Công cụ SEOHướng Dẫn SEO

Chia Sẻ Các Công Cụ SEO Miễn Phí Tối Ưu Nhất 2022

133

Công cụ SEO là gì và gồm những loại nào? Công cụ SEO có mất phí hay miễn phí? Các công cụ SEO liệu có đảm bảo an toàn khi sử dụng hay không?… Và nhiều câu hỏi được đặt ra với người làm SEO. Hãy cùng SEO TOP tìm hiểu xem nhé.

Chắc hẳn những ai làm tối ưu hóa website đều quan tâm. Hiểu đúng vai trò và sử dụng thành thạo đúng vũ khí một cách hiệu quả giúp ích cho người làm SEO trong công việc hàng ngày.

Có người không biết hoặc dùng không đúng những công cụ SEO đang có sẵn và hoàn toàn miễn phí để hỗ trợ cho công việc làm SEO của mình, thì rõ ràng đã không phát huy được ưu thế công nghệ.

Công cụ SEO TOP Google 2022 - 2023
Công cụ SEO TOP Google 2022 – 2023

Tuy nhiên, nếu làm dụng những công cụ phức tạp, tốn kém thì lại chưa chắc đã hiệu quả. Điều này rất đúng nếu bạn phải cân đối thu chi, giữa thu vào từ khách hàng và chi phí bỏ ra cho các yếu tố, trong đó có phần mềm SEO và công cụ SEO có trả phí.

Bài viết ngắn gọn này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ SEO và kết hợp hài hòa các kỹ thuật hỗ trợ giúp cho việc SEO website lên TOP Google nhanh và an toàn nhất.

Công cụ SEO là gì? Miễn phí hay thu phí?

Công cụ SEO là những công cụ kỹ thuật hỗ trợ cho người làm SEO kiểm tra, đo lường, và cải thiện kết quả của việc tối ưu hóa website. Cụm từ này tiếng Anh gọi là SEO Tool, thường là các phần mềm, chạy độc lập hoặc tích hợp trên các website của nhà cung cấp.

Việc sử dụng các công cụ SEO cũng khá đơn giản. Cách thường thấy là chỉ cần tải xuống và cài đặt trên trình duyệt là có thể sử dụng luôn, chẳng hạn: SeoQuake, Mozbar, Alexa. Với một số khác như Google Analytics, Yandex Metrica thì bạn cần đăng ký tài khoản, sau đó tạo và gắn một số đoạn mã (code) vào trang web là xong.

Có một vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là: Việc sử dụng những các công cụ SEO có phải trả tiền không?

Nhiều trong số các công cụ SEO hiện tại đang miễn phí. Bạn có thể sử dụng chúng mà không phải trả tiền. Mặc dù miễn phí, chúng vẫn cực kỳ hữu ích, tiêu biểu nhất là Google Analytics, Mozbar…Bên cạnh đó, sẽ có những công cụ chỉ miễn phí cho gói cơ bản, và tính tiền cho gói dịch vụ cao cấp hơn. Ngoài ra, bạn sẽ thấy có những công cụ phải trả phí, thường đi kèm với 1 khoảng thời gian sử dụng thử.

Tựu chung lại, căn cứ vào chi phí, các công cụ này có thể xếp vào 3 nhóm:

  1. Miễn phí (Free): hoàn toàn miễn phí
  2. Miễn phí + trả phí (Freemium): miễn phí gói cơ bản, tính phí với gói cao cấp
  3. Mất phí (Premium): tính phí

Trong phần chi tiết dưới đây cho từng công cụ SEO, sẽ liệt kê cả thông tin có mất phí hay không để bạn tiện tham khảo và xem xét đầu tư (nếu thấy hợp lý).

Các công cụ SEO tối ưu từ khoá Website 2021
Các công cụ SEO tối ưu từ khoá Website 2021

Lợi ích của các công cụ SEO

Việc sử dụng công cụ phù hợp trong SEO sẽ mang lại những lợi ích về một số mặt: tính khả thi, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và hiệu quả.

Phần mềm SEO giúp cho công việc làm SEO khả thi

Nếu không sử dụng phần mềm, thì rất khó bạn có thể biết được những thông tin quan trọng về website của mình. Chẳng hạn:

Trang web của bạn đang được xếp hạng (tương đối) bao nhiêu trong toàn bộ website trên thế giới, hoặc ở Việt Nam => Dùng công cụ xếp hạng website như Alexa Ranking Tool sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này.

Làm thế nào biết có bao nhiêu người (user) truy cập trong ngày của toàn website hay của từng trang con cụ thể. => Dùng Google Analytics để kiểm tra những thông số đó, và nhiều thông tin hữu dụng khác nữa.

Trong 1 trang con bất kỳ, làm sao để biết người dùng quan tâm những thông tin nào (hotspot), nhấp chuột nhiều vào khu vực nào nhất (heatmap) => Các công cụ như Yandex Metrica, Crazyegg giải quyết rất tốt nhu cầu này

Và còn nhiều nhu cầu khác nữa của người làm SEO mà gần như chỉ có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật mới có thể đáp ứng được. Bạn sẽ thấy trong phần danh sách phía cuối bài công dụng của từng công cụ, để so sánh với yêu cầu của mình, từ đó có quyết định áp dụng hay không.

Dùng công cụ SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian

Việc áp dụng phần mềm SEO sẽ giúp bạn mất ít thời gian hơn để thực hiện 1 hạng mục công việc. Điều này rất đúng trong khi làm SEO OnPage cũng như SEO OffPage: nếu phải làm thủ công thì cực kỳ mất thời gian và công sức, trong khi dùng Tool thì chỉ trong vài giây là xong.

Lấy ví dụ:

Kiểm tra xem việc sử dụng các thẻ tiêu đề từ <H1> đến <H6> đã đủ và tối ưu hay chưa. Bạn có thể xem code và check từng thẻ, nhanh thì cũng mất 5-10 phút, mà vẫn có thể bị sót việc. Trong khi đó, nếu dùng SeoQuake Diagnosis, thì bum… chỉ vài giây là đã có kết quả.

Để tìm lỗi coding trong 1 trang, cách thông thường là làm thủ công, rà soát từ trên xuống dưới. Nhưng bạn có thể dùng công cụ validator.w3.org thì cũng chỉ mất vài giây, có thể tìm ra những lỗi cơ bản mà rất hay bị bỏ qua bằng mắt thường, chẳng hạn như thiếu thẻ đóng </p> hay </div>.

Xây dựng file sơ đồ trang sitemap.xml: tự viết thì phải hiểu ngôn ngữ lập trình và làm cũng khá lâu, nhưng sẽ rất nhanh nếu bạn dùng những công cụ online và miễn phí, chẳng hạn như: xml-sitemaps.com
Trên đây chỉ là 3 ví dụ cơ bản. Còn nhiều những công việc phức tạp khác nữa, mà nếu phải làm thủ công, thì dù có khả thi, bạn cũng sẽ không đủ thời gian để thực hiện một cách hiệu quả. Và dùng công cụ SEO sẽ cho giải pháp hữu hiệu hơn cả.

Tăng năng suất và hiệu quả SEO

Rõ ràng khi tiết kiệm được thời gian thao tác, thì kết quả dễ thấy là tăng năng suất làm việc lên rất nhiều. Có như vậy thì một người mới có thể thực hiện cùng lúc nhiều dự án SEO mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Nâng cao tinh thần cho người làm SEO và người thuê dịch vụ

Đây chỉ là lợi ích kéo theo mà tôi cho rằng thành quả mà cả người cung cấp và sử dụng dịch vụ SEO đều được hưởng, nhờ áp dụng công nghệ trong việc tối ưu hóa.

Khi hiệu quả công việc nâng cao, chất lượng tốt, thì người thuê dịch vụ SEO sẽ thấy chi phí mình bỏ ra là đáng giá. Họ sẵn sàng trả tiền, và có thể trả nhiều hơn cho những dịch vụ (hay cho đội ngũ thực hiện) đòi hỏi tính phức tạp mà chỉ có thể thực hiện được nhờ ứng dụng các công cụ SEO cao cấp.

Khi đó, những người làm trong công ty dịch vụ SEO hay trong biên chế của những công ty có bộ máy SEO, thì nhờ được đánh giá cao và có thù lao xứng đáng, cũng có thêm cơ hội hết mình với công việc. Sự sáng tạo, đam mê, và cống hiến cũng nhờ đó mà có chỗ để phát huy.

Vậy chẳng phải công cụ SEO giúp đem lại tinh thần cho cả 2 bên là gì.

Lợi ích là như vậy. Giờ là lúc xem có những công cụ nào phổ biến và hữu ích, để xem chúng phục vụ cho nhu cầu của bạn như thế nào.

Các công cụ SEO miễn phí tối ưu từ khoá Website 2021
Các công cụ SEO miễn phí tối ưu từ khoá Website 2021

Những công cụ SEO phổ biến hiện nay

Danh sách này là những cái tên thông dụng, chứ chưa phải là danh sách đầy đủ tất cả. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm.

Do nhiều công cụ có chức năng ít nhiều tương tự nhau, nên tôi xếp thành một số hạng mục theo công dụng để dễ tìm hiểu và lựa chọn áp dụng. Việc phân loại mang tính tương đối, bởi một số công cụ có nhiều tính năng, có thể xếp vào nhiều nhóm khác nhau, khi đó tôi xếp vào nhóm có tính năng chính phù hợp nhất.

Dưới đây là chi tiết các công cụ SEO theo từng nhóm.

1. Công cụ tối ưu hóa về kỹ thuật (Technical SEO)

Google Analytics: đây là công cụ miễn phí nhưng có rất nhiều tính năng hữu ích cho việc theo dõi các chỉ số SEO Index của website. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản Google, cài đặt công cụ Analytics là có thể sử dụng.

Google Mobile-Friendly Test: Hiện Google đánh tụt hạng những trang web không thân thiện với thiết bị di động. Nhưng làm thế nào để bạn biết website của mình có cập nhật theo đó hay không. Đơn giản, chỉ cần nhập URL vào công cụ này rồi Enter, và bạn sẽ nhận được câu trả lời Có/Không ngay lập tức.

Google PageSpeed Insights: tốc độ tải trang rất quan trọng với người dùng, và đương nhiên với cả Google. Website sẽ bị trừ điểm nếu chậm như rùa bò, và người dùng cũng sớm bỏ đi vì không muốn đợi lâu. Để kiểm tra tốc độ, bạn truy cập vào công cụ, nhập tên miền rồi enter, bạn sẽ biết Google đánh giá thế nào. Bạn cũng thấy được 1 số đề xuất tối ưu hóa tăng tốc độ tải trang của bạn.

Google Search Console (trước đây là Google Webmaster): đây là một bộ công cụ cực kỳ hữu ích, miễn phí, cho bạn biết liệu có thông tin thẻ meta trùng lặp hay không, số lượng trang được lập chỉ mục (index), những vấn đề an ninh, v.v… Một tính năng rất hay là công cụ này cho biết website của bạn (hoặc bạn có quyền quản lý) hiện có những từ khóa nào đang được Google xếp hạng. Cách làm như sau: trong mục Tổng quan (Overview) => Hiệu suất (Performance), bạn có thể thấy những từ khóa mà web của mình đang có thứ hạng. Tiếp theo, sắp xếp danh sách theo vị trí (Position), thì từ khóa #1 sẽ nằm trên cùng, tiếp xuống dưới là những từ khóa mà bạn đang đã lên Top Google.

Bing Webmaster Tools: Công cụ này của Bing cũng tương tự nhưng không phổ biến như Google Search Console. Điều thú vị là Bing cũng tích hợp vào đây công cụ nghiên cứu từ khóa cũng rất hữu hiệu, cho phép bạn tìm ra một số từ khóa giá trị mà có thể Google Keyword Tool bỏ qua.
W3C validator: Công cụ kiểm tra mã code html và css trong trang web của bạn, và đưa ra hướng dẫn sửa lỗi.

Screaming Frog (miễn phí): ứng dụng đánh giá website và phát hiện các chi tiết hoặc lỗi gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý website trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể cài đặt phiên bản miễn phí, hoặc bản trả phí với nhiều tính năng cao cấp hơn.

Seositecheckup.com: một lựa chọn online tương tự như Scream Frog phía trên, miễn phí. Check ngay được 1 website mỗi ngày mà không cần đăng nhập. Nếu muốn thêm, bạn cần đăng ký và đăng nhập tài khoản.

WooRank: là một Addon tích hợp để làm SEO và phân tích Website (WooRank).

Browseo (miễn phí): Giúp xem trang web của bạn theo cách mà công cụ tìm kiếm thấy nó, và sẽ rất có thể không giống như hình ảnh mà con người nhìn thấy.

SeoQuaKe: Addon cho bạn biết các thông số trên website của bạn và các website khác để bạn có thể dễ dàng đánh giá các website có chất lượng giúp cho việc tạo backlink hiệu quả.

XML Sitemaps: ứng dụng xây dựng sơ đồ trang web trực tuyến. Chỉ cần nhập URL của trang web và một số thông số tùy chọn, XML Sitemaps sẽ tạo ra một sơ đồ trang web mà bạn có thể tải lên website.

Searchmetrics: rất hữu ích trong việc phân tích đánh giá hiệu quả và thứ hạng của website so với đối thủ.

Seomator: công cụ miễn phí giúp audit toàn bộ website của bạn với nhiều thông số hữu ích cho biết sức khỏe của trang web.

Sitechecker.pro: ứng dụng miễn phí khá hay giúp kiểm tra các tiêu chí theo chuẩn SEO của từng trang webpage.

Neilpatel.com: một ứng dụng trực tuyến khác trên trang blog của Neipatel, giúp phân tích và đánh giá website của bạn theo các tiêu chí SEO phổ biến.

2. Công cụ nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)

Google Keyword Planner: công cụ này giúp ích cực nhiều cho bạn khi muốn nghiên cứu bộ từ khóa liên quan cho website. Một tính năng rất hay mà GKP cung cấp cho phép bạn xem độ “hot” của 1 từ khóa: độ cạnh tranh cao, mức đấu giá cao là những từ khóa có giá trị (và khó SEO hơn).

Google Correlate: là một công cụ nghiên cứu từ khóa khác của Google nhưng ít được sử dụng. Nó cho bạn thấy những cụm từ khóa thường được search cùng nhau. Tuy nhiên, khi dùng với tiếng Việt thì kết quả cung cấp không liên quan do đó chưa hữu ích lắm cho việc làm SEO.

Google Location Changer (SERPs): công cụ SEO này rất hữu ích khi bạn muốn biết danh sách kết quả tìm kiếm SERP ở 1 khu vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như Đồng Nai, ngay cả khi bạn đang không ở khu vực đó. Rất thiết thực khi bạn cung cấp dịch vụ SEO cho khách hàng ở các địa phương (local SEO).
Keywordtool.io: Nhập một từ khóa, và Keywords Tool sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều từ khóa dài liên quan, được sắp xếp theo bảng chữ cái.
SEMrush (Freemium): bạn có thể dùng công cụ SEO này để nghiên cứu từ khóa mà website đối thủ đang nằm ở vị trí Top Google. Chỉ cần nhập URL của đối thủ vào và bạn sẽ thấy từng từ khóa mà web đó đang được xếp hạng. Quá hay phải không?!

SimilarWeb: Xem số liệu thống kê của trang web đối với tên miền bất kỳ. Sử dụng công cụ này để xem và so sánh traffic giữa hai trang web – một công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh.
Spyfu.com: Công cụ SEO hỗ trợ đắc lực việc phân tích từ khóa và nghiên cứu điểm mạnh website của các đối thủ. Có bản miễn phí và bản trả tiền.

3. Công cụ theo dõi thứ hạng (Website Rank Tracking)

Khi làm SEO, một trong những công việc phải thực hiện thường xuyên là theo dõi thứ hạng của các website, cũng như thứ hạng các từ khóa. Có nhiều công cụ giúp bạn thực hiện việc này. Có loại miễn phí (free), có loại tính phí (premium), có loại kết hợp cả 2 (freemium).

Dưới đây một số loại phổ biến:

SERPs.com: Check thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm (SE).
Serprobot: cho phép check miễn phí thứ hạng của 5 từ khóa xem website của bạn có nằm trong Top 100 Google hay không và vị trí (nếu nằm trong Top), đồng thời liệt kê 10 trang web đang đứng top với mỗi từ khóa đó.
Alexa: Cho biết thứ hạng website của bạn so với tổng lượng website trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.
SemRush: cho dùng thử 10 truy vấn đầu tiên, sau đó bạn phải trả phí để dùng tiếp. Ví dụ trong hình dưới là thứ hạng của website này.
Thứ hạng website Carly.com.vn trên SEMRush

Thứ hạng website Carly.com.vn trên SEMRush

4. Công cụ tối ưu hóa nội dung (Content Optimization)

Google SERP Preview Tool: cung cấp hình ảnh xem trước (Preview) mà trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), có rút ngắn tiêu đề (title) và mô tả (description) nếu thấy dài quá so với quy định của Google. Nếu bạn muốn check cho 1 URL nào đó, mà không cần copy/paste thủ công, thì bạn có thể dùng Serpsim.com – công cụ này sẽ tự lấy dữ liệu (fetch) của trang web về để kiểm tra.
Structured Data Markup Helper: Giúp người làm SEO tạo các đoạn văn bản schema markup một cách nhanh chóng, chuẩn chỉnh, và dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần nhập, hoặc lựa chọn nội dung cho các tiêu chí, rồi nhấn “Create html” là sẽ có đoạn code cần thiết để đưa vào website.
Siteliner: xác định nội dung bị trùng lặp giữa các trang trong nội bộ website của bạn.
Smallseotools: kiểm tra lỗi đạo văn của website, xem có trùng lặp hay “mượn” của web khác hay không
SEO Site Checkup: Kiểm tra và chấm điểm trang web của bạn. Kiểm tra trang web chạy qua kiểm tra nhanh trang web của bạn, kiểm tra các thẻ thích hợp và đưa ra bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra.
Ryte.com (mất phí): Giúp xác định những từ khóa mà những trang web khác trong cùng lĩnh vực đang có xu hướng nhắm tới. Đây là những cụm từ khóa liên quan (LSI) mà bạn có thể bổ sung thêm vào nội dung để tăng cường hiệu quả của việc làm SEO On-Page.
Wordcounter.net: giúp đếm số từ của bài viết trong 1 trang bất kỳ, chỉ cần nhập URL và enter. Đỡ mất thời gian khi phải copy và paste vào MS. Word để kiểm tra độ dài bài viết nào đó.
Copyscape: kiểm tra nội dung 1 trang nào đó xem có bị “đạo văn” hay không.

5. Công cụ phân tích backlink (Backlink Analysis)

Ahrefs.com (mất phí): có lẽ đây là công cụ nghiên cứu link tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó lưu trữ kho liên kết khổng lồ và được cập nhật gần như hàng ngày, do đó rất hữu ích cho việc phân tích backlick. Công cụ này cũng khá dễ sử dụng nhờ giao diện người dùng rất thân thiện.
MozBar: là một công cụ gọn gàng trên thanh toolbar của trình duyệt Chrome và Firefox, cho bạn biết chỉ số Page Authority (PA) và Domain Authority (DA) của trang webpage mà bạn đang xem. Với người dùng trả tiền cho dịch vụ Moz Pro, công cụ này còn thể hiện các chỉ số PA/DA cho từng website trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đây cũng là một cách giúp bạn có thể nghiên cứu sâu hơn về mức độ cạnh tranh của từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm.

SEO PowerSuite: bộ công cụ SEO bao gồm cả tính năng kiểm tra thứ hạng, phân tích backlink, kiểm tra sức khỏe website (site auditor), nghiên cứu từ khóa.
Google Search Operators: các cú pháp tìm kiếm mà Google hỗ trợ giúp bạn có thể biết những thông tin hữu ích khi làm Technical SEO. Dưới đây là những cú pháp phổ biến, tôi tham khảo từ bài viết này.

  • site:domainname.com
  • cache:websitename.com
  • allintext:content social links
  • inposttitle:weight loss goals
  • allintitle:how to write content for seo
  • intitle:drawing with micron pens
  • allinurl:amazon drawing tablet
  • inurl:drawing portraits
  • allinanchor:”how to draw anime”
  • inanchor:”digital painting”
  • info:domainname.com
  • related:domainname.com

6. Công cụ xây dựng link (Link Building)

Disavow.it: cho phép bạn lập danh sách những link xấu theo định dạng phù hợp để có thể submit cho Google.

CognitiveSEO: là một công cụ hay để phát hiện ra những liên kết bất bình thường, từ đó bạn có thể xác định được những “backlink bẩn” có hại cho website.

Có thể nói danh sách các công cụ SEO này còn dài, bởi nó liên tục được cập nhật bởi các nhà phát triển. Bài viết này chỉ dừng lại ở những Công cụ SEO phổ biến và hữu ích nhất. Chọn vũ khí nào để làm SEO thì tùy thuộc vào thực lực của bạn (công ty bạn), và quy mô của dự án. Dù thế nào người tham gia cũng cần lựa chọn và tìm hiểu cách sử dụng công cụ SEO sao cho thuần thục. Có như vậy thì mới có khả năng giành được phần thắng khi các bạn làm SEO thực sự nhé.

Đến đây tôi xin kết thúc bài viết chia sẻ về các công cụ SEO hỗ trợ cho việc SEO website lên Top Google.

Nếu bạn thấy cần bổ sung thêm công cụ SEO nào, vui lòng góp ý ở comment bên dưới nhé. Nếu thấy thông tin trong bài này hữu ích, bạn vui lòng chia sẻ cho người khác cùng đọc. Cám ơn bạn!

Học làm SEOHướng Dẫn SEOKinh nghiệm SEO

TOP 19 Công Cụ SEO Website Miễn Phí Tốt Nhất 2023

196

Bạn đang dùng công cụ SEO nào cho website của mình? Bạn đã biết bao nhiêu công cụ SEO? Có lẽ số lượng công cụ hỗ trợ việc làm website không biết bao nhiêu mà kể, chứ chưa cần nói đến là miễn phí hay trả phí. Tuy nhiên, chắc chắn một điều rằng, các công cụ seo miễn phí vẫn được chia sẻ rất nhiều trên mạng hiện nay, vì đơn giản là có nhiều người làm website không vì tính thương mại, hay đơn giản là thói quen “xài chùa”.

Bài viết dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp 19 công cụ hỗ trợ seo phổ biến nhất hiện nay, có cả bản miễn phí và trả phí. Mọi người cùng SEO TOP tham khảo nhé.

Công cụ SEO trả phí tốt nhất hiện nay

Mục này mình giới thiệu 2 công cụ seo tính phí tốt nhất hiện nay, nó thực sự mạnh mẽ. Các chức năng tuyệt vời của nó sẽ khiến bạn phải trầm trồ đấy.

Ahref

19 Công Cụ SEO Website Miễn Phí Tốt Nhất 2019
Công cụ SEO trả phí tốt nhất hiện nay

Đây là một trong những công cụ SEO rất đa năng và mạnh mẽ với lượng bọ tìm kiếm và số lượng thu thập thông tin rất lớn. Với số lượng bọ tìm kiếm và cơ sở vật chất hạ tầng chắc chỉ thua có ông lớn google. Tính năng tìm kiếm tự nhiên – Organic Search sẽ cho bạn biết được thứ hạng từ khóa mới có hoặc đang thay đổi.

Tình năng Top page nghĩa là trang có lượt truy cập cao nhất, số lượng từ khóa của trang đó. Competing domains cho bạn biết được đối thủ nào, đang có số lượng từ khóa tương đồng. Với tính năng Content Gap bạn còn có thể so sánh được từ khóa mình chưa so với đối thủ ( kiếm thêm được ý tưởng cho nội dung mới)

Ngoài ra với Keywords explorer bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu từ khóa ( gần giống như keyword planner vậy). Bạn cũng có thể kiểm tra nguồn backlink (cả số lượng backlink) từ đâu mà đến.

SEMRush

SEMRush là một trong số những công cụ SEO được đánh giá cao nhất hiện nay. Nó cũng có rất nhiều tính năng như công cụ seo Ahref vậy. Tình năng hay nhất của phần mềm seo SEMRush được nhiều người làm SEO đánh giá là thống kê trang có lượt truy cập nhiều nhất từ công cụ tìm kiếm.

Công cụ SEO SEMRush hoạt động bằng cách hiển thị cho người dùng các từ khóa hàng đầu của đối thủ cạnh tranh.(giống Ahref), từ đó giúp bạn lên kế hoạch từ khóa phù hợp, tránh những thế mạnh của đối thủ và đánh vào những khiếm khuyết của họ, hay chính xác hơn là biết người biết mình để lập kế hoạch seo chính xác nhất, có lợi nhất.

Nên đọc: Lập kế hoạch SEO từ khóa, SEO Website lên TOP Google

Google Analytics

Không quá khi nói đây là công cụ seo miễn phí tuyệt vời nhất thế giới hiện nay, công cụ seo Google Analytics cung cấp cho chúng ta gần nhu là đầy đủ các tiêu chí để làm seo, từ phân tích từ khóa, thống kê truy cập từ công cụ tìm kiếm, thói quen người dùng, địa lý… cho đến sự liên kết với các hệ thống phần mềm khác của Google.

Hiện Google Analytics có một tính năng mới là Insights rất hay (thật ra cũng lâu rồi). Nếu bạn là người mới dùng GA hoặc không hiểu về các con số, thì nó rất hữu ích cho bạn.

Một vài tiện ích nổi bật của Google Analytics:

  • Website performance week-over-week: so sánh những thống số cơ bản giữa các tuần , giúp chúng ta biết hiệu suất truy cập đến web mình như thế nào.
  • Basic Performance: Thống kê lượng người dùng,
  • Where You Get Your User From: Thống kê kênh chiếm tỉ lệ lớn nhất.
  • Understanding Trends: Những thay đổi trên website
  • Content Analytics: Nội dung đang có nhiều lượt xem nhất.

Xem thêm: Cách sử dụng Google Analytics hiệu quả

Google Search Console

Cũng quan trọng như Google Analytics vậy. Google Search Console (trước đây là Web Master Tool). Bộ công cụ SEO miễn phí đến từ Google này có rất nhiều tính năng như:

Báo cho bạn biết khi có bất kỳ lỗi gì xảy ra trên website ( nội dung trùng lặp, lỗi 404, lỗi không index, các lỗi trên mobile, AMP…); Tính năng nổi bật nhất của Google Search Console đó là kiểm tra được “cụm từ” mà người dùng đang search và click đến website của bạn….

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Google Search Console

Chức năng chính của Google Search Console:

  • Total clicks – Tổng số clicks vào website bạn
  • Total impressions – Tổng số lượt hiển thị trên kết quả tìm kiếm của GG
  • Average CTR – Tỉ lệ click chuột (total clicks/ total impressions)
  • Average postion – Ví trí trung bình trên GG
  • Pages – Trang có lượt click và impression nhiều nhất
  • Countries – Lượt click chủ yếu đến từ đất nước nào
  • Devies  – Các thiết bị được sử dụng nhiều nhất ( desktop, mobile, tablet)
  • Search Appearance – Cách mà kết quả bạn hiển thị trên GG (AMP article, AMP non-rich results..)

Hãy kiểm tra lại những từ khóa bạn đang có lượt click nhiều nhất, và vị trí của nó. Từ số liệu thống kê này sẽ giúp bạn, thấy được kết quả có đi đúng hướng không. Hoặc tìm ra được những cụm từ mà có khi bạn không ngờ đến, lại được người dùng tìm kiếm.

Search Analytics for Sheets

Anh em nào hay phải lập plan hay làm báo cáo SEO, chắc chắn sẽ thích extension này. Các bạn có thể đồng bộ các thông số từ GSC ra Google Sheet, đỡ phải copy tay. Các bạn muốn thấy được dữ liệu Google Search Console từ hơn 90 ngày trước?

Việc này rất đơn giản, hãy sử dụng add-on Search Analytics for Sheets. Chỉ cần thêm vào Google Sheets, ủy quyền với GSC và add-on sẵn sàng hoạt động.

Google Keyword Planner

Đầu tiên để sử dụng công cụ SEO này, bạn sẽ cần 1 tài khoản đã chạy quảng cáo Google Adwords rồi.

Ngày trước thì mọi người hay dùng cái công cụ này, để nghiên cứu khóa. Nhưng mình đã nói trước đây, bây giờ đó không phải cách keyword research chuẩn nữa. Mình rất ít khi keyword research bằng cách này. Thay vì đó mình sẽ dùng Google Keyword Planner làm công cụ hỗ trợ, để kiểm tra lượng volume của từ khóa đó.

Volume là tổng số lượt tìm kiếm của từ khóa đó trong 1 tháng. Cạnh tranh là mức độ khó của từ khóa (cái này không chính xác đâu). Giá thầu thấp nhất – cao nhất, cái này sẽ giành cho mấy người chạy Adwords nhé. Thật ra có khá nhiều công cụ check được volume như Ahref, SEMrush….Nhưng mình vẫn tin tưởng Google Keyword Planner nhất, vì đơn giản là nó của Google ?

Yoast SEO

Đây có lẽ là phần mềm SEO phổ biến nhất và tốt nhất dành cho cộng đồng người sử dụng WordPress. Sở dĩ như vậy là bởi phiên bản miễn phí của Yoast Seo có gần như đầy đủ các tính năng mà một người SEO Web cần đến. Và nếu bạn muốn sử dụng tất cả các tính năng của phần mềm seo tuyệt vời này thì bạn có thể mua Yoast Seo Premium, chi phí cũng không cao lắm đâu (hiện tại như họ công bố là 89$).

Công cụ phân tích On-page nhanh chóng

SEO Quake

Đây là một Chrome Extension được rất nhiều người sử dụng để check On-page của một website. Page Info là thông tin chung về site như: title, meta description, internal links, external links. Tiếp theo đến tab Diagnosis sẽ có nhiều phân tích sâu hơn như:

  • Độ dài ngắn của URL
  • Có thẻ Canonical chưa
  • Độ dài Title, Meta description
  • Headings có hợp lý không
  • Có file robot.txt chưa
  • Sitemap có chưa
  • ….

Nói chung là khá nhiều đầy đủ những yếu tố on-page cơ bản cho một website. Hãy bấm vào mũi tên Tips để tìm hiểu thêm những gợi ý về phần đó. Đây là công cụ SEO check on-page khá dễ dàng mà các bạn nên dùng.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể kiểm tra số link nội bộ và link out ra ngoài trên trang đó với 2 tab InternalExternal.

MozBar

Đây là một tiện ích dành cho Chrome và Firefox sẽ hiển thị cho người dùng Page Authority và Domain Authority.

Thanh công cụ này cũng cung cấp cho người dùng chỉ số DA/PA trong kết quả tìm kiếm Google (tính năng này chỉ hoạt động cho người đăng ký Moz Pro).

Chắc đây là 2 chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng một website.

SEO & Website Analysis (WooRank)

Đây là một extension của Chrome cung cấp các thông số SEO quan trọng từ website. Chỉ cần nhấp vào nút và công cụ này sẽ phân tích trang của bạn với các dữ liệu SEO cơ bản (như thẻ tiêu đề quá dài).

Ngoài ra công cụ cũng cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích khác để bạn cải thiện website (ví dụ website có được tối ưu hóa cho thiết bị di động hay không? Tốc độ tải có nhanh không?).

Công cụ này thậm chí còn rất tốt cho việc phân tích đối thủ,  vì chúng hiển thị dữ liệu của Facebook và Twitter. Công nghệ họ sử dụng trên website, ước tính lưu lượng truy cập…tất cả đều trong tầm tay của bạn.

Screaming Frog

Tìm và sửa các lỗi kỹ thuật SEO chỉ với vài giây. Chúng ta đều biết việc tìm kiếm các lỗi SEO trên website đôi khi khá mất thời gian. Tôi xin giới thiệu đến bạn seo tool: Screaming Frog. Screaming Frog sẽ thu thập dữ liệu website giống như cách Google thực hiện vậy.

Sau đấy công cụ sẽ tạo ra một báo cáo về các vấn đề tiềm ẩn (như lỗi HTTP header, javascript render, bloated HTML, lỗi index).

Tính năng hay nhất: Khám phá nội dung trùng lặp (Discover Duplicate Content)

Có thể các bạn đã biết là Google rất ghét những nội dung bị trùng lặp. May mắn là người dùng dễ dàng sử dụng Screaming Frog để ID page (trang) với nội dung trùng lặp.

Varvy SEO Tool

Đây là một SEO tool checkup miễn phí cho website. Varvy là một công cụ phân tích SEO rất hữu ích. Hầu hết các công cụ khác chỉ cung cấp cho người dùng thông tin chưa chuyên sâu.

Nhưng với Varvy người dùng có quyền truy cập nhiều dữ liệu, mà các công cụ free khác không cho phép. Bao gồm: mobile friendly, alt text, HTTPS, phân tích robot.txt và các tính năng khác.

Tính năng được đánh giá cao: Google Guidelines

Varvy không chỉ cung cấp một danh sách các vấn đề liên quan đến SEO còn tồn đọng trên web. Mà còn cung cấp các đề xuất cụ thể để chúng ta dễ dàng khắc phục trực tiếp từ Google’s Webmaster Guidelines.

Công cụ SEO: Test tốc độ website

Google PageSpeed Insights

Như đã biết, Google sử dụng yếu tố về tốc độ tải trang như một yếu tố xếp hạng. Google PageSpeed Insights sẽ cho bạn biết website của bạn nhanh hay chậm trên Google.

Công cụ cũng cung cấp các đề xuất mà người dùng (hoặc web developer) có thể sử dụng để cải thiện hiệu năng. Nhưng cũng đừng chỉ quan tâm đến điểm, mà quên đi trải nghiệm người dùng nhé. Hy sinh tất cả cho hiệu năng, mà bạn nhận lại được 1 website “xấu òm” thì cũng chả để làm gì.

GTmetrix

GTmetrix cũng gần tương tự như Google Page Speed Insights, chỉ có điều công cụ này đánh giá chi tiết hơn. Khi mình muốn đánh giá hiệu năng trên website một cách chi tiết nhất, mình thường sử dụng GTmetrix.

Ngoài ra công cụ còn cung cấp cho bạn các đề xuất để tăng tốc website.

Panguin Tool

Mỗi lo thường trực khi SEO đó là có bị dính “Án Phạt” của Google không. Trong mỗi lần có update thuật tới mới như Panda, Penguin, Google RankBrain…

Panguin Tool sẽ giúp các bạn tìm câu trả lời. Chỉ cần liên kết Panguin với Google Analytics. Công cụ sẽ hiển thị cho chúng ta bằng cách phân tích traffic có gặp trục trặc sau khi Google cập nhật hay không.

Google Analytics Referrer Spam Killer

Khi liên kết Google Analytics với công cụ loại bỏ referrer domain spam này. Nó sẽ thêm các bộ lọc vào tài khoản của bạn và sau đấy loại bỏ hơn 100 website spam.

Như vậy, dữ liệu GA của các bạn sẽ chính xác hơn

Google Mobile-Friendly Test

Google hiện nay đã bắt đầu hạ xếp hạng đối với những website không thân thiện với thiết bị di động.

Nhưng làm cách nào để biết website của mình có thân thiện hay không? Rất dễ, chỉ cần nhập URL vào Công cụ Google Mobile-Friendly Test và các bạn sẽ nhận được câu trả lời ngay lập tức.

Công cụ SEO: Nghiên cứu từ khóa

Answer The Public

Đây thực sự là một công cụ SEO rất đáng thử, để tìm ra các chủ đề hay từ khóa mới. Answer The Public sẽ kết hợp với Google Suggest để tìm ra các câu hỏi mới liên quan đến từ khóa. Nó sẽ đưa ra 1 loạt các câu hỏi với dạng ( What,  which, when, why, who, are….). Chỉ cần đưa từ khóa vào Answer The Public và bạn sẽ rất rất nhiều chủ đề để bạn có thể nghiên cứu về nó.

Cộng SEO này sẽ lấy dữ liệu từ các diễn đàn, blog, mạng xã hội (chủ đề mà người dùng hay nhắc tới nhất). Hỗ trợ cả tiếng việt nhé bạn, nhưng bạn có thể sử dụng cả tiếng anh cho từ khóa đó để kiếm nhiều chủ đề hơn.

Tính năng nổi bật ở công cụ SEO miễn phí này là: “So sánh từ khóa”. Rất nhiều người hay tím kiếm cụm từ so sánh trên GG.

(Ví dụ như: Wix và WordPress chẳng hạn).

Và Answer The Public sẽ có một danh sách gợi ý về vấn đề này.

BuzzSumo

Hiện công cụ SEO rất hay bạn tìm những topic đang được nhiều người quan tâm nhất. Chức năng chính của cộng cụ SEO để bạn tìm kiếm những Trending trên mạng. BuzzSumo sẽ giúp bạn tìm những bài viết được share nhiều nhất liên quan đến “keyword” bạn muốn. Bạn sẽ được thấy những bài viết có số lượng share “Khủng” trên Facebook, Twitter, Pinterest, Reddit.

Question Analyzer sẽ cho bạn một loạt các từ khóa gợi ý về “keyword” bạn muốn. Những chủ để, những câu hỏi được nhiều quan tâm nhất trên MXH (quora, reddit..).

Tính năng nổi bật: “Trending Now” cho những nội dung đang được quan tâm nhất trên internet. Bạn có thể chọn: Thời gian, nền tảng, ngôn ngữ. Và bên trái nó cũng phân chia ra các lĩnh vực khác nhau như: Sport, Tech, Entertainment….

CanIRank

CanIRank sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Liệu mình có thể xếp hạng cho từ khóa này không? Đây một công cụ SEO lọc và cho ra những từ khóa khó một cách rất chi tiết.

Không giống như các công cụ còn lại, CanIRank không đơn giản chỉ đưa ra thông tin: “Từ khóa này có tính cạnh tranh cao” hay “Từ khóa này có tính cạnh tranh thấp”. Thay vào đó, CanIRank cho chúng ta biết liệu mình có khả năng xếp hạng cho từ khóa này không.

Tính năng nổi bật:Làm thế nào để có thứ hạng tốt hơn với từ khóa đó”.

CanIRank không chỉ là một công cụ sinh ra để giúp để đo độ canh tranh keyword. Nó cũng cung cấp cho các đề xuất chuyên sâu nhằm giúp chúng ta xếp hạng tốt hơn cho một thuật ngữ, từ khóa nào đấy.

Keyworddit

Keyworddit sẽ tìm các ý tưởng từ khóa từ Reddit. Đây thực sự là một công cụ rất hay bạn nên thử. Công cụ SEO “nhỏ nhưng có võ” này tìm kiếm các từ mà mọi người hay sử dụng trên các subreddits cụ thể.

Và nếu như các bạn dành vài phút với Keyworddit, mình đảm bảo là các bạn sẽ tìm được rất nhiều ý tưởng từ khóa hay ho đấy..

Tính năng nổi bật: Context (Bối cảnh)

Tính năng này cung cấp một danh sách các chủ đề Reddit (tìm kiếm từ khóa đó trên reddit). Như vậy, chúng ta dễ dàng thấy mọi người sử dụng từ khóa đó như thế nào?

Mặc dù chỉ có tiếng anh, cũng là những gợi ý rất hay cho bạn có ý tưởng viết nội dung nhé.

Wordtracker Scout

Đây là công cụ SEO giúp bạn “Trộm” từ khóa từ đối thủ cạnh tranh. Wordtracker có một cách tiếp cận rất độc đáo trong việc nghiên cứu từ khóa…Thay vì nhập từ khóa vào tool, Wordtracker hiển thị cho chúng ta các cụm từ được dùng nhiều nhất trên trang đó. Một ma trận từ khóa sẽ hiện ra (càng to càng thể hiện mật độ từ khóa đó lớn)

Lưu ý: Đây là chrome extension, chưa hỗ trợ các trình duyệt khác.

Tính năng nổi bật của SEO tool này: Opportunity

Nó giúp sẽ hiển thị những từ khóa có tỷ lệ cạnh tranh và khối lượng tìm kiếm tốt nhất.

KWFinder

Đây là một SEO tool: nghiên cứu từ khóa rất hữu dụng. Phần hay nhất của KWFinder là sự tiện lợi trong khi sử dụng. Không chỉ dễ sử dụng, đây còn là một công cụ rất mạnh mẽ trong việc nghiên cứu từ khóa, được rất nhiều chuyên gia sử dụng.

Tính năng hữu ích: LPS

LPS = Link Profile Strength.

Tính năng này về cơ bản cho người dùng biết cần bao nhiêu backlink có thứ hạng với từ khóa này. Nếu chỉ số LPS từ 50+ trở lên, việc này có nghĩa là bạn sẽ cần backlink thực sự chất đấy.

Lời kết

Trên đây là một số những công cụ hỗ trợ người làm seo miễn phí và có phí, mọi người có thấy ngợp không? Thực sự là quá nhiều so với nhu cầu làm seo đúng không? Mặc dù vậy thì quan trọng là mục đích chúng ta cần là gì thì sẽ biết được công cụ seo phù hợp ngay thôi. Và có một điều quan trọng là chi phí mua công cụ seo cũng không quá cao nên bạn hãy cân nhắc nhé, vì một số công việc chúng ta sẽ không thể đòi hỏi ở những gì “miễn phí”.