếm “đụng chạm” tới nó.

Không chèn quá nhiều liên kết cho một nội dung

Nghĩa là không lặp đi lặp lại các backlink nội bộ nhiều lần. Một số người có thói quen gắn backlink nội bộ cho một từ khóa nào đó và bài viết lặp đi lặp lại từ khóa đó bao nhiêu lần là các liên kết hiển thị bấy nhiêu lần. Như thế trông bài viết sẽ trở nên lộm cộm một cách khó hiểu.

Một số plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ

Trước khi xem các plugin này bạn phải phân biệt giữa backlink nội bộ và danh sách bài viết liên quan. Xét cho cùng thì 2 cái đó đều là hình thức tạo backlink nội bộ, nhưng về giá trị sử dụng thì khác nhau hoàn toàn. Liên kết sâu nghĩa là một liên kết sẽ được chèn vào ngay giữa bài viết ở một số từ khóa cụ thể, còn danh sách bài viết liên quan là hiển thị một danh sách riêng biệt ở cuối hay đầu bài viết.

SEO Auto Links

Plugin này sẽ giúp bạn tự chèn link vào các từ khóa của post, page, category và tag. Ngoài ra, chức năng Custom Keyword của nó có thể cho bạn chèn bất cứ link nào vào từ khóa nào mà bạn muốn.

SEO Auto Links & Related Posts

Tới thời điểm hiện tại thì đây là plugin tốt nhất để tạo backlink nội bộ tự động hoàn toàn miễn phí trong WordPress. Không những tự động chèn liên kết vào một số từ khóa chỉ định, các tags hay categories, mà nó còn hỗ trợ bạn tạo danh sách bài viết liên quan rất đẹp mắt, hỗ trợ ảnh thumbnail và slide bên phải màn hình. Theo lời khuyên của mình thì hãy bỏ qua SEO Smart Link Pro ở trên mà hãy sử dụng cái này, không áy náy chuyện bản quyền.

nrelate Related Content

Đây là plugin hỗ trợ bạn tạo các bài viết liên quan tự động hỗ trợ ảnh thumbnail. Dễ cài đặt và sử dụng là lợi thế của plugin này.

Yet Another Related Posts 

Tự động tạo danh sách bài viết liên quan thông minh, hỗ trợ nhiều cách tùy chỉnh.

Tuy đã có những plugin hỗ trợ chèn backlink nội bộ tự động nhưng bạn nên áp dụng thêm một số chèn link thủ công để gia tăng chất lượng các bài viết liên quan, việc làm này có thể giúp bạn chắc chắn rằng không có bài viết nào trong blog bị lãng quên. Còn rất nhiều các plugin tương tự nhưng mình chỉ giới thiệu 4 plugin mà theo mình là tốt nhất cho tới thời điểm hiện nay, bấy nhiêu đó thôi là đủ cho tất cả những gì bạn cần để tạo dựng backlink nội bộ. Nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và cài đặt các plugin trên thì hãy cho mình biết tại phần bình luận.

Học làm SEOHướng Dẫn SEO

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO?

156

Rich Snippets là gì? Rich Snippets có ích gì cho SEO? Trong khoảng vài tháng trở lại đây, chắc hẳn bạn đã nhìn thấy vô số kết quả tìm kiếm đặc biệt như thế này trên Google. Đoạn trích nổi bật (tiếng anh là Rich Snippets) là những ô kết quả đặc biệt, trong đó định dạng của kết quả tìm kiếm thông thường được đảo ngược để đoạn trích mô tả xuất hiện ở trên cùng.

Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?
Rich Snippets là gì? Đoạn trích nổi bật của Google hoạt động như thế nào?

Bên cạnh sự việc này thì trên một số trang hỏi đáp hay diễn đàn Webmaster lần lượt xuất hiện rất nhiều các câu hỏi kiểu “Làm sao để hiển thị avatar trên máy tìm kiếm?“, “Hỏi cách tạo bài viết có sao trên Google“, “Các kết quả tìm kiếm đặc biệt“…v..v…Và tất cả những thông tin đặc biệt trên các kết quả tìm kiếm đó được gọi chung là Rich Snippets.

Vậy Rich Snippets là gì?

Nói theo cách dễ hiểu, Rich Snippets là đoạn thông tin đặc biệt dùng để hiển thị các thông tin thêm có trong những bài viết đặc biệt (bài đánh giá, sản phẩm, ứng dụng, công thức nấu ăn, địa chỉ công ty..v.v..) trên các máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing) nhằm cung cấp thêm những thông tin giá trị đến người tìm kiếm giúp họ xác định kết quả tìm kiếm mà họ đang cần.

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến:

  1. Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.
  2. Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
  3. Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
  4. Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
  5. People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
  6. Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
  7. Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
  8. Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
  9. Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
  10. Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.

Ngoài ra còn 1 vài loại nữa nhưng mình cũng chưa tìm hiểu kỹ, cộng thêm ít người sử dụng nên mình cũng không phổ biến ra đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể xem Rich Snippets Type trên Google.

Lợi ích khi sử dụng Rich Snippets

Mỗi loại Rich Snippets đều có những lợi ích đặc trưng khác nhau, nhưng tất cả các lợi ích đó chúng ta có thể hiểu là làm nổi bật kết quả của website mình trên máy tìm kiếm. Đồng thời bổ sung những thông tin có giá trị đến với người dùng và tăng khả năng họ click vào nếu các thông tin đó phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ, tất nhiên tỷ lệ Click-Through Rate (CRT – tỷ lệ click vào so với số lần hiển thị) cũng được cải thiện đáng kể.

Xem thêm: 7 cách tăng CTR trên Google Search.

Đó là những lợi ích chung, còn các lợi ích riêng cho từng loại Rich Snippets mình có kể ra đây tới mai cũng không hết, nếu bạn có câu hỏi tương tự như thế này thì hãy sử dụng Rich Snippets ngay và bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bạn không biết sử dụng Rich Snippets như thế nào ư? Đừng lo lắng, mình sẽ tiếp tục bài viết với việc hướng dẫn sử dụng Rich Snippets.

Hướng dẫn áp dụng Rich Snippets cho website

Rich Snippets có thể kích hoạt được bằng 3 định dạng đó là microdata, microformatRDFa. Để bài viết không trở nên lan man và khó hiểu thì mình tạm thời không nhắc tới định nghĩa của chúng ở đây vì nó hơi đi ra ngoài nội dung SEO một tí, mình sẽ đề cập tới nó vào một dịp viết bài về HTML và HTML5.

Để website của bạn có thể hỗ trợ hiển thị Rich Snippets ở máy tìm kiếm thì bạn cần khai báo nội dung bằng các thẻ HTML mặc định của từng loại Rich Snippets, bạn có thể truy cập vào Trang trợ giúp của Google để xem các thẻ đó và hướng dẫn sử dụng từng loại Rich Snippets.

Còn nếu bạn lười viết lại các thẻ định dạng Rich Snippets thì có thể sử dụng công cụ Microdata Generator để tự động tạo Rich Snippets thông qua các dữ liệu nhập qua form.

Sử dụng Rich Snippets trong WordPress

Nếu bạn đang sử dụng WordPress để làm website thì có thể dễ dàng thêm Rich Snippets vào bài viết với một số plugin hỗ trợ, dưới đây là những plugin tạo Rich Snippets tốt nhất mà mình biết:

  • RDFa Breadcrumb – tạo thanh điều hướng hỗ trợ Rich Snippet
  • Schema Creator by Norcross & Raventools
  • Opengraph and Microdata Generator by Abhik
  • Easy Recipe by The Orgasmic Chef
  • Google Author Link by Help for WP
  • RDFa Breadcrumb by Yawalkarm
  • Yet Another Star Rating – hiển thị sao trên Google Search

Kiểm tra tính hợp lệ của Rich Snippets

Sau khi bạn đã đưa các microdata vào bài viết để tạo Rich Snippets thì đa phần đều lo lắng rằng không biết mình đã làm đúng hay chưa, nó có hiển thị trên máy tìm kiếm không. Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể kiểm tra tính hợp lệ của nó ngay tức thì bằng công cụ Rich Snippets Testing Tool của Google.

Hướng dẫn hiển thị avatar trên máy tìm kiếm

[quote_center]Tính năng này đã bị Google hủy bỏ.[/quote_center]

Từ đầu bài viết tới giờ bạn có thể sẽ không thấy cách cho phép hiển thị avatar trên các kết quả tìm kiếm của website bạn ở máy tìm kiếm Google. Vâng, nếu bạn muốn làm việc này thì theo dõi hướng dẫn dưới đây.

Điều kiện đầu tiên là bạn phải có một tài khoản Google Plus và có avatar ở đó để nó có thể hiển thị.

Sau đó, các bạn làm theo trình tự sau đây:

Bước 1: Truy cập vào trang chỉnh sửa thông tin cá nhân ở Google Plus và thêm link website cần hiển thị avatar ở máy tìm kiếm trong phần Contributor to.

Bước 2: Thêm thẻ sau vào giữa cặp thẻ <head></head> trong website:

<link rel="author" href="LINK GOOGLE PLUS PROFILE"/>

Thay chữ LINK GOOGLE PLUS PROFILE thành link dẫn tới trang cá nhân Google Plus của bạn. Ví dụ, đối với mình thì nó sẽ như thế này

<link rel="author" href="https://plus.google.com/u/0/111412027640655042572"/>

Bước 3: Vào Rich Snippets Testing Tool để kiểm tra nó có hiện avatar trên website hay không, nếu thành công thì bạn sẽ thấy nó hiển thị như thế này:

Rich Snippets là gì và có ích cho SEO như thế nào? 28

Lời kết

Tới đây mình tin rằng bạn đã hiểu ra một phần nào về Rich Snippets và đã biết tại sao có một số kết quả tìm kiếm đặc biệt được hiển thị trên máy tìm kiếm. Trong bài viết này có thể bạn sẽ cảm thấy thiếu khi mình không nói qua các định dạng Rich Snippets (microdata, microformat và RDFa) nhưng thành thật mà nói, nếu bạn chỉ cần biết cách sử dụng Rich Snippets thì không cần tìm hiểu kỹ về nó lắm, mình sẽ nhắc chi tiết tới nó vào các bài viết khác liên quan chặt chẽ hơn.

Nếu bạn vẫn có thắc mắc nào liên quan đến Rich Snippets, đừng ngần ngại nói cho mình biết tại phần bình luận nhé.

Một số bài viết nước ngoài liên quan đến Rich Snippets nên đọc:

  • [Infographic] Rich Snippets and Authorship: Implementation and Benefits
  • Why Is Google Allowing Rich Snippet Spam?
  • Are Rich Snippets the New Generation of Spam?
  • The Ultimate Guide to Rich Snippets for SEO
Hướng Dẫn SEOSeo cơ bản

Hướng dẫn cách SEO website WordPress toàn tập mới nhất 2023

189

Khi bạn tìm đến đây thì có lẽ bạn đã nghe sơ qua về SEO đúng không? Vậy SEO là gì thì mình chắc không cần phải nói qua nữa.

Khi dùng WordPress, có thể bạn sẽ nghe nói WordPress hỗ trợ SEO rất tốt. Điều này cũng đúng nhưng nó chỉ đúng một phần bởi vì WordPress chỉ thật sự SEO tốt khi bạn cấu hình nó một cách chính xác, sử dụng các plugin hỗ trợ SEO đúng cách và tự tối ưu lại giao diện đạt chuẩn SEO.

Nếu bạn mới sử dụng WordPress mà chưa có kinh nghiệm SEO cho nó thì ở trong bài viết này, bạn sẽ có được một guide chi tiết nhất về việc SEO trong WordPress. Tại đây, bạn sẽ biết được cách thiết lập WordPress chuẩn SEO như thế nào, cách kết hợp các plugin ra sao, các công việc cần làm để hỗ trợ SEO tốt.

Bạn đã bắt đầu chưa? Hãy xem qua bảng nội dung phía dưới để chọn phần bạn muốn đọc nhé.

Thiết lập cơ bản cho WordPress để chuẩn SEO

Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO

Mặc định WordPress sẽ có đường dẫn kiểu http://example.com/?p=123. Đường dẫn thế này sẽ không bao giờ chuẩn SEO vì nó không chứa các từ khóa của bài viết hoặc trang cần SEO lên đó, và quan trọng là kém chuyên nghiệp.

Hãy nhìn vào đường dẫn hiện tại của Thachpham.com:

https://thachpham.com/seo/seo-blog-wordpress.html

Đẹp chứ, mà lại có các từ khóa cần SEO nữa. Để làm được việc này, hãy vào Settings -> Permalink -> Custom Structure và copy đoạn bên dưới vào:

/%category%/%postname%.html
Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Thiết lập cấu trúc đường dẫn chuẩn SEO

Cấu trúc trên nghĩa là đường dẫn bài viết của bạn sẽ có cấu trúc là http://domain.com/tên-category/tên-bài-viết.html.

Hoặc bạn cũng có thể dùng một cấu trúc khác đó là:

/%postname%

Hãy nên nhớ rằng, bạn nên chọn cố định một cấu trúc đường dẫn để sử dụng vĩnh viễn bởi vì sau này nếu bạn đổi đi, các bài viết cũ sẽ bị lỗi 404 nếu bài đó vẫn còn lưu cache trên Google, như thế rất nguy hiểm.

Sử dụng tên miền có WWW hoặc không có WWW

Cái này cũng rất quan trọng trong việc hiển thị, bạn nên quy định rõ cấu trúc tên miền có www hoặc không có www. Bản thân mình khuyến khích nên sử dụng loại không có www vì đỡ tốn diện tích đường dẫn.

Để thiết lập, hãy vào Settings -> General và nhập tên miền theo cấu trúc mà bạn muốn.

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Sử dụng cấu trúc tên miền không có WWW

Lúc này, nếu bạn cố tình gõ www.example.com thì nó sẽ tự động chuyển sang dạng không có www. Nếu bạn có thiết lập DNS cho subdomain www thì nó sẽ tự động redirect về dạng tên miền không có www mà bạn đã thiết lập.

Tối ưu title trang chủ chuẩn SEO

Title và description ngoài trang chủ sẽ quyết định xem trang chủ website của bạn có thân thiện ngoài máy tìm kiếm Google hay là không.

seowp-titledescriptionoptimize

Việc viết title và description tối ưu sẽ không chỉ giúp bạn có thứ hạng tốt trên Google mà còn giúp bạn thu hút được nhiều lượt click nếu bạn viết nó có ý nghĩa, dễ nhìn dễ đọc.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa tối ưu cho Title và Description

Để tối ưu title và description ngoài trang chủ thì hãy nên dùng plugin SEO by Yoast (cũng là plugin mà mình sẽ hướng dẫn trong suốt bài này) để làm nhé.

Sau khi cài xong, hãy vào SEO >> Titles & Metas >> Home và bạn viết title và description vào khung tương ứng.

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Viết Title và Description cho trang chủ trong plugin SEO by Yoast

Xây dựng website chuẩn SEO

Lựa chọn theme chuẩn SEO

Mặc dù không nhất thiết phải có theme chuẩn SEO thì mới SEO được nhưng việc bạn có một theme chuẩn SEO thì sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi mới bắt đầu.

Sở dĩ theme chuẩn SEO hỗ trợ SEO tốt là vì nó được tối ưu cấu trúc giao diện để bot dễ dàng xác định nội dung chủ đạo trong website. Đồng thời tối ưu tốc độ, tập trung vào nội dung, tối ưu các thẻ heading, cấu trúc giao diện chuẩn Schema.org,.. để bạn có thể sở hữu một giao diện chuẩn SEO nhất.

Dưới đây là các theme chuẩn SEO mà mình biết được:

Miễn phí

  • Các theme của Hybrid Framework.
  • SwiftThemes

Trả phí

  • Genesis Framework
  • Canvas Framework

Nhưng nhìn chung, có một vấn đề khi chọn theme chuẩn SEO là hãy chọn các theme ít hiệu ứng càng ít càng tốt, cấu trúc dạng blog để tăng tốc thời gian index nội dung mới trên website.

Tạo XML Sitemap và submit lên Google

XML Sitemap là một file bản đồ website có định dạng là .xml giống như cái này để giúp bot dễ dàng nhận được nội dung mới và index nó nhanh hơn.

Sau khi tạo xong, bạn cũng cần phải submit nó lên Google thông qua dịch vụ Google Webmasters Tools để nó bắt đầu hoạt động với vai trò xác định bản đồ website.

Bạn có thể xem video này để biết cách tạo XML sitemap trong WordPress và submit lên Google.

Tạo file robots.txt

File robots sẽ có tác dụng điều hướng các bọ của những cỗ máy tìm kiếm, bạn có thể “nói” cho nó biết thư mục nào là không được index. Hiện nay Google là máy tìm kiếm lớn nhất nên hầu như chúng ta chỉ tạo file robots dành cho bot của Google.

Để tạo file robots.txt, bạn có thể tự tạo thủ công một file tên robots.txt và upload nó vào thư mục gốc của website WordPress (ngang hàng với wp-config.php), và thường là sẽ có nội dung là:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/

Nội dung trên nghĩa là bạn chỉ định toàn bộ bot tìm kiếm không được thu thập dữ liệu trong thư mục /wp-admin/ và /wp-includes).

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast để tạo bằng cách vào SEO >> Edit Files và ấn vào nút tạo nếu chưa có. Sau khi tạo xong nó đã thêm sẵn nội dung cho file này.

Thêm bài liên quan ở mỗi bài viết

Nếu bạn đọc bài tại Thachpham.com thì chắc chắn sẽ thấy được mục Có thể bạn sẽ thích ở ngay cuối bài, ở đó nó sẽ hiển thị các bài liên quan mật thiết đến bài bạn đang đọc. WordPress có thể xác định được bài liên quan thông qua từ khóa trong nội dung, tiêu đề, tag và category.

Xem thêm: Các plugin tạo bài liên quan tốt nhất.

Về mặt ý nghĩa, các bài liên quan sẽ giúp bạn tăng cường liên kết sâu, kích thích người dùng xem nhiều trang hơn khi vào website bạn.

Tăng tốc website

Tăng tốc WordPress

Nếu website bạn có tốc độ tốt thì chắc chắn sẽ có lợi cho SEO hơn vì Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Mặt khác, website tốc độ cao sẽ giúp bot index được nhiều trang hơn.

Tốc độ của một website WordPress phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bạn có thể xem các bài thủ thuật tăng tốc WordPress nếu cần thêm kiến thức.

Nhưng trong đó, có một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ website đó chính là tốc độ của hosting mà bạn đang dùng. Tốt nhất, hãy chọn ra các hosting có tốc độ tốt nhất để sử dụng.

Kết nối website với mạng xã hội

Mạng xã hội có ảnh hưởng tới SEO hay không thì mình không dám nói, nhưng mình chắc chắn một điều mạng xã hội sẽ giúp bạn có được không ít lượt truy cập vào website, ở Việt Nam thì mạng xã hội lớn nhất là Facebook.

Kết nối website với mạng xã hội ở đây nghĩa là:

  • Chèn các nút mạng xã hội vào website.
  • Liên kết đến fanpage – group của bạn.
  • Tạo điều kiện cho người dùng share nội dung lên mạng xã hội bằng cách chèn nút Share.
  • Sử dụng Open Graph để tối ưu nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.
  • Sử dụng Facebook Insight để thống kê, thu hút lượt truy cập.

Vậy trong WordPress làm thế nào để làm các việc trên? Cách đơn giản nhất là dùng plugin, bên dưới là các plugin để làm từng công việc trên:

  • Chèn nút like – share, +1 của mạng xã hội: Digg Digg Plugin.
  • Liên kết đến fanpage – group: Facebook Plugin (còn nhiều tính năng khác).
  • Tối ưu Open Graph: SEO by Yoast.
  • Sử dụng Facebook Insight: SEO by Yoast mục SEO >> Social

Tạo trang Archives (Lưu trữ)

Trang lưu trữ này nó cũng giống như một sitemap nhưng đó là dành cho người đọc, nhưng nó cũng phần nào giúp bot tìm kiếm dễ dàng xác định nội dung.

Ở trang lưu trữ này nó có thể liệt kê toàn bộ tags và categories hiện có, các bài viết theo từng chuyên mục,….Nói chung là nhìn vào trang này người đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan về website của bạn.

Để tạo trang lưu trữ, bạn có thể sử dụng các plugin sau:

  • Archives plugin
  • Clean my Archives

Sử dụng các thẻ heading đúng cách cho theme

Thẻ heading (từ h1 đến h6) trong HTML sẽ giúp bot xác định được các thành phần quan trọng trên website. Số thẻ càng thấp thì mức độ quan trọng càng cao (h1 là cao nhất và thấp nhất là h6).

Thông thường một theme chuẩn SEO sẽ có các thẻ heading là như sau:

  • H1: Dành cho logo, tên website trên header. Nhưng khi vào xem bài viết, thẻ h1 sẽ dành cho tên bài viết.
  • H2: Dành cho tên bài viết ngoài trang chủ.
  • H3: Dành cho tiêu đề widget.
  • H4: Dành cho các liên kết quan trọng trên widget như category, menu.

Để sửa các thẻ heading theo đúng ý mình thì nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chỉnh sửa theme WordPress và hiểu rõ cấu trúc của từng theme. Bạn có thể xem bài cấu trúc theme WordPress để tham khảo và mở ra để đổi lại các thẻ heading đúng ý mình.

Viết nội dung chuẩn SEO

Viết nội dung chuẩn SEO nghĩa là bạn viết bài trên WordPress làm thế nào để các bot tìm kiếm có thể dễ dàng phân tích nội dung, có đủ lượng từ khóa cần thiết để đạt thứ hạng cao nhất trên máy tìm kiếm Google.

Một nội dung chuẩn SEO sẽ bao gồm các yếu tố như:

  • Tiêu đề bài viết chuẩn SEO, có từ khóa trọng tâm.
  • Sử dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) đúng cách trong bài.
  • Viết từ khóa cần SEO vào bài tối ưu.
  • Tối ưu thẻ <title> và meta description cho từng bài cần SEO.
  • Thêm các liên kết nội bộ vào bài tối ưu – tự nhiên.
  • Nội dung thân thiện, dễ đọc, tự nhiên để thu hút người dùng.

Tất cả các phần ở trên mình đã gom vào video này, bạn có thể xem qua để viết bài chuẩn SEO.

Xem thêm: 6 bước viết nội dung chuẩn SEO

Cải thiện thứ hạng với backlink

Backlink là thuật ngữ chỉ các liên kết trỏ về website của bạn từ một website khác. Các liên kết này sẽ cải thiện thứ hạng website của bạn vì Google cho rằng các backlink sẽ giúp website được trỏ về tăng thêm độ uy tín, dẫn các bot từ website đặt liên kết và chia sẻ thứ hạng Pagerank.

Điều này có nghĩa là nếu website bạn có nhiều backlink chất lượng thì càng có nhiều khả năng có được thứ hạng cao trên Google.

Tham khảo: Thế nào là backlink chất lượng?

Comment trên blog khác để lấy backlink

Thông thường các website sử dụng WordPress sẽ giúp bạn có được backlink khi bạn bình luận trên đó vì liên kết trỏ về website sẽ được đặt ẩn bên dưới tên của bạn.

Hãy xem bình luận là cách bạn cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường mối quan hệ thay vì chỉ với mục đích xây dựng backlink vì hiện trạng bình luận theo kiểu “trống trơn” rất thường gặp, bình luận cho có để lấy backlink.

Viết bài trên blog khác (guest blog)

Hình thức xây dựng backlink này nghĩa là bạn sẽ tham gia đăng bài lên blog khác và có quyền chèn backlink vào bài viết vì đó thường là ưu tiên của chủ blog dành cho bạn.

Nên trỏ backlink về trang nào?

Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn nên:

  • Trỏ backlink về category nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian vì khi khách vào trang này, họ sẽ xem được nhiều trang khác.
  • Trỏ backlink về từng bài viết nếu bạn cần SEO cho bài viết đó lên top tìm kiếm nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Trỏ backlink về trang chủ nếu bạn muốn tối ưu Domain Authority, Pagerank.

Tối ưu SEO On-page nâng cao với WordPress

Ở phần này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm khác trong việc tối ưu On-page nâng cao nếu bạn cần website bạn linh động hơn trong việc tối ưu chuẩn SEO.

Thêm thẻ noindex vào các trang không cần thiết

Nếu bạn có post/page viết ra không cần nó lên top thì tốt nhất là cho nó thẻ noindex để bot tìm kiếm bỏ qua khi vào đó. Thủ thuật này sẽ có tác dụng bot index được nhiều trang hơn vì mỗi quy trình crawl nội dung bot chỉ làm việc dựa trên thời gian nhất định.

Bạn có thể sử dụng plugin SEO by Yoast và chọn phần Advanced trong khi viết bài và chọn Meta Robots Follow là nofollow và Meta Robots Index là noindex.

Đặt noindex và nofollow post/page

Đặt noindex và nofollow post/page

Tương tự, bạn có thể đặt noindex và nofollow cho category/tag không cần thiết bằng cách vào Posts -> Categories và Posts -> Tags để chỉnh sửa. Nếu bạn có cài SEO by Yoast thì nó hỗ trợ tùy chọn đặt thẻ noindex cho tag và category.

Sử dụng 301 Redirect bài viết thay vì xóa

301 redirect là kỹ thuật chuyển hướng website từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới nếu một ai đó truy cập vào địa chỉ cũ. Khi một bài viết bị xóa đi, người dùng sẽ nhận được lỗi 404 khi vào lại bài viết cũ đó. Lỗi này thường gặp khi bạn xóa đi một bài viết mà nó đã có mặt trên kết quả tìm kiếm.

Để sử dụng 301 redirect cho post/page, bạn có thể sử dụng tính năng 301 Redirect có trong phần Advanced của plugin SEO by Yoast.

seowp-301redirectyoast

Đặt nofollow cho các liên kết trỏ ra ngoài

Các liên kết mặc định sẽ có thuộc tính dofollow. Nếu một liên kết mà có thuộc tính nofollow như sau:

 <a href="http://google.com" rel="nofollow">Google</a>

Thì lúc đó bot sẽ không “chui” vào liên kết đó để thu thập dữ liệu, đồng thời không chia sẻ các yếu tố thứ hạng từ website bạn cho các liên kết.

Do đó, nếu có thể, hãy đặt thuộc tính nofollow cho toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng plugin WP External Links để nó tự động thêm rel=”nofollow externl” vào toàn bộ liên kết trỏ ra ngoài.

Plugin giới hạn outlink

Lời kết

Toàn bộ quy trình SEO cho một website WordPress có thể sẽ không chỉ bao gồm các công việc mà mình đã đề cập phía trên mà nó còn chứa thêm nhiều kỹ thuật khác nữa mà trong đó có lẽ việc phân tích người dùng – phân tích SEO là quan trọng nhất mà cũng là khó nhất.

Thế nhưng, để làm các công việc đó đòi hỏi bạn phải có một kiến thức SEO bền vững và bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về SEO cơ bản, đồng thời cũng là cách tối ưu SEO tốt nhất trên WordPress thông qua kinh nghiệm của mình. Rất hy vọng nó sẽ có ích cho các bạn.