Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Thẻ tiêu đề Seo là gì? Cách đặt tiêu đề bài viết khi làm SEO

125

Hôm nay mình cùng các bạn sẽ bàn về tựa đề trong bài viết khi bạn muốn làm SEO onpage cho website của bạn, hiện tại trên Thạch Phạm đã có bài viết liên quan tới vấn đề này, các bạn cũng dễ dàng theo dõi tại bài viết seo tiêu đề bài viết để tăng thứ hạng. Nhưng bài viết đó có phần hơi chưa sát theo đánh giá riêng của tôi, nên sau đây chúng ta sẽ cùng bàn về tựa đề trong các bài viết khi làm SEO nhằm giúp các bạn đang yêu thích “bộ môn khoa học” này có thể cùng bàn luận.

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO – ảnh minh họa

Tựa đề trong bài viết được thể hiện ở thẻ H1 hoặc H2 tùy theo bạn đặt, và thể hiện ngay trên thẻ <head> trong mã HTML, ví dụ:

<head>
<title>Example Title</title>
</head>

Tựa đề của một bài viết sẽ giúp người dùng hiểu được một phần ý tứ nội dung trong bài viết của bạn, nó giống như một cái tên trong cả một đoạn dài Họ và Tên của bạn vậy, theo như Google phát biểu tại cuộc họp nào đó nói thì “bài viết không có tựa đề được coi như tài liệu không tên” và các bạn nên tối ưu hóa nó một cách tốt nhất nhằm tạo cho người dùng biết được cái tên và hiểu hơn về tài liệu trên mạng đó của bạn.

Cỗ máy tìm kiếm lấy bao nhiêu ký tự ?

Theo như tôi được biết, và theo như tôi ngồi đếm thực tế, Google có thể lấy xấp xỉ từ 63 tới 80 ký tự tùy vào độ dài của tựa đề hay tùy vào từ ngắn hay dài, các bạn có thể xem ví dụ:

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Như vậy là Google sẽ chọn số X ký tự giao động để hiển thị tựa đề trong bài viết của bạn để hiển thị sao cho hợp lý.

Hiện tại trên các diễn đàn SEO của Việt Nam cũng chỉ nhắc tới con số 70 ký tự, đây là con số trung bình mà thôi.

Cấu trúc tựa đề tốt nhất ?

Tựa đề cần phải có một cấu trúc chặt chẽ, điều này tùy thuộc vào cách mà bạn cấu hình với website hay blog của mình, và cũng là thói quen cá nhân, ví dụ như tôi, tôi thích cấu trúc này:

Tên công ty/tổ chức/thương hiệu | Tựa đề bài viết

Đó cũng là cấu trúc phổ biến nhất của các tập đoàn lớn, các thương hiệu lớn và các tổ chức khi muốn khẳng định thương hiệu ngay từ đầu để người tìm kiếm nhận ra, tôi rất thích cấu trúc này khi làm các dự án liên quan tới truyền thông, hoặc các trang luật và y tế.

Tiếp theo là cách phổ biến nhất, cấu trúc tựa đề dạng này hầu như website nào cũng dùng, đó là để thành phần ít quan trọng hơn về sau, đưa các thông tin thiết yếu lên trước:

Tựa đề của tài liệu | Tên công ty/tổ chức/thương hiệu

Cách này được áp dụng với tất cả các website/blog phổ thông, không cần khẳng định ngay với người dùng nguồn dữ liệu hay thương hiệu của thông tin đăng tải.

Trong cả hai cách trên lại có cách phân chia từ khóa tối ưu như sau:

Với tựa đề của tài liệu:

Từ khóa cấp 1 - từ khóa cấp hai - từ khóa cấp ba

Và còn thêm một cách ít phổ biến hơn đó là:

Từ khóa cấp x - từ khóa chính - diễn giải

Bản thân tôi rất thích cách mix của cách thứ hai, hay nó còn được gọi là “long-tail-keywords”, các bạn hãy cứ để ý cách hai này trong các tựa đề trên kết quả tìm kiếm, tôi cảm nhận rằng Google thích cách thứ hai này hơn vì nó khó vào được bộ lọc Spam của Google, tôi lấy ngay một ví dụ để các bạn thấy giữa hai cách này:

Công bố mỹ phẩm | Luật Việt Tín
Vs
Công bố lưu hành mỹ phẩm cùng hãng Luật Việt Tín

Như các bạn thấy, cùng là một thông tin, nhưng cách thứ hai có cảm giác “không phải Spam” và mang tính tự nhiên hơn rất nhiều so với tựa đề thứ nhất.

Trong 18 lời khuyên của Google dành cho các webmaster được đăng tải gần đây trên Youtube thì có thông tin nói rõ rằng:

Hãy tự nhiên thì tốt nhất, đừng bắt buộc theo một khuôn mẫu và không cần phải chính xác từ khóa là tốt hơn.

Mẹo tối ưu tựa đề ?

Tôi viết lách suốt cả ngày nên đã học được mẹo tối ưu, tới nỗi có thể viết một cách tự nhiên mà vẫn giữ được cái cốt lõi quan trọng khi làm SEO, vậy thì chúng ta cùng thử một số bước sau đây, chỉ cần bạn chăm chỉ vài lần là có thể thành thói quen “khó bỏ” 😛

1. tự nhiên như không

Hãy thử viết một dòng nào đó ngắn gọn trong 12 từ ngữ, bạn mô tả được gì về tài liệu, ấy tưởng chừng như đơn giản lại không đơn giản chút nào, tôi lấy ví dụ:

Tôi muốn viết một bài viết về đề tài “LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BLOG” và tất nhiên từ khóa sẽ là: cách luyện kỹ năng viết blog, kỹ năng viết blog, luyện kỹ năng viết như thế nào. Đây là tựa đề của tôi:

Tôi luyện kỹ năng viết blog như thế nào ?

Thứ nhất là tựa đề đảm bảo có từ khóa, thứ hai nữa là cách mix tựa đề theo dạng “long-tail-keyword” này hay hơn các phương pháp khác ở chỗ nó có thể chứa 2 từ khóa trong một.

Thêm một ví dụ nữa, nếu bạn đang muốn có từ khóa sản phẩm khuyến mại :

Các sản phẩm đang khuyến mại tại Mai Nguyên - Hà Nội

2. Cấu trúc chuẩn ?

Không có cấu trúc chuẩn cho tựa đề của bạn, còn các cấu trúc nên bên trên cũng là cho các bạn tham khảo và có thói quen phân tích tựa đề mà thôi, các bạn có thể dùng tựa đề theo cách tự nhiên như bên trên tôi đã nêu, nhưng hãy nhớ :

3. Đừng lạm dụng tựa đề

Được coi như là một nửa của tài liệu, các bạn nên nhớ tựa đề quan trọng tới cái mức mà Google cần phải dành thuật toán riêng của nó để lọc các tựa đề, nếu tới kết quả thứ ba mà vẫn tựa đề giống nhau ( tôi đang nói ba bài viết trên ba trang khác nhau hoàn toàn nhưng lại trùng tựa đề với nhau ) thì Google sẽ cho các tựa đề đó dãn dòng kết quả xuống nhằm không cho người dùng cảm thấy nhàm chán với các kết quả tìm kiếm mà Google cung cấp. Vì thế bạn hãy “ĐỪNG LẠM DỤNG TỰA ĐỀ”.

Lạm dụng là thế nào ? Một là bạn đang hơi tham lam, luôn nghĩ sao để thêm được nhiều từ khóa nhất vào tựa đề, tôi lấy ví dụ một hãng luật đã dùng một tựa đề như sau:

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp giá rẻ

Đưa cho những 5 từ khóa vào tựa đề ( dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ … ) , ban đầu tôi thấy trang này lên thật, nhưng sau có 5 ngày đã không thấy đâu rồi, vì đơn giản, đừng lạm dụng tựa đề mà thêm vào các thứ vô nghĩa và khó hiểu như vậy.

4. Kết hợp nhuần giữa tựa đề và snippet

Thật tuyệt nếu bạn đang có thói quen phân biệt nội dung giữa tựa đề và mô tả của website của bạn, nếu bạn đang dùng tựa đề trùng từ khóa với mô tả, bạn dễ dàng bị lọt vào bộ lọc của Google, nhưng cách tốt nhất là tựa đề liên quan tới mô tả nhưng “KHÔNG LẶP LẠI TỪ KHÓA” một cách không tự nhiên, tôi lấy ví dụ:

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Bạn có nhìn thấy từ khóa “kỹ năng viết blog” không ? tựa đề và mô tả hoàn toàn không giống nhau về cách xếp từ khóa nhưng lại được liên kết chặt chẽ bởi một thông tin liên quan.

Tôi lại ví dụ nữa:

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Kinh nghiệm của tôi là đừng mix nhiều giữa có dấu và không dấu, đừng lặp lại các từ đồng nghĩa.

Tổng kết

Tựa đề mà thành công nghĩa là bạn đã thành công một nửa trong quá trình tối ưu Onpage cho các bài viết của bạn, tôi tin chắc vào điều đó vì trước khi viết bài này tôi cũng có tham khảo nhiều thông tin trên cộng đồng SEO quốc tế, đơn giản tôi có thể mô tả như thế này: “Tôi chưa biết bài viết của anh hấp dẫn như thế nào, nhưng nhìn vào tựa đề tôi sẽ chọn đọc nó hay không”, Cỗ máy tìm kiếm cũng vậy, nó đang cải thiện các thuật toán để giúp cỗ máy có cùng một trải nghiệm như người dùng nên các bạn đừng cố gắng Spam vào tựa đề nhé, hãy viết thật tự nhiên và tạo thành thói quen khi viết bài là tốt nhất.

Chúc các bạn thành công, nếu bạn vướng mắc ta hãy cùng thảo luận trong phần comment bên dưới !