Nghề SEO Specialist là một trong số những vị trí được săn đón khá nhiều trên thị trường tuyển dụng. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu chi tiết về công việc này.
Chuyên viên SEO – SEO Specialist là gì?
Để trở thành một Chuyên viên SEO – SEO Specialist, bạn không thể không tìm hiểu kỹ về vị trí đặc biệt này. Vậy Chuyên viên SEO – SEO Specialist là gì? Về cơ bản, họ là những người sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động SEO như: xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược cho các từ khóa đặc biệt để tối ưu chúng và tiến hành link building để tăng thứ hạng công ty trên các trang tìm kiếm chính. Bên cạnh đó, chuyên viên SEO còn có nhiệm vụ khá quan trọng khác là phụ trách các chiến dịch SEM trên Google nhằm tối ưu ROI (Return on investment – Tỷ suất hoàn vốn) của doanh nghiệp.
Chuyên viên SEO – SEO Specialist không thể không biết các loại hình SEO marketing là gì, thậm chí là thành thạo và sử dụng linh hoạt được những loại hình SEO này. Chúng gồm có: SEO tổng thể, SEO từ khóa, SEO social, SEO ảnh, SEO app và SEO local.
Ngoài ra, đối với mỗi doanh nghiệp ở các ngành và khu vực khác nhau, mức lương của Chuyên viên SEO – SEO Specialist là gì cũng là điều bạn nên chú ý. Thông thường, lương của vị trí này giao động trong khoảng 6,500,000 đồng/tháng tới 10,000,000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, có những nơi lương của Chuyên viên SEO – SEO Specialist lên tới 30,000,000 đồng/tháng. Chắc hẳn đây là một mức lương hấp dẫn đối với bất kỳ ai.
Tuy vậy, trách nhiệm và khối lượng công việc của Chuyên viên SEO – SEO Specialist khá tương xứng, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ càng nếu muốn dấn thân vào nghề này. Hãy cùng tìm hiểu về công việc của các Chuyên viên SEO – SEO Specialist nhé…
Mô tả công việc của Chuyên viên SEO
Trước đây, công việc của Chuyên viên SEO – SEO Specialist chỉ gói gọn trong hoạt động triển khai các kỹ thuật cần thiết để tăng thứ hạng hiển thị của website. Tuy nhiên ngày nay, Chuyên viên SEO – SEO Specialist phải đảm nhận thêm các nhiệm vụ như giải quyết tình huống, giải quyết vấn đề, ra quyết đinh với khả năng ưu tiên và phát triển nội dung sao cho phù hợp, hấp dẫn.
Kỹ năng SEO và tầm quan trọng của SEO marketing là gì đối với công việc của Chuyên viên SEO – SEO Specialist là điều không cần bàn cãi. Mỗi nhiệm vụ của vị trí này đều gắn chặt với những hoạt động SEO cụ thể. Chuyên viên SEO – SEO Specialist chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện và quản lý chiến lược SEO tổng thể của công ty.
Ở vị trí này, nhân viên phải phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau như xúc tiến hoạt động marketing cho website, phân tích và hoạch định chiến lược nội dung, xây dựng liên kết và chiến lược triển khai từ khóa, từ đó giúp tăng thứ bậc tìm kiếm của nội dung.
Các công việc chính của Chuyên viên SEO
Tùy vào quy mô website, mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp, các công việc dành cho Chuyên viên SEO – SEO Specialist có thể khác nhau. Tuy vậy, các trách nhiệm chính của họ về cơ bản đều là:
- Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
- Hợp tác với bộ phận Kỹ thuật để tiến hành xây dựng website nhằm hỗ trợ chuẩn SEO (hoặc có thể Đưa ra các đề xuất thay đổi nhằm cải thiện SEO cho website)
- Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
- Hợp tác với bộ phận Nội dung của phòng Marketing hoặc quản lý đội ngũ freelancers để xây dựng content chuẩn SEO cho website
- Xây dựng và triển khai chiến lược link building
- Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
- Chuyên viên SEO – SEO Specialist cần phải liên tục theo dõi, phân tích và tối ưu hiệu quả SEO
- Báo cáo hiệu quả SEO trực tiếp cho trưởng phòng Marketing
KPI công việc với vị trí Chuyên viên SEO
Chỉ số hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI) là một giá trị số cho biết các vị trí, phòng ban có hoạt động hiệu quả hay không. Đặc biệt với Chuyên viên SEO – SEO Specialist thì KPI lại đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến, phát triển hoạt động SEO marketing của doanh nghiệp. Dưới đây là một số KPI cụ thể mà mỗi một Chuyên viên SEO – SEO Specialist nào cũng đều phải nắm chắc như:
- Organic traffic
- Organic conversion rate
- Chỉ số Engagement metrics (Time on site, bounce rate, pages per visit)
- Click-through rate
- Keywords ranked by Google
- Pages ranked by Google
- Backlinks và referring domains
- Domain Authority / Page Authority
Yêu cầu công việc của vị trí Chuyên viên SEO
Yêu cầu công việc của Chuyên viên SEO – SEO Specialist
Đi kèm với mức lương hậu hĩnh là những yêu cầu công việc tương xứng đối với một Chuyên viên SEO – SEO Specialist. Cụ thể là:
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm chuyên viên SEO
- Hiểu biết sâu các công cụ SEO
- Có kiến thức về HTML và CSS là một lợi thế
- Có kiến thức về Google Adwords là một lợi thế
- Liên tục cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO
- Tỉ mỉ, chi tiết, có đầu óc phân tích
Những năng lực cần có để trở thành Chuyên viên SEO giỏi
Ngoài việc thông thạo các kỹ năng SEO, hiểu được SEO marketing là gì và những cách thức để ứng dụng kỹ năng SEO vào công việc. Để trở thành một Chuyên viên SEO – SEO Specialist giỏi, bạn phải chuẩn bị cho mình những năng lực như:
- Knowledge – Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ năng SEO, Biết cách kết hợp các kỹ năng SEO…
- Skill – Tư duy tập trung vào kết quả, Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng quản trị rủi ro, ý thức tự học, tự trau dồi
- Attitude – Tỉ mỉ, cẩn thận, Nhạy bén
Bên cạnh những yếu tố trên, để trở thành một Chuyên viên SEO – SEO Specialist xuất sắc, bạn cũng cần phải có kinh nghiệm, trang bị cho mình sự nhạy bén với những kỹ năng tiêu chuẩn. Cụ thể là:
- Biết về các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Quảng cáo trả cho mỗi lần nhấp và Marketing truyền thông xã hội
- Kiến thức thực tế về các lĩnh vực liên quan đến SEO: Tạo và sửa đổi trang web, Viết và sắp xếp nội dung
- Hiểu biết về cả 3 cấp độ SEO: Về mặt kỹ thuật, Tối ưu hóa trên trang, Tối ưu hóa ngoài trang
Bộ câu hỏi phỏng vấn cho Chuyên viên SEO – SEO Specialist
1. Để chứng minh mình phù hợp với vị trí Chuyên viên SEO – SEO Specialist, hãy trình bày quy trình tối ưu website của bạn như thế nào?
Quy trình tối ưu website của tôi thường có 4 phần:
- Tối ưu công cụ tìm kiếm: Trong phần này của quy trình tối ưu, tôi đặc biệt quan tâm tới bốn yếu tố SEO cơ bản trên trang web, vận dụng chúng để tối ưu SEO: thẻ tiêu đề, thẻ mô tả meta, thẻ H1 và thẻ alt.
- Nội dung trùng lặp: Tôi hiểu rõ rằng, nếu không được xử lý đúng, trùng lặp nội dung có thể gây tổn hại cho SEO
- Liên kết hỏng: Liên kết bị hỏng có thể là một thiệt hại lớn cho trải nghiệm người dùng
- Thẻ HTML và chỉ số: Thường tôi sẽ kiểm tra dữ liệu từ các thẻ phân tích trên trang web để đảm bảo rằng: Mã cho mỗi sản phẩm đều được thêm đúng cách để tôi có thể chắc chắn tất cả lưu lượng truy cập website của mình. Kiểm tra trang web thường xuyên sẽ đảm bảo khi tôi thêm nội dung mới vào trang web. Tất cả các trang đều được bảo vệ chặt chẽ và phân tích website chính xác nhất có thể.
2. Công việc SEO gặp khá nhiều khó khăn ngay cả với những người đã có kinh nghiệm, vậy bạn đã bao giờ chiến lược SEO của bạn không thành công như bạn kì vọng chưa? Lý do chính của điều này theo bạn là gì?
3. Hãy thử bản mô tả công việc các quy trình nghiên cứu từ khóa và quy trình link building để tiến hành SEO mà bạn từng thực hiện.
4. Bạn thường đo lường hiệu quả SEO như thế nào?
Tôi thường dùng 4 cách đo lường sau:
- Ranking: Rankings hay còn gọi là xếp hạng từ khóa
- Traffic: Chỉ số này và rankings có sự liên quan rất mật thiết với nhau (lượng truy cập mỗi trang, thời gian ghé thăm trung bình, tỷ lệ bounce rate – tỷ lệ thoát trang)
- Conversion Rate: là tỷ lệ chuyển đổi
- Chỉ số ROI: Dựa vào chỉ số ROI, tôi sẽ đo lường được hiệu quả của SEO. Đây là tỷ lệ hoàn vốn dựa trên giá trị thời gian của khách hàng.
5. Theo bạn các nội dung từ khóa và nội dung như thế nào sẽ phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi.
6. Hãy kể những thay đổi mới nhất về thuật toán của Google mà bạn biết.
7. Để trở thành một Chuyên viên SEO – SEO Specialist, bạn đã có kinh nghiệm sử dụng các công cụ SEO nào, và bạn dùng chúng cho mục đích gì?
8. Kinh nghiệm phối hợp thực hiện công việc với các vị trí khác trong phòng Marketing của bạn như thế nào? Đã từng có vấn đề đáng tiếc gì xảy ra chưa và bạn giải quyết nó như thế nào?
Kết luận
Trên đây là những nội dung mô tả công việc của Chuyên viên SEO – SEO Specialist. Mong rằng bạn đã có được thông tin bổ ích nhất về nghề nghiệp này.
Chúc các bạn làm seo thành công.
Mẫu mô tả công việc Chuyên viên SEO – SEO Specialist (tham khảo):
Các công việc cụ thể
- Xây dựng chiến lược chiến lược nội dung, chiến lược từ khoá và link building giúp tăng thứ hạng website công ty trên các trang tìm kiếm chính.
- Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
- Xây dựng và triển khai chiến lược link building
- Phối hợp với bộ phận Content của phòng Marketing để xây dựng content chuẩn SEO cho website
- Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
- Phối hợp với bộ phận Kỹ thuật nhằm xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO
- Đề xuất các thay đổi/cải thiện về cấu trúc website, content, linking cũng như các yếu tố khác nhằm ưu hiệu quả SEO
- Theo dõi, đánh giá, giám sát các kết quả SEO.
- Báo cáo kết quả công việc cho trưởng phòng Marketing
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, Truyền thông hoặc ngành liên quan
- Có X năm kinh nghiệm làm chuyên viên SEO hoặc các vị trí tương đương
- Hiểu biết sâu về các công cụ phân tích website (Google Analytics, NetInsight, Omniture, WebTrends,…)
- Hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng website và các thuật toán công cụ tìm kiếm
- Có kiến thức về HTML và CSS là một lợi thế
- Liên tục cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO/SEM
Quyền lợi được hưởng
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…)
- Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
- Thu nhập từ 10,000,000 đồng/tháng