Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Series “SEO một keyword lên top Google trong 1 tháng” – Phần 3

122

Ở 2 phần trước các bạn đã cùng nhau đi tìm hiểu qua những bước cơ bản nhất khi tiến hành một dự án SEO bất kỳ để có kế hoạch SEO tổng thể với các từ khóa mà bạn đã tìm được ở phần 1. Bắt đầu từ phần 3 này, chúng ta có thể đi sâu vào công việc SEO mà cụ thể là bao gồm các khâu SEO Onpage và SEO Offpage mà đầu tiên, tác giả Sitle sẽ giới thiệu cho các bạn về một quy trình khá quan trọng trong SEO, có thể nói quy trình này sẽ chiếm 50% (hoặc hơn) tỷ lệ thành công khi SEO, đó chính là quy trình SEO Copywriting – hay còn gọi là viết nội dung theo chuẩn SEO Onpage.

Phần 3: SEO Copywriting

Seo CopyWritingBiên tập nội dung theo chuẩn SEO: Là một khái niệm nôm na về việc trình bày nội dung và hình thức bên ngoài của trang sao cho thân thiện nhất với Google và người dùng trong quá trình SEO.

Có lẽ sẽ có một số bạn thắc mắc, thân thiện với Google là điều hiển nhiên rồi, thế còn thân thiện với người dùng để làm gì ? Theo mình thì mục đích cuối của việc SEO lên top của google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác cũng để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng khi ghé thăm trang của bạn. Nếu nội dung trang của bạn tốt, đáp ứng đủ thông tin mà người dùng đang tìm kiếm thì không sớm thì muộn, nghiễm nhiên trang của bạn cũng sẽ được xếp hạng tốt, ngược lại một nội dung rác, dùng các thủ thuật black hat để lên top google cũng sẽ dần bị người dùng loại bỏ dần như ông bà ta có câu: “Hữu Xạ Tự Nhiên Hương”.

1) Biên tập nội dung thân thiện với Search Engine

Các thẻ cần chú ý khi viết bài:

  • <h1> : Sử dụng duy nhất 1 lần trong bài viết, hiển thị nội dung chính của trang, nên viết thành một câu hoàn chỉnh và phải chứa từ khóa cần SEO (1-2 lần)
  • <h2>: Sử dụng  không quá 5 lần cho bài viết 500-700 từ, nên là 1 câu tiêu đề cho một đoạn dài và trình bày nội dung chính của đoạn đó, chứa từ khóa cần SEO
  • <h3>: Sử dụng không quá 10 lần, đại diện cho một đoạn văn ngắn, tùy thuộc vào nội dung mà bạn có thể quyết định có nên sử dụng hay không
  • <h4>: Thẻ này theo mình nên dành riêng cho SEO-Image, cách dùng sẽ trình bày ở phần bên dưới
  • Mật độ từ khóa khi trình bày nội dung: Từ khóa chính xuất hiện khoảng 15-20 lần trên toàn trang (bao gồm cả menu trên trang), từ 5-10 lần cho bộ từ khóa phụ được chọn ở phần 1 của bài viết này

Search Engine của bác Gồ đọc text rất tốt, tuy nhiên nó không thể hiểu được nội dung, do đó nó xác định nội dung dựa trên mật độ từ khóa trên toàn bài và trong từng khu vực.

Khu vực ở đây là gì ? Chính là các cặp thẻ <div>, <table>, <p>,….

Tips: Mẹo nhỏ giúp bạn căn chỉnh tần số xuất hiện từ khóa khi viết bài

Đối với <title>:

  • Từ khóa 2-3 từ: xuất hiện khoảng 2-3 lần
  • Từ khóa 4 từ: xuất hiện 1-2 lần
  • Từ khóa >4 từ: Chỉ một lần

Đối với từng khu vực: cố gắng rải đều từ khóa, mỗi đoạn nhỏ khoảng 5-6 câu chứa 2-4 từ khóa.

Đừng quên nổi bật từ khóa lên để Search Engine biết bạn đang nhấn mạnh về vấn đề gì bằng một số cách đơn giản: In đậm, In nghiêng, Gạch chân.

Các lỗi tuyệt đối cần tránh khi viết nội dung

Copy và Paste

Google rất ghét trùng lặp nội dung, vì thế bạn có thể kiểm tra 1 từ khóa bất kỳ, 10 kết quả đầu tiên chắc chắn luôn không trùng lặp nội dung.

so-sanh-bai-viet-copy

Mình kiểm tra thì có khá nhiều trang copy bài SEO top với google sites của Thạch Phạm Blog’s nhưng kiểm tra với từ khóa như trên thì hoàn toàn k có trang nào xuất hiện ở page 1

Nếu bạn muốn có nội dung tốt theo cách đơn giản nhất là dịch bài hoặc sử dụng lại các ý tưởng ở những trang nước ngoài. Bạn có thể xem bài 30 cách tìm ý tưởng viết bài để làm nội dung tốt hơn.

Thiếu thẻ h1, h2, h3,…

không có 2 thẻ này, Google sẽ đọc nội dung theo thuật toán của riêng nó, tất nhiên kết quả như thế nào thì có thánh và Google mới biết được.

Xem thêm: Cách đặt từ khóa thích hợp chuẩn SEO.

2) Biên tập nội dung thân thiện người dùng

Một số gợi ý khi trình bày nội dung cho người dùng

Giải quyết vấn đề khách hàng đang quan tâm

Ví dụ: Tôi đang tìm địa điểm du lịch ở Thái Lan, lên google tôi search “Tour du lịch Thái Lan rẻ”, có một kết quả là “Top 10 địa điểm tuyệt đối không nên ghé thăm ở Thái Lan”, Oh sh*t, xem ngay có địa điểm nào trùng với tour mình đang chuẩn bị đi không ngay và luôn thôi.

Ưu điểm dịch vụ, sản phẩm của bạn

Ví dụ: “Mua 2 tặng 2 tính tiền cả 4” chẳng hạn 😀

Địa chỉ, mức giá, chế độ khuyến mãi, bảo hành rõ ràng, hợp lý luôn là điểm cộng trong mắt khách hàng

Đừng quên hình ảnh sản phẩm thật, clip minh họa cho bài viết, nếu là các sản phẩm phi vật thể thì nên có demo thực tế để người dùng kiểm nghiệm…

3) SEO hình ảnh

Một số trang ví dụ như bán hàng thời trang online chẳng hạn thì việc SEO hình ảnh thực sự rất cần thiết, vậy làm thế nào để người dùng hình ảnh của bạn hiển thị ngay lên đầu kết quả tìm kiếm, người dùng click vào xem hình, sau đó truy cập thẳng vào trang của bạn? Sau đây là một số chú ý tối thiểu cần thiết khi SEO-Image.

  • Xung quanh hình bắt buộc xuất hiện từ khóa cần SEO
  • Quy định kích thước hình ảnh (rộng, cao), là cơ sở để Search Engine phân loại khi người dùng tìm kiếm theo kích thước (bạn có thể kiểm tra tùy chọn này trên Google Search Image)
  • Đặt tên hình, title, alt chứa từ khóa cần SEO (Rất quan trọng, đặc biệt là alt)
  • Thêm caption cho hình ảnh.
  • Bao quanh hình trong cặp thẻ <a> bằng link trực tiếp đến hình ảnh, cả hai mã nguồn SEO tốt nhất hiện nay(blogspot và wordpress) đều sử dụng phương pháp này khi bạn chèn hình ảnh, tuy nhiên ở góc độ người dùng mình không khuyến khích bạn sử dụng vì có thể nó sẽ gây rất khó chịu cho người dùng khi vô tình click chuột vào tấm hình.
seo-image

3/6 ảnh trong số kết quả hiển thị

Bài nên đọc: 6 bước viết nội dung chuẩn SEO

Phần kế: “Hoàn thiện Onpage – Gửi nội dung lên các Search Engine

Mọi góp ý xin gửi tại phần comment, mình xin ghi nhận và update nếu mọi người thấy hợp lý 😀

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Liên kết Neo là gì? Sự quan trọng của Liên kết neo trong SEO

142

Bạn đã từng nghe qua liên kết nội (Internal Link) và liên kết ngoại (External Link) và bạn đã từng nghe qua khái niệm Liên kết neo (Anchor Link)? Liên kết neo chắc chắn không phải là khái niệm mới đối với những người làm SEO Onpage chuyên nghiệp nhưng mình biết rõ một điều là còn nhiều người chưa hiểu khái niệm này có lợi cho SEO thế nào.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa Anchor Link và Anchor Text. Anchor Text là khái niệm chỉ một/cụm từ khóa chứa liên kết, còn Anchor Link là một liên kết trỏ đến một vùng nào đó trong trang hiện tại.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy xem bài này và nhấn vào mục lục đầu dòng, nó sẽ đưa bạn đến một phần bài viết phù hợp với nó, và cái phần đó chính là khu vực mà mình muốn gắn neo trỏ liên kết đến.

Liên kết neo hoạt động ra sao?

Liên kết neo bao gồm hai phần chính: phần neo và phần liên kết.

Phần neo được xác định bởi một thuộc tính name trong HTML. Ví dụ:

[html]<div name=”tên-neo”>Nội dung</div>[/html]

Và phần liên kết sẽ có giá trị là #tên-neo. Ví dụ:

[html]<a href=”#tên-neo”>Bấm vào đây</a>[/html]

Như vậy, sau khi bạn nhấp vào liên kết Bấm vào đây, màn hình sẽ nhảy đến khu vực có thẻ div mang thuộc tính name=”tên-neo”.

Thuộc tính name bạn có thể thiết lập cho bất kỳ thẻ nào như thẻ a, h1, h2, h3, p, div,…..

Lợi ích của liên kết neo trong SEO

Bạn có nghĩ rằng liên kết neo có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm của bạn không? Trước khi xét về mặt SEO, liên kết neo sẽ giúp bài viết của bạn dễ đọc và xác định toàn nội dung bài hơn đối với các bài dài. Hãy xem thử qua một hướng dẫn tại WordPress Codex, bên phải nó có một cột mục lục (gọi là Table of Content), không phải nó giúp bạn dễ đọc bài hơn sao?

Còn về mặt SEO, bot tìm kiếm (đặc biệt là Google) có thể hiểu rằng các liên kết neo là công cụ đánh dấu từng phần của bài viết, ví dụ như bài của bạn có nhiều chương chẳng hạn. Sau khi nó xác định xong, Google có thể giúp bạn có thêm một vài sitelink chứa liên kết neo trong bài viết như thế này:

taoblogchuyennghiep-anchor

Bạn có thể thử tìm với từ khóa như trong ảnh sẽ thấy.

Tỷ lệ hiển thị liên kết neo ra ngoài kết quả tìm kiếm

Buồn thay, không phải bài nào bạn có liên kết neo là xuất hiện sitelink ra ngoài kết quả tìm kiếm đâu mà nó dựa vào những thuật toán nào đó để xác định có nên hiển thị hay không.

Nhưng theo kinh nghiệm quan sát của mình, bạn sẽ hiển thị sitelink là liên kết neo khi:

  • Từ khóa trong liên kết neo liên quan mật thiết đến nội dung. Chứa từ khóa chính của bài càng tốt.
  • Bài viết bạn phải nằm từ top 1 đến top 3.
  • Bài viết phải đạt lượt xem nhiều, tức là nhiều người quan tâm.
  • Bài viết phải đủ dài, thường là nhiều hơn 2.000 ký tự.

Đó là một vài khám phá của mình, còn có những yếu tố khác hay không thì mình không dám chắc, bạn có thể giúp mình bổ sung thêm nhé.

Các plugin hỗ trợ làm liên kết neo trong WordPress

Nếu bạn biết HTML thì chắc chắn đã biết cách làm thông qua ví dụ ở đầu bài. Nhưng nếu bạn không thạo nó, sẽ có một vài plugin dưới đây để bạn sử dụng để tạo liên kết neo dễ dàng:

  • Better Anchor Links – Plugin này sẽ giúp bạn một Table of Content ở ngay đầu bài. Mỗi phần nó sẽ dựa vào thẻ heading trong bài để xác định phần nội dung.
  • WP LocalScroll – Thêm hiệu ứng chuyển động mượt mà khi nhấp vào các liên kết neo
  • Extended Table of Contents – Cũng là plugin tạo Table of Content ngay đầu bài.

Theo như mình thấy, chỉ cần trong bài viết bạn có sử dụng thẻ heading để thiết lập phần nội dung thì các plugin tạo Table of Content sẽ giúp bạn tạo anchor link dễ dàng mà không cần phải tạo thủ công.

Lời kết

Mặc dù trong bài này mình nói về ý nghĩa của liên kết neo trong SEO nhưng hãy nhớ rằng không phải bài nào có liên kết neo cũng đều có sitelink hỗ trợ trên kết quả tìm kiếm. Dù nó có hiển thị hay không, thì liên kết neo cũng phần nào giúp độc giả dễ dàng xác định phần mà họ muốn đọc trong bài viết một cách dễ dàng đối với các bài viết dài.

Học làm SEOSeo Onpage

Hướng Dẫn SEO Onpage Nâng Cao Với Page Optimizer Pro

Page Optimizer Pro là gì? Bài viết này sẽ hướng dẫn SEO Onpage Nâng Cao Với Page Optimizer Pro - một phần mềm được viết bởi một người đã hạ đo ván thuật toán của công cụ tìm kiếm Google. Bạn có tin được không? Hãy cùng SEO TOP tìm hiểu nhé.
519

Nếu nói đến SEO, có lẽ ai cũng biết SEO Onpage là một phần quan trọng không thể tách rời nếu trang nội dung muốn được xếp top cao cho từ khóa đã chọn.

Những SEO title, H1, H2, meta description, keyword density, alt tag… có lẽ đã quá quen thuộc với kể cả các bạn beginner.

Nhưng liệu tất cả chỉ có vậy?

Một thời gian dài mình đã từng nghĩ như thế, Onpage xong là xong, phải không? Cho đến thời điểm cuối 2018, khi mình tình cờ đọc được một bài báo trên Search Engine Journal. Bài báo đó đã khiến mình “mắt chữ A mồm chữ O” đúng nghĩa, và là mở đầu cho hành trình mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này.

Vậy bài báo đó nói về gì mà lại “gây shock” đến vậy?

Cùng mình tìm hiểu trước một chút trước khi đến phần hướng dẫn step-by-step nhé.

Google liệu đã thật sự thông minh như chúng ta nghĩ?

Nếu làm SEO đủ lâu, ít nhiều có lẽ bạn đã biết Google luôn “định hướng” chúng ta rằng đã làm site thì nên tập trung vào content, còn lại đã có Google lo.

Content càng chất lượng thì lên top càng dễ, nghĩa là nội dung bài viết hay, tốt thì sẽ nhanh lên top google, đaị loại vậy.

Sự thật có phải vậy không?

Quan điểm của mình là điều đó đúng về mặt định hướng. Nhưng về mặt thuật toán hay cách Google vận hành, nó chỉ đúng một phần nào đó mà thôi. Đơn giản bởi nhiều site mình test dựng lại bằng expired domain và spin content vẫn top 1-3 và kéo traffic + $$$ đều hàng tháng. Hay cũng không quá khó để bắt gặp các site dạng scraper đi copy 100% nội dung từ rất nhiều nguồn khác cũng vẫn top bình thường.

Và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa.

Điều đó cho thấy rằng Google một mặt muốn cộng đồng webmaster tin rằng việc họ cần làm chỉ là viết content thật nhiều, thật tốt. Nhưng mặt kia thì đang ra sức để hoàn thiện thuật toán với mục đích duy nhất là hiện thực hóa được điều mà Google muốn chúng ta tin. Tương lai đó, theo ý kiến cá nhân của mình, là còn khá xa. Google vẫn chỉ là một cỗ máy với các thuật toán. Mà đã là máy và thuật toán thì sẽ luôn có “điểm yếu” để bị lợi dụng.

Và pha “chơi khăm” kinh điển của team SEO dành cho Google dưới đây là minh chứng cho điều đó.

Đây chính là bài báo mình nói đến ở phần đầu bài.

Tiêu đề của nó là:

Cuộc thi SEO “vạch trần” sự yếu kém trong thuật toán của Google

Google xếp top trang web được viết hoàn toàn bằng tiếng Latin!

Link bài viết gốc bạn có thể đọc ở đây: https://www.searchenginejournal.com/google-algorithm-loopholes/278093/

Và nếu bạn chưa biết tiếng Latin là gì thì nó là ngôn ngữ của người La Mã cổ.

Anh em chơi AoE thì chắc không lạ gì Roman nữa rồi, phải không :))

Và đây là ví dụ về một đoạn văn bằng tiếng Latin như vậy:

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Curabitur a nibh nibh. In lobortis tempus diam quis accumsan. Suspendisse efficitur at urna sed accumsan. Cras sed imperdiet nunc.

Dạng nội dung này thường được dùng để test bố cục của các giao diện WordPress, nếu bạn để ý.

Mục tiêu trong cuộc thi SEO đó là trong 30 ngày phải rank top càng cao càng tốt cho từ khóa “rhinoplasty plano” (một dạng phẫu thuật thẩm mỹ) với chi phí đầu tư không quá $1,000.

Và trang nội dung gây tranh cãi từng đứng top #1 cho từ khóa đó đây:

https://web.archive.org/web/20180913035129/http://www.rhinoplastyplano.co/rhinoplasty-plano/

Mình phải lấy lại nội dung từ waybackmachine vì website đã bị Google deindex (bị phạt thủ công pure spam) không lâu sau khi bài báo của SEJ lên sóng.

Và anh bạn chủ site, Kyle Roof, cũng là founder của tool Page Optimizer Pro (POP), đã quyết định xóa site để tránh gây tranh cãi.

Trông vậy mà hình như sinh năm 97, già hơn cả mình :))

Bạn thấy điều bất thường và rất “dị” trong bài nội dung đó rồi, phải không?

Khoảng 95% nội dung là spam bằng tiếng Latin.

5% còn lại là những từ khóa tiếng Anh liên quan được đặt ở những vị trí có tính toán một cách cẩn thận!

Kết hợp cùng một số thủ thuật tối ưu cơ bản khác dựa vào những gì Kyle quan sát được trên trang 1 ví dụ:

  • SEO trang con thay vì trang chủ
  • Tạo Google My Business listing cho trang con đó
  • Sử dụng review schema
  • Không dùng link guest post, PBN, comment… chỉ dùng local citations
  • Tạo 1 kênh Youtube và xác thực website cho kênh đó
  • Viết thêm một số bài cho site (vẫn dùng text dạng chữ Latin) cho các từ khóa dài dạng hỏi đáp tạo cấu trúc silo

Và cuối cùng, anh bạn của chúng ta đã làm được điều mà ít ai ngờ được.

Đó là rank #1 cho từ khóa phẫu thuật thẩm mỹ ở trên, vị trí mà trước đó thuộc về một website của một vị bác sĩ có tiếng khác trong nghề.

Ngành thẩm mỹ cạnh tranh như thế nào chắc bạn cũng hiểu, chưa kể là SEO tiếng Anh cho thị trường US.

Bạn có thể đọc bài blog do chính Kyle viết và giải thích rõ những gì anh bạn đó đã làm để đạt được kết quả như vậy:

https://web.archive.org/web/20181116115723/https://pageoptimizer.pro/2018/11/14/the-real-reason-my-site-got-to-1-in-google-for-rhinoplasty-plano/

Vậy lý do gì khiến Google lại bị “bẽ mặt” đến vậy?

“Google không biết đọc, nó chỉ biết đếm”

Mình không nhớ ai là người nói câu nói này.

Có thể là chính Kyle hoặc một người khác cũng theo trường phái “scientific Onpage SEO” hay Onpage SEO khoa học này.

Nhưng nó thật sự đã thay đổi ít nhiều cách mình nhìn nhận về Google.

Đại khái là bot Google không có khả năng đọc như con người.

Nó chỉ có thể đếm các “tín hiệu” (signals) từ cả Onpage, backlinks, users… để đánh giá xem liệu một bài nội dung có xứng đáng được xếp hạng cao hay không.

Và với Onpage SEO, thông thường các tín hiệu chuẩn nhất sẽ chính là từ các trang nội dung đang được Google rank top trên trang 1 cho từ khóa.

Ví dụ đơn giản là nếu bạn đang muốn rank top cho từ khóa “best gaming headsets for FPS games” chẳng hạn.

Các đối thủ trên trang 1 của bạn có độ dài trung bình bài viết là 3,500 từ, nhưng bạn lại chỉ có 2,200 từ?

Bạn bị thiếu 1,300 từ rồi.

Các đối thủ trên top dùng từ khóa “headsets” trung bình 47 lần trong bài, còn bạn chỉ có 32 lần?

Bạn bị thiếu 15 lần (under-optimized).

Tương tự, số lần xuất hiện trung bình của “fps games” là 17 lần, còn bạn lại lên tận 25 lần?

Bạn bị thừa 8 lần (over-optimized).

Hay các đối thủ có dùng những từ khóa liên quan (LSI keywords) rất đặc trưng ví dụ “counter-strike”, “PUBG”, hay “Beats by Dre”… còn bạn thì không dùng các từ đó trong bài?

Chứng tỏ bài nội dung của bạn KHÔNG đủ mức độ relevance (liên quan) cho từ khóa rồi, phải thêm vào ngay thôi!

Nó cũng như kiểu viết một bài giới thiệu về Bill Gates mà không đề cập chút nào đến Microsoft hay Windows vậy.

Hay viết một bài chi tiết để nói về “vật lý thiên thể” nhưng độ dài lại chỉ vỏn vẹn có 200 từ!?

Bạn hiểu ý mình đang nói ở đây rồi, phải không?

Và từ những bộ đếm như vậy, bạn sẽ có một bản kế hoạch cụ thể những việc cần phải làm để giúp trang nội dung được Google bot “đọc hiểu” tốt hơn >> qua đó xếp hạng bài viết cao hơn.

Và đó cũng chính là mô hình hoạt động của Page Optimizer Pro (POP), công cụ tối ưu hóa Onpage nâng cao do Kyle Roof là founder, dựa trên chính những gì anh bạn đó đã làm để “qua mặt” Google trước đây.

Mô hình các bộ đếm này còn có một khái niệm khác khá tương đồng đó là TF*IDF hay viết tắt của Term Frequency * Inverse Document Frequency.

Bạn có thể đọc thêm về mô hình TF*IDF ở đây: https://moz.com/blog/tf-idf-for-seo

Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chỉ tập trung vào POP và những gì công cụ của Kyle có thể giúp bạn tối ưu hóa tốt hơn bài nội dung của mình.

OK, phần tiểu sử như vậy là xong rồi.

Lý do mình dành một phần bài viết nói về những thông tin này bởi mình muốn bạn biết một phần lý do vì đâu lại có sự xuất hiện của những công cụ như POP, SurferSEO, Cora, MarketMuse… gần đây.

Mọi thứ đều không phải ngẫu nhiên, phải không?

Còn giờ chúng ta sẽ vào phần hướng dẫn chi tiết nhé.

Hướng dẫn sử dụng Page Optimizer Pro để tối ưu hóa Onpage bài viết

Trước khi đi tiếp, mình có 2 lưu ý muốn nói trước để bạn biết.

Thứ 1, việc tối ưu hóa này KHÔNG đảm bảo 100% tỷ lệ thành công, và bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho những gì thực hiện với website của bạn.

Mình chỉ đơn thuần chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với bạn mà thôi.

Thứ 2, việc tinh chỉnh Onpage nâng cao bằng POP hay bất kỳ công cụ nào khác thường sẽ không có kết quả nếu site của bạn đang gặp vấn đề về chất lượng (site quality issue).

Hay nói đơn giản nếu site bạn cắm đầu sau những lần core update gần đây hoặc traffic tụt dần theo thời gian không rõ nguyên do, đừng nghĩ tới dùng các tool này đầu tiên để điều chỉnh mà hãy tìm nguyên nhân sâu xa hơn để fix trước đã.

Nó cũng như kiểu nhà thì sắp sập nhưng bạn cứ cố đi trang trí cho phòng ngủ của mình thật đẹp vậy.

Không hợp lý chút nào, phải không?

OK, giờ thì đến hướng dẫn nhé.

Bước 1: Đăng ký tài khoản và cài extension POP cho Chrome

Hãy truy cập https://pageoptimizer.pro/ và đăng ký một tài khoản mới nhé.

Tool cho bạn dùng thử 7 ngày.

Nên kể cả nếu đăng ký xong mà dùng không thấy hợp, bạn có thể cancel thoải mái.

Mình đang dùng gói Single User >> Unlimited $39/tháng.

Nếu lên gói Agency $78/tháng sẽ có thêm 2 phần khá hay là tối ưu bài nội dung theo Google NLP và EAT.

Đợt này mình sẽ thử lên gói Agency và test thử 2 tính năng đó, có gì sẽ update trong bài sau.

Còn extension POP cho Chrome sẽ dùng để chỉnh sửa và update điểm số ngay trong phần admin của WordPress.

Bạn hãy cài extension tại đây: https://chrome.google.com/webstore/detail/pageoptimizer-pro/nfpngpgicoflhemmfebjahmjfcbnfobi?hl=en

Bước 2: Login và tạo dự án mới

Hãy bấm nút “New Project” ở góc trên cùng bên phải bạn nhé.

Sau đó, hãy điền URL của trang chủ vào rồi bấm Next sau đó bấm Confirm để xác nhận.

Lưu ý là bạn cần điền đúng phiên bản http hay https hoặc có www hay không có www nhé.

Bước 3: Đặt tên cho dự án

Ở bước này, bạn có thể đặt tên theo website hoặc theo chủ đề của web.

Hoặc bất kỳ cái tên nào bạn thấy thích, miễn là có thể phân biện được nó sau này khi làm nhiều dự án cùng lúc nhé.

Bước 4: Tạo Page mới và tiến hành chạy đo điểm số ban đầu

Bấm nút New Page để tạo page mới.

Chọn chế độ Full Setup.

Điền MỘT từ khóa chính duy nhất bạn đang muốn tối ưu hóa lên top cho trang nội dung ở bước tiếp theo (POP có hỗ trợ tối ưu cả tiếng Việt bạn nhé), xong bấm Next.

Ở bước này, hãy chắc chắn rằng từ khóa bạn chọn là từ khóa chuẩn nhất, có search volume tốt nhất trong list các từ khóa gần nghĩa hoặc liên quan bạn chọn SEO cho trang nội dung đó.

Ví dụ có 2 từ:

“Best electronic dart board” có search volume 250/mo còn “Best electronic dart boards” có search volume 1,300/mo thì mình sẽ chọn từ thứ 2 để làm.

Tiếp theo, hãy chọn ngôn ngữ (Language) và vị trí (Region) để thông báo cho POP biết sẽ cần search từ khóa ở phiên bản Google nào với ngôn ngữ nào.

Ví dụ mình SEO cho Amazon niche site thì ngôn ngữ sẽ là English và vị trí là United States.

Sau khi chọn xong, hãy bấm Next.

Ở bước tiếp theo, bạn hãy chọn “I want POP to choose competitors for me” nhé.

Đại khái là bạn sẽ để tool tự chọn các đối thủ đang đứng trên trang 1 cho bạn thay vì bạn tự phải ra quyết định lựa chọn.

Ở đây có một điểm khá hay của POP so với SurferSEO, vốn cũng là một tool tối ưu Onpage nổi tiếng và mình cũng đã dùng qua.

Đó là với SurferSEO, công cụ khuyến nghị bạn nên chọn các đối thủ trên trang 1 tương đồng nhất về loại website với site của bạn.

Điều đó có nghĩa là nếu site của bạn là niche site affiliate, thì bạn chỉ nên chọn các niche site khác đang rank top trên trang 1, chứ không nên chọn cả các trang như ecommerce, local listing, hay Amazon.

Điều này, theo mình, vô hình chung khiến việc lựa chọn chính xác đối thủ trở nên khá “cảm tính”.

Chưa kể nếu trên trang 1 không có kết quả nào giống loại website của bạn thì sao?

Mặc dù các kết quả đang đứng top có thể toàn các site yếu xìu?

Bạn sẽ không SEO cho keyword đó nữa ư?

Còn POP thì có khả năng lọc được ra các tín hiệu riêng biệt của các site “khác loài” đó để so sánh điểm số với site của bạn.

Do đó, bạn sẽ tránh được việc chọn sai hoặc chọn thiếu đối thủ đang đứng top để tối ưu theo.

OK, sau khi chọn xong, bạn hãy bấm Next để tiếp tục.

POP sau đó sẽ đi quét nội dung của tất cả các đối thủ nó tìm thấy trên trang 1 cho từ khóa.

Ở màn hình hiện ra sau khi tool đã quét xong, bạn hãy điền phần còn lại của URL bài viết cần tối ưu (bỏ qua phần URL trang chủ) vào ô khoanh đỏ, sau đó Next tiếp.

Khi này, POP sẽ đến trang nội dung của bạn để đọc các chỉ số có sẵn từ nội dung của bài viết.

Khi đọc xong, bạn sẽ thấy trong phần tiếp theo, POP sẽ gợi ý các biến thể (variation) của từ khóa.

Phần này 99.9% bạn nên để nguyên, và bấm Next tiếp.

Tiếp theo, tool sẽ list các LSI (hay Latent Semantic Indexing) keyword (hiểu nôm na là các từ khóa liên quan về mặt ngữ nghĩa).

POP khuyến nghị bạn nên xóa các từ khóa tên thương hiệu website đối thủ ví dụ Amazon, BestBuy… hoặc các từ khóa bạn biết 100% là không liên quan ví dụ “new tab”, “open link”…

Và theo kinh nghiệm thực tế của mình, bạn nên làm vậy để đảm bảo không tối ưu hóa thừa cho các từ không liên quan.

Sau khi OK, hãy bấm Submit để tiếp tục.

Khi này, POP sẽ bắt đầu tính toán điểm số trung bình của các site đối thủ và tính toán điểm số từ bài nội dung của bạn.

Hãy đợi tool chạy xong, và bạn sẽ có một điểm số ban đầu về mức độ tối ưu Onpage của bài viết so với các đối thủ đang top cho từ khóa đó như dưới đây.

36.9/100 điểm :)) OK fine.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là phải đẩy được điểm số này lên ít nhất trên 85 điểm, hoặc tốt nhất là 100/100 điểm.

Vậy giờ phải làm thế nào?

Cùng sang bước tiếp theo nhé.

Bước 5: Đồng bộ hóa điểm số từ POP sang WP Admin

Ở bước này, bạn sẽ login vào WP admin của site, chọn đúng bài viết cần Edit, sau đó bấm vào biểu tượng của POP extension trên Chrome, rồi bấm “Click to start”.

Hãy chắc chắn là trước khi bấm, bạn đã login vào POP sẵn rồi nhé.

Ở phần bảng hiện ra tiếp sau đó, trong phần PageRuns, bạn hãy chọn đúng page vừa chạy đo điểm ở bên tool POP.

Sau khi đã chọn đúng, hãy bấm tick vào ô Confirm correct pagerun và bấm nút Click to start để extension tiến hành đồng bộ điểm số từ POP sang WP admin cho bạn nhé.

Làm thế này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều bởi ngay khi đưa ra điều chỉnh cho nội dung của bài viết, bạn có thể check ngay kết quả xem điểm số được cải thiện đến mức nào rồi.

Thay vì phải bật qua lại giữa tab Editor trong WP và tab điểm số bên POP, phải không?

Bước 6: Điều chỉnh nội dung để cải thiện điểm số

Trong phần điều chỉnh này, có 4 phần chính sẽ quyết định đến điểm số và mức độ tối ưu hóa của bài viết:

  • Số từ của bài viết (Word count)
  • Tiêu đề SEO (Page title) trong thẻ html <title> (không phải phần H1 nhé)
  • Các đề mục phụ trong bài viết (Subheadings – thường là H2, H3, H4)
  • Phần nội dung bài viết (Main content)

6.1: Word count hay số từ cần thiết

Về word count hay số từ của bài viết, bạn có thể thấy ngay trong phần summary như sau:

Như ở đây, tool gợi ý mình cần thêm 541 từ nữa cho bài viết để đạt chuẩn trung bình của các đối thủ trên trang 1.

Số từ POP đếm được không chỉ là số từ trong bài viết mà còn bao gồm tất cả từ ngữ trong phần menu, sidebar, footer… bạn nhé.

Do đó, trước khi tiến hành tối ưu các phần bên dưới ví dụ SEO title, Headings, main content, bạn cần đảm bảo rằng bài viết của bạn đã đủ số word count.

Để làm được điều này, bạn có thể thuê viết thêm hoặc tự viết dựa theo nội dung mà đối thủ đang có trên top.

Về cách để tự viết, bạn có thể tham khảo thêm bài hướng dẫn này của mình.

Còn mình sẽ ở đây để đợi ?

OK, bạn đã hoàn thành xong việc update số từ bài viết rồi phải không?

Giờ thì hãy login lại vào tài khoản POP >> bấm View Pages trong Project của bạn >> Chọn View Pageruns cho từ khóa bạn đang tối ưu >> Chọn Re-run và để mặc định “Update Optimization Score” nhé.

Việc này sẽ giúp POP tính lại điểm cần tối ưu cho các từ khóa trong bài sau khi bạn đã update số word count của bài viết.

Rồi, giờ thì đến phần chỉnh sửa title, headings và content.

6.2: Page title hay tiêu đề SEO

Để tối ưu hóa phần này, bạn hãy nhìn vào các gợi ý của POP.

Mình sẽ giải thích qua một chút về các phần mã màu và lưu ý nhé, vì từ phần này trở đi, mọi thứ sẽ giống nhau về bố cục trình bày của tool.

Mã màu:

  • Màu đỏ: số lần từ khóa xuất hiện đang bị thiếu nhiều (so với tổng thể)
  • Màu cam: vẫn thiếu nhưng đã gần đạt
  • Màu xanh lá cây: đã đạt điểm tối ưu
  • Màu xám: thừa nhiều hơn so với mức tối ưu, cần giảm bớt

Current Usage và Target Range:

Trong phần mình khoanh đỏ, Current usage chính là tổng điểm hay tổng số lần xuất hiện của tất cả các từ khóa được liệt kê trong phần đang tối ưu (page title; headings; hoặc main content).

Còn Target range chính là khoảng điểm tối ưu bạn cần đạt được.

Ví dụ như trên là với Page title, mình cần đạt từ 2 đến 4 điểm mới tối ưu, còn hiện tại mới được có 1 điểm thôi.

Còn với từng từ khóa được liệt kê ở bên dưới thì:

– Nếu điểm số ở cột “Current Usage” NHỎ HƠN điểm số ở cột “Target Range” thì tool sẽ CỘNG điểm số đó vào điểm tổng.

– Còn nếu điểm số ở cột “Current Usage” LỚN HƠN điểm số ở cột “Target Range” thì tool sẽ TRỪ điểm số đó vào điểm tổng.

Nghe thì phức tạp nhưng khi làm bạn sẽ thấy nó cũng đơn giản thôi.

Tag “Must Use”:

Là tag dùng để cho bạn biết từ khóa nào là BẮT BUỘC phải được xuất hiện đầy đủ tại khu vực đang tối ưu.

Thông thường đây sẽ chính là từ khóa main keyword bạn chọn lúc đầu khi set up ở bước 4 bên trên.

Tag “Use Alone”:

Đây là một tag đặc biệt nữa mà bạn cần lưu ý, mặc dù ở ví dụ trên trong SEO title không gặp.

Nhưng khi đến phần tối ưu Subheadings và Main content bạn sẽ thấy.

Về cơ bản, “use alone” nghĩa là từ khóa đó phải được xuất hiện riêng rẽ MỘT MÌNH NÓ, thay vì đứng chung thành một cụm từ khóa khác mà POP nhận diện được.

Ví dụ:

Bạn thấy từ “dartboard” và “electronic dartboard” đều có tag “Use Alone” bên dưới chứ?

Nếu mình viết một câu như sau:

If you can buy this electronic dartboard, that would be awesome!

Thì POP sẽ chỉ tính trong câu này có 1 LẦN xuất hiện của từ khóa “electronic dartboard” mà thôi.

Còn sẽ KHÔNG có lần xuất hiện nào của từ khóa “dartboard”.

Nếu muốn cả 2 từ đều xuất hiện, bạn phải tách chúng ra rõ ràng như sau:

If you can buy this electronic dartboard, that would be awesome because it’s a very good dartboard!

Bạn hiểu ý này của mình rồi chứ?

OK, rồi, giờ việc của bạn sẽ là làm cách nào đó để thêm các từ khóa còn thiếu vào trong tiêu đề SEO của bài viết thôi.

Nhưng lưu ý, tiêu đề SEO thường tối đa chỉ tầm 60 ký tự.

Do đó, sẽ rất bất khả thi nếu bạn cố chèn cho bằng hết tất cả các từ khóa mà POP gợi ý vào tiêu đó.

Thay vào đó, hãy chọn lọc và điều chỉnh lại tiêu đề cũ cho tốt hơn.

Mình sẽ lấy ví dụ như thế này cho bạn dễ hiểu.

Đây là SEO title cũ: Best Electronic Dart Boards Review 2021 (TOP 7 CHOICES) 

Còn đây là hiện trạng của SEO title cũ đó TRƯỚC KHI tối ưu.

Bạn thấy đấy, tiêu đề này mới được 1 điểm/4 điểm tối ưu vì mình mới có từ khóa Best Electronic Dart Boards xuất hiện 1 lần.

Giờ mình sẽ thử sửa thành SEO title mới như sau:

Best Electronic Dart Boards Review 2021 (TOP 7 DARTBOARDS) 

Bạn thấy mình đã sửa lại từ CHOICES thành từ DARTBOARDS rồi phải không?

Tại sao mình làm vậy bởi mình thấy trong các từ khóa POP gợi ý, chỉ duy nhất từ “dartboards” là từ khóa duy nhất có thể thêm hoặc thay vào SEO title mà không bị quá độ dài 60 ký tự!

OK, giờ mình sẽ bấm nút Update bài viết để cập nhật lại SEO title.

Việc bấm update này chỉ bắt buộc phải làm khi chỉnh sửa SEO title thôi bạn nhé, vì WordPress không tự động lưu SEO title của bài viết như khi bạn chỉnh sửa phần nội dung chính.

Sau đó, mình sẽ thao tác như ở bước 5 bên trên để đồng bộ hóa và tính lại điểm số.

Và đây là kết quả:

Bạn có thể thấy là điểm số đã tăng từ 36.9 lên 54 rồi!

Khá nhanh phải không?

Đơn giản bởi SEO title là yếu tố Onpage quan trọng nhất, nên chỉ một chỉnh sửa nhỏ cũng có thể nâng điểm lên đáng kể.

OK, vậy là phần SEO title cũng coi như xong khi mình đã có đủ 2 điểm để vừa đạt khoảng điểm tối ưu là từ 2-4 điểm cho phần này.

POP đã tính được điều đó nên công cụ sẽ xuất hiện dấu tròn màu xanh ở dòng Page Title ngay đầu.

Vậy là giờ có thể sang phần headings và main content rồi.

6.3: Subheadings và main content

Với phần headings và main content, cách làm cũng tương tự như với SEO title.

Chỉ có điều, bạn sẽ không cần bấm Update bài viết liên tục nữa, mà chỉ cần chỉnh sửa bài viết như bình thường, WordPress sẽ tự động lưu lại tất cả các thay đổi đó cho bạn.

Khi đó, POP có thể tự tính lại điểm dễ dàng hơn.

Còn ví dụ đây là hiện trạng trước khi chỉnh sửa của Subheadings hay các đề mục con của bài viết (thường là các H2, H3, H4):

Còn đây là Main content:

Hãy nhìn các chỉ số và bảng mã màu mình nhắc tới bên trên để tối ưu hóa nhé.

Nhiệm vụ của bạn bây giờ là làm cho càng nhiều chấm xanh lá cây hiện lên thay cho các chấm vàng, đỏ, xám càng tốt.

Mỗi khi chỉnh sửa mà không nhớ mình làm đến đâu, hãy kéo lên và bấm nút “Check your work” để POP đo lại điểm tối ưu cho bạn.

Đôi khi tool sẽ báo “Your scores didn’t change” nghĩa là điểm số của bạn không thay đổi.

Nhưng mình để ý phần lớn đây là bug vì nếu đã chỉnh lại nội dung theo gợi ý, CHẮC CHẮN điểm số của bạn sẽ đổi, chỉ là ít hay nhiều thôi.

Và khi nào các bài viết cần tối ưu của bạn có được điểm số tầm 90+ như dưới đây là OK.

Thông thường, để tối ưu hóa xong một bài viết như thế này sẽ mất tầm từ 15 phút đến 1 tiếng.

Tất nhiên, bạn càng làm nhiều thì sẽ càng có nhiều kinh nghiệm và sửa sẽ càng nhanh hơn.

“Bạn thử chưa hay đang chém gió đấy?”

Tất nhiên là mình phải thử rồi mới có cái để chia sẻ chứ.

Các ô màu xanh là các ô có ranking tăng sau 3 tuần chỉnh sửa Onpage (22/30 bài test).

Các ô màu vàng là các ô không thay đổi thứ hạng (3/30 bài test).

Còn các ô màu cam là các ô có ranking bị giảm sau đúng 3 tuần chỉnh sửa Onpage (5/30 bài test).

Như vậy là kết quả thành công của mình đang ở mức khoảng 73%.

Và điều quan trọng nữa đó là mình để ý impression và clicks của các bài viết được chỉnh Onpage này cũng thường tốt lên theo thời gian.

Với mình như vậy là không quá tệ.

Nhưng nó cũng vẫn cho thấy một điều là POP hay bất kỳ tool tối ưu Onpage nâng cao nào khác đều không phải “thần dược” chữa bệnh không rank được top.

Tất cả đều có tỷ lệ thành công nhất định, và việc rank top rõ ràng không phải chỉ có mỗi Onpage là hết.

Tips hữu ích từ kinh nghiệm cá nhân của mình

Sau khi chỉnh sửa rất nhiều bài nội dung, mình đã rút ra được một số kinh nghiệm và tip khá hay giúp tiết kiệm thời gian.

Và giờ mình sẽ share hết cho bạn để bạn đỡ mất thời gian như mình lúc đầu.

1) Nếu cần tìm vị trí các từ khóa để tối ưu theo list, hãy dùng ctrl F để tìm cho nhanh.

2) Hãy ưu tiên tối ưu các từ khóa cần ít phải “đụng chạm” nhất trước cho nhanh.

Điều đó có nghĩa là nếu có 1 keyword cần bạn phải thêm 20 lần xuất hiện trong bài, so với 1 key khác chỉ cần thêm 2 lần, hãy sửa key 2 lần trước.

3) Bài viết nên có phần FAQ’s hay câu hỏi thường gặp để dễ thêm các ý còn thiếu vào bài.

Tip này đặc biệt hữu ích với các bài best khi làm niche site Amazon, nhưng cũng đúng cho tất cả các dạng bài khác.

4) Hãy dùng tổ hợp phím Ctrl kết hợp cùng dấu – (hoặc Ctrl + cuộn chuột) để thu nhỏ khung màn hình WordPress giúp dễ chỉnh sửa hơn.

Mình thường để tỷ lệ màn hình chỉ 80% so với bình thường để bao quát tốt hơn do khung màn hình của POP khá choán chỗ góc dưới bên phải.

5) Để tăng tốc độ, bạn nên sửa một lúc khoảng 4-5 hoặc nhiều key đến khi không còn biết đang sửa ở đoạn nào nữa thì hãy bấm check your work ?

Đừng sửa xong key nào cũng bấm check, vừa lâu vừa không hiệu quả.

6) Chú ý là phần text trong phần breadcrumb và table of content đều được tính hết vào số lần xuất hiện của từ khóa bạn nhé.

Ngoài ra, thẻ alt tag của ảnh cũng được tính là dạng text để đếm.

Hãy ghi nhớ điều này khi tối ưu hóa để tránh bị rối.

7) Hãy ghi lại tất cả thông tin vào một file excel với các cột như mình show ở trên:

– Từ khóa đã làm

– Ngày sửa lại là ngày nào

– Thứ hạng trước khi sửa là bao nhiêu

– Điểm của POP sau khi tối ưu là bao nhiêu

– Kết quả sau 3 tuần sửa như thế nào? Tăng hay giảm bao nhiêu bậc?

8) Và cuối cùng, sau khi sửa xong hết, hãy nhớ bấm Update bài viết, xóa cache, và submit index lại bài viết trong Search Console để Google biết được sự thay đổi của bạn càng sớm càng tốt nhé.

Các câu hỏi thường gặp khi dùng tool

#1. Có cần phải tối ưu xanh hết tất cả các từ khóa?

Không, bạn chỉ cần tổng điểm của cả bài trên 85 điểm là OK.

Tốt nhất nên đạt tầm 90-100 điểm.

#2. Vì sao mình tối ưu mãi mà POP vẫn báo thừa/thiếu ở một từ khóa nào đó mình tìm mãi không ra trong bài?

Hãy bấm Preview bài viết và soi thật kỹ bằng Ctrl+F và tìm theo từ khóa xem nó còn xuất hiện ở đâu khác nữa.

Khả năng cao có thể là trong phần điều hướng breadcrumb, hoặc phần mục lục table of content, hoặc trong thẻ alt tag của ảnh.

#3. Nên viết bài trước rồi tối ưu POP sau hay dùng POP lên dàn ý trước khi viết?

Theo kinh nghiệm của mình thì để nhanh và tiết kiệm, bạn hãy viết bài trước rồi tối ưu lại sau.

#4. Có nên tối ưu theo tùy chọn Advanced của POP?

Không nên.

Mình đã thử và thấy nó rất rối rắm, khiến mất thêm thời gian không cần thiết.

#5. Có mua chung tài khoản POP để dùng được không?

POP có cơ chế phát hiện duplicate session rất tốt, nên mình khuyên bạn nên dùng riêng tránh phiền phức về tài khoản.

#6. POP có dùng cho site tiếng Việt được không?

Hoàn toàn được bạn nhé.

Chọn Vietnamese và region là Vietnam ở bước setup ban đầu là được.

#7. Tìm hiểu thêm về tool và cách sử dụng ở đâu?

Bạn có thể xem thêm list video hướng dẫn của Kyle tại link dưới đây:

https://www.youtube.com/c/PageOptimizerPro/videos

#8. Thường đợi bao lâu thì sẽ thấy kết quả?

Theo kinh nghiệm của mình, thường khoảng 2-4 tuần sau khi chỉnh sửa xong và submit index lại trong search console, bạn sẽ thấy kết quả phản ảnh qua thứ hạng từ khóa.

#9. Có cần tối ưu hóa thêm nếu đã đứng top 1?

Có, đơn giản bởi có thể bạn đang top nhờ các lý do khác như: link mạnh hơn, site uy tín và lâu năm hơn…

Việc bạn đứng top 1 không đồng nghĩa với Onpage bạn tốt hơn tất cả các đối thủ khác đang trên top.

#10. Tại sao mình tối ưu max điểm và đã đợi khá lâu rồi nhưng ranking và traffic cũng vẫn cứ tụt theo ngày vậy?

Nếu bạn gặp tình huống này, rất đáng tiếc là có thể site bạn đang gặp vẫn đề về “site quality” hay chất lượng website nói chung như mình nói ở gần đầu.

Vấn đề này rất phức tạp và không thể nói ngắn gọn ở đây được.

Nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu thêm, mình khuyên bạn nên đọc các bài viết trên blog của Glenn Gabe bên G-Squared Interactive tại link: https://www.gsqi.com/marketing-blog/

Glenn là “trùm” khôi phục site bị phạt bởi core update và các thuật toán khác của Google.

Các bài viết của Glenn chắc chắn sẽ giúp ích được bạn.

#11. Mình sửa SEO title khá tốt nhưng bị quá mất 3-5 ký tự lên tận 63-65 ký tự trong phần tiêu đề thì có sao không?

Theo kinh nghiệm của mình là không sao cả.

Nhưng tốt nhất cứ giữ SEO title dài dưới 60 ký tự là ok nhất.

#12. Nếu mình không thể thêm được word count mà vẫn muốn tối ưu hóa thì sao?

Bạn có thể test thử chỉ tối ưu hóa SEO Title và Subheadings thôi, còn phần Main content hãy để nguyên.

Theo kinh nghiệm của mình chỉ cần làm tốt 2 phần kia là điểm số cũng đã đạt 75-80 điểm easy rồi.

Còn đừng dại tối ưu từ khóa trong Main content nếu bài viết của bạn ngắn hơn nhiều so với đối thủ nhé, vì sẽ dễ dính lỗi keyword stuffing hay nhồi nhét từ khóa đấy.

Tạm kết

Cảm ơn bạn rất nhiều đã đọc đến tận những dòng cuối cùng này của bài hướng dẫn.

Thật sự là nó mất nhiều công sức hơn mình tưởng ban đầu để viết.

Nhưng mình cũng mừng vì cuối cùng thì cũng đã xong ?

Rất hi vọng những gì mình chia sẻ giúp ích được cho bạn phần nào.

Nếu thấy hữu ích thì share giúp mình nhé.

Hẹn gặp lại trong những bài viết tới đây.

Nguồn: Duy Nguyễn Blog