Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Từ khóa Seo là gì? Cách đặt từ khoá để tối ưu SEO On-Page

137

Đặt từ khóa để tối ưu SEO On-pageQuy trình SEO On-Page phụ thuộc vào rất nhiều vào các từ khoá nằm trong nội dung, nếu trước kia chúng ta có thể thả càng nhiều từ khoá càng tốt vào nội dung thì bây giờ “trò chơi” ấy đã dường như không đạt hiệu quả cao nhất nữa, mà nguyên nhân là do các bản cập nhật của Google ngày càng thông minh và gắt gao hơn, và nhất là ai ai cũng biết cách SEO thì khả năng cạnh tranh ngày càng lớn.

Tuy nhiên về mặt tích cực thì có nhiều cái vẫn không thay đổi, điển hình là bạn phải trình bày và sắp xếp nội dung như thế nào để Google có thể xác định được từ khoá của nội dung. Trên thực tế nhiều chuyên gia SEO ngày càng tập trung hơn vào việc xây dựng backlink có chất lượng (SEO Off-page) để nhằm cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao, tuy nhiên nếu bạn vừa mới bắt đầu một dự án thì việc tối ưu SEO On-page là một việc vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao mà thời gian lên top cũng rút ngắn hơn rất nhiều, nguyên nhân chính là do website bạn có tuổi đời thấp nhưng lại tập trung vào việc xây dựng backlink thì Google dễ duyệt vào danh sách spam.

SEO is always a two part process, there’s off-page SEO and on-page SEO. Here, I’m only talking about on-page SEO (about using your desired keywords properly inside your content). If you want a more general advice, you’ll have to go to one of many SEO blogs out there.

Nhưng việc gì cũng có giới hạn riêng của nó, Google khuyến khích bạn tăng cường tối ưu On-page không có nghĩa là bạn được phép lợi dụng các từ khoá để thao túng máy tìm kiếm, bạn cần cân nhắc một điều quan trọng trước khi lên kế hoạch SEO On-Page.

Giữ cho văn bản thật tự nhiên

Đây là trường hợp phổ biến nhưng cũng dễ dàng mắc sai lầm nhất ở quy trình SEO On-page, đôi khi chúng ta quá quan trọng các từ khoá trong nội dung nên đã cố gắng nhồi nhét thật nhiều từ khoá có thể. Nó giống như là thế này.

Tránh nhét từ khóa để SEO On-page

Nhìn sơ qua đoạn văn bản trên thì người đọc cũng biết là nó đang nói về “thủ thuật”, nhưng làm thế nào để cảm thấy có hứng thú khi đọc một văn bản mà các từ khóa lặp đi lặp lại với tần suất kinh khủng như vậy? Người mình còn chịu không được thì bot làm sao chịu được. Mặc dù biết rằng khi chúng ta nói về một vấn đề nào đó thì từ khóa chủ đạo sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng trên thực tế các văn bản có chất lượng họ sẽ tránh tình trạng lặp đi lặp lại một từ nào đó, dù nó là bất cứ từ khóa nào đi chăng nữa nhằm để văn bản trở nên tự nhiên hơn.

Keyword Density là chỉ số biểu diễn tỷ lệ mật độ một từ khóa nào đó có trong văn bản và biểu diễn bằng đơn vị % (phần trăm).

Google bây giờ cũng vậy, họ giống như những giáo viên kiểm tra trình độ viết văn, một khi văn bản của bạn không còn được tự nhiên do lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều thì họ sẽ đánh giá thấp, ngược lại nếu bạn đặt từ khóa thích hợp, sử dụng các cụm từ khóa liên quan để văn bản thêm cuốn hút và từ ngữ thêm phong phú thì họ sẽ đánh giá cao.

Có rất nhiều người cho rằng một nội dung văn bản muốn đạt thứ hạng cao với từ khóa đó thì phải có Keyword Density từ 2% trở lên và tốt nhất là 5%. Nhưng đối với bản thân mình, mật độ từ khóa (hay còn gọi là tần suất lặp lại của từ khóa) là không quan trọng trong văn bản cho lắm và chỉ cần 0,5% là đủ, còn lại là mình sẽ “đầu tư” vào các vị trí khác tốt hơn để tránh văn bản không giữ được vẻ tự nhiên.

Tips: Sử dụng plugin SEOPressor để tăng cường SEO On-page.

Vậy mình sẽ đặt từ khóa ở đâu và sử dụng nó như thế nào?

Vị trí đặt từ khóa để tăng cường SEO On-Page

Thẻ Title – Tiêu đề

Đây là vị trí quan trọng cũng như cơ bản nhất để giúp máy tìm kiếm xác định được nội dung hay còn gọi là hiểu được bạn đang nói đến vấn đề gì để xếp hạng đúng với từ khóa của bạn ý. Dù ít hay nhiều thì trên tiêu đề nội dung của bạn phải có ít nhất 1 từ khóa quan trọng và được nằm trong cặp thẻ <h1> là tốt nhất.

Cách sử dụng thì quá đơn giản, hãy đặt từ khóa vào tiêu đề và viết nó với khoảng 65 ký tự. Nó giống như thế này.

Cách SEO On-page hiệu quả để lên top Google

Tips: Tiêu đề bắt đầu bằng từ khóa chính sẽ có thứ hạng cao hơn khi bạn đặt nó ở giữa hay ở cuối tiêu đề.

Thẻ Meta description – Thẻ mô tả nội dung

Thành phần quan trọng thứ 2 để xác định website có được thứ hạng cao hay không đó là cách sử dụng thẻ mô tả (<meta description>) để chèn từ khóa và viết mô tả cho nội dung. Ngoài một từ khóa chính nằm ở title thì bạn cũng nên viết từ khóa đó vào thẻ mô tả ít nhất một lần.

Trong WordPress có chức năng viết thẻ mô tả cho trang chủ blog nhưng lại không thể tự viết thẻ mô tả riêng ở mỗi trang nội dung (post, page) nếu như theme bạn không hỗ trợ hoặc bạn không sử dụng plugin. Vì vậy mình gợi ý bạn 3 plugin SEO miễn phí khá tốt có hỗ trợ viết thẻ tiêu đề (title) và thẻ mô tả (meta description) cho từng trang nội dung.

  1. WordPress SEO by Yoast
  2. SEO Ultimate
  3. All in One SEO Pack

Lưu ý: Thẻ meta description bạn chỉ nên viết khoảng 140 ký tự để không bị cắt bớt khi hiển thị ở kết quả tìm kiếm.

Tiêu đề phụ – Subheading

Sử dụng tiêu đề phụ để tối ưu SEO On-page

Các tiêu đề phụ (<h1> – <h6>) trong bài viết không chỉ giúp bài viết bạn trở nên chuyên nghiệp, gọn gàng mà còn rất có lợi cho SEO nữa. Thẻ tiêu đề phụ nhằm để sắp xếp các phần trong bài viết của bạn theo thứ tự ưu tiên từ cao tới thấp. Ví dụ như bạn đang viết tới phần SEO On-Page thì bạn nên chia bài viết ra làm 3 phần phụ được biểu diễn bởi 3 tiêu đề phụ như:

Sử dụng tiêu đề phụ để SEO On-Page

Như ở ví dụ trên, mình lấy thẻ h2 cho phần chính (SEO-Onpage) và thẻ h3 cho các phần như Mật độ từ khóa, tối ưu thẻ title,..v..v..Và nếu các bạn có thêm nhiều phần nhỏ khác nữa thì có thể sử dụng thêm thẻ h4, h5, h6. Nhưng tại sao lại không sử dụng thẻ h1? Bởi vì thẻ h1 được đặt ở tiêu đề, hiện nay các themes WordPress thường làm theo cấu trúc này.

Còn vấn đề đặt từ khóa ở thẻ tiêu đề phụ thì cũng không có gì quá phức tạp, có thể bạn nên lặp 1 từ khóa chính một phần trong các thẻ tiêu đề phụ để nhằm tăng độ ưu tiên cho từ khóa, vì bản thân Google sau khi lấy dữ liệu từ thẻ title, meta description thì tiếp theo nó sẽ dựa vào các thẻ tiêu đề phụ này để xác định nội dung trong bài viết.

Thẻ alt cho hình ảnh

Không phải ai cũng nhận ra rằng thẻ alt trên hình ảnh lại có tác dụng tích cực như thế nào, nhiệm vụ chính của nó là khi hình ảnh trên nội dung của bạn bị lỗi không thể hiển thị được hay bị xóa đi từ máy chủ thì nội dung trong thẻ alt sẽ hiển thị thay cho biểu tượng thông báo ảnh bị lỗi. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì các trình duyệt đã không còn hiển thị thẻ alt trong ảnh nữa, nhưng ít nhiều gì thì nó vẫn còn có tác dụng xác định xem ảnh này đang nói về cái gì, các công cụ kiểm tra SEO hay các người làm SEO chuyên nghiệp hiện nay vẫn sử dụng thẻ alt như một thói quen bắt buộc khi chèn ảnh vào nội dung. Vì vậy nếu bạn đã chăm chút nội dung của mình thật tối ưu để nhằm đạt thứ hạng cao thì tội vạ gì lại không tiện tay chèn từ khóa mô tả vào thẻ alt chứ.

Tips: Sử dụng plugin SEO Friendly Images để tự động lấy tiêu đề bài viết làm thẻ alt, title cho hình ảnh trong WordPress.

Đó là một vài kinh nghiệm của mình trong việc đặt từ khóa để hỗ trợ SEO On-page tốt hơn. Nhưng dù có tối ưu hóa thế nào đi chăng nữa thì bạn cần nên tránh 1 vấn đề quan trọng đó là không nên lặp lại từ khóa quá nhiều để văn bản thiếu tự nhiên, và cũng giảm nguy cơ bị thuật toán Chim cánh cụt (Google Penguin) hỏi thăm. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc viết bài.

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Thẻ tiêu đề Seo là gì? Cách đặt tiêu đề bài viết khi làm SEO

124

Hôm nay mình cùng các bạn sẽ bàn về tựa đề trong bài viết khi bạn muốn làm SEO onpage cho website của bạn, hiện tại trên Thạch Phạm đã có bài viết liên quan tới vấn đề này, các bạn cũng dễ dàng theo dõi tại bài viết seo tiêu đề bài viết để tăng thứ hạng. Nhưng bài viết đó có phần hơi chưa sát theo đánh giá riêng của tôi, nên sau đây chúng ta sẽ cùng bàn về tựa đề trong các bài viết khi làm SEO nhằm giúp các bạn đang yêu thích “bộ môn khoa học” này có thể cùng bàn luận.

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO

Chủ đề chính trong bài viết sẽ là tựa đề trong SEO – ảnh minh họa

Tựa đề trong bài viết được thể hiện ở thẻ H1 hoặc H2 tùy theo bạn đặt, và thể hiện ngay trên thẻ <head> trong mã HTML, ví dụ:

<head>
<title>Example Title</title>
</head>

Tựa đề của một bài viết sẽ giúp người dùng hiểu được một phần ý tứ nội dung trong bài viết của bạn, nó giống như một cái tên trong cả một đoạn dài Họ và Tên của bạn vậy, theo như Google phát biểu tại cuộc họp nào đó nói thì “bài viết không có tựa đề được coi như tài liệu không tên” và các bạn nên tối ưu hóa nó một cách tốt nhất nhằm tạo cho người dùng biết được cái tên và hiểu hơn về tài liệu trên mạng đó của bạn.

Cỗ máy tìm kiếm lấy bao nhiêu ký tự ?

Theo như tôi được biết, và theo như tôi ngồi đếm thực tế, Google có thể lấy xấp xỉ từ 63 tới 80 ký tự tùy vào độ dài của tựa đề hay tùy vào từ ngắn hay dài, các bạn có thể xem ví dụ:

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Tựa đề dài ngắn phụ thuộc vào từ và cách bạn đặt tựa đề

Như vậy là Google sẽ chọn số X ký tự giao động để hiển thị tựa đề trong bài viết của bạn để hiển thị sao cho hợp lý.

Hiện tại trên các diễn đàn SEO của Việt Nam cũng chỉ nhắc tới con số 70 ký tự, đây là con số trung bình mà thôi.

Cấu trúc tựa đề tốt nhất ?

Tựa đề cần phải có một cấu trúc chặt chẽ, điều này tùy thuộc vào cách mà bạn cấu hình với website hay blog của mình, và cũng là thói quen cá nhân, ví dụ như tôi, tôi thích cấu trúc này:

Tên công ty/tổ chức/thương hiệu | Tựa đề bài viết

Đó cũng là cấu trúc phổ biến nhất của các tập đoàn lớn, các thương hiệu lớn và các tổ chức khi muốn khẳng định thương hiệu ngay từ đầu để người tìm kiếm nhận ra, tôi rất thích cấu trúc này khi làm các dự án liên quan tới truyền thông, hoặc các trang luật và y tế.

Tiếp theo là cách phổ biến nhất, cấu trúc tựa đề dạng này hầu như website nào cũng dùng, đó là để thành phần ít quan trọng hơn về sau, đưa các thông tin thiết yếu lên trước:

Tựa đề của tài liệu | Tên công ty/tổ chức/thương hiệu

Cách này được áp dụng với tất cả các website/blog phổ thông, không cần khẳng định ngay với người dùng nguồn dữ liệu hay thương hiệu của thông tin đăng tải.

Trong cả hai cách trên lại có cách phân chia từ khóa tối ưu như sau:

Với tựa đề của tài liệu:

Từ khóa cấp 1 - từ khóa cấp hai - từ khóa cấp ba

Và còn thêm một cách ít phổ biến hơn đó là:

Từ khóa cấp x - từ khóa chính - diễn giải

Bản thân tôi rất thích cách mix của cách thứ hai, hay nó còn được gọi là “long-tail-keywords”, các bạn hãy cứ để ý cách hai này trong các tựa đề trên kết quả tìm kiếm, tôi cảm nhận rằng Google thích cách thứ hai này hơn vì nó khó vào được bộ lọc Spam của Google, tôi lấy ngay một ví dụ để các bạn thấy giữa hai cách này:

Công bố mỹ phẩm | Luật Việt Tín
Vs
Công bố lưu hành mỹ phẩm cùng hãng Luật Việt Tín

Như các bạn thấy, cùng là một thông tin, nhưng cách thứ hai có cảm giác “không phải Spam” và mang tính tự nhiên hơn rất nhiều so với tựa đề thứ nhất.

Trong 18 lời khuyên của Google dành cho các webmaster được đăng tải gần đây trên Youtube thì có thông tin nói rõ rằng:

Hãy tự nhiên thì tốt nhất, đừng bắt buộc theo một khuôn mẫu và không cần phải chính xác từ khóa là tốt hơn.

Mẹo tối ưu tựa đề ?

Tôi viết lách suốt cả ngày nên đã học được mẹo tối ưu, tới nỗi có thể viết một cách tự nhiên mà vẫn giữ được cái cốt lõi quan trọng khi làm SEO, vậy thì chúng ta cùng thử một số bước sau đây, chỉ cần bạn chăm chỉ vài lần là có thể thành thói quen “khó bỏ” 😛

1. tự nhiên như không

Hãy thử viết một dòng nào đó ngắn gọn trong 12 từ ngữ, bạn mô tả được gì về tài liệu, ấy tưởng chừng như đơn giản lại không đơn giản chút nào, tôi lấy ví dụ:

Tôi muốn viết một bài viết về đề tài “LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BLOG” và tất nhiên từ khóa sẽ là: cách luyện kỹ năng viết blog, kỹ năng viết blog, luyện kỹ năng viết như thế nào. Đây là tựa đề của tôi:

Tôi luyện kỹ năng viết blog như thế nào ?

Thứ nhất là tựa đề đảm bảo có từ khóa, thứ hai nữa là cách mix tựa đề theo dạng “long-tail-keyword” này hay hơn các phương pháp khác ở chỗ nó có thể chứa 2 từ khóa trong một.

Thêm một ví dụ nữa, nếu bạn đang muốn có từ khóa sản phẩm khuyến mại :

Các sản phẩm đang khuyến mại tại Mai Nguyên - Hà Nội

2. Cấu trúc chuẩn ?

Không có cấu trúc chuẩn cho tựa đề của bạn, còn các cấu trúc nên bên trên cũng là cho các bạn tham khảo và có thói quen phân tích tựa đề mà thôi, các bạn có thể dùng tựa đề theo cách tự nhiên như bên trên tôi đã nêu, nhưng hãy nhớ :

3. Đừng lạm dụng tựa đề

Được coi như là một nửa của tài liệu, các bạn nên nhớ tựa đề quan trọng tới cái mức mà Google cần phải dành thuật toán riêng của nó để lọc các tựa đề, nếu tới kết quả thứ ba mà vẫn tựa đề giống nhau ( tôi đang nói ba bài viết trên ba trang khác nhau hoàn toàn nhưng lại trùng tựa đề với nhau ) thì Google sẽ cho các tựa đề đó dãn dòng kết quả xuống nhằm không cho người dùng cảm thấy nhàm chán với các kết quả tìm kiếm mà Google cung cấp. Vì thế bạn hãy “ĐỪNG LẠM DỤNG TỰA ĐỀ”.

Lạm dụng là thế nào ? Một là bạn đang hơi tham lam, luôn nghĩ sao để thêm được nhiều từ khóa nhất vào tựa đề, tôi lấy ví dụ một hãng luật đã dùng một tựa đề như sau:

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty doanh nghiệp giá rẻ

Đưa cho những 5 từ khóa vào tựa đề ( dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty giá rẻ, dịch vụ thành lập công ty giá rẻ … ) , ban đầu tôi thấy trang này lên thật, nhưng sau có 5 ngày đã không thấy đâu rồi, vì đơn giản, đừng lạm dụng tựa đề mà thêm vào các thứ vô nghĩa và khó hiểu như vậy.

4. Kết hợp nhuần giữa tựa đề và snippet

Thật tuyệt nếu bạn đang có thói quen phân biệt nội dung giữa tựa đề và mô tả của website của bạn, nếu bạn đang dùng tựa đề trùng từ khóa với mô tả, bạn dễ dàng bị lọt vào bộ lọc của Google, nhưng cách tốt nhất là tựa đề liên quan tới mô tả nhưng “KHÔNG LẶP LẠI TỪ KHÓA” một cách không tự nhiên, tôi lấy ví dụ:

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Mix tựa đề cùng mô tả của trang và tránh lặp lại từ khóa một cách không tự nhiên

Bạn có nhìn thấy từ khóa “kỹ năng viết blog” không ? tựa đề và mô tả hoàn toàn không giống nhau về cách xếp từ khóa nhưng lại được liên kết chặt chẽ bởi một thông tin liên quan.

Tôi lại ví dụ nữa:

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Tựa đề và mô tả không đạt được như mong muốn khi bạn Spam

Kinh nghiệm của tôi là đừng mix nhiều giữa có dấu và không dấu, đừng lặp lại các từ đồng nghĩa.

Tổng kết

Tựa đề mà thành công nghĩa là bạn đã thành công một nửa trong quá trình tối ưu Onpage cho các bài viết của bạn, tôi tin chắc vào điều đó vì trước khi viết bài này tôi cũng có tham khảo nhiều thông tin trên cộng đồng SEO quốc tế, đơn giản tôi có thể mô tả như thế này: “Tôi chưa biết bài viết của anh hấp dẫn như thế nào, nhưng nhìn vào tựa đề tôi sẽ chọn đọc nó hay không”, Cỗ máy tìm kiếm cũng vậy, nó đang cải thiện các thuật toán để giúp cỗ máy có cùng một trải nghiệm như người dùng nên các bạn đừng cố gắng Spam vào tựa đề nhé, hãy viết thật tự nhiên và tạo thành thói quen khi viết bài là tốt nhất.

Chúc các bạn thành công, nếu bạn vướng mắc ta hãy cùng thảo luận trong phần comment bên dưới !

Hướng Dẫn SEOSeo Onpage

Liên kết Neo là gì? Sự quan trọng của Liên kết neo trong SEO

140

Bạn đã từng nghe qua liên kết nội (Internal Link) và liên kết ngoại (External Link) và bạn đã từng nghe qua khái niệm Liên kết neo (Anchor Link)? Liên kết neo chắc chắn không phải là khái niệm mới đối với những người làm SEO Onpage chuyên nghiệp nhưng mình biết rõ một điều là còn nhiều người chưa hiểu khái niệm này có lợi cho SEO thế nào.

Bạn đừng nhầm lẫn giữa Anchor Link và Anchor Text. Anchor Text là khái niệm chỉ một/cụm từ khóa chứa liên kết, còn Anchor Link là một liên kết trỏ đến một vùng nào đó trong trang hiện tại.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy xem bài này và nhấn vào mục lục đầu dòng, nó sẽ đưa bạn đến một phần bài viết phù hợp với nó, và cái phần đó chính là khu vực mà mình muốn gắn neo trỏ liên kết đến.

Liên kết neo hoạt động ra sao?

Liên kết neo bao gồm hai phần chính: phần neo và phần liên kết.

Phần neo được xác định bởi một thuộc tính name trong HTML. Ví dụ:

[html]<div name=”tên-neo”>Nội dung</div>[/html]

Và phần liên kết sẽ có giá trị là #tên-neo. Ví dụ:

[html]<a href=”#tên-neo”>Bấm vào đây</a>[/html]

Như vậy, sau khi bạn nhấp vào liên kết Bấm vào đây, màn hình sẽ nhảy đến khu vực có thẻ div mang thuộc tính name=”tên-neo”.

Thuộc tính name bạn có thể thiết lập cho bất kỳ thẻ nào như thẻ a, h1, h2, h3, p, div,…..

Lợi ích của liên kết neo trong SEO

Bạn có nghĩ rằng liên kết neo có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm của bạn không? Trước khi xét về mặt SEO, liên kết neo sẽ giúp bài viết của bạn dễ đọc và xác định toàn nội dung bài hơn đối với các bài dài. Hãy xem thử qua một hướng dẫn tại WordPress Codex, bên phải nó có một cột mục lục (gọi là Table of Content), không phải nó giúp bạn dễ đọc bài hơn sao?

Còn về mặt SEO, bot tìm kiếm (đặc biệt là Google) có thể hiểu rằng các liên kết neo là công cụ đánh dấu từng phần của bài viết, ví dụ như bài của bạn có nhiều chương chẳng hạn. Sau khi nó xác định xong, Google có thể giúp bạn có thêm một vài sitelink chứa liên kết neo trong bài viết như thế này:

taoblogchuyennghiep-anchor

Bạn có thể thử tìm với từ khóa như trong ảnh sẽ thấy.

Tỷ lệ hiển thị liên kết neo ra ngoài kết quả tìm kiếm

Buồn thay, không phải bài nào bạn có liên kết neo là xuất hiện sitelink ra ngoài kết quả tìm kiếm đâu mà nó dựa vào những thuật toán nào đó để xác định có nên hiển thị hay không.

Nhưng theo kinh nghiệm quan sát của mình, bạn sẽ hiển thị sitelink là liên kết neo khi:

  • Từ khóa trong liên kết neo liên quan mật thiết đến nội dung. Chứa từ khóa chính của bài càng tốt.
  • Bài viết bạn phải nằm từ top 1 đến top 3.
  • Bài viết phải đạt lượt xem nhiều, tức là nhiều người quan tâm.
  • Bài viết phải đủ dài, thường là nhiều hơn 2.000 ký tự.

Đó là một vài khám phá của mình, còn có những yếu tố khác hay không thì mình không dám chắc, bạn có thể giúp mình bổ sung thêm nhé.

Các plugin hỗ trợ làm liên kết neo trong WordPress

Nếu bạn biết HTML thì chắc chắn đã biết cách làm thông qua ví dụ ở đầu bài. Nhưng nếu bạn không thạo nó, sẽ có một vài plugin dưới đây để bạn sử dụng để tạo liên kết neo dễ dàng:

  • Better Anchor Links – Plugin này sẽ giúp bạn một Table of Content ở ngay đầu bài. Mỗi phần nó sẽ dựa vào thẻ heading trong bài để xác định phần nội dung.
  • WP LocalScroll – Thêm hiệu ứng chuyển động mượt mà khi nhấp vào các liên kết neo
  • Extended Table of Contents – Cũng là plugin tạo Table of Content ngay đầu bài.

Theo như mình thấy, chỉ cần trong bài viết bạn có sử dụng thẻ heading để thiết lập phần nội dung thì các plugin tạo Table of Content sẽ giúp bạn tạo anchor link dễ dàng mà không cần phải tạo thủ công.

Lời kết

Mặc dù trong bài này mình nói về ý nghĩa của liên kết neo trong SEO nhưng hãy nhớ rằng không phải bài nào có liên kết neo cũng đều có sitelink hỗ trợ trên kết quả tìm kiếm. Dù nó có hiển thị hay không, thì liên kết neo cũng phần nào giúp độc giả dễ dàng xác định phần mà họ muốn đọc trong bài viết một cách dễ dàng đối với các bài viết dài.