Hướng Dẫn SEO

#6 Bước Tối Ưu Để Seo Từ Khoá, SEO Website Lên Top Google

523

Search Engine Optimization (viết tắt là SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,… SEO liên quan tới cải thiện kết quả tìm kiếm không tốn phí (kết quả tìm kiếm “tự nhiên”), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị. Ngoài ra, kỹ thuật SEO có thể sử dụng cho các loại tìm kiếm khác nhau, bao gồm tìm kiếm hình ảnh, video, nội dung học thuật, tin tức và kết quả trên công cụ tìm kiếm theo ngành.

Là một chiến lược Internet marketing, SEO xem xét cách thức hoạt động, các thuật toán kiểm soát hành vi của công cụ tìm kiếm; những gì người dùng tìm kiếm, các thuật ngữ hoặc từ khóa được nhập vào và công cụ tìm kiếm ưa thích của đối tượng mục tiêu. SEO dùng để cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), nhờ đó tăng lưu lượng truy cập và lượng khách hàng được chuyển đổi từ nguồn này.

Khác với Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cục bộ (Local SEO) – tập trung tối ưu hóa khả năng hiển thị Webpage của doanh nghiệp khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ có gắn yếu tố địa phương (sản phẩm A ở địa phương B), SEO tập trung nhiều hơn vào các tìm kiếm phạm vi quốc gia hoặc quốc tế.

Dưới đây, SEOTOP tổng hợp một số bước để làm SEO hoàn chỉnh cho website của bạn, tất nhiên rằng việc seo website còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, nhưng đầu tiên hãy làm tốt các bước dưới đây đã nhé:

#1: Nghiên cứu từ khóa

Bước đầu tiên cần tiến hành cho mỗi chiến dịch SEO là nghiên cứu từ khóa. Mọi người thực sự mất nhiều năm để nghiên cứu từ khóa. Sai lầm lớn nhất thường gặp phải trong quá trình SEO là nghiên cứu sai từ khóa. Tuy không bao giờ tìm được các từ khóa hoàn hảo, song bạn có thể tiến gần tới chúng nếu biết mình đang làm gì. Nghiên cứu từ khóa bao gồm hai bước nhỏ: khám phá và phân tích.

1 – Khám phá từ khóa

Google Keyword Planner (https://adwords.google.com/KeywordPlanner)

Nhập địa chỉ url của website cần kiểm tra vào Google Keyword Planner sẽ cho phép bạn khá phá từ khóa có trong trang web của mình. Bạn cũng có thể nhập vào url của các đối thủ cạnh tranh và tìm các từ khóa họ đang dùng. Nhập các từ khóa vào Keyword Planner, và Google sẽ đưa ra gợi ý về các từ phù hợp có thứ hạng cao.

Hãy thử với từ khóa ví dụ sau: “dịch vụ SEO”. Theo thống kê của Google, từ “dịch vụ SEO” (tiếng việt có dấu) và biến thể là “dich vu SEO” (không dấu) có tổng số trung bình hơn 15.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng.

Kiểm tra từ khóa của đối thủ

Nhập url trang web của đối thủ cạnh tranh vào Google. Rà soát tiêu đề của trang chủ (xuất hiện trên cửa sổ trình duyệt) để tìm từ khóa. Sau đó nhìn vào mã của trang (sử dụng tổ hợp phím Ctrl + U). Bạn sẽ tìm thấy các từ khóa trong các thẻ meta và thẻ meta description (thẻ mô tả); đây là cách dễ nhất để tìm từ khóa được đối thủ cạnh tranh sử dụng.

2 – Phân tích từ khóa

Các từ khóa rộng và “đuôi dài”

Sau khi tìm ra các từ khóa, hãy phân tích và xem thứ hạng của chúng. Để SEO phát huy hiệu quả, hãy đưa thêm cả các từ khóa rộng và “đuôi dài”. Như tóm lượng trong biểu đồ sau đây, các từ khóa rộng mang đến lượng truy cập nhiều hơn (80%), nhưng những truy cập này ít có khả năng là khách hàng mục tiêu vì tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn (nguyên tắc vàng 80 – 20 được áp dụng triệt để). Ví dụ, từ khóa “thức ăn cho chó” là từ khóa rộng. Các từ khóa “đuôi dài” được định nghĩa chi tiết hơn. Tuy mang đến lượng truy cập ít hơn (20%), nhưng những truy cập này thường rơi vào khách hàng mục tiêu và cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. “Thức ăn cho chó rottweiler” là một ví dụ về từ khóa “đuôi dài”. Hãy cụ thể bằng các từ khóa đuôi dài kiểu như “thức ăn cho chó bull Pháp”. Các từ khóa “đuôi dài” không có lượng tìm kiếm lớn, vì thế ít người SEO chúng. Nhờ vậy, chúng ít bị cạnh tranh và dễ đạt thứ hạng cao hơn.

Tiêu chuẩn phân tích từ khóa

Khi phân tích từ khóa, theo tôi nên dựa vào và cân đối 4 tiêu chuẩn sau:

  • Lượng tìm kiếm: có bao nhiều người tìm kiếm?

  • Sự phù hợp: có bao nhiêu khả năng mọi người mua sản phẩm với từ khóa đó?

  • Thứ hạng: thứ hạng hiện tại của từ khóa?

  • Khả năng khó đạt được thứ hạng cao của từ khóa

Thức tế KHÔNG CÓ công thức tạo ra từ khóa hoàn hảo nào cả. Tuy nhiên việc sử dụng các tiêu chí trên để phân tích từ khóa sẽ thực sự hữu ích với bạn.

Nếu bạn đầu tư mạnh cho SEO và muốn đạt thành công, các chiến dịch Pay Per Click (PPC) trên Google Adwords là một trong những công cụ tốt nhất để phân tích từ khóa. Google Adwords giúp theo dõi lượng truy cập và các tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ, bạn có thể giả thuyết rằng “tranh đồng” (loại tranh làm bằng đồng, được các nghệ nhân thực hiện) là từ khóa tốt. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn dựa vào các kết quả từ Google Adwords, bạn nhận thấy từ này có tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Đối với mỗi từ khóa trên trang đầu tiên của Google, hãy tối ưu để sao cho ít nhất một trang trên site của bạn sử dụng từ khóa đó và sử dụng một file excel để hỗ trợ bạn.

#2: Phân tích cạnh tranh

Hãy tưởng tượng bạn lái xe tới một thị trấn nhỏ mà mình chưa từng đến và không có bản đồ, thiết bị định vị GPS, mạng Internet và cũng chẳng có ai để hỏi đường. Chắc chắn bạn sẽ thực sự khó khăn để tìm được đến thị trấn đó. Đó là cách mà nhiều người tiến hành công việc SEO của mình. Họ không có bản đồ để biết phía trước là gì và cách nào để đến được đích cuối cùng.

Đó không phải là một cách thông minh để xử trí với SEO và đây là lúc phân tích cạnh tranh trở nên hữu ích. Sau đây là những tiêu chí bạn cần phân tích để cải tiến thứ hạng trên Google.

  • Số trang đánh chỉ mục

Tầm quan trọng: bạn cần các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục càng nhiều trên site của mình càng tốt.

Cách kiểm tra: sử dụng addon SEOQuake cho trình duyệt để xem có bao nhiêu trang được đánh chỉ mục trên Google. So sánh con số nhận được với top 10 trên Google cho từ khóa bạn đang quan tâm.

ảnh

Cách xử lý: nếu bạn phát hiện 10 đối thủ cạnh tranh hàng đầu có số tranh đánh chỉ mục nhiều hơn mình, hãy tạo thêm nhiều trang có nội dung tối ưu. Những trang này có thể là các bài đăng trên blog, bài báo, tài nguyên,…

  • Số lượng trang liên kết đến

Tầm quan trọng: bạn cần nhiều liên kết từ các site lớn đến site của mình

Cách kiểm tra: sử dụng SEOQuake để xem có bao nhiêu liên kết đến site của bạn và site của 10 đối thủ hàng đầu.

huong dan cach seo tu khoa seo website len top google
huong dan cach seo tu khoa seo website len top google
  • Chất lượng liên kết

Tầm quan trọng: Số lượng liên kết quan trọng, tuy nhiên chất lượng liên kết còn quan trọng hơnn. Bạn cần các liên kết từ những site có nhiều ảnh hưởng tới site của mình. Một trong những công cụ hữu ích là Open Site Explorer (hhtp://www.onpensiteexplorer.org) và Ahrefs (https://ahrefs.com)

Cách kiểm tra: Sử dụng Open site Explorer để tìm ra những site đang liên kết tới site của bạn và những site đang liên kết tới site của 10 đối thủ hàng đầu.

Cách xử lý: Nếu tình trạng liên kết của bạn tệ hơn đối thủ (ví dụ liên kết của đối thủ đến từ các site có ảnh hường, còn liên kết của bạn đến từ các danh mục miễn phí (free directory), kho liên kết (link farm) và các nguồn liên kết kém ảnh hưởng khác thì bạn cần đảo ngược xu hướng này. Hãy học từ cá đối thủ và bắt chước những điểm họ đã làm.

  • Tiêu đề liên kết – anchortext

Tầm quan trọng: khi bạn xem thứ hạng với từ khóa “dụng cụ thể thao” thì một liên kết kiểu như “xin mời xem dụng cụ thể thao” sẽ có giá trị hơn là “click here”. Bạn cần để từ khóa trong tiêu đề liên kết để người dùng biết liên kết này nói tới điều gì.

Các kiểm tra: sử dụng Open Site Explorer hoặc Ahrefs

Cách xử lý: Nếu hầu hết các liên kết đến site không chứa từ khóa của bạn, hãy thực hiện một chiến dịch xây dựng liên kết và lấy các liên kết có chuỗi biểu thị chứa nhiều từ khóa. Tuy nhiên, đừng quên rằng các liên kết nội bộ trên site cũng rất quan trọng. Bạn có toàn quyền tạo liên kết nội bộ giữa các trang trong site của mình, vì vậy hãy sử dụng các từ khóa ở đây một cách thông minh.

  • PageRank (PR)

Tậm quan trọng: PagerRank của bạn càng cao thì liên kết càng có chất lượng. Điều này giúp các trang liên kết được đánh chỉ mục và xếp hạng cao.

Cách kiểm tra: thanh công cụ SEOQuake có thể giúp đo lường thông tin này cho site của bạn và site của 10 đối thủ hàng đầu.

ảnh

Cách xử lý: Nếu các đối thủ có PR cao hơn, thì bạn cần tiếp tục tìm thêm các liên kết. Khi các site bên ngoài liên kết đến site của bạn, chúng sẽ chuyển PR tới site của bạn. Bên cạnh đó, hãy theo dõi phân bố PR. Gắn thuộc tính no-follow (không theo dõi) cho liên kết trỏ tới các trang bạn không quan tâm như Điều khoản sử dụng, Chính sách riêng tư,…

  • Tuổi của site

Tầm quan trọng: site của bạn càng lâu đời, thì cơ hội đứng ở hạng trên càng lớn (đặc biết trên Goole).

Cách kiểm tra: thanh công cụ SEOQuake có thể giúp bạn kiểm tra thông tin này.

Ảnh

Cách xử lý: Bạn có thể mua một site lâu đời, chứ không thể thay đổi tuổi cho site của mình. Ngya cả khi bạn không thể làm gì để cải thiện tuổi của site thì việc kiểm tra thông tin này cũng rất quan trọng. Nếu 10 site đối thủ hàng đầu trên Google đều trên mười lăm năm tuổi đời, còn site của bạn chỉ mới được một tuổi, thì bạn phải nỗ lực nhiều ở các khía cạnh SEO khác.

  • Các vấn đề kiến trúc website

Tầm quan trọng: Bạn cần đảm bảo website của mình được xây dựng sao cho các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thăm dò thông tin.

Cách kiểm tra: sử dụng SEO browser (http://www.seobrowser.com) để xem site của bạn dưới con mắt của các công cụ tìm kiếm. Hãy đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể thăm dò và lần theo các liên kết.

  • Các vấn đề tranh giành từ khóa

Tầm quan trọng: khi nhiều trang trên site cùng tranh giành từ khóa, các thứ hạng có thể bị ảnh hường. Thay vì tranh giành, hãy tập trung mọi hoạt động tối ưu trên một trang.

Cách kiểm tra: Thực hiện trên tìm kiếm Google với cú pháp: site:yoursite.com”keyword”

Google sẽ cho biết những trang nào trên site của bạn phù hợp nhất cho một từ khóa nhất định và sẽ phân loại chúng theo mức độ phù hợp.

Cách xử lý: Nếu bạn có nhiều trang cùng được tối ưu cho một từ khóa, hãy lấy một trang trong số đó ra và tạo liên kết tới trang này từ tất cả các trang khác, với từ khóa được đưa vào văn bản neo.

—————————————————-

#3: Tối ưu trên trang – ONPAGE

Bước SEO thứ ba là tối ưu trên trang (onpage optimization). Dưới đây là ví dụ để tạo được một trang tối ưu “hoàn hảo” từ các đề mục tới hình ảnh.

Các thẻ tiêu đề (Title Tag)

  • Mỗi trang trên website cần có tiêu đề riêng.

  • Sử dụng Webmaster Tools để tìm các thẻ tiêu đề trùng lặp trên website.

  • Sử dụng từ khóa ở vị trí đầu tiêu đề. Nếu từ khóa là “bệnh đau lưng” thì tiêu đề trang nên là “Bệnh đau lưng – Cách chữa bệnh đau lưng”.

  • Đừng để từ khóa xuất hiện quá nhiều lần trên thẻ tiêu đề. Sử dụng từ khóa một lần và sau đó tìm biến thể với từ khóa đó (xem ví dụ trên).

  • Đừng dài quá 66 ký tự (kinh nghiệm để hiển thị tốt là <= 60 ký tự).

  • Google sẽ hiện tiêu đề trên trang kết quả tìm thấy, vì thế hãy đảm bảo bạn viết các tiêu đề trang hấp dẫn để thu hút truy cập.

  • Tiêu đề trang cần thu hút được sự chú ý. Mô tả trong thẻ meta desciption cần hàm chứa thông điệp thúc giục hành động.

  • Tiêu đề trang mô tả nội dung trên trang. Theo kinh nghiệm, nếu chỉ đọc mỗi tiều đề và mô tả của thẻ meta description mà mọi người có thể nói ngay được nội dung trang, thì bạn đã đi đúng hướng.

Các thẻ meta description

  • Đặt từ khóa trong thẻ này – mục đích chính của thẻ meta description là thu hút truy cập

  • Thẻ meta description cũng hàm chứa thông điệp thúc giục hành động để khách truy cập nhấn chọn.

  • Mỗi trang trong website cần có thẻ meta desciption riêng.

  • Đừng để me t description dài quá 160 ký tự.

  • Khi khách truy cập chỉ đọc nội dung meta description mà có thể hiểu ngay nội dung trang đề cập thì có nghĩa là bạn đã cung cấp thông tin mô tả tốt.

Các thẻ meta keyword

  • Chúng không còn quan trọng như trước đây, thậm chí Google không còn quan tâm đến chúng nữa. Tuy nhiên, Yahoo và MSN vẫn quan tâm tới các thẻ meta keyword. Định nghĩa những thẻ meta keyword này chỉ mất vài giây, vì thế vẫn nên sử dụng chúng.

  • Đừng đặt các từ khóa ăn tiền ở đây, bởi đây là chỗ đầu tiên các đối thủ ngó tới để ăn cắp từ khóa của bạn.

  • Hãy đảm bảo các thẻ meta keyword liên quan tới nội dung trên trang.

Nội dung ở thân trang

  • Hãy thêm các từ khóa vào trong nội dung văn bản của trang.

  • Hãy viết cho khách truy cập chứ đừng viết cho công cụ tìm kiếm. Đừng rải từ khóa khắp nơi trên trang vì nó khiến cho nội dung rối rắm và khó hiểu.

Các thẻ H

  • “H” là viết tắt của headline (đề mục). H1 là đề mục chính, H2 là đề mục nhỏ hơn…Hãy đặt từ khóa trong các thẻ H và nhớ rằng mỗi trang chỉ nên có duy nhất một thẻ H1 mà thôi.

Địa chỉ URL

  • Mỗi trang nên có địa chỉ URL riêng

  • Sử dụng URL chứa từ khóa.

  • Nếu bạn có nhiều nội dung, hãy tổ chức nó theo mục. Ví dụ: www.yoursite.com/shoes/adidas/arbolado-155PCX/.

  • Đừng sử dụng các session ID hay bất cứ biến nào khác, nhằm sinh ra các url khác nhau cho trang đích.

  • Nếu bạn cần thay thế url, hãy sử dụng cơ chế chuyển hướng của HTML (mã 301).

Landing page

  • Sau khi bạn tối ưu các trang hiện có, đây là lúc tạo ra các landing page.

  • Tạo một landing page cho mỗi từ khóa.

  • Tối ưu các tiêu đề trang, thẻ meta description, thẻ meta keyword, nội dung thân trang, thẻ H và URL cho các landing page.

  • Tạo liên kết tới các landing page từ nhiều trang trong site (internal links – liên kết nội bộ). Đặt các từ khóa trong tiêu đề liên kết – anchortext. Ví dụ: Nếu bạn liên kết tới www.yoursite.com/dich-vu-seo.html hãy tạo tiêu đề liên kết đề cập tới “dịch vụ SEO”.

Cấu trúc website và tính khả dụng

  • Hãy đảm bảo site của bạn tương thích với SEO

  • Sử dụng tiêu đề liên kết có tính mô tả (“áo sơ mi” thay vì “nhấn vào đây”).

  • Hình ảnh cần có thẻ ALT

  • Hãy đảm bảo văn bản không nằm trong các hoạt cảnh flash hay hỉnh ảnh.

  • Gửi pagerank tới những trang bạn muốn xếp hạng. Với một số trang không quan trọng (kiểu như Chính sách riêng tư, Điều khoản sử dụng, Giỏ hàng,…) hãy thiết lập thuộc tính no-follow.

  • Giữ mã nguồn gọn gàng, loại bỏ hết các mã rác.

  • Tạo HTML Sitemap và XML sitemap và khai báo với Google Webmaster Tools.

  • Hãy cài đặt Google analytics và đã thiết lập tất cả các mục tiêu.

———————————–

#4: Soạn nội dung

Nội dung tốt là một chìa khóa khác dẫn tới sự thành công trong hoạt động SEO. Sử dụng 6 tips sau để cải thiện nội dung của bạn:

Tip 1: Đừng nhồi nhét từ khóa

Nhồi nhét từ khóa gây ra sự khó chịu, khiến người đọc không thấy hài lòng. Việc đưa từ khóa vào những chỗ có ý nghĩa thì không vấn đề gì, tuy nhiên đừng quá lạm dụng việc đó. Mục đích của bạn là kiếm người mua, chứ không chỉ kiếm khách truy cập. Khách truy cập sẽ bỏ đi ngay, nếu họ bị “chìm” bởi những từ khóa xuất hiện trong nội dung.

Tip 2: Hãy cho miễn phí

Ngày nay mọi người có xu hướng cung cấp những thông tin tốt. Tuy nhiên, chỉ “tốt” thôi thì vẫn chưa đủ. Bạn phải tiến thêm một bước nữa là tiết lộ tất cả những bí mật mình nắm giữ. Tin tốt là phần lớn mọi người sẽ đọc nội dung do bạn cung cấp và nghĩ: “Thật tuyệt! Anh ta thực sự hiểu vấn đề. Nhưng thế này thì nhiều việc quá, mà mình lại chả muốn tự làm. Mình sẽ thuê anh ấy làm giúp vậy!”. Đừng lo người khác sẽ “ăn cắp” bí mật của bạn. Nếu bạn không tiết lộ cho họ, đối thủ của bạn sẽ làm đấy.

Tip 3: Đơn giản hóa vấn đề

Nói chung thông tin không có gì là mới, mọi thứ đều đã được viết lâu rồi. Vấn đề là phần lớn mọi người thường hay giấu giếm, viết rối rắm hoặc tẻ nhạt. hãy chuyển thông tin phức tạp thành hướng dẫn theo từng bước khiến độc giả dễ hiểu.

Tip 4: Là chính mình

Đối với nhiều người, việc viết lách thật khó khăn là do họ đang cố trở thành người khác. Hãy là chính mình và viết theo cách bạn nói. Mọi người thường đánh giá cao nhân cách thật hơn là giả tạo.

Tip 5: Đối thoại hai chiều

Hãy hỏi để có thể nhận được phản hồi và nhận xét. Hãy đặt ra câu hỏi, không phải về bạn, mà về độc giả. Hãy nôi cuốn độc giả tham gia và khiến họ có cảm giác là một phần của điều gì đó lớn lao.

Tip 6: Bảy kiểu nội dung đã được kiểm chứng

Sau đây là bảy kiểu nội dung đã được kiểm chứng thông qua các chuyên gia marketing hàng đầu rằng chúng sẽ có tác dụng lặp đi lặp lại:

  • Các bài hướng dẫn kiểu “Cách để” như: Cách đọc nhanh hơn, Cách mua được ô tô chỉ với mức lương 7tr/tháng,…

  • Liệt kê: 7 điều bí mật…, Top 10…, …

  • Các trình diễn minh họa (thay vì chỉ nói cách làm, hãy đưa ra minh họa cụ thể).

  • Các hướng dẫn step-by-step (từng bước)

  • Các case-study. Nhất là trong thời gian gần đây, việc tìm hiểu lý thuyết rồi mới tới thực hành đi thực hành lại mất nhiều thời gian, làm xã hội bị chậm lại. Con người ta giờ thích đọc thông tin về những người khác đã thực hiện những việc giống như mình và thu được kết quả tốt.

  • Các bài phỏng vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.

  • Các tin tức móc nối những sự kiện thời sự với những điều xảy ra trong lĩnh vực của bạn.

—————

#5: Xây dựng liên kết

Xây dựng liên kết làm một bước quan trọng khác của hoạt động SEO. Bạn muốn các website khác liên kết ngược trở lại website của mình, tuy nhiên không phải với bất kỳ liên kết ngẫy nhiên nào. Nên có chiến thuật với việc xây dựng mối liên kết. Mười quy tắc sau đây sẽ giúp bạn làm tốt điều đó.

Quy tắc 1: Càng nhiều càng vui

Bạn cần có càng nhiều liên kết càng tốt.

Quy tắc 2: Liên kết từ các site có độ tin cậy cao sẽ giá trị hơn

Một liên kết từ dantri.com.vn đáng giá hơn nhiều liên kết từ một blog của anh họ bạn. Hãy tìm kiếm những site có giá trị DA (Domain Authority – độ uy tín của domain) càng cao càng tốt. DA từ 55 trở lên là một ngưỡng tuyệt vời. Bạn có thể kiểm tra chỉ số DA bằng thanh công cụ SEOMoz Toolbar.

Quy tắc 3: Ý nghĩa của sự liên quan

Nếu bạn SEO cho một website làm dịch vụ SEO, một liên kết từ một website dịch vụ SEO khác sẽ có giá trị hơn một liên kết từ trang nghe nhạc trực tuyến.

Quy tắc 4: Ý nghĩa của việc liên kết đến từng trang

Đừng quên rằng các công cụ tìm kiếm đánh thứ hạng theo trang chứ không phải theo domain. Vì thế hãy cố gắng có được nhiều liên kết trỏ tới các trang bạn muốn có thứ hạng cao. Điều này tốt hơn là chỉ có các liên kết trỏ tới trang chủ.

Quy tắc 5: Tiêu đề liên kết (anchor text) là tất cả

Nếu bạn muốn có thứ hạng đầu trên Google cho từ khóa “tranh đồng tứ quý” thì liên kết “tranh đồng tứ quý” sẽ giá trị hơn nhiều so vơi liên kết “Nhấn vào đây”. Thực tế, tôi thà chỉ có 10 liên kêt có từ khóa xuất hiện còn hơn là 100 liên kết có anchortext không phù hợp. Khi có hai hay nhiều liên kết trỏ tới cùng URL, liên kết đầu tiên trong mã HTML sẽ được tính.

Quy tắc 6: Ý nghĩa của ngữ cảnh

Văn bản xung quanh liên kết cũng có ảnh hưởng, vì thế hãy quan tâm đến vị trí đặt liên kết trên trang. Liên kết xuất hiện trong đoạn đầu tiên đáng giá hơn một liên kết nhỏ xíu ở chân trang.

Quy tắc 7: Các liên kết nội bộ

Nhiều khi tôi không khỏi bất ngờ khi vẫn còn nhiều SEOer sử dụng các văn bản neo như “nhấn vào đây” hay “đọc thêm” để liên kết tới các trang khác trong site của mình. Bạn có toàn quyền đối với website của mình, vậy thì tại sao không thay đổi các liên kết đó có từ khóa đi kèm? Sử dụng Xenu’s Link Sleuth để kiểm tra các liên kết nội bộ đã “chết”.

Quy tắc 8: Không phải mọi liên kết đều “bất tử”

Sử dụng Atrophy Diagnosis để đánh giá xem các liên kết sẽ tồn tại được bao lâu.

Quy tắc 9: Giúp liên kết trông tự nhiên hơn

Hàng tá liên kết mới được tạo ra vội vàng, trỏ tới cùng một trang và sử dụng tiêu để liên kết hoàn hảo đến mức trông không tự nhiên. Hãy trộn nó lên. Liên kết tới trang chủ, đôi khi vẫn có thể sử dụng tiêu đề liên kết kiểu như “nhấn vào đây” hay để dạng full url https://seoantoan.com và đảm bảo bạn không xây dựng quá nhiều liên kết một cách quá nhanh.

Quy tắc 10: Nhận thức về liên kết no-follow

Các liên kết no-follow không được tính. Hãy tìm hiểu thêm thông tin trên mạng. Sử dụng thanh công cụ SEOMoz Toolbar để phát hiện các liên kết no-follow.

Bonus:

Ba cách khác nhau để có được liên kết:

  • Tự giành được: khi bạn có nội dung tốt, thì thậm chí không cần mời, mọi người cũng sẽ tự động liên kết tới site của bạn. Đây là cách hiệu quả nhất để xây dựng liên kết.

  • Xây dựng: thêm liên kết tới từ các diễn đàn, blog, bookmarking site.

  • Trao đổi: Liên hệ với người quản trị website và chủ blog khác để đề nghị liên kết hoặc trao đổi liên kết tới site của bạn.

Chiêu thức xây dựng liên kết

Dưới đây là một số chiêu thức xây dựng liên kết hữu ích nhất mà tôi hay dùng:

  • Từ site liên kết tới các đối thủ

  • Liên kết từ các site thứ hạng đầu

  • Guest Blogging – viết blog với vai trò khách

  • Xây dựng liên kết thông qua truy vấn của công cụ tìm kiếm

  • Từ các đối tác kinh doanh

  • Phát biểu cảm nhận (testimonial) trên các site khác

  • Quyên góp và tài trợ

  • Phân phối nội dung qua mạng xã hội

  • Đưa ra các comment trên blog

  • Tạo phiên bản cập nhật của tài nguyên cũ

  • Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn (trò chuyện về họ) – họ thường có cái tôi lớn, và có thể sẽ liên kết tới site của bạn.

——————————————

#6: Phân tích bằng công cụ Google Analytics

Bước cuối cùng trong hoạt động SEO là phân tích. Đây là cách bạn đánh giá và phân tích các kết quả SEO. Tôi khuyến nghị các bạn sử dụng công cụ có sẵn của Google đó là Google Analytics cho hoạt động phân tích SEO này.

Trước tiên, bạn cần cài mã theo dõi của Goolge Analytics vào website của bạn. Nó là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị Web. Nó chủ yếu phân tích số lượng người truy cập website của bạn một cách vô cùng chi tiết.

Analytics phân loại và theo dõi hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, vị trí địa lý, thiết bị máy vi tính, điện thoại và từ khóa…của người dùng vào website bạn. Dựa vào số liệu thống kê đó, bạn có thể biết được hành vi của người dùng và tối ưu hóa website một cách hợp lý.

Hy vọng với 6 bước của quy trình SEO này, sẽ giúp website bạn có được vị trí cao trong bảng xếp hạng của Google và các công cụ tìm kiếm khác.