Hướng Dẫn SEO

Research Keywords thế nào để tối ưu tỉ lệ chuyển đổi?

561

Đối với mỗi SEOer việc Research Keywords (Nghiên cứu từ khóa) là một việc làm quan trọng và bắt buộc trong quá trình SEO bất kì một dự án hay website nào. Nhưng đứng trên khía cạnh chủ doanh nghiệp hay đơn giản là những người đầu tư chọn kênh SEO làm 1 trong những kênh đầu tư thì họ quan tâm điều gì? Đó chính là Conversion Rate (Tỉ lệ chuyển đổi) để có thêm nhiều khách hàng, vậy nên ở đây chúng ta mới có bài cách research keywords để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization).

Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi không chỉ là tối ưu hóa tỉ lệ có khách hàng trên tổng số lượt visit mà còn là tối ưu hóa nguồn lực bạn đầu tư ra để có được số lượng visit đó thông qua các keywords.

CRO - Conversion Rate Optimization

CRO – Conversion Rate Optimization

Vậy làm thế nào để nghiên cứu keywords mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao nhất, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn tư duy để làm ra một bảng keywords hiệu quả hơn

Xác định mục tiêu của chiến dịch

Xác định mục tiêu làm SEO

Bạn làm SEO với mục đích gì?

Điều đầu tiên phải nói đến là bạn làm SEO với mục đích gì để có thể lựa chọn nhóm từ khóa tốt nhất cho mục tiêu của bạn cũng như giảm thiểu nguồn lực và tài chính cho từng chiến dịch. Xác định được mục tiêu càng cụ thể thì bạn có thể thu được nhóm keywords càng chi tiết.

Nên lựa chọn Longtail Keywords hay Short Keywords?

Lựa chọn cả Longtail Keywords và Short Keywords là câu trả lời cuối cùng, nhưng vẫn còn thiếu. Đối với từng mục tiêu cụ thể thì tỉ lệ đầu tư effort (nguồn lực – nỗ lực) vào 2 dạng keywords này là khác nhau và cũng phân bổ theo mục đích khác nhau.

Longtail Keywords thường tập trung đúng nhu cầu và tâm lí của người tìm kiếm, gần sát với những điều họ mong muốn khi tìm kiếm, mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

Vậy khách hàng tìm kiếm Short Keywords khi nào ? Đó là khi khách hàng đang không biết mình cần chính xác điều gì, hoặc họ muốn có nhiều sự lựa chọn khi tìm kiếm.

VÍ dụ, Bạn tìm kiếm keywords “điện thoại nokia”. Trong đầu bạn lúc này có thể bạn chỉ muốn tìm hiểu về điện thoại nokia hoặc bạn đang có nhu cầu mua điện thoại nokia nhưng chưa biết thực sự mình cần loại nào. Đồng nghĩa với việc website của bạn có lên Top nhưng tỉ lệ doanh thu vẫn không được tốt.

longtail-vs-short-keywords

Hình minh họa phía trên thể hiện biểu đồ hiệu suất chuyển đổi đối với từng dạng keywords, keywords càng chi tiết hiệu suất chuyển đổi càng cao.

Phân nhóm keywords

Bạn nên chia bảng keywords mình đã thu thập được bao gồm tất cả các keywords trong lĩnh vực liên quan của mình ra một bảng Excel mục đích để tối ưu chi phí và nguồn lực khi làm SEO.

Tốt nhất, bạn nên chia ra làm 3 loại keywords trong bảng Keywords Excel của mình thật tường minh:

  1. Keywords chính: Thường là các short keywords có độ cạnh tranh cao, tỉ lệ chuyển đổi không nhiều nhưng volume search ( khối lượng tìm kiếm ) ứng vời từng keywords lớn.
  2. Keywords chuyển đổi: Thường là các longtail keywords có tỉ lệ chuyển đổi cao, gần nhất với nhu của người tìm kiếm.
  3. Keywords liên quan: Có thể là longtaill keywords hoặc short keywords, nhóm keywords liên quan này chủ yếu làm nhiệm vụ mang lại lượng traffic lớn, gói gọn tất cả các khách hàng có nhu cầu liên quan tới nội dung website cung cấp.

VD: Website của bạn bán điện thoại iphone, nhưng bạn vẫn có thể làm SEO keywords “điện thoại nokia lumia”. Nhằm đa dạng hóa nội dung và lôi kéo khách hàng tham khảo thêm mặt hàng điện thoại iPhone của bạn mặc dù nhu cầu của người tìm kiếm là điện thoại nokia.

Đối với mỗi keywords cụ thể, bạn nên làm 1 cột cạnh keywords đó đánh giá mức độ hiệu quả về chuyển đổi của keywords đó để sau này, bạn có hướng định hướng nội dung tốt hơn.

Gộp các keywords cùng ngữ cảnh trong nhóm

Khi đã phân nhóm các keywords theo các mục tiêu cụ thể, thì công việc tiếp theo chính là việc gộp các keywords cùng ngữ cảnh trong nhóm.  Việc gộp các keywords có những ưu điểm sau:

  • Hạn chế số lượng Landing Pages bạn cần tạo ra
  • Đa dạng hóa anchor-text khi liên kết tới Landing Pages đó
  • Hạn chế rủi ro trùng lặp nội dung trên website
  • Internal links bền vững và nhất quán

Lời kết

Trong bài viết này, mình đã chỉ ra cách thức các bạn tư duy thế nào để lựa chọn keywords hiệu quả nhất với từng chiến dịch SEO khác nhau. Hãy linh động trong việc lựa chọn keywords để có thể có một kết quả tốt nhất. Chắc không ai muốn mình bỏ công sức ra SEO cho một website, chăm chút từng chút một nhưng lại không đem lại hiệu quả nhiều.

Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để biến những keywords đã có, dùng chính những keywords đó để định hướng nội dung trên Landing Pages mang lại cho người dùng sự trải nghiệm thật sự nhưng vẫn mang lại giá trị chuyển đổi cao cho Landing Pages.

Hướng Dẫn SEO

Hướng dẫn phân tích và phân nhóm từ khóa chuyên sâu khi làm SEO

1306

“Mỗi keyword viết một bài” – Câu nói kinh điển này chắc chắn các bạn làm Seo lâu năm sẽ nghe rất nhiều, đây là tư duy đã lỗi thời và không còn phù hợp với thời điểm hiện tại, cùng Đạt tìm hiểu vì sao nhé.

Vì sao nói Seo mỗi từ khoá 1 bài viết là tư duy lỗi thời và tác hại?

Trước đây bộ máy tìm kiếm của Google chỉ đơn giản là bộ máy tìm kiếm từ khoá, công việc của nó là trả về những kết quả có chứa từ khoá tìm kiếm.

Ví dụ: Khi bạn tìm “phim gì bốn người đi thỉnh kinh”, bộ máy sẽ trả về chính xác kết quả có chứa từ khoá “phim gì bốn người đi thỉnh kinh” hoặc kết quả có chứa từ khoá tương tự.

Nhưng đến thời điểm hiện tại, Google đã phát triển thành bộ máy tìm kiếm theo ý định người dùng, bạn search “phim gì bốn người đi thỉnh kinh” -> kết quả trả về sẽ là phim Tây Du Ký. Google bây giờ đã là Machine Learning, biết được người dùng mong muốn gì sau mỗi truy vấn và trả thẳng về kết quả như vậy. Đây là lý do bạn không cần phải có Keyword trong bài viết vẫn SEO tốt keyword đó ( thường là đối với những keyword dài).

Dễ dàng nhận thấy khi search, Google sẽ đoán bạn muốn gì sau mỗi truy vấn và trả về mặc dù kết quả không chứa keyword
Việc gom nhóm đúng và đủ lượng Keyword sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả “núi tiền”, nếu như vẫn làm SEO cách cũ thì bạn chỉ chăm chăm vào việc viết bài càng nhiều càng tốt nhưng lại không chất lương, cạn kiệt ý tưởng viết, content không chất lượng.

Nhưng với cách gom nhóm từ khoá mới này bạn sẽ dễ dàng tiết kiệm nhiều bài viết và không bị cạn kiệt ý tưởng ( bài viết ở đây tượng trưng cho công sức, tiền bạc và thời gian của bạn).

Nếu bạn chưa biết thì thuật toán của Google sẽ phạt những Content bị trùng lặp ( Duplicate Content), việc tạo ra quá nhiều content tương tự nhau sẽ bị Google phạt và rớt toàn bộ traffic. Cụ thể ở đây là do mình thấy quá nhiều anh em vẫn còn Seo theo trường phái: Keyword chính + tỉnh thành rồi viết bài hoặc viết bài theo các keyword suggest hiện trên Google -> dạng này rất dễ bị đánh trùng lặp nội dung và quan trọng là các keyword này chưa chắc mang lại traffic cho bạn. SEO phải gắn liền với việc nghiên cứu từ khoá mà các từ khoá ở đây bắt buộc phải có Volume (có lượng người tìm kiếm hàng tháng) điều này ai cũng biết!!!

Từ 3 trường hợp trên dễ dàng thấy được tầm quan trọng của việc nhóm từ khoá đúng và đủ trên 1 URL, nghiên cứu từ khoá không phải chỉ xuất ra rồi gom nhóm theo cảm tính, 1 URL có thể SEO được bao nhiêu keyword thì bạn phải tìm ra và gom nhóm đúng bấy nhiêu keyword.

Bạn làm sai ngay từ đầu hậu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau này, ảnh hưởng lớn nhất ở đây là công sức – thời gian – chi phí bạn phải bỏ ra sau ngần ấy tháng làm SEO mà không có kết quả. Bạn phải viết 800 bài viết sẽ rất khác so với 80 bài, bạn làm SEO 12 tháng sẽ rất khác với 6 tháng làm SEO!!!

CASESTUDY SEO HÀNG NGHÌN TỪ KHOÁ TRÊN 1 BÀI VIẾT

Bình thường đối với bộ keyword gồm 1000 từ, Đạt chỉ phải viết tối đa 80 bài trong khi như lối tư duy cũ sẽ là 1000 bài hoặc hơn. Dưới đây là vài Casestudy mà học viên SEOSONA và team Đạt đã làm trong những năm 2020, 2021 để chứng minh cho việc gom nhóm từ khoá hiệu quả trong thời điểm hiện tại:

 

Các URL top trên các dự án bên mình đều Ranking hàng trăm keyword, tối ưu tối đa lượng traffic và số lượng bài viết. Vượt gấp đôi traffic đối thủ trong 6 tháng chỉ với 400 bài viết trong khi đối thủ phải tốn đến 2500 bài viết.

Kiếm hàng nghìn traffic với những từ khoá chỉ 2 – 300 Volume, vì từ khoá đấy có hàng nghìn từ khoá khác cùng ý định tìm kiếm, việc của bạn là tìm ra và gom nhóm chúng trên cùng một URL.

HƯỚNG DẪN GOM NHÓM HÀNG NGHÌN TỪ KHOÁ TRÊN MỘT BÀI VIẾT

Có rất nhiều tool có thể dùng để nghiên cứu từ khoá, tuy nhiên mình chỉ hướng dẫn mọi người 1 tool mà mình thường sử dụng nhất và tốt nhất theo ý kiến cá nhân là AHREFS, và công việc chính của bạn khi thực hiện Keyword Research là tìm ra những keyword có cùng ý định tìm kiếm và nhóm chúng vào cùng 1 bài viết:

  • Bước 1: Vào Keyword Explorer nhập keyword chính vào (chọn quốc gia Việt Nam):
  • Bước 2: Chọn vào Having Same Terms
  • Bước 3: Export ra và chọn mục All keyword
  • Bước 4: Giữ lại các cột Keyword, Volume, Clicks, Parents Keyword ( Sắp xếp lại cột Parent topic từ A – Z)
  • Bước 5: Xoá các keyword đúng với ngành của bạn
  • Bước 6: Thêm vào cột Landing Page

Cột Landing page ở đây bạn sẽ phải note vào định dạng của page và title bài viết. Việc xác định cột Landing page rất đơn giản, bạn chỉ việc Research những keyword trong cùng một Parent topic để xác định kết quả trả về xem có cùng nhau không? Nếu cùng kết quả trả thì các keyword này có thể SEO trên cùng 1 bài viết.

Ở đây bạn có thể dễ dàng nhìn thấy, mặc dù Ahrefs đã đề xuất các keyword bên trái cùng Parent topic “cách làm pin năng lượng mặt trời đơn giản”, nghĩa là chúng đã cùng ý định tìm kiếm và có thể gộp chung vào bài để SEO. Tuy nhiên tool không phải lúc nào cũng đúng, bạn phải kiểm tra các keyword trong cùng parent topic có key nào hơi khác nhau không? Nếu có, phải research keyword đó ra Google ra so sánh kết quả với các keyword còn lại trong cùng URL -> Nếu kết quả giống nhau thì có thể gom lại cùng bài, nếu khác thì phải tách bài ra.

Đây là kết quả khi Research key “cách làm pin năng lượng mặt trời”

So sánh với kết quả khi search keyword “chế tạo pin năng lượng mặt trời” dễ dàng thấy các kết quả xuất hiện trên Google đa phần là giống nhau và nằm ở dạng landing page là bài viết, 2 keyword này cùng ý định tìm kiếm nên có thể Seo trên cùng một URL. Tương tự như vậy cho đến hết bộ keyword bạn sẽ có kết quả như sau:

Sau khi phân chia xong hết landing bạn sẽ có những keyword có thể SEO cùng một bài viết rồi, việc của bạn là viết bài thôi!!!
Lưu ý, có những dạng URL mà bạn sẽ phải note vào cột Landing Page như sau:

  • Trang chủ + title
  • Danh mục sản phẩm + title
  • Danh mục tin tức + title
  • Sản phẩm + title
  • Bài viết + title
  • Thẻ Tag + title

Đây là các định dạng bắt buộc bạn phải điền vào cột Landing page, không phải bạn muốn SEO keyword đấy trên bài viết là sẽ SEO trên bài viết được. Mỗi keyword phải được xác định đúng định dạng landing page, nếu xác định sai sẽ rất khó SEO lên top và nếu lên top rồi thì nguy cơ rớt top cũng rất cao.

 

Bài viết khá dài nên mình chỉ tóm tắt phần 1 ở đây thôi, mọi người cùng theo dõi để chờ đón phần 2 bài viết nhé!

Tóm lại, Đạt muốn nhấn mạnh rằng việc làm SEO “mỗi keyword một bài viết” hoàn toàn không phù hợp với hiện tại nữa, chăm chỉ thôi chưa đủ – hãy là người làm seo thông minh, bạn sẽ cảm thấy SEO không hề khó và mất nhiều thời gian.

Nguồn: FB Tiến Đạt